Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Đọc "Bút nghiên" để biết ngày xưa học như thế nào. Không phải chỉ thuộc làu kinh sử, mà còn cần hiểu qui luật thi phú, cần óc sáng tạo để trau chuốt vần thơ, để cho thơ có hồn, có nghĩa mà không phạm qui luật của thơ...
Diễn đàn Bút Nghiên tiếp tục chia sẻ với các bạn phần 2 chương 1 của tiểu thuyết " Bút Nghiên" Của tác giả chu Thiên
PHẦN II - CHƯƠNG 1
Làng Mỹ Lương trong vùng mở đám rất to. Có thi cờ người, thi võ và thi văn.
Trong những tờ niêm yết có nói rõ thể lệ cuộc thi văn: Một bài thơ phú đắc, một câu đối và một bài văn sách, và những giải thưởng: Giải nhất: Năm quan tiền, hai trăm giấy, hai ngọn bút ô long với một thoi mực tầu, giải nhì: Hai quan tiền một trăm giấy, một ngọn bút ô long, một thoi mực, giải ba: Ba trăm giấy, ba ngọn bút và ba thoi mực. Từ giải tư cho đến giải mười, mỗi giải một trăm giấy, một ngọn bút, một thoi mực. Mười người được giải được mời vào ăn tiệc ở đình, Giấy bút thì của dân làng phát. Ngày thi là mười sáu tháng ba, ngày yết bảng định vào ngày mười chín.
Ông Đồ Trí xem xong tờ niêm yết, nghĩ bụng rằng:
- Thế này thì dễ, nó đi được. Để nó ra chỗ công chúng, nó quen đi. May ra được thưởng càng thêm phấn khởi cho nó.
Rồi ông gọi Tâm và ba anh học trò khá nhất là Chấn, Chi, Lich lên ông bảo:
- Mười sáu tháng ba, tôi cho các anh đi hội Mỹ Lương, đi mà cho bạo dạn lên. Còn được thua là thường.
Tâm hỏi ngay:
- Bẩm thầy, văn sách chúng con mới làm có ba bận, chưa quen.
- Khó gì, cứ xem lại tập văn sách của tao đưa cho chúng mày xem ấy, cứ xem đấy mà bắt chước. Người ta không ra khó đâu. Cứ đi.
Chấn nói:
- Từ nay đến mười sáu còn bẩy ngày nữa, xin thầy ra thêm cho mấy bài làm thử.
- Ừ, về đóng riêng vở ra. Cố đi, may ra giật giải thưởng.
Bốn đứa đều giở về lấy giấy đóng vở. Đứa nào cũng tự biết mình còn kém, nhưng vẫn khắp khởi ước mong giải thưởng về mình, nên đều hăm hở lấy những tập văn sách cũ của ông cha chúng để lại hay của ông Đồ cho, đem ra học như nuốt chửng chữ để đánh cắp những câu hay. Anh nào cũng bận rộn như sắp sửa phải vào Thi Hương. Ông Đồ ra đầu bài riêng cho chúng đã ba lần. Ba lần chúng làm được xuôi xuôi cả. Văn của Tâm tuy có lắm câu xuất sắc hơn, nhưng thỉnh thoảng lại phải một vài câu non quá, nên không vượt hẳn được ba anh kia. Đấy vẫn là cái vinh dự cho Tâm. Ba anh kia đã trên dưới hai mươi tuổi và đã học gần mười năm còn gì! Đằng này Tâm mới có mười ba tuổi đầu! Ông Đồ chấm bài của Tâm nhận thấy sự tiến bộ không ngờ của cháu, ông mừng thầm và thường khoe với mọi người:
- Thằng Tâm nó bỏ cách thằng Dũng nhà tôi xa. Chưa biết chừng nó giật giải làng Mỹ Lương cũng nên!
Trước hôm đi thi, ông Đồ dặn dò cẩn thận những điều cần thiết, nhất là về bài văn sách. Ông nói:
- Bài văn sách nào cũng có hai phần như chúng bây đã biết: Phần cổ văn và phần kim văn. Phần cổ văn người ta hỏi về các điển tích đã học ở Ngũ Kinh Tứ Thư và Sử, mình cứ việc nhớ lại và thích rộng ra một ít. Về kim văn, người ta hỏi đến tình thế bây giờ đem so sánh với đời trước thế nào. Điều cần nhất là mình cứ khen đời nay thái bình sung sướng quan minh, thần lương (vua sáng, tôi giỏi)...còn dở hay ở đời mình kệ xác, đừng động đến...Bắt đầu bài văn có chữ ‘’Đối, sĩ văn’’, chữ sĩ phải viết nhỏ ra một bên. Quyển thì cũng cần phải chú ý, sai một tí là phạm trường quy đấy. Mỗi giang giấy phải viết sáu dòng. Giang đầu đề họ tên và quán sở. Họ tên đề chữ thường ở dòng thứ năm giằng thẳng với lề, không được cao lên quá hay thấp xuống quá. Quán sở viết chữ nhỏ hơn dưới ngay chữ tên. Nếu viết nguyên tên làng thì phải lui xuống ngang với đoạn lề dưới. Giang sau viết đến bài. Đầu giấy phải để chừa, cách ba khuôn chữ. Gặp chữ ‘’Thiên địa’’‘’Giáo miếu’’ phải viết dài lên trên cùng, chữ ‘’Hoàng thượng’’ ở cách thứ hai, chữ ‘’Quốc gia’’‘’Triều đình’’ ở cách thứ ba. Đến cuối bài, sau câu ‘’Sĩ dã, hạnh phùng thịnh thế, tòng sự văn trường, quán kiến ư tư, vị tri khả phủ, nguyện chấp sự kỳ trạch nhi tiến chi, sĩ cẩn đối, phải viết thêm ba chữ ‘’Cộng quyển nội’’ rồi đếm ‘’đồ’’ (bỏ đi) mấy chữ ‘’đi’’ (bỏ sót) mấy chữ ‘’câu’’ (móc lên) mấy chỗ, ‘’cải’’(chữa lại) mấy chỗ, rồi viết lưỡng cước cả xuống dưới ba chữ ấy.
- Bẩm thầy Thi Hương cũng vậy!
- Ừ, thi nào cũng lề lối ấy, tương tự như vậy. Chỉ khác ở Thi Hội, được dùng chữ ‘’sinh’’Thi Đình chữ ‘’thần’’ thay cho chữ sĩ, sinh đối, sinh văn, thần đối, thần văn, thần cẩn đời...
Hôm sau, giời vừa sáng, bốn anh em vào chào ông Đồ rồi đi sang hội Mỹ Lương Lần đầu tiên Tâm được đi xa một mình, trong lòng vui sướng lạ, mung lung phiếu diều như ngọn gió đầu xuân. Giời trong sáng, gió nhẹ nhẹ. Ánh nắng dìu dịu vàng tươi như nhẩy múa ở ngoài giời bao la và cả trong lòng người hớn hở. Ở dưới cánh đồng lúa xanh rờn vọng lên lanh lảnh tiếng hát mấy cô làm cỏ:
Hỡi anh đi đường cái quan
Ngừng chân đứng lại em han đôi lời
Đi đâu vội lắm anh ơi!
Ngừng chân đứng đợi thiếp tôi đi cùng.
Bốn anh đi gần đến nơi, cả bọn làm cỏ khúc khích cười, vẳng có tiếng đưa ra:
- Học trò, chị em ạ!
Tức thì một cô đứng thẳng người lên thõng hai tay, quay mặt trông lên đường cái, hát trêu:
Chị em đừng lấy học trò
Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm!
Rồi cả bọn lại cùng phá ra cười rộn rã. Tâm không giận, trong lòng vui vui, một cảm giác là lạ tràn lan cả tâm hồn làm toàn thân rung động. Tâm thấy phong cảnh đẹp quá, đẹp từ cái cỏ, cái bụi rất gần đến dẩy núi biếc thẳm xa xa. Mà dường như gần lại. Mới có một lúc, đã đến Mỹ Lương rồi. Trên các ngã vào làng, người đi lại tấp nập như đi chợ. Áo mới quần sồi, tiếng kêu soàn soạt. Này qua chợ san sát những lều, lố nhố kẻ ngồi người cuối, kẻ đi người đứng, đang ồn ào mua bán...
Này cái quán bên cạnh đường xúm xít những trẻ con mua bánh.
Này cây đu bốn cột tụm đầu, ở giữa thang đu cứ là là bổng lên bên này rồi lại là là xuống vặt sang bên kia theo đà người đánh đu dún! Dưới đất, những người vây chung quanh ngửa mặt nhìn...
Này đám thò lò tôm cá luôn luôn lóc cóc và bỏ tiền đặt cửa, và quơ tay vơ tiền, người đi xem túm tụm vào đánh.
Này đám ba que, với ba cái que vót nhọn, một chiếc có buộc sợi chỉ dài, miệng nói luôn luôn: ‘’Một đồng ăn ba! Đánh vào, chiếc này! Tôi bảo không nghe thì hỏng này’’ Nó nắm tiền bỏ túi, xong lại bắt đầu cuộc khác...
Cái gì Tâm cũng thấy hay hay là lạ, chỉ muốn đứng lại xem lâu. Thì ba người kia lại lôi ngay đi và mắng:
- Gớm cái anh này, chỗ nào cũng sán vào!
Tâm không cãi, nhưng nghĩ bụng có lạ mới cần xem chứ! Thật vậy, Tâm từ khi đi học đến giờ chúi đầu vào học, không được đi chơi đâu xa nên thấy trò gì Tâm cũng muốn xem, xem cho biết. Con mắt được một phen phóng túng cần muốn thỏa thích, Tâm hầu như quên mất công việc đi thi. Thì các bạn đã sẵn sàng nhắc cho Tâm nhớ. Họ kéo Tâm qua cửa Đình, qua sân cờ người, đến khu trường thi. Trường thi là một cái nhà gianh rất to, cột bương mới, làm trên cánh ruộng mạ rất rộng. Chung quanh đắp một con đường vòng để công chúng đứng xem, mỗi cột dán một câu đối giấy đỏ. Ở giữa kê một cái bàn và đôi trường kỷ để dành cho các quan chấm trường. Dưới đất, chiếu giải cản lan cho những người dự thi ngồi. Một con đường thẳng nối liền từ đường vào đến trường. Một cái bảng giấy niêm yết cắm ở đầu đường. Vẫn cái bảng giấy niêm yết đã phát khắp mọi nơi từ hôm nọ, mà hôm nay vẫn còn đông các người chen chúc đứng xem. Đi đi lại lại trên đường, phần nhiều là các sĩ tử trong vùng. Người ta thì thầm nói chuyện với nhau:
- Những vị nào chấm đấy nhỉ?
- Quan Huấn Đạo huyện nhà làm Chủ Khảo, Cụ Cử Vân Trung, ông Kép Bồ, ông Tú Mỹ Lương làm Phân Khảo. Các quan họp cả ở nhà Cụ Bá, sắp ra bây giờ.
- Đâu cả Quan Huyện cũng về.
- Có! Nhưng ngài chỉ về lễ thôi.
Tiếng trống bong bong từ đằng xa tiến lại. Mọi người xôn xao trông về đầu làng. Mấy lá cờ phất phới, một chiếc trống tiêu cổ thỉnh thoảng điểm vài tiếng, bốn cái võng đi thong dong dưới bốn cây lộng xanh.
- Các quan tiến trường!
- Các quan tiến trường!
- Người nọ nói, người kia nói, với vẻ kính cẩn. Vui vẻ, đám rước đi từ từ qua đình rồi vào thẳng trường thi. Một tràng pháo nổ. Các quan yên vị cả rồi. Bác Trương Tuần làng Mỹ Lương, áo thám dài, thắt ngoài một dây lưng điều đỏ chói, vác cái loa đồng giơ lên kề chóp vào miệng múa quay đi quay lại một vòng rồi gọi thét lên to tướng, tiếng đồng chuyển vọng đi rất xa:
- Các quan đã tiến trường rồi. Xin mời sĩ tử các nơi vào trường ứng thí!
Bác Trương ba lần múa loa, ba lần hét vọng trong loa. Các sĩ tử lục tục kéo vào ngồi đặc cả nếp nhà gianh rộng rãi ấy: Già có, trẻ có, soai soai có, có cả mấy người ăn mặc rách rưới. Chỉ có mỗi mình Tâm là bé nhỏ. Những người đứng xem vòng quanh trường đông như kiến. Họ tranh nhau nghểnh cổ trông vào trong trường. Các cô gái mơn mởn đang xuân cũng thi nhau nhìn vào trường và xúm xít trò chuyện. Một bác tráng đinh đứng canh nói chòng:
- Các cô ấy rủ nhau ra đây kén chồng đấy!
- Phải gió cái nhà bác Dần kia!
Một cô trong bọn gái làng õng ẹo mắng thế rồi tít mắt cười. Đám người xem mỗi lúc mỗi đông. Người ta bỏ các trò vui và kéo nhau về, chen nhau cả xuống ruộng để xem mặt các ông học trò.
- Có cả những người rách rách là mà gầy đét như xương.
Một anh giai tráng bắt nhời. Một ông cụ râu tóc bạc phơ mắng át:
- Vào đến đây đều là những bậc đáng kính trọng cả. Người ta đói mà học được thế mới quý. Chứ như cái ‘’hĩnh’’ mày, mày béo tốt sao không vào đấy mà thi. Lười thối thây ra!
- Gớm, con nói thế mà cụ mắng mãi, sao lắm nhời thế. Con cũng học rồi con cũng đi thi chứ sao. Con chỉ phục cái cậu bé kia chỉ độ mười hai tuổi...
Mỗi người một nhời ùa vào:
- Của ấy chả đến mười lăm, mười sáu rồi đấy!
- Mới độ mười bốn thôi!
Một người ra vẻ sành hơn:
- Cậu ấy đúng mười hai đấy. Học trò ông Đồ Mỹ Lý đấy mà, tôi biết.
Một người nữa là người làng ông Lý Tưởng nói rành mạch hơn:
- Không, cậu Tâm con ông Lý Tưởng làng tôi đấy mà. Năm nay cậu ấy đúng mười ba tuổi, theo học ông Đồ Mỹ Lý từ năm lên bẩy.
- Ồ, giỏi nhỉ! Mười ba tuổi đầu mà đã làm nổi văn bài trường thi cũng na ná thần đồng đấy chứ.
- Các ông chỉ quá ca tụng, bì thế nào được với thần đồng. Thì đây là hẳn xoàng thôi so sao được với ở trường thi. Có điều cậu ấy sau này tất nhiên là Tú, Cử!
Một người, có vẻ ông Đồ ở cái nón sơn chóp bạc và búi tóc củ hành với cái thân hình mảnh khảnh, nói câu ấy để chấm hết cho cuộc thì thầm về Tâm. Người ta vội bàn lướt qua đến những người dự thi khác, phần nhiều là những sĩ tử có tiếng ở trong vùng.
Bên bọn gái đứng riêng về một phía để xem thi, cũng nhiều cô bàn tán về Tâm. Không như cánh đàn ông tranh nhau nói để tỏ lòng kính phục khen lao một cậu bé dúm tuổi đã nghiễm nhiên ngồi cùng chiếu với những người tóc điểm hoa râm, các cô đem Tâm ra làm đầu câu chuyện vị lợi, các cô đem Tâm gán lẫn cho nhau. Toàn thị một giọng muốn ăn, gắp bỏ cho người:
- Gớm, cái anh bé kia, mình tưởng là đi hầu mà hóa ra vào đấy đi thi.
- Anh bé! Gớm nói mới hay chứ, cô nào vớ được anh bé ấy đã phúc bẩy mươi đời! Nay mai đã bà Nghè, bà Cống!
- Để phần chị nào đủ tài đủ đức trâm anh phúc hậu chứ gì!
- Thôi, ở đây còn ai trâm anh phúc hậu hơn chị Mai.
Mai là con ông Chánh Tổng bá hộ làng Mỹ Lương, một cô gái thùy mỵ, yêu kiều lại giỏi nghề tầm tang sồi vải nên ai cũng yêu quý. Mai thấy chúng bạn có ý châm chọc mình, thẹn đỏ mặt lên nói ấp úng:
- Các chị chỉ được cái thế thôi! Em đũa mốc đâu dám chòi mầm son, có giỏi giang như các chị mới xứng với con người tài hoa chứ!
- Ấy các chị không nhận để phần tôi vậy. Có thế mà cũng lằng nhằng mãi!
Một cô gái to nhớn ngăm ngăm đen, nhưng chan chứa duyên thầm, súng sính trong cái áo giải hạt cau kép đỏ, nói chêm vào một câu pha trò, nhưng không thấy ai cười, cô nói tiếp:
- Nói thế cho vui chứ. Nhà tôi cũng vào thi đấy, kia kìa cái anh chàng dong dỏng cao, ngồi góc bên Tây ấy. Còn cậu thư sinh bé bỏng kia xin nhường giả các chị...
- Gớm, cô nói dễ nghe nhỉ. Cô làm như người ta của riêng cô đấy.
- Cô ấy chữa thẹn đấy chứ. Không nói mau sợ có người hát ngay:
Bây chừ chồng thấp vợ cao
Như đôi đũa lệch so sao cho bằng!
- A! phải đấy! Chứ bỗng dưng chưa dễ ai nhường cho ai!
Họ thi nhau nói, mỗi người một nhời, cô nọ nói tặng cô kia. Nhưng trong thâm tâm cô nào cũng cùng một mong ước ngấm ngầm, thầm kín và thấm thía, cô nào cũng mong mỏi có người chồng hay chữ để một ngày kia:
Nữa mai danh chiếm bảng vàng
Võng anh đi trước, võng nàng theo sau!
Cái người mà các cô mong mỏi ấy, trong bọn sĩ tử dự thi kia còn ai đáng được tin cậy hơn Tâm? Nên câu chuyện vẫn quanh quẩn đâu đấy!
Ở trong trường, người ta phát giấy bút mực. Các sĩ tử kẻ nằm người ngồi đang mài mực, hoặc cầm bút viết thử. Quan chủ khảo mở tráp lấy ra một tờ giấy đầu bài đưa cho ông tiên chỉ làng Mỹ Lương, ông này cấm lấy đem dán trên cái bảng gỗ rồi treo cao lên giữa nhà. Các sĩ tử ai nấy đều chăm chú biên đầu bài ra một mảnh giấy. Trước hết là bài thơ phú đắc câu ‘’Thành án võ sứ bất tam dương’’ đắc vần dương. Làm thơ phù đắc là phải thích hợp thực và tán rộng cái đề, nên cần phải rõ nguồn gốc của câu ấy. Tâm băn khoăn mãi với cái câu đề oái oăm kia mà chàng chưa được đọc thấy ở đâu bao giờ. Nghĩ hồi lâu, chưa được lấy một mảy may ý tứ gì vững vàng về bài thơ cả, chàng đánh bạo hỏi một người nằm cạnh:
- Này ông, tôi hỏi khi không phải, câu này ở sách nào nhỉ?
Ông kia trừng trừng nhìn Tâm, rồi cười gằn mai mỉa:
- Thế mà cũng đi thi đấy? Sao không ở nhà cho rảnh?
Tâm tức quá, không thèm hỏi nữa, cắm đầu theo ý nghĩ của mình làm thành bài thơ, rồi lần lượt làm xong cả câu đối với văn sách. Đem nộp bài rồi, giở ra thì giời đã xế chiều. Ánh nắng vui tươi của mặt giời chiếu siên khoai càng tăng vẻ tưng bừng ấm áp của đám hội. Vừa bước ra đến đường, có người hỏi giật ngay:
- Thế nào, cậu Tâm được chứ?
Tâm ngoảnh lại thấy một ông đứng tuổi thường đến chơi với ông Đồ Trí, Tâm cung kính đáp:
- Thưa ông con hỏng thơ ạ, con chả biết câu ấy ở đâu cả!
- Cậu làm thành bài chứ?
- Vâng, thành cả bài!
- Thế được, câu ấy đến cả trường cũng chả biết. Họ lấy ở đâu mà oái oăm gớm, tôi cũng cứ làm bừa cho đủ lệ đấy thôi. Văn sách thế nào?
- Văn sách của con kể cũng đường được. Nhưng nhầm mất chỗ Lý Tĩnh đọc Luận Ngữ.
Hai người vừa đi vừa nói ra đến đường cái, thì gặp ông Đồ Trí. Ông hỏi qua về bài thi, rồi ông bảo với ông bạn kia:
- Họ ra láo thật, câu ấy ở các sách học đi thi thì có đâu, cả Đường thi, Cổ văn cũng không có. Bác có biết chữ đâu không?
- Không, tôi bảo với cậu Tâm đến tôi cũng không biết.
- Phải, chả mấy người biết! Chữ sách ‘’Hoài nam tử’’ sách ngoài, mấy người xem đến. Họ lấy câu ấy là cốt ý biểu dương cái công ơn ông thánh đây tràn lan khắp cả, không chốn nào là không tươi sáng như mùa xuân. Tam dương tức là xuân mà!
Đến ngày mười chín, yết bảng. Chung quanh bảng, người ta túm tụm chen nhau xem, kẻ hỏi, người gọi ồn ào. Tâm biết thế không sấn vào được như họ nên một mình đứng lảng ở ngoài cho người ta xem chán, ra hết rồi đến lượt mình. Trong đám đông tiếng nói ồn ào, Tâm nghe rõ những tiếng hỏi:
- Ai đỗ đầu?
- Phạm Tích Phúc ở xã Thượng Đông.
- A này, xem cậu bé hôm nọ có trúng không?
- Có Tâm, Nguyễn Đức Tâm, xã Thịnh Hậu đỗ thứ bẩy, có phải Tâm ấy không?
- Dễ mà phải đấy.
Tâm nghe thấy nói đến tên mình, sướng quá, tưởng ngất đi được. Nhưng Tâm vội nghĩ ngay ngộ người ta đọc nhầm chăng, Tâm bần thần đứng mong mỏi cho đám người đông đặc kia tan dần để mình vào xem bảng cho chắc. Song đám người vẫn cứ kéo đến mỗi lúc mỗi đông thêm. Tâm đang nửa vui nửa mừng chợt Chấn chạy đến reo lên:
- Anh Tâm đấy à? Tôi chạy tìm mãi, anh đỗ thứ bẫy, còn chúng tôi hỏng cả.
- Có thật không anh?
- Tôi còn nói dối anh à?
Ở đám đông, tiếng reo vang ầm đưa lại:
- A ha, cậu bé Nguyễn Đức Tâm đỗ thứ bẩy!
- Cậu Tâm đỗ thứ bẩy à?
- Cậu ấy đâu?
- A ha! Cậu ấy đây rồi!
Tức thì cả đám người quây kín chung quanh Tâm, làm Tâm sung sướng thẹn đỏ cả mặt. Cả đám chen nhau mà không dám reo to nói lớn, để tỏ lòng kính mến. Mọi người hỏi dồn Tâm những câu bâng quơ về việc học. Nhiều người thì thầm khen cậu bé giỏi giang.
Mãi đến lúc tiếng loa vang dậy mời các vị trúng tuyển vào nhà khách, tức là trường thi hôm trước bày biện lại, đám đông mới giãn ra để cho Tâm đi. Tâm e thẹn như cô gái về nhà chồng, bước vào nhà khách giữa những con mắt nhìn thán phục của mọi người. Ai cũng đều đon đả vồn vả hỏi Tâm. Các người đỗ đều đủ mặt, Tâm thấy toàn người lạ cả. Cái người quen ông Đồ Trí cũng hỏng, Tâm càng thêm sung sướng bội phần thấy người mắng mình hôm nọ cũng có mặt ở đây, Tâm vội chạy đến, cung kính hỏi với một vẻ tự đắc:
- Ông đỗ đầu phải không? Xin ông cho tiểu sinh biết quý tính cao danh?
Ông kia đáp lảng:
- Không tôi không đỗ đầu. Nhưng đỗ đạc ở đây thì có ra trò trống gì? Cậu tưởng...
Một người bèn nói xen vào:
- Ấy tại ông ấy đỗ thứ tám đấy!
Tâm khoái trí nghĩ bụng:
- Nào xem anh có kém tớ không nào. Lên mặt ta đây mãi?
Ở ngoài dân làng đã sắp đủ nghi vệ rước các vị trúng tuyển sang đình lễ thánh. Ông Tiên Chỉ vào mời:
- Kính trình liệt quý, liệt quý đã có lòng chiếu cố đến hội làng chúng tôi và được son phấn Quan Huấn Đạo đề cử, xứng danh là bậc danh sĩ, xin mời liệt quý rời gót ngọc lại đình làng trước là lễ thánh, sau xin chứng tỏ cho tấm lòng mộ đạo của chúng tôi.
Rồi là cuộc rước. Năm lá cờ đi trước, đến phường bát âm Thứ đến là cái trống tiêu cổ thủng thẳng điểm vài tiếng dẫn đường, rồi mười cái lọng xanh đi hàng đôi, che cho mười vị vừa đỗ đang đi rất nghiêm trang thong thả. Đằng sau là những kỳ dịch làng Mỹ Lương rồi đến những người đi xem, già trẻ nhớn bé, lũ lượt như đàn bò kéo theo sau rốt. Đám rước đi từ từ vào đến đình. Một tràng phào nổ, khói trắng đục bay tỏa như sương mù. Các khách đã vào cả trong đình. Phường trống đổ trống lễ. Lần lượt từng người theo một nhịp trống vào lễ bốn lễ. Tâm bé nhất nên lễ cuối cùng. Đứng trước hương án thiếp vàng chói lọi và chung quanh mọi người quan chiêm, Tâm run run sợ, lễ vội vàng cho mau xong bốn lễ. Tiếng trống vừa dứt, ông Tiên Chỉ mời mọi người vào ngồi một bên sân đình. Chiếu hoa giải càn lan, cỗ bày thẳng hàng tăm tắp. Bốn người một cỗ, họ kép nhau ngồi vào, rối rít, vội vàng như đi xem đám rước. Trên cỗ bầy toàn những thức ăn ngon miệng: Giò, nem, ninh, mọc, tái dê, chả cáv.v...Tâm trông thấy, miệng đã thèm thuồng, tưởng chừng ăn hết cả cỗ. Các hương chức đủ mặt lại mời rượu, những giai tráng đi lại hai bên hầu hạ, so đũa, rót rượu, lau bát, thái giò, xé chả...Các ngài trúng giải chỉ việc ngồi ăn. Họ ăn uống no say và nói chuyện huyên thuyên. Thỉnh thoảng họ nói đến Tâm, họ hỏi Tâm một vài câu trong sách, một vài điển trong bài thơ hay, Tâm giả nhời trôi chảy cả. Có câu họ hỏi khó quá, Tâm chưa học đến, Tâm cứ thực tường khai là không biết, và mạnh bạo hỏi lại xem câu ấy ở sách nào. Tâm thực thà, không kiêu hãnh, nên ai cũng yêu vì. Gần tàn cuộc rượu, ông trạc ngoài ba mươi, ngà ngà say...mặt chín như gấc, mắt đỏ gay, lè nhè bảo Tâm:
- Xin nguyện trước Đức Thượng Đẳng tôi nói sai tôi phải tội, cậu học giỏi thật, bé thế mà đã lung loát cả chúng tôi, tôi phục thật đấy. Ngày sau thế nào đường khoa danh cậu cũng hơn chúng tôi nhiều.
Mọi người nói chen vào:
- Phải rồi, cậu hơn hẳn chúng tôi đứt đi chứ. Lúc ấy đừng quên chỗ anh em hội họp ở bữa rượu này nhé!
Tâm thẹn cuống lên, chỉ ấp úng nói được câu:
- Không dám, tôi không dám.
Tâm sung sướng quá, phơi phới trong lòng, mê ly như người say rượu. Lần đầu tiên ra dự nơi công chúng ở nơi xa lạ, được mọi người mến phục, Tâm tự hào lắm và lúc ấy mới chịu nhận cái nghĩa rất đúng của câu: Vạn ban giai hạ phẩm Duy hữu độc thư cao!
Đọc tiếp PHẦN II - CHƯƠNG 2
Diễn đàn Bút Nghiên tiếp tục chia sẻ với các bạn phần 2 chương 1 của tiểu thuyết " Bút Nghiên" Của tác giả chu Thiên
PHẦN II - CHƯƠNG 1
Làng Mỹ Lương trong vùng mở đám rất to. Có thi cờ người, thi võ và thi văn.
Trong những tờ niêm yết có nói rõ thể lệ cuộc thi văn: Một bài thơ phú đắc, một câu đối và một bài văn sách, và những giải thưởng: Giải nhất: Năm quan tiền, hai trăm giấy, hai ngọn bút ô long với một thoi mực tầu, giải nhì: Hai quan tiền một trăm giấy, một ngọn bút ô long, một thoi mực, giải ba: Ba trăm giấy, ba ngọn bút và ba thoi mực. Từ giải tư cho đến giải mười, mỗi giải một trăm giấy, một ngọn bút, một thoi mực. Mười người được giải được mời vào ăn tiệc ở đình, Giấy bút thì của dân làng phát. Ngày thi là mười sáu tháng ba, ngày yết bảng định vào ngày mười chín.
Ông Đồ Trí xem xong tờ niêm yết, nghĩ bụng rằng:
- Thế này thì dễ, nó đi được. Để nó ra chỗ công chúng, nó quen đi. May ra được thưởng càng thêm phấn khởi cho nó.
Rồi ông gọi Tâm và ba anh học trò khá nhất là Chấn, Chi, Lich lên ông bảo:
- Mười sáu tháng ba, tôi cho các anh đi hội Mỹ Lương, đi mà cho bạo dạn lên. Còn được thua là thường.
Tâm hỏi ngay:
- Bẩm thầy, văn sách chúng con mới làm có ba bận, chưa quen.
- Khó gì, cứ xem lại tập văn sách của tao đưa cho chúng mày xem ấy, cứ xem đấy mà bắt chước. Người ta không ra khó đâu. Cứ đi.
Chấn nói:
- Từ nay đến mười sáu còn bẩy ngày nữa, xin thầy ra thêm cho mấy bài làm thử.
- Ừ, về đóng riêng vở ra. Cố đi, may ra giật giải thưởng.
Bốn đứa đều giở về lấy giấy đóng vở. Đứa nào cũng tự biết mình còn kém, nhưng vẫn khắp khởi ước mong giải thưởng về mình, nên đều hăm hở lấy những tập văn sách cũ của ông cha chúng để lại hay của ông Đồ cho, đem ra học như nuốt chửng chữ để đánh cắp những câu hay. Anh nào cũng bận rộn như sắp sửa phải vào Thi Hương. Ông Đồ ra đầu bài riêng cho chúng đã ba lần. Ba lần chúng làm được xuôi xuôi cả. Văn của Tâm tuy có lắm câu xuất sắc hơn, nhưng thỉnh thoảng lại phải một vài câu non quá, nên không vượt hẳn được ba anh kia. Đấy vẫn là cái vinh dự cho Tâm. Ba anh kia đã trên dưới hai mươi tuổi và đã học gần mười năm còn gì! Đằng này Tâm mới có mười ba tuổi đầu! Ông Đồ chấm bài của Tâm nhận thấy sự tiến bộ không ngờ của cháu, ông mừng thầm và thường khoe với mọi người:
- Thằng Tâm nó bỏ cách thằng Dũng nhà tôi xa. Chưa biết chừng nó giật giải làng Mỹ Lương cũng nên!
Trước hôm đi thi, ông Đồ dặn dò cẩn thận những điều cần thiết, nhất là về bài văn sách. Ông nói:
- Bài văn sách nào cũng có hai phần như chúng bây đã biết: Phần cổ văn và phần kim văn. Phần cổ văn người ta hỏi về các điển tích đã học ở Ngũ Kinh Tứ Thư và Sử, mình cứ việc nhớ lại và thích rộng ra một ít. Về kim văn, người ta hỏi đến tình thế bây giờ đem so sánh với đời trước thế nào. Điều cần nhất là mình cứ khen đời nay thái bình sung sướng quan minh, thần lương (vua sáng, tôi giỏi)...còn dở hay ở đời mình kệ xác, đừng động đến...Bắt đầu bài văn có chữ ‘’Đối, sĩ văn’’, chữ sĩ phải viết nhỏ ra một bên. Quyển thì cũng cần phải chú ý, sai một tí là phạm trường quy đấy. Mỗi giang giấy phải viết sáu dòng. Giang đầu đề họ tên và quán sở. Họ tên đề chữ thường ở dòng thứ năm giằng thẳng với lề, không được cao lên quá hay thấp xuống quá. Quán sở viết chữ nhỏ hơn dưới ngay chữ tên. Nếu viết nguyên tên làng thì phải lui xuống ngang với đoạn lề dưới. Giang sau viết đến bài. Đầu giấy phải để chừa, cách ba khuôn chữ. Gặp chữ ‘’Thiên địa’’‘’Giáo miếu’’ phải viết dài lên trên cùng, chữ ‘’Hoàng thượng’’ ở cách thứ hai, chữ ‘’Quốc gia’’‘’Triều đình’’ ở cách thứ ba. Đến cuối bài, sau câu ‘’Sĩ dã, hạnh phùng thịnh thế, tòng sự văn trường, quán kiến ư tư, vị tri khả phủ, nguyện chấp sự kỳ trạch nhi tiến chi, sĩ cẩn đối, phải viết thêm ba chữ ‘’Cộng quyển nội’’ rồi đếm ‘’đồ’’ (bỏ đi) mấy chữ ‘’đi’’ (bỏ sót) mấy chữ ‘’câu’’ (móc lên) mấy chỗ, ‘’cải’’(chữa lại) mấy chỗ, rồi viết lưỡng cước cả xuống dưới ba chữ ấy.
- Bẩm thầy Thi Hương cũng vậy!
- Ừ, thi nào cũng lề lối ấy, tương tự như vậy. Chỉ khác ở Thi Hội, được dùng chữ ‘’sinh’’Thi Đình chữ ‘’thần’’ thay cho chữ sĩ, sinh đối, sinh văn, thần đối, thần văn, thần cẩn đời...
Hôm sau, giời vừa sáng, bốn anh em vào chào ông Đồ rồi đi sang hội Mỹ Lương Lần đầu tiên Tâm được đi xa một mình, trong lòng vui sướng lạ, mung lung phiếu diều như ngọn gió đầu xuân. Giời trong sáng, gió nhẹ nhẹ. Ánh nắng dìu dịu vàng tươi như nhẩy múa ở ngoài giời bao la và cả trong lòng người hớn hở. Ở dưới cánh đồng lúa xanh rờn vọng lên lanh lảnh tiếng hát mấy cô làm cỏ:
Hỡi anh đi đường cái quan
Ngừng chân đứng lại em han đôi lời
Đi đâu vội lắm anh ơi!
Ngừng chân đứng đợi thiếp tôi đi cùng.
Bốn anh đi gần đến nơi, cả bọn làm cỏ khúc khích cười, vẳng có tiếng đưa ra:
- Học trò, chị em ạ!
Tức thì một cô đứng thẳng người lên thõng hai tay, quay mặt trông lên đường cái, hát trêu:
Chị em đừng lấy học trò
Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm!
Rồi cả bọn lại cùng phá ra cười rộn rã. Tâm không giận, trong lòng vui vui, một cảm giác là lạ tràn lan cả tâm hồn làm toàn thân rung động. Tâm thấy phong cảnh đẹp quá, đẹp từ cái cỏ, cái bụi rất gần đến dẩy núi biếc thẳm xa xa. Mà dường như gần lại. Mới có một lúc, đã đến Mỹ Lương rồi. Trên các ngã vào làng, người đi lại tấp nập như đi chợ. Áo mới quần sồi, tiếng kêu soàn soạt. Này qua chợ san sát những lều, lố nhố kẻ ngồi người cuối, kẻ đi người đứng, đang ồn ào mua bán...
Này cái quán bên cạnh đường xúm xít những trẻ con mua bánh.
Này cây đu bốn cột tụm đầu, ở giữa thang đu cứ là là bổng lên bên này rồi lại là là xuống vặt sang bên kia theo đà người đánh đu dún! Dưới đất, những người vây chung quanh ngửa mặt nhìn...
Này đám thò lò tôm cá luôn luôn lóc cóc và bỏ tiền đặt cửa, và quơ tay vơ tiền, người đi xem túm tụm vào đánh.
Này đám ba que, với ba cái que vót nhọn, một chiếc có buộc sợi chỉ dài, miệng nói luôn luôn: ‘’Một đồng ăn ba! Đánh vào, chiếc này! Tôi bảo không nghe thì hỏng này’’ Nó nắm tiền bỏ túi, xong lại bắt đầu cuộc khác...
Cái gì Tâm cũng thấy hay hay là lạ, chỉ muốn đứng lại xem lâu. Thì ba người kia lại lôi ngay đi và mắng:
- Gớm cái anh này, chỗ nào cũng sán vào!
Tâm không cãi, nhưng nghĩ bụng có lạ mới cần xem chứ! Thật vậy, Tâm từ khi đi học đến giờ chúi đầu vào học, không được đi chơi đâu xa nên thấy trò gì Tâm cũng muốn xem, xem cho biết. Con mắt được một phen phóng túng cần muốn thỏa thích, Tâm hầu như quên mất công việc đi thi. Thì các bạn đã sẵn sàng nhắc cho Tâm nhớ. Họ kéo Tâm qua cửa Đình, qua sân cờ người, đến khu trường thi. Trường thi là một cái nhà gianh rất to, cột bương mới, làm trên cánh ruộng mạ rất rộng. Chung quanh đắp một con đường vòng để công chúng đứng xem, mỗi cột dán một câu đối giấy đỏ. Ở giữa kê một cái bàn và đôi trường kỷ để dành cho các quan chấm trường. Dưới đất, chiếu giải cản lan cho những người dự thi ngồi. Một con đường thẳng nối liền từ đường vào đến trường. Một cái bảng giấy niêm yết cắm ở đầu đường. Vẫn cái bảng giấy niêm yết đã phát khắp mọi nơi từ hôm nọ, mà hôm nay vẫn còn đông các người chen chúc đứng xem. Đi đi lại lại trên đường, phần nhiều là các sĩ tử trong vùng. Người ta thì thầm nói chuyện với nhau:
- Những vị nào chấm đấy nhỉ?
- Quan Huấn Đạo huyện nhà làm Chủ Khảo, Cụ Cử Vân Trung, ông Kép Bồ, ông Tú Mỹ Lương làm Phân Khảo. Các quan họp cả ở nhà Cụ Bá, sắp ra bây giờ.
- Đâu cả Quan Huyện cũng về.
- Có! Nhưng ngài chỉ về lễ thôi.
Tiếng trống bong bong từ đằng xa tiến lại. Mọi người xôn xao trông về đầu làng. Mấy lá cờ phất phới, một chiếc trống tiêu cổ thỉnh thoảng điểm vài tiếng, bốn cái võng đi thong dong dưới bốn cây lộng xanh.
- Các quan tiến trường!
- Các quan tiến trường!
- Người nọ nói, người kia nói, với vẻ kính cẩn. Vui vẻ, đám rước đi từ từ qua đình rồi vào thẳng trường thi. Một tràng pháo nổ. Các quan yên vị cả rồi. Bác Trương Tuần làng Mỹ Lương, áo thám dài, thắt ngoài một dây lưng điều đỏ chói, vác cái loa đồng giơ lên kề chóp vào miệng múa quay đi quay lại một vòng rồi gọi thét lên to tướng, tiếng đồng chuyển vọng đi rất xa:
- Các quan đã tiến trường rồi. Xin mời sĩ tử các nơi vào trường ứng thí!
Bác Trương ba lần múa loa, ba lần hét vọng trong loa. Các sĩ tử lục tục kéo vào ngồi đặc cả nếp nhà gianh rộng rãi ấy: Già có, trẻ có, soai soai có, có cả mấy người ăn mặc rách rưới. Chỉ có mỗi mình Tâm là bé nhỏ. Những người đứng xem vòng quanh trường đông như kiến. Họ tranh nhau nghểnh cổ trông vào trong trường. Các cô gái mơn mởn đang xuân cũng thi nhau nhìn vào trường và xúm xít trò chuyện. Một bác tráng đinh đứng canh nói chòng:
- Các cô ấy rủ nhau ra đây kén chồng đấy!
- Phải gió cái nhà bác Dần kia!
Một cô trong bọn gái làng õng ẹo mắng thế rồi tít mắt cười. Đám người xem mỗi lúc mỗi đông. Người ta bỏ các trò vui và kéo nhau về, chen nhau cả xuống ruộng để xem mặt các ông học trò.
- Có cả những người rách rách là mà gầy đét như xương.
Một anh giai tráng bắt nhời. Một ông cụ râu tóc bạc phơ mắng át:
- Vào đến đây đều là những bậc đáng kính trọng cả. Người ta đói mà học được thế mới quý. Chứ như cái ‘’hĩnh’’ mày, mày béo tốt sao không vào đấy mà thi. Lười thối thây ra!
- Gớm, con nói thế mà cụ mắng mãi, sao lắm nhời thế. Con cũng học rồi con cũng đi thi chứ sao. Con chỉ phục cái cậu bé kia chỉ độ mười hai tuổi...
Mỗi người một nhời ùa vào:
- Của ấy chả đến mười lăm, mười sáu rồi đấy!
- Mới độ mười bốn thôi!
Một người ra vẻ sành hơn:
- Cậu ấy đúng mười hai đấy. Học trò ông Đồ Mỹ Lý đấy mà, tôi biết.
Một người nữa là người làng ông Lý Tưởng nói rành mạch hơn:
- Không, cậu Tâm con ông Lý Tưởng làng tôi đấy mà. Năm nay cậu ấy đúng mười ba tuổi, theo học ông Đồ Mỹ Lý từ năm lên bẩy.
- Ồ, giỏi nhỉ! Mười ba tuổi đầu mà đã làm nổi văn bài trường thi cũng na ná thần đồng đấy chứ.
- Các ông chỉ quá ca tụng, bì thế nào được với thần đồng. Thì đây là hẳn xoàng thôi so sao được với ở trường thi. Có điều cậu ấy sau này tất nhiên là Tú, Cử!
Một người, có vẻ ông Đồ ở cái nón sơn chóp bạc và búi tóc củ hành với cái thân hình mảnh khảnh, nói câu ấy để chấm hết cho cuộc thì thầm về Tâm. Người ta vội bàn lướt qua đến những người dự thi khác, phần nhiều là những sĩ tử có tiếng ở trong vùng.
Bên bọn gái đứng riêng về một phía để xem thi, cũng nhiều cô bàn tán về Tâm. Không như cánh đàn ông tranh nhau nói để tỏ lòng kính phục khen lao một cậu bé dúm tuổi đã nghiễm nhiên ngồi cùng chiếu với những người tóc điểm hoa râm, các cô đem Tâm ra làm đầu câu chuyện vị lợi, các cô đem Tâm gán lẫn cho nhau. Toàn thị một giọng muốn ăn, gắp bỏ cho người:
- Gớm, cái anh bé kia, mình tưởng là đi hầu mà hóa ra vào đấy đi thi.
- Anh bé! Gớm nói mới hay chứ, cô nào vớ được anh bé ấy đã phúc bẩy mươi đời! Nay mai đã bà Nghè, bà Cống!
- Để phần chị nào đủ tài đủ đức trâm anh phúc hậu chứ gì!
- Thôi, ở đây còn ai trâm anh phúc hậu hơn chị Mai.
Mai là con ông Chánh Tổng bá hộ làng Mỹ Lương, một cô gái thùy mỵ, yêu kiều lại giỏi nghề tầm tang sồi vải nên ai cũng yêu quý. Mai thấy chúng bạn có ý châm chọc mình, thẹn đỏ mặt lên nói ấp úng:
- Các chị chỉ được cái thế thôi! Em đũa mốc đâu dám chòi mầm son, có giỏi giang như các chị mới xứng với con người tài hoa chứ!
- Ấy các chị không nhận để phần tôi vậy. Có thế mà cũng lằng nhằng mãi!
Một cô gái to nhớn ngăm ngăm đen, nhưng chan chứa duyên thầm, súng sính trong cái áo giải hạt cau kép đỏ, nói chêm vào một câu pha trò, nhưng không thấy ai cười, cô nói tiếp:
- Nói thế cho vui chứ. Nhà tôi cũng vào thi đấy, kia kìa cái anh chàng dong dỏng cao, ngồi góc bên Tây ấy. Còn cậu thư sinh bé bỏng kia xin nhường giả các chị...
- Gớm, cô nói dễ nghe nhỉ. Cô làm như người ta của riêng cô đấy.
- Cô ấy chữa thẹn đấy chứ. Không nói mau sợ có người hát ngay:
Bây chừ chồng thấp vợ cao
Như đôi đũa lệch so sao cho bằng!
- A! phải đấy! Chứ bỗng dưng chưa dễ ai nhường cho ai!
Họ thi nhau nói, mỗi người một nhời, cô nọ nói tặng cô kia. Nhưng trong thâm tâm cô nào cũng cùng một mong ước ngấm ngầm, thầm kín và thấm thía, cô nào cũng mong mỏi có người chồng hay chữ để một ngày kia:
Nữa mai danh chiếm bảng vàng
Võng anh đi trước, võng nàng theo sau!
Cái người mà các cô mong mỏi ấy, trong bọn sĩ tử dự thi kia còn ai đáng được tin cậy hơn Tâm? Nên câu chuyện vẫn quanh quẩn đâu đấy!
Ở trong trường, người ta phát giấy bút mực. Các sĩ tử kẻ nằm người ngồi đang mài mực, hoặc cầm bút viết thử. Quan chủ khảo mở tráp lấy ra một tờ giấy đầu bài đưa cho ông tiên chỉ làng Mỹ Lương, ông này cấm lấy đem dán trên cái bảng gỗ rồi treo cao lên giữa nhà. Các sĩ tử ai nấy đều chăm chú biên đầu bài ra một mảnh giấy. Trước hết là bài thơ phú đắc câu ‘’Thành án võ sứ bất tam dương’’ đắc vần dương. Làm thơ phù đắc là phải thích hợp thực và tán rộng cái đề, nên cần phải rõ nguồn gốc của câu ấy. Tâm băn khoăn mãi với cái câu đề oái oăm kia mà chàng chưa được đọc thấy ở đâu bao giờ. Nghĩ hồi lâu, chưa được lấy một mảy may ý tứ gì vững vàng về bài thơ cả, chàng đánh bạo hỏi một người nằm cạnh:
- Này ông, tôi hỏi khi không phải, câu này ở sách nào nhỉ?
Ông kia trừng trừng nhìn Tâm, rồi cười gằn mai mỉa:
- Thế mà cũng đi thi đấy? Sao không ở nhà cho rảnh?
Tâm tức quá, không thèm hỏi nữa, cắm đầu theo ý nghĩ của mình làm thành bài thơ, rồi lần lượt làm xong cả câu đối với văn sách. Đem nộp bài rồi, giở ra thì giời đã xế chiều. Ánh nắng vui tươi của mặt giời chiếu siên khoai càng tăng vẻ tưng bừng ấm áp của đám hội. Vừa bước ra đến đường, có người hỏi giật ngay:
- Thế nào, cậu Tâm được chứ?
Tâm ngoảnh lại thấy một ông đứng tuổi thường đến chơi với ông Đồ Trí, Tâm cung kính đáp:
- Thưa ông con hỏng thơ ạ, con chả biết câu ấy ở đâu cả!
- Cậu làm thành bài chứ?
- Vâng, thành cả bài!
- Thế được, câu ấy đến cả trường cũng chả biết. Họ lấy ở đâu mà oái oăm gớm, tôi cũng cứ làm bừa cho đủ lệ đấy thôi. Văn sách thế nào?
- Văn sách của con kể cũng đường được. Nhưng nhầm mất chỗ Lý Tĩnh đọc Luận Ngữ.
Hai người vừa đi vừa nói ra đến đường cái, thì gặp ông Đồ Trí. Ông hỏi qua về bài thi, rồi ông bảo với ông bạn kia:
- Họ ra láo thật, câu ấy ở các sách học đi thi thì có đâu, cả Đường thi, Cổ văn cũng không có. Bác có biết chữ đâu không?
- Không, tôi bảo với cậu Tâm đến tôi cũng không biết.
- Phải, chả mấy người biết! Chữ sách ‘’Hoài nam tử’’ sách ngoài, mấy người xem đến. Họ lấy câu ấy là cốt ý biểu dương cái công ơn ông thánh đây tràn lan khắp cả, không chốn nào là không tươi sáng như mùa xuân. Tam dương tức là xuân mà!
Đến ngày mười chín, yết bảng. Chung quanh bảng, người ta túm tụm chen nhau xem, kẻ hỏi, người gọi ồn ào. Tâm biết thế không sấn vào được như họ nên một mình đứng lảng ở ngoài cho người ta xem chán, ra hết rồi đến lượt mình. Trong đám đông tiếng nói ồn ào, Tâm nghe rõ những tiếng hỏi:
- Ai đỗ đầu?
- Phạm Tích Phúc ở xã Thượng Đông.
- A này, xem cậu bé hôm nọ có trúng không?
- Có Tâm, Nguyễn Đức Tâm, xã Thịnh Hậu đỗ thứ bẩy, có phải Tâm ấy không?
- Dễ mà phải đấy.
Tâm nghe thấy nói đến tên mình, sướng quá, tưởng ngất đi được. Nhưng Tâm vội nghĩ ngay ngộ người ta đọc nhầm chăng, Tâm bần thần đứng mong mỏi cho đám người đông đặc kia tan dần để mình vào xem bảng cho chắc. Song đám người vẫn cứ kéo đến mỗi lúc mỗi đông thêm. Tâm đang nửa vui nửa mừng chợt Chấn chạy đến reo lên:
- Anh Tâm đấy à? Tôi chạy tìm mãi, anh đỗ thứ bẫy, còn chúng tôi hỏng cả.
- Có thật không anh?
- Tôi còn nói dối anh à?
Ở đám đông, tiếng reo vang ầm đưa lại:
- A ha, cậu bé Nguyễn Đức Tâm đỗ thứ bẩy!
- Cậu Tâm đỗ thứ bẩy à?
- Cậu ấy đâu?
- A ha! Cậu ấy đây rồi!
Tức thì cả đám người quây kín chung quanh Tâm, làm Tâm sung sướng thẹn đỏ cả mặt. Cả đám chen nhau mà không dám reo to nói lớn, để tỏ lòng kính mến. Mọi người hỏi dồn Tâm những câu bâng quơ về việc học. Nhiều người thì thầm khen cậu bé giỏi giang.
Mãi đến lúc tiếng loa vang dậy mời các vị trúng tuyển vào nhà khách, tức là trường thi hôm trước bày biện lại, đám đông mới giãn ra để cho Tâm đi. Tâm e thẹn như cô gái về nhà chồng, bước vào nhà khách giữa những con mắt nhìn thán phục của mọi người. Ai cũng đều đon đả vồn vả hỏi Tâm. Các người đỗ đều đủ mặt, Tâm thấy toàn người lạ cả. Cái người quen ông Đồ Trí cũng hỏng, Tâm càng thêm sung sướng bội phần thấy người mắng mình hôm nọ cũng có mặt ở đây, Tâm vội chạy đến, cung kính hỏi với một vẻ tự đắc:
- Ông đỗ đầu phải không? Xin ông cho tiểu sinh biết quý tính cao danh?
Ông kia đáp lảng:
- Không tôi không đỗ đầu. Nhưng đỗ đạc ở đây thì có ra trò trống gì? Cậu tưởng...
Một người bèn nói xen vào:
- Ấy tại ông ấy đỗ thứ tám đấy!
Tâm khoái trí nghĩ bụng:
- Nào xem anh có kém tớ không nào. Lên mặt ta đây mãi?
Ở ngoài dân làng đã sắp đủ nghi vệ rước các vị trúng tuyển sang đình lễ thánh. Ông Tiên Chỉ vào mời:
- Kính trình liệt quý, liệt quý đã có lòng chiếu cố đến hội làng chúng tôi và được son phấn Quan Huấn Đạo đề cử, xứng danh là bậc danh sĩ, xin mời liệt quý rời gót ngọc lại đình làng trước là lễ thánh, sau xin chứng tỏ cho tấm lòng mộ đạo của chúng tôi.
Rồi là cuộc rước. Năm lá cờ đi trước, đến phường bát âm Thứ đến là cái trống tiêu cổ thủng thẳng điểm vài tiếng dẫn đường, rồi mười cái lọng xanh đi hàng đôi, che cho mười vị vừa đỗ đang đi rất nghiêm trang thong thả. Đằng sau là những kỳ dịch làng Mỹ Lương rồi đến những người đi xem, già trẻ nhớn bé, lũ lượt như đàn bò kéo theo sau rốt. Đám rước đi từ từ vào đến đình. Một tràng phào nổ, khói trắng đục bay tỏa như sương mù. Các khách đã vào cả trong đình. Phường trống đổ trống lễ. Lần lượt từng người theo một nhịp trống vào lễ bốn lễ. Tâm bé nhất nên lễ cuối cùng. Đứng trước hương án thiếp vàng chói lọi và chung quanh mọi người quan chiêm, Tâm run run sợ, lễ vội vàng cho mau xong bốn lễ. Tiếng trống vừa dứt, ông Tiên Chỉ mời mọi người vào ngồi một bên sân đình. Chiếu hoa giải càn lan, cỗ bày thẳng hàng tăm tắp. Bốn người một cỗ, họ kép nhau ngồi vào, rối rít, vội vàng như đi xem đám rước. Trên cỗ bầy toàn những thức ăn ngon miệng: Giò, nem, ninh, mọc, tái dê, chả cáv.v...Tâm trông thấy, miệng đã thèm thuồng, tưởng chừng ăn hết cả cỗ. Các hương chức đủ mặt lại mời rượu, những giai tráng đi lại hai bên hầu hạ, so đũa, rót rượu, lau bát, thái giò, xé chả...Các ngài trúng giải chỉ việc ngồi ăn. Họ ăn uống no say và nói chuyện huyên thuyên. Thỉnh thoảng họ nói đến Tâm, họ hỏi Tâm một vài câu trong sách, một vài điển trong bài thơ hay, Tâm giả nhời trôi chảy cả. Có câu họ hỏi khó quá, Tâm chưa học đến, Tâm cứ thực tường khai là không biết, và mạnh bạo hỏi lại xem câu ấy ở sách nào. Tâm thực thà, không kiêu hãnh, nên ai cũng yêu vì. Gần tàn cuộc rượu, ông trạc ngoài ba mươi, ngà ngà say...mặt chín như gấc, mắt đỏ gay, lè nhè bảo Tâm:
- Xin nguyện trước Đức Thượng Đẳng tôi nói sai tôi phải tội, cậu học giỏi thật, bé thế mà đã lung loát cả chúng tôi, tôi phục thật đấy. Ngày sau thế nào đường khoa danh cậu cũng hơn chúng tôi nhiều.
Mọi người nói chen vào:
- Phải rồi, cậu hơn hẳn chúng tôi đứt đi chứ. Lúc ấy đừng quên chỗ anh em hội họp ở bữa rượu này nhé!
Tâm thẹn cuống lên, chỉ ấp úng nói được câu:
- Không dám, tôi không dám.
Tâm sung sướng quá, phơi phới trong lòng, mê ly như người say rượu. Lần đầu tiên ra dự nơi công chúng ở nơi xa lạ, được mọi người mến phục, Tâm tự hào lắm và lúc ấy mới chịu nhận cái nghĩa rất đúng của câu: Vạn ban giai hạ phẩm Duy hữu độc thư cao!
Đọc tiếp PHẦN II - CHƯƠNG 2