Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Người Tràng An xưa với lối sống thanh lịch có tiếng được cả nước biết đến như một nét đặc trưng của Thủ đô ngàn năm văn hiến. Thế nhưng nay, không ít người đã phải nghi ngờ thốt lên: Hà Nội thanh lịch nay còn đâu.
" Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An".
Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã và đang đưa Hà Nội vào khúc ngoặt mới. Quá trình đó sẽ nâng tầm vóc Thủ đô nói riêng và đất nước nói chung ngày càng văn minh, hiện đại. Đó là cả một quá trình lâu dài, và cần chú trọng yếu tố con người. Hướng tới Đại lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, vấn đề xây dựng người dân Thủ đô văn minh, thanh lịch cũng được chú trọng, giữ được nét đẹp tâm hồn đặc trưng của người dân thủ đô.
Hà Nội tính từ thời định đô cũng đã có tuổi một ngàn năm. Trong khoảng thời gian ấy đã thu hút được bao nhân tài từ các địa phương về đây sinh cơ lập nghiệp, tạo ra các phố phường. Các thế hệ đi trước đã đem đến những phong tục, nền nếp của địa phương mình, rồi chắt lọc những gì tinh túy nhất. Cho nên Thăng Long – Hà Nội đúng là đã tiếp thu tinh hoa của mọi vùng rồi nâng cao nên và tạo ra những nét đặc trưng của riêng mình. Người Hà Nội đã trở thành biểu tượng tập chung nhiều đức tính tốt đẹp của dân tộc, mà đặc biệt là tính thanh lịch.
Thanh là thanh tú, thanh nhã. Lịch là lịch thiệp, lịch sự. Đó chính là tính cách của một nếp sống, một lối sống đầy tính văn hóa. Người thanh lịch là người mà từ trang điểm, phục sức, nói năng, giao tiếp, ăn mặc, đi đứng làm lụng đều được chăm chút cân nhắc chỉnh tề, không buôn tuồng dễ dãi. Vốn là người nghiên cứu về Hà Nội đã hơn sáu mươi năm nay, nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc đã nói: “Tiến tới Hà Nội 1000 năm thì có nhiều vấn đề nhưng tôi chỉ mong xây dựng con người cho văn minh và thanh lịch, chúng ta tạo được lớp lớp người Hà Nội văn minh và thanh lịch. Có câu văn minh thể hiện trên đường phố, chỉ cần đi một đoạn trên đường có thể thấy xã hội có văn mình hay không. Đó là những cần nhiều thời gian hơn nữa để nâng cao ý thức cộng đồng.”
Cuộc sống đô thị hóa với tốc độ nhanh cùng sự du nhập của văn hóa phương Tây đã có những ảnh hưởng không nhỏ tới lối sống của đại bộ phận giới trẻ nói riêng và những người dân Thủ đô nói chung. Ta có thể bắt gặp ở đâu đó trên đường phố một trận cãi cọ chỉ vì chênh nhau nửa bánh xe, những người đàn ông cời trần đi xe máy, những cô gái trẻ ăn mặc thiếu vải, những hành vi cư xử thô lỗ...Song đó chỉ là mặt trái mà chúng ta cần khắc phục. Nhưng trên hết những nét đẹp vẫn còn hiển hiện trong cuộc sống thường ngày. Người Hà Nội vẫn giữ được cái chất thanh lịch đặc trưng riêng của người dân Thủ đô. Cái tài hoa thanh lịch có thể nhất thời bị che lấp bởi những thứ xấu xa, lộn xộn nhưng nó vẫn được ủ, được giữ bền trong tâm thức số đông của người Hà Nội và vẫn biểu lộ ngày nay.
Những truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của người Hà Nội đang được khơi dậy, cấu trúc lại và nâng cao qua các phong trào “người tốt việc tốt”, “Nếp sống văn minh, gia đình văn hóa”, tất cả góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc… Điều này, cần ý thức tự giác của mỗi người dân. Có nhận thức được vai trò hành vi cư xử của mình đối với cộng đồng, mỗi người dân mới chủ động lựa chọn cách xử sự của mình để tạo nên một xã hội văn minh.
Để làm được điều này cần sự thực hiện đồng bộ của nhân dân Thủ đô nói chung. Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc đã bày tỏ niềm mong ước của mình “ “Hà Nội đáng yêu lắm, rất đáng yêu. Thành phố mỹ lệ, hào hoa, anh hùng, và trí tuệ. Tôi mong sao đường phố Hà Nội, người và người trong cách đối đãi cư xử văn minh thanh lịch, biết thương yêu nhau, biết đoàn kết nhau, biết giữa gìn cái nề nếp cũ, ăn nói uyển chuyển mềm mại, lễ độ, mặc nền nã, lịch sự…”
" Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An".
Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã và đang đưa Hà Nội vào khúc ngoặt mới. Quá trình đó sẽ nâng tầm vóc Thủ đô nói riêng và đất nước nói chung ngày càng văn minh, hiện đại. Đó là cả một quá trình lâu dài, và cần chú trọng yếu tố con người. Hướng tới Đại lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, vấn đề xây dựng người dân Thủ đô văn minh, thanh lịch cũng được chú trọng, giữ được nét đẹp tâm hồn đặc trưng của người dân thủ đô.
Hà Nội tính từ thời định đô cũng đã có tuổi một ngàn năm. Trong khoảng thời gian ấy đã thu hút được bao nhân tài từ các địa phương về đây sinh cơ lập nghiệp, tạo ra các phố phường. Các thế hệ đi trước đã đem đến những phong tục, nền nếp của địa phương mình, rồi chắt lọc những gì tinh túy nhất. Cho nên Thăng Long – Hà Nội đúng là đã tiếp thu tinh hoa của mọi vùng rồi nâng cao nên và tạo ra những nét đặc trưng của riêng mình. Người Hà Nội đã trở thành biểu tượng tập chung nhiều đức tính tốt đẹp của dân tộc, mà đặc biệt là tính thanh lịch.
Thanh là thanh tú, thanh nhã. Lịch là lịch thiệp, lịch sự. Đó chính là tính cách của một nếp sống, một lối sống đầy tính văn hóa. Người thanh lịch là người mà từ trang điểm, phục sức, nói năng, giao tiếp, ăn mặc, đi đứng làm lụng đều được chăm chút cân nhắc chỉnh tề, không buôn tuồng dễ dãi. Vốn là người nghiên cứu về Hà Nội đã hơn sáu mươi năm nay, nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc đã nói: “Tiến tới Hà Nội 1000 năm thì có nhiều vấn đề nhưng tôi chỉ mong xây dựng con người cho văn minh và thanh lịch, chúng ta tạo được lớp lớp người Hà Nội văn minh và thanh lịch. Có câu văn minh thể hiện trên đường phố, chỉ cần đi một đoạn trên đường có thể thấy xã hội có văn mình hay không. Đó là những cần nhiều thời gian hơn nữa để nâng cao ý thức cộng đồng.”
Cuộc sống đô thị hóa với tốc độ nhanh cùng sự du nhập của văn hóa phương Tây đã có những ảnh hưởng không nhỏ tới lối sống của đại bộ phận giới trẻ nói riêng và những người dân Thủ đô nói chung. Ta có thể bắt gặp ở đâu đó trên đường phố một trận cãi cọ chỉ vì chênh nhau nửa bánh xe, những người đàn ông cời trần đi xe máy, những cô gái trẻ ăn mặc thiếu vải, những hành vi cư xử thô lỗ...Song đó chỉ là mặt trái mà chúng ta cần khắc phục. Nhưng trên hết những nét đẹp vẫn còn hiển hiện trong cuộc sống thường ngày. Người Hà Nội vẫn giữ được cái chất thanh lịch đặc trưng riêng của người dân Thủ đô. Cái tài hoa thanh lịch có thể nhất thời bị che lấp bởi những thứ xấu xa, lộn xộn nhưng nó vẫn được ủ, được giữ bền trong tâm thức số đông của người Hà Nội và vẫn biểu lộ ngày nay.
Những truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của người Hà Nội đang được khơi dậy, cấu trúc lại và nâng cao qua các phong trào “người tốt việc tốt”, “Nếp sống văn minh, gia đình văn hóa”, tất cả góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc… Điều này, cần ý thức tự giác của mỗi người dân. Có nhận thức được vai trò hành vi cư xử của mình đối với cộng đồng, mỗi người dân mới chủ động lựa chọn cách xử sự của mình để tạo nên một xã hội văn minh.
Để làm được điều này cần sự thực hiện đồng bộ của nhân dân Thủ đô nói chung. Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc đã bày tỏ niềm mong ước của mình “ “Hà Nội đáng yêu lắm, rất đáng yêu. Thành phố mỹ lệ, hào hoa, anh hùng, và trí tuệ. Tôi mong sao đường phố Hà Nội, người và người trong cách đối đãi cư xử văn minh thanh lịch, biết thương yêu nhau, biết đoàn kết nhau, biết giữa gìn cái nề nếp cũ, ăn nói uyển chuyển mềm mại, lễ độ, mặc nền nã, lịch sự…”
theo : Hải Trang
Nguoihanoi.
Nguoihanoi.