daibentre123456

New member
Xu
0
Ngô Sĩ Liên là sử quan xuất sắc đời Lê, góp phần chủ yếu trong việc sưu tầm, bổ sung và soạn thảo Đại Việt sử ký toàn thư - bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam còn được giữ lại nguyên vẹn cho tới ngày nay,đây là một tác phẩm lịch sử nhưng đậm chất văn học trung đại.

Ngô Sĩ Liên chưa rõ năm sinh-mất người làng Trúc Lý ,huyện Chương Đức nay là huyện Chương Mỹ tĩnh Hà Tây. Ông đỗ tiến sĩ năm 1442,dưới triều Lê Thái Tông,được cử vào Viện Hàn Lâm ,đền dời Lê Thánh Tông ông giữ chức Hữu Thị Lang bộ lễ ,Triều Liệt đại phu kiêm Tư Nghiệp Quốc Tữ Giám.Tu soạn Quốc sử giám Ông vâng lệnh Lê Thánh Tông biên soạn bọ đại việt sử ký toàn thư.

Đại Việt sử ký toàn thư là cuốn sách lớn chép về các sự kiện lịch sử nước Việt Nam,được Ngô Sĩ Liên, một nhà sử học thời Lê Thánh Tông viết với sự tham khảo và sao chép lại một phần từ các cuốn Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu thời nhà Trần và Đại Việt sử ký tục biên của Phan Phu Tiên (thời nhà Lê nhưng trước Ngô Sĩ Liên) và được các nhà sử học khác như Vũ Quỳnh, Lê Tung, Phạm Công Trứ, Lê Hy v.v.. hiệu chỉnh và bổ sung thêm sau này. Tên gọi chính thức của cuốn sách này do Ngô Sĩ Liên đặt,tác phẩm vừa thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ vừa có giá trị sử học,vừa có giá trị văn học.

Qua các sự kiện về cuộc đởi Trần Quốc Tuấn bài viết khắc họa chân dung nhân vật lịch sử Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, nêu cao phẩm chất Trần Quốc Tuấn là một con người trung quân ái quốc,tài năng mưu lược,đức độ lớn lao..

Lòng trung vời vua của Trần Quốc Tuấn thể hiện ở tinh thần yêu nước sâu sắc và ý thức trách nhiệm công dân đối với dát nước phẩm chất trung quân của ông thể hiện ngay từ đầu đoạn trích.

Một hôm ông ốm nặng ,vua đến thăm hỏi ông về kế sách giữ nước,Trần Quốc Tuấn lần lượt trình bài với vua về những sách lượt uyển chuyển,binh pháp linh hoạt,khả năng dùng người tài giỏi,phải tùy thời mà tạo thế::”Ngày xưa Triệu Vũ dựng nước vua hán cho quân đánh nhân dân làm kế thanh dã,Đời Đinh,lê dùng người tài giỏi đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì suy yếu.Trên dưới một dạ,lòng dân không lìa.Vua Lí mở nền,nhà Tống xâm phạm địa giới ,dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm,Liêm đến tận Mai Lĩnh là vì có thế,vua tôi đồng tâm,anh em hòa mục,cả nước nhà góp sức,giặc phải bị bắt”,và phải biết:”Khoan thư sức dân”đấy chính là thượng sách giữ nước.

Lòng trung nghĩa và giữ tiết bề tôi của Trần Quốc Tuấn, được đặt trong những hoàn cảnh có thử thách giữa cha ông và Trần Thái Tông:”Lúc mới sinh ra, có một thầy tướng xem cho và bảo: '[Người này] ngày sau có thể cứu nước giúp đời'."Khi lớn lên, ông có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, đọc thông hiểu rộng, có tài văn võ. An Sinh vương Trần Liễu trước đây vốn có hiềm khích với Chiêu Lăng (tức vua Trần Thái Tông - Trần Cảnh), mang lòng hậm hực, tìm khắp những người tài nghệ để dạy Trần Quốc Tuấn. Lúc sắp mất, An Sinh Vương cầm tay Trần Quốc Tuấn, trăng trối rằng: "Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được". Do An Sinh vương Trần Liễu lấy người chị của công chúa Lý Chiêu Hoàng là Thuận Thiên công chúa, còn Trần Cảnh cưới Lý Chiêu Hoàng khi bà mới 7 tuổi. Sau này Lý Chiêu Hoàng không có con nên năm 1237, Trần Thủ Độ bắt vợ của Trần Liễu lúc ấy có thai ba tháng về làm vợ Trần Cảnh (chị thay cho em). Chính vì lẽ đó mà Trần Liễu oán giận Trần Cảnh. Quốc Tuấn ghi điều đó trong lòng, nhưng không cho là phải”

Đến khi vận nước trong tay,nắm vững binh quyền ong nhớ đến lới cha dặn ,nhưng Trần Quốc Tuấn đã đặt trung hiếu lên trên thù nhà, ông thử đem chuyện của mình để thử lòng 2 người gia nô và 2 người con:”Đến khi vận nước lung lay, quyền quân quyền nước đều do ở mình, ông đem lời cha trăn trối để dò ý hai gia nô thân tín là Dã Tượng và Yết Kiêu. Hai người gia nô bẩm rằng: "Làm kế ấy tuy được phú quý một thời nhưng để lại tiếng xấu ngàn năm. Nay Đại Vương há chẳng đủ phú và quý hay sao? Chúng tôi thề xin chết già làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu, chỉ xin lấy người làm thịt dê là Duyệt làm thầy mà thôi,Quốc Tuấn cảm phục đến khóc, khen ngợi hai người. Một hôm Quốc Tuấn vờ hỏi con ông là Hưng Vũ vương Trần Quốc Hiến: "Người xưa có cả thiên hạ để truyền cho con cháu, con nghĩ thế nào?"

Hưng Vũ vương Trần Quốc Hiến thưa: "Dẫu khác họ cũng không nên, huống chi là cùng một họ!"

Trần Quốc Tuấn ngẫm cho là phải. Lại một hôm Trần Quốc Tuấn đem chuyện ấy hỏi người con thứ là Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng. Trần Quốc Tảng tiến lên thưa: "Tống Thái Tổ vốn là một ông lão làm ruộng, đã thừa cơ dấy vận nên có được thiên hạ.

Trần Quốc Tuấn rút gươm mắng: "Tên loạn thần là từ đứa con bất hiếu mà ra" và định giết Quốc Tảng, Hưng Vũ vương hay tin, vội chạy tới khóc lóc xin chịu tội thay, Quốc Tuấn mới tha.”
Sau đó, ông dặn Hưng Vũ vương: "Sau khi ta chết, đậy nắp quan tài đã rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng.Chính điều này càng làm tôn lên tấm lòng trung nghĩa của ông.


Bản thân ông dù được vua trao quyền phong tước cho người khác,nhưng ông không một lần nào phong tước .Đấy là giữ tiết bề tôi.

Đi dôi với lòng trung nghĩa, Trần Quốc Tuấn còn là một vị tướng anh hùng tài ba với tài thao lượt,đức độ lớn lao qua cách ông trình bày với vua về thời thế tượng quan ta địch,sức mạnh của địch,dối sách của ta,tin vào sức mạnh của dân.nhìn xa trông rộng.khi Thánh tông bảo: "Thế giặc như vậy, ta phải hàng thôi". Trần Quốc Tuấn trả lời: "Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng"Vì thế, đời Trùng Hưng, lập nên công nghiệp hiếm có. Tiếng vang đến phương bắc, chúng thường gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương mà không dám gọi thẳng tên. Sau khi mất rồi, các châu huyện ở Lạng Giang hễ có tai nạn bệnh dịch, nhiều người cầu đảo ông. Còn có lời đồn rằng, mỗi khi đất nước có giặc vào cướp, đến lễ ở đền ông, hễ tráp đựng kiếm có tiếng kêu thì thế nào cũng thắng lớn

Trần Quốc Tuấn từng soạn các sách như Binh gia diệu lý yếu lược (quen gọi là Binh thư yếu lược) và Vạn ---- tông bí truyền thư để dạy các tỳ tướng, dụ họ bằng bài Hịch tướng sĩ.Trần Quốc Tuấn từng soạn sách để khích lệ tướng sĩ dưới quyền

Ông còn là một người nhìn xa trộng rộng, lo cả việc hậu sư sau khi ông mất, ông dặn con rằng: "Ta chết thì phải hỏa táng, lấy vật tròn đựng xương, bí mật chôn trong vườn An Lạc, rồi san đất và trồng cây như cũ, để người đời không biết chỗ nào, lại phải làm sao cho mau phục".Chính vì đức tính tốt đẹp này ma ông đã được nhiều người sùng kính và gọi là Đức Thánh Trần.

Về nghệ thuật bài văn đã khắc họa được nhân vật lịch sử sắc nét và sống động.Nhan Vật Trần Quốc Tuấn được xây dựng trong nhiều mối quan hệ:Vua-tôi,với dân,với tướng sĩ ,giữa cha-con,ông đã dặt nhân vật trong những tình huống có thử thách,mâu thuẫn như:mâu thuẫn giữa lòng trung hiếu ,tình huống giặc kéo sang nhà vua thử lòng Trần Quốc Tuấn...đã góp phần làm nổi bật những phẩm chất cao quý của Trần Quốc Tuấn.

Về nghệ thuật kể chuyện :Tác giả đã kể chuyện theo trình tự thời gian ,không đơn điệu:Đầu tiên đoạn trích nêu lên sự kiện TQt bị ốm nặng rồi từ đó ngược dòng thơi gian kể về chuyện Trần Quốc Tuấn và những công lao của ông.Cách kể chuyện một cách mạch lạc ,khúc chiết làm nỗi bật chân dung nhân vật,đưa nhiều chi tiết đặc sắc.chọn lọc làm đề tài ấn tượng sâu đậm đạt hiệu quả cao.

Với nghệ thuật kể chuyện của mình tác giả đã khắc họa đậm nét Trần Quốc Tuấn là một vị anh hùng cứu nước vĩ đại ,là một nhà quân sự tài ba lỗi lạc ,đã khắc sâu vào trong lòng của mỗi người dân Việt Nam.
 
Sinh năm 1228, Trần Quốc Tuấn ra đời khi họ Trần vừa thay thế nhà Lý làm vua trong một đất nước đói kém, loạn ly. Trần Thủ Độ, một tôn thất tài giỏi đã xếp đặt bày mưu giữ cho thế nước chông chênh thành bền vững. Bấy giờ Trần Cảnh còn nhỏ mới 11 tuổi, vợ là Lý Chiêu Hoàng, vị vua cuối cùng của dòng họ Lý. Vì nhường ngôi cho chồng nên trăm họ và tôn thất nhà Lý dị nghị nhà Trần cướp ngôi. Trần Thủ Độ rất lo lắng. Bấy giờ Trần Liễu, anh ruột vua Trần Cảnh lấy công chúa Thuận Thiên, chị gái Chiêu Hoàng đang có mang. Trần Thủ Độ ép Liễu nhường vợ cho Cảnh để chắc có một đứa con cho Cảnh. Liễu nổi loạn. Thủ Độ dẹp tan nhưng tha chết cho Liễu. Song điều này không dẹp nổi lòng thù hận của Liễu. Vì thế Liễu kén thầy giỏi dạy cho con trai mình thành bậc văn võ toàn tài, ký thác vào con mối thù sâu nặng. Người con trai ấy chính là Trần Quốc Tuấn.

Thuở nhỏ, có người đã phải khen Quốc Tuấn là bậc kỳ tài. Khi lớn lên, Trần Quốc Tuấn càng tỏ ra thông minh xuất chúng, thông kim bác cổ, văn võ song toàn. Trần Liễu thấy con như vậy mừng lắm, những mong Quốc Tuấn có thể rửa nhục cho mình. Song, cuộc đời Trần Quốc Tuấn trải qua một lần gia biến, ba lần quốc nạn và ông đã tỏ ra là một bậc hiền tài. Thù nhà ông không đặt lên trên quyền lợi dân nước, xã tắc. Ông đã biết dẹp thù riêng, vun trồng cho mối đoàn kết giữa tông tộc họ Trần khiến cho nó trở thành cội rễ của đại thắng. Bấy giờ quân Nguyên sang xâm chiếm Việt Nam. Trần Quốc Tuấn đã giao hảo hòa hiếu với Trần Quang Khải. Hai người là hai đầu mối của hai chi trong họ Trần, đồng thời một người là con Trần Liễu, một người là con Trần Cảnh, hai anh em đối đầu của thế hệ trước. Sự hòa hợp của hai người chính là sự thống nhất ý chí của toàn bộ vương triều Trần, đảm bảo đánh thắng quân Nguyên hung hãn.

Chuyện kể rằng: thời ấy tại bến Đông, ông chủ động mời Thái sư Trần Quang Khải sang thuyền mình trò chuyện, chơi cờ và sai nấu nước thơm tự mình tắm rửa cho Quang Khải... Rồi một lần khác, ông đem việc xích mích trong dòng họ dò ý các con, Trần Quốc Tảng có ý khích ông cướp ngôi vua của chi thứ, ông nổi giận định rút gươm toan chém chết Quốc Tảng. Do các con và những người tâm phúc xúm vào van xin, ông bớt giận dừng gươm nhưng bảo rằng: Từ nay cho đến khi ta nhắm mắt, ta sẽ không nhìn mặt thằng nghịch tử, phản thầy này nữa! Trong chiến tranh, ông luôn hộ giá bên vua, tay chỉ cầm cây gậy bịt sắt. Thế mà vẫn có lời dị nghị, sợ ông sát vua. Ông bèn bỏ luôn phần gậy bịt sắt, chỉ chống gậy không khi gần cận nhà vua. Và sự nghi kỵ cũng chấm dứt. Giỏi tâm lý, chú ý từng việc nhỏ để tránh hiềm nghi, yên lòng quan để yên lòng dân, đoàn kết mọi người vì nghĩa lớn dân tộc. Một tấm lòng trung trinh son sắt vì vua, vì nước.

Vua giao quyền tiết chế cho Trần Quốc Tuấn. Ông biết dùng người tài như các anh hùng Trương Hán Siêu, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng... đều từ cửa tướng của ông mà ra. Ông rất thương binh lính, và họ cũng rất tin yêu ông. Đội quân cha con ấy trở thành đội quân bách thắng.

Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng cột đá chống trời. Ông đã soạn hai bộ binh thư: Binh thư yếu lược, và Vạn Kiếp tông bí truyền thư để dạy bảo các tướng cách cầm quân đánh giặc. Trần Khánh Dư, một tướng giỏi cùng thời đã hết lời ca ngợi ông :... "Lấy ngũ hành cảm ứng với nhau, cân nhắc cửu cung, không lẫn âm dương...". Biết dĩ đoản binh chế trường trận, có nghĩa là lấy ngắn chống dài. Khi giặc lộ rõ ý định gây hấn, Trần Quốc Tuấn truyền lệnh cho các tướng, răn dạy chỉ bảo lẽ thắng bại tiến lui. Bản Hịch tướng sĩ viết bằng giọng văn thống thiết hùng hồn, mang tầm tư tưởng của một bậc "đại bút".

Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng tài có đủ tài đức. Là tướng nhân, ông thương dân, thương quân, chỉ cho quân dân con đường sáng. Là tướng nghĩa, ông coi việc phải hơn điều lợi. Là tướng chí, ông biết lẽ đời sẽ dẫn đến đâu. Là tướng dũng, ông sẵn sàng xông pha vào nơi nguy hiểm để đánh giặc, lập công, cho nên trận Bạch Đằng oanh liệt nghìn đời là đại công của ông. Là tướng tín, ông bày tỏ trước cho quân lính biết theo ông thì sẽ được gì, trái lời ông thì sẽ bị gì. Cho nên cả ba lần đánh giặc Nguyên Mông, Trần Quốc Tuấn đều lập công lớn.
Hai tháng trước khi mất, vua Anh Tông đến thăm lúc ông đang ốm, có hỏi:
- Nếu chẳng may ông mất đi, giặc phương Bắc lại sang xâm lấn thì kế sách làm sao?
Ông đã trăng trối những lời cuối cùng, thật thấm thía và sâu sắc cho mọi thời đại dựng nước và giữ nước:
- Thời bình phải khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ, đó là thượng sách giữ nước.
Mùa thu tháng Tám, ngày 20, năm Canh Tý, Hưng Long thứ 8 (1300) "Bình Bắc đại nguyên soái" Hưng Đạo đại vương qua đời. Theo lời dặn lại, thi hài ông được hỏa táng thu vào bình đồng và chôn trong vườn An Lạc, giữa cánh rừng An Sinh miền Đông Bắc, không xây lăng mộ, đất san phẳng, trồng cây như cũ...


Khi ông mất (1300), vua phong ông tước Hưng Đạo đại vương. Triều đình lập đền thờ ông tại Vạn Kiếp, Chí Linh, ấp phong của ông thuở sinh thời. Công lao sự nghiệp của ông khó kể hết . Vua coi như bậc trượng phu, trăm họ kính trọng gọi ông là Hưng Đạo đại vương.

Trần Hưng Đạo là một anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hóa Việt Nam.
 
lm on jup mk vs.thuyet mjnh ve nguyen trai lam s day mn

Trong suốt 4000 năm chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, sử sách ta đã ghi dấu rất nhiều vị anh hùng dân tộc có cống hiến to lớn cho nền phồn thịnh của nước nhà,và một trong những ngôi sao sáng rực rỡ trên bầu trời văn hóa của những người con đất Việt chính là nhà quân sự,chiến lược gia đại tài,đại văn hào Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi không những được người người khâm phục ở tài năng quân sự mà còn vì ông là một con người tận trung ái quốc , yêu mến quê hương đất nước thiết tha.Văn võ song toàn ,cống hiến suốt đời và đóng góp to lớn cho sự nghiệp cứu và dựng nước , đáng là bậc anh hùng của nước nhà.Với những chiến lược quân sự tài ba , lời lẽ chau chuốt của một nhà ngoại giao chính trị , lời văn mượt mà tha thiết của một nhà văn hóa , Nguyễn Trãi đáng là một đại văn hào của dân tộc.Tuy nhiên,cũng giống như bao bậc hiền triết nổi tiếng khác của nhân loại,số mệnh của ông cũng phải gắn liền với hai câu thơ bất hủ của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du:

“Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần”

Nguyễn Trãi tên hiệu là Ức Trai,sinh năm 1380 và mất năm 1442 , quê ở Nhị Kê ( Hà Tây ) , song thân là Nguyễn Phi Khánh và Trần Nguyên Đán thuộc dòng dõi quý tộc.Nguyễn trải sống vào thời đại nước nhà đang có nhiều biến động dữ dội nên cuộc đời của ông cũng gặp phải lắm gian truân ,khi ông lên 5 tuổi thì mẹ qua đời , 10 tuổi thì mất ông ngoại. Ông đỗ Thái học sinh vào năm 20 tuổi,làm quan chưa được bao lâu thì đất nước gặp phải cảnh binh đao loạn lạc.Năm 1407 , giặc Minh tràn sang cướp nước ta, phụ thân ông là Nguyễn Phi khánh bị bắt sang Trung Quốc.Lúc đầu Nguyễn Trãi kiên quyết một mực đi theo chăm sóc cha cho trọn vẹn chữ “Hiếu” nhưng về sau khi được cha ông nhiều lần khyên nhủ, Nguyễn Trải đành nén đau thương từ biệt cha già trở về quê hương và tìm theo phò tá Lê Lợi, góp đại công vào chiến thắng hiển hách của dân tộc sau hơn 10 năm chiến đấu.

Sau khi đất nước sạch bóng quân thù, khắp nơi thiên hạ thái bình thịnh trị , Nguyễn Trãi trở thành một trong những vị Khai Quốc Công Thần đầu tiên giúp nhà vua dựng nước, nhưng về sau ông đã gặp phải một biến cố khiến cho lòng tin của Lê Thái Tổ đối với ông bị giảm sút, không muốn nghe những lời đàm tiếu không hay về mình, ông đành cáo lão về Côn Sơn ở ẩn nhưng trong lòng không lúc nào là không lo cho sự yên ấm của trăm họ

Đến năm 1440 Lê Thái Tông mời ông ra giao việc lớn ,ông đang hăng hái giúp vua thì xảy ra vụ án oan Trái Vãi ( Lệ Chi Viên - Bắc Ninh ) vụ án oan nổi tiếng nhất trong suốt lịch sử của dân tộc ta.Năm đó nhà vua nhân dịp vi hành đã tá túc tại nhà của Nguyễn Trãi thì không may bị chết đột ngột, bọn gian thần vu oan cho ông âm mưu giết vua , khép tội chu vi tam tộc ( 1442 ) và hơn 20 năm sau ( 1464 ) Lê Thánh Tông mới giải tỏa nỗi oan này cho Nguyễn Trãi.Nhà vua cho sưu tầm lại thơ văn ông và tìm người con trai còn sống sót của Nguyễn Trãi phục hồi chức quan.

Nguyễn Trãi là một tài năng lỗi lạc, ông không những là một nhà chính trị, nhà quân sự, nhà ngoại giao mà còn là một đại thi hào của nền văn học Việt Nam ta.Tác phẩm của ông cũng đồng số phận , cuộc đời , gian nan mà ông từng trải.Sau khi ông mất , nhiều tác phẩm từng bị ra lệnh tiêu hủy.Sau 20 năm , Lê Thánh Tông truyền lệnh sưu tầm tác phẩm của ông , nhưng rồi lại bị thất tán.Mãi đến đầu thế kỉ XIX mới tìm lại được và nửa cuối thế kỉ XIX mới được khắc in . Ông đã để lại cho kho tàng văn học nhiều tác phẩm có giá trị : về quân sự và chính trị , Nguyễn Trãi có " Quân trung từ mệnh tập"gồm những thư từ và giấy tờ giao thiệp với giặc Minh và triều đình nhà Lê.Ngoài ra còn phải kể đến tác phẩm"Bình ngô đại cáo " là án thiên cổ hùng văn " trong lịch sử , tổng kết cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh và mở ra một kỉ nguyên mới cho nước nhà ... Về lục sử có " Lam Sơn thực lục " là cuốn sử về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và " Dư địa chí " viết về địa lý nước ta lúc bấy giờ.Về văn học, Nguyễn Trải có " Ức trai thi tập , Quốc Âm thi tập , " . " Quốc Âm thi tập " được viết bằng chữ nôm, đánh dấu sự hình thành của nền thơ ca Tiếng Việt.Ông là người đứng đầu trong sự nghiệp khởi nghĩa dòng thơ Nôm trong hàng nghìn , vạn văn chương chữ Hán dày đặc đương thời.

Thơ văn của ông thấm nhuần tư tưởng nhân nghĩa , triết lí thế sự và tình yêu thiên nhiên , nổi bật trong thơ văn Nguyễn Trãi là tư tưởng mang nội dung yêu nước , thương dân.Yêu nước gắn với thương dân, việc nhân nghĩa nhằm làm cho nhân dân được sống yên ổn - đó là tư tưởng suốt một đời của Nguyễn Trãi.Thơ Nguyễn Trãi thể hiện những triết lí thế sự sâu sắc mà giản dị ,những trải nghiệm đau đớn về cuộc đời. Và trong thơ ca của ông còn tràn đầy tình yêu thiên nhiên , đối với ông thiên nhiên là tri kỹ, là gia đình ruột thịt.

Thơ văn Nguyễn Trãi đạt mốc đỉnh cao chói lọi trong nền văn học dân tộc , ông là nhà văn có nhiều cống hiến to lớn cho văn học đất nước, cùng với các bài chiếu ,biểu , lục , ông đã xây đắp nền móng văn hóa tư tưởng cho dân tộc. Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi là một thế giới thẩm mĩ phong phú , vừa trữ tình , trí tuệ, vừa hào hùng , lãng mạn . Về thơ Nôm, Nguyễn Trãi là người tiên phong , để lại tập thơ xưa nhất và nhiều bài nhất .Đó là những bài thơ giàu trì tuệ , sâu sắc , thấm dẫm trỉ nghiệm về cuộc đời , được việt bằng ngôn ngữ tinh luyện trong sáng , đăng đối một cách cổ điển. Nguyễn Trãi là nhà thơ đã sớm đưa tục ngữ vào tác phẩm , ông cũng là người đã sáng tạo hình thức thơ thất ngôn xen lục ngôn, một hình thức khác với Đường Luật.Có thể nói Nguyễn Trãi là một nhân vật tài đức có đủ , trí dũng song toàn trong lịch sự Việt Nam thời phong kiến.

Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa lỗi lac và cũng là người có số phận bi thương trong lịch sử Việt Nam. ông chẳng những góp phần viết nên các trang hào hùng trong lịch sử giữ nước và dựng nước mà còn chính là người tiên phong trong việc đặt những viên gạch đầu tiên cho nền móng vững chãi của văn học nước nhà.Suốt cuộc đời mình Nguyễn Trãi luôn nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân , gắn bó thiết tha với cảnh vật thiên nhiên đấtnước, thể hiện tình yêu ngôn từ Việt nồng thắm.Năm 1980,Nguyễn Trãi chính thức được tổ chức Giáo dục , Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top