Thuyết minh về cây cà phê

  • Thread starter Thread starter chuotvip
  • Ngày gửi Ngày gửi

chuotvip

New member
Xu
0
Em nhờ mọi người làm giúp em bài này: Thuyết minh về cây cà phê ở quê em.
Yêu cầu phải có sự liên tưởng tưởng tượng, có ít nhất 2 phương pháp thuyết minh
Cảm ơn mọi người.
 
Em nhờ mọi người làm giúp em bài này: Thuyết minh về cây cà phê ở quê em.
Yêu cầu phải có sự liên tưởng tưởng tượng, có ít nhất 2 phương pháp thuyết minh
Cảm ơn mọi người.

Tham khảo bài giới thiệu trên wiki nhé em:

Giới thiệu về cây cà phê

1.Giới thiệu chung về cà phê

Cà phê là tên một chi thực vật thuộc họ Thiến thảo (Rubiaceae). Họ này bao gồm khoảng 500 chi khác nhau với trên 6.000 loài cây nhiệt đới.

Cà phê bao gồm nhiều loài cây lâu năm khác nhau. Tuy nhiên, không phải loài nào cũng chứa caffein trong hạt, một số loài khác xa với những cây cà phê ta thường thấy. Chỉ có hai loài cà phê có ý nghĩa kinh tế. Loài thứ nhất có tên thông thường trong tiếng Việt là cà phê chè (tên khoa học: Coffea arabica), đại diện cho khoảng 61% các sản phẩm cà phê trên thế giới. Loài thứ hai là cà phê vối (tên khoa học: Coffea canephora hay Coffea robusta), chiếm gần 39% các sản phẩm cà phê. Ngoài ra còn có Coffea liberica và Coffea excelsa (ở Việt Nam gọi là cà phê mít) với sản lượng không đáng kể.

2. Cấu tạo và đặc trưng của cây cà phê

Cây cà phê có chiều cao từ 6 m tới 10 m. Tuy nhiên, người ta thường phải cắt tỉa để giữ được độ cao từ 2-4 m, thuận lợi cho việc thu hoạch. Thân cây cà phê vối, khi cưa đốn thường được dùng chạm trổ các đồ thủ công mỹ nghệ. Cây cà phê có cành thon dài, lá cuống ngắn, xanh đậm, hình oval. Mặt trên lá có màu xanh thẫm, mặt dưới xanh nhạt hơn. Chiều dài của lá khoảng 8-15 cm, rộng 4-6 cm. Rễ cây cà phê là loại rễ cọc, cắm sâu vào lòng đất từ 1 đến 2,5 m với rất nhiều rễ phụ tỏa ra xung quanh làm nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng nuôi cây.

Hoa cà phê màu trắng, có năm cánh, thường mọc thành chùm đôi hoặc chùm ba. Màu hoa và hương hoa dễ làm ta liên tưởng tới hoa nhài. Hoa chỉ nở trong vòng 3 đến 4 ngày và thời gian thụ phấn chỉ vài ba tiếng. Một cây cà phê trưởng thành có từ 30.000 đến 40.000 bông hoa.

Cà phê là loài cây tự thụ phấn, do đó gió và côn trùng có ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh sản của cây. Sau khi thụ phấn từ 7 đến 9 tháng cây sẽ cho quả hình bầu dục, bề ngoài giống như quả anh đào. Trong thời gian chín, màu sắc của quả thay đổi từ xanh sang vàng rồi cuối cùng là đỏ. Quả có màu đen khi đã chín nẫu. Do thời gian đâm hoa kết trái lâu như vậy mà một vụ cà phê kéo dài gần một năm trời và có thể xảy ra trường hợp trên một cây vừa có hoa, vừa có quả.

Thông thường một quả cà phê chứa hai hạt. Chúng được bao bọc bởi lớp thịt quả bên ngoài. Hai hạt cà phê nằm ép sát vào nhau. Mặt tiếp xúc giữa chúng là mặt phẳng, mặt hướng ra bên ngoài có hình vòng cung. Mỗi hạt còn được bảo vệ bởi hai lớp màng mỏng: một lớp màu trắng, bám chặt lấy vỏ hạt; một lớp màu vàng rời rạc hơn bọc ở bên ngoài. Hạt có thể có hình tròn hoặc dài, lúc còn tươi có màu xám vàng, xám xanh hoặc xanh. Thỉnh thoảng cũng gặp nhưng quả chỉ có một hạt (do chỉ có một nhân hoặc do hai hạt bị dính lại thành một).

Ở Việt Nam, nước hiện đứng đầu thế giới về sản xuất cà phê vối (robusta), niên vụ của cây cà phê được tính từ tháng 10 đến hết tháng 9 năm sau (theo dương lịch). Cà phê được trồng chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên , có thời gian thu hoạch cà phê thường kéo dài trong 4 tháng, tính từ cuối tháng 10 đến hết tháng 1. Ngay sau thu hoạch là thời gian người trồng cà phê vối bắt đầu tưới nước cho cây và bón phân, chia thành nhiều đợt ngắn. Giai đoạn này kéo dài đến tháng 4 hàng năm.

3. Tác dụng, vai trò của cây cà phê


Quả cây cà phê tạo ra một thức uống có nhiều tác dụng tốt như làm cho chúng ta thoải mái và dễ tính hơn, làm tiêu mỡ, làm giảm nguy cơ mắc bệnh hen và chữa được dị ứng, giúp giảm đau, bảo vệ khỏi các bệnh về gan, kích thích hoạt động trí óc, làm tăng sức mạnh của cơ bắp, chống lại bệnh tiểu đường type II. Chính vì vậy, cà phê luôn là một món đồ uống hấp dẫn, đặc biệt là giới trẻ với lối sống hiện đại.

Cây cà phê ở Việt Nam luôn là cây thế mạnh, đem lại nguồn lời lớn về kinh tế cho nước nhà.

(Sưu tầm và biên tập)
 
nan với các bạn quá đành dùng tạm cái này vậy


Cà phê thì ai cũng uống, nhưng nói về cây cà phê và các loại cà phê thì không phải ai cũng biết. Cafe Demi Fantasy muốn cung cấp cho khách hàng của mình vài câu chuyện nho nhỏ về những cây cà phê, và hy vọng rằng chúng ta sẽ có dịp ngồi bàn tán và nói chuyện về loại cây cho ra những giọt đắng này.
————————————

Cà phê là cây có hoa chùm lưỡng tính, tự thụ phấn. Cây có rễ cọc, thân gỗ, trong hoang dã có thể cao đến 15 mét. Cho trái tốt trong 30-50 năm và có thể đến trên 70-80 năm.Thích hợp với đất đai trong vùng nhiệt đới khoảng từ 25o vĩ bắc – 30o vĩ nam, tốt nhất là đất có nguồn gốc từ phún thạch (Bazan nâu-đỏ hay Pôzolic vàng-đỏ) của các vùng cao nguyên, có độ ẩm trên 70%, mưa nhiều, nhất là những vùng chia làm hai mùa mưa nắng rõ rệt. Thích nhiều ngày nắng, ánh sáng tán xạ, có nhiều cây che bóng.

Cây cà phê được trồng ở nước ta có 3 giống gồm cà phê Vối (Robusta) chiếm hơn 90% diện tích, cà phê Chè (Arabica) gần 10% và cà phê Mít (Excelsa) chỉ khoảng 1%.

Ngay từ những ngày đầu, có hai giống cà phê được đưa vào trồng ở nước ta.



Vườn cà phê Robusta ở Cư Kuin
1. Cà phê Robusta (Coffea canephora) thường được gọi với tên cà phê Vối
Cây cao đến 7-8 mét, dạng thân gỗ hoặc thân bụi, sinh trưởng tốt, kháng được nhiều nấm bệnh, chứa hàm lượng caffein 2-4% hạt, có vị đắng nhất. Cho trái nhiều trong khoảng 30 năm. Độ cao thích hợp từ 400-1200m, nhiệt độ trung bình 24o- 30¬oC, lượng mưa trên 1000mm, cần nhiều ánh sáng mặt trời. Dể trồng và chăm sóc, có sức đề kháng sâu bệnh cao.

Giống cà phê Vối được trồng chủ yếu có xuất xứ từ Eethiopia, đã được đưa về trồng ở Ả rập nên thường gọi là giống cà phê Môk-ka. (Môk-ka là tên một thành phố cảng sầm uất của thế giới Ả rập giao thương với bên ngoài trước khi có kênh đào Suez). Ở Việt Nam lấy giống lại từ quần đảo Java của Indonesia.

2. Cà phê Excelsa (Coffea excelsa) thường được gọi với tên cà phê Mít
Cây cao đến trên 10 mét, dạng thân gỗ, lá to. Trái chín muộn, chứa hàm lượng caffein khoảng 2% hạt, có vị chua. Cho trái khoảng 30-40 năm. Độ cao thích hợp dưới 800m, nhiệt độ trung bình 26o- 30¬oC, lượng mưa trên 1000mm, cần nhiều ánh sáng mặt trời. Dể trồng, ít sâu bệnh, ít tốn công chăm sóc.

Giống cà phê mít chủ yếu có nguồn gốc từ vùng Tây Phi.

Khi số lượng diện tích và số đồn điền đã tăng lên đáng kể thì vào đầu những năm 50 có thêm giống thứ ba là cà phê Chè được đưa vào trồng nhưng ít được ưa chuộng vì khá phức tạp.

3. Cà phê Arabica (Coffea arabica) thường được gọi với tên cà phê Chè
Có giá trị kinh tế cao nhất trong các giống cà phê. Nhưng được trồng hạn chế vì dễ bị sâu bệnh, ưa thích độ cao, khí hậu mát mẻ, mưa nhiều…

Cây cao đến 6 mét, dạng thân gỗ hoặc thân bụi, lá nhỏ, thường được hãm thấp trông như cây chè. Trái chín sớm, chứa hàm lượng caffein 1-2% hạt, có vị đậm đà, ngọt thơm, ít chua. Cho trái khoảng 20-30 năm. Độ cao thích hợp từ 1000-2000m, nhiệt độ trung bình 16o-25¬oC, lượng mưa trên 1200mm(càng nhiều càng tốt), ưa ánh sáng mặt trời tán xạ nên rất cần cây che bóng.

Giống cà phê chè được trồng trước đây là giống cà phê lấy từ Colombia, nhưng cũng được gọi tên Môk-ka (có lẽ cũng do xuất xứ từ cảng Môk-ka ra đi). Bây giờ phát triển chủ yếu là giống cà phê Catimor dễ trồng hơn nhưng chất lượng không bằng.

Ngoài ra còn có giống chính nữa, dễ trồng, chỉ thích hợp với độ cao dưới 600m và không thấy có ở độ cao trên 1100m.

4. Cà phê Liberia (Coffea liberica) là giống cũng được gọi là cà phê Mít
Chỉ được trồng ở các nước Liberia, Sierra Leone và vùng Tây Phi. Trước đây ở vài đồn điền quanh BuônMaThuột và vùng Đạt Lý, Ea Pôk đã thấy xuất hiện nhưng số lượng không đáng kể và được gọi với tên là cà phê Séri. Cây cao hơn giống Excelsa và chín cũng muộn hơn, vị chua. Ở Châu Âu thích dùng để trộn với hai loại kia khi rang xay.

Điểm qua những đặc tính cơ bản của các giống cà phê chính để thấy rằng việc lựa chọn vùng đất thích hợp cho cây là điều quan trọng, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm. Nếu muốn đưa đến những vùng đất khác cần phải chọn lọc, tìm ra những dòng thích hợp, đã được thuần hóa và nhất là phải có sự vào cuộc của các nhà khoa học về giống cây trồng. Không thể tùy tiện, duy ý chí để mà áp đặt chủ quan trái với tự nhiên như những câu chuyện đã được kể trên.

Cho nên đến thời điểm hiện tại có thể nói rằng cây cà phê ở Việt Nam chưa có thương hiệu và chưa phát triển một cách thực sự bền vững. Gần đầy mới thấy khởi động để xây dựng thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột của Việt Nam. Đây là điều mà các nhà quản lý, hoạch định chính sách và cả cơ quan chăm lo trồng trọt cần phải lưu tâm để cho cây cà phê Robusta Việt Nam để khẳng định vị thế số 1 ở trên thị trường toàn cầu một cách chắc chắn.
 
Cà phê là tên một chi thực vật thuộc họ Thiến thảo (Rubiaceae). Họ này bao gồm khoảng 500 chi khác nhau với trên 6.000 loài cây nhiệt đới
Chi cà phê bao gồm nhiều loài cây lâu năm khác nhau. Tuy nhiên, không phải loài nào cũng chứa caffein trong hạt, một số loài khác xa với những cây cà phê ta thường thấy. Chỉ có hai loài cà phê có ý nghĩa kinh tế. Loài thứ nhất có tên thông thường trong tiếng Việt là cà phê chè (tên KH: Coffea arabica), đại diện cho khoảng 61% các sản phẩm cà phê trên thế giới. Loài thứ hai là cà phê vối (tên khoa học: Coffea canephora hay Coffea robusta), chiếm gần 39% các sản phẩm cà phê. Ngoài ra còn có Coffea libericaCoffea excelsa (ở Việt Nam gọi là cà phê mít) với sản lượng không đáng kể.


Đặc trưng
Thân
Cây cà phê chè có thể cao tới 6m, cà phê vối tới 10 m. Tuy nhiên ở các trang trại cà phê người ta thường phải cắt tỉa để giữ được độ cao từ 2-4 m, thuận lợi cho việc thu hoạch. Cây cà phê có cành thon dài, lá cuống ngắn, xanh đậm, hình oval. Mặt trên lá có màu xanh thẫm, mặt dưới xanh nhạt hơn. Chiều dài của lá khoảng 8-15 cm, rộng 4-6 cm. Rễ cây cà phê là loại rễ cọc, cắm sâu vào lòng đất từ 1 đến 2,5 m với rất nhiều rễ phụ tỏa ra xung quanh làm nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng nuôi cây.
Hoa
Hoa cà phê
Hoa cà phê màu trắng, có năm cánh, thường mọc thành chùm đôi hoặc chùm ba. Màu hoa và hương hoa dễ làm ta liên tưởng tới hoa nhài. Hoa chỉ nở trong vòng 3 đến 4 ngày và thời gian thụ phấn chỉ vài ba tiếng. Một cây cà phê trưởng thành có từ 30.000 đến 40.000 bông hoa.
Ngay từ khi cây cà phê ra hoa kết quả người ta đã có những đánh giá đầu tiên về vụ mùa cà phê. Ở các nước sản xuất cà phê lớn điều này đặc biệt quan trọng trong việc đưa ra những nhận định về giá cả và thị trường. Tuy vậy những đợt rét đậm hoặc hạn hán có thể làm đảo lộn mọi sự tính toán và đẩy thị trường vào tình thế hoàn toàn khác.

Quả
Quả cà phê chè
Cà phê là loài cây tự thụ phấn, do đó gió và côn trùng có ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh sản của cây. Sau khi thụ phấn từ 7 đến 9 tháng cây sẽ cho quả hình bầu dục, bề ngoài giống như quả anh đào. Trong thời gian chín, màu sắc của quả thay đổi từ xanh sang vàng rồi cuối cùng là đỏ. Quả có màu đen khi đã chín nẫu. Do thời gian đâm hoa kết trái lâu như vậy mà một vụ cà phê kéo dài gần một năm trời và có thể xảy ra trường hợp trên một cây vừa có hoa, vừa có quả.
Thông thường một quả cà phê chứa hai hạt. Chúng được bao bọc bởi lớp thịt quả bên ngoài. Hai hạt cà phê nằm ép sát vào nhau. Mặt tiếp xúc giữa chúng là mặt phẳng, mặt hướng ra bên ngoài có hình vòng cung. Mỗi hạt còn được bảo vệ bởi hai lớp màng mỏng: một lớp màu trắng, bám chặt lấy vỏ hạt; một lớp màu vàng rời rạc hơn bọc ở bên ngoài. Hạt có thể có hình tròn hoặc dài, lúc còn tươi có màu xám vàng, xám xanh hoặc xanh. Thỉnh thoảng cũng gặp nhưng quả chỉ có một hạt (do chỉ có một nhân hoặc do hai hạt bị dính lại thành một).

Niên vụ (năm sản xuất)Ở Việt Nam, nước hiện đứng đầu thế giới về sản xuất cà phê vối (robusta), niên vụ được tính từ tháng 10 đến hết tháng 9 năm sau (theo dương lịch). Thời gian thu hoạch tại các tỉnh Tây Nguyên-- là nơi sản xuất khoảng 80 % tổng sản lượng của Việt Nam -- thường kéo dài trong 4 tháng, tính từ cuối tháng 10 đến hết tháng 1.
Ngay sau thu hoạch là thời gian nông dân trồng cà phê vối bắt đầu tưới nước cho cây và bón phân, chia thành nhiều đợt ngắn. Giai đoạn này kéo dài đến tháng 4 hàng năm.


ST
 
Tư liệu thuyết minh chuyên đề về cây cà phê
Cây cà phê đầu tiên được đưa vào Việt nam từ năm 1870, mãi đến đầu thế kỷ 20 mới được phát triển trồng ở một số đồn điền của người Pháp. Năm 1930 ở Việt nam có 5.900 ha.

Trong thời kỳ những năm 1960-1970, cây cà phê được phát triển ở một số nông trường quốc doanh ở các tỉnh miền Bắc, khi cao nhất (1964-1966) đã đạt tới 13.000 ha song không bền vững do sâu bệnh ở cà phê Arabica và do các yếu tố tự nhiên không phù hợp với cà phê Robusta nên một số lớn diện tích cà phê phải thanh lý.

Cho đến năm 1975, đất nước thống nhất, diện tích cà phê của cả nước có khoảng trên 13.000 ha, cho sản lượng 6.000 tấn.

Sau 1975, cà phê ở Việt Nam được phát triển mạnh tại các tỉnh Tây nguyên nhờ có vốn từ các Hiệp định hợp tác liên Chính phủ với các nước: Liên xô cũ, CHDC Đức, Bungary, Tiệp khắc và Ba lan, đến năm 1990 đã có 119.300 ha. Trên cơ sở này, từ 1986 phong trào trồng cà phê phát triển mạnh trong nhân dân, đến nay đã có trên 390.000 ha, đạt sản lượng gần 700.000 tấn.

Ngành cà phê nước ta đã có những bước phát triển nhanh vượt bậc. Chỉ trong vòng 15-20 năm trở lại đây chúng ta đã đưa sản lượng cà phê cả nước tăng lên hàng trăm lần. Thành tựu đó được ngành cà phê thế giới ca ngợi và chúng ta cũng đã từng tự hào vì nó. Tuy nhiên trong vài năm lại đây do kích thích mạnh mẽ của giá cả thị trường, cà phê đã từng mang lại cho các nhà sản xuất lợi nhuận siêu ngạch. Tình hình phát triển cà phê đã ra khỏi tầm kiểm soát của ngành cũng như của Nhà nước, và chính vì thế mà sự tăng trưởng nhanh chóng với mức độ lớn đã có tác động quan trọng trong việc góp phần đẩy ngành cà phê thế giới đến thời kỳ khủng hoảng thừa. Giá cà phê giảm liên tục đến mức thấp kỷ lục 30 năm lại đây. Người ta hô hào trữ lại cà phê không bán, người ta chủ trương huỷ bỏ hàng loạt cà phê chất lượng kém... Thời đại hoàng kim của ngành cà phê đã qua đi, ngành cà phê bước vào thời kỳ ảm đạm và có phần hoảng loạn, đài phát thanh và báo chí thường xuyên đưa tin nông dân chặt phá cà phê ở nơi này, nơi khác...

Có thể nói đây là tình hình chung của ngành cà phê toàn cầu và nó tác động lớn đến ngành cà phê nước ta, một ngành cà phê đứng thứ nhì thế giới với quy mô sản xuất không ngừng được mở rộng. Tình hình thị trường thế giới tập trung vào những thay đổi then chốt của nền kinh tế cà phê thế giới, cán cân cung cầu và vận động của giá cả thị trường.

Ngoài cà phê Robusta hiện đang chiếm gần hết diện tích và sản lượng ra, Việt Nam đang thực hiện một chương trình mở rộng diện tích cà phê arabica, trong đó có cả một chương trình chuyển dịch cơ cấu giống đưa một số diện tích cà phê từ Robusta sang Arabica.
 
Đặc điểm hương vị của các loại Cafe



* Càfê Moka đặc biệt : Moka là một giống cafe được người Pháp di thực từ những năm 30 của thế kỉ trước. Trồng ở độ cao 1700m, hương vị rất đặc biệt, sang trọng ngây ngất cho người sành điệu (gout châu âu cổ điển)
- phương pháp chế biến : thủ công,
- màu nước : nâu cánh gián,
- cách pha chế : pha máy, pha phin, túi lọc...

* Càfê Moka Côlômbia : Hương thơm đặc trưng cho moka côlômbia kết hợp với mùi vị béo của bản thân bơ trong hạt càfê được giữ lại do phương pháp rang đặc biệt
- phương pháp chế biến : thủ công,
- màu nứơc : nâu lợt, bọt càfê được lọc và nổi lên trên rất hấp dẫn,
- cách pha chế : pha máy là tốt nhất, có thể pha phin uống với sữa tươi...

* Càfê Mo-Rhum : Sự kết hợp giữa hương vị của moka với thoáng nhẹ mùi của rượu rhum Pháp, uống nhiều có cảm giác say nồng rất dễ chịu.
- phương pháp chế biến : thủ công, dây chuyền bán tự động,
- màu nước : nâu,
- cách pha chế : pha máy, pha phin ,túi lọc...

* Càfê Mo-Nes : Vẫn là sự kết hợp tuyệt vời của moka Đà Lạt với mùi nhẹ của hoa hồi Trung Hoa mà châu Âu gọi là mùi Nes, nó kích thích người ta dùng rồi lại muốn dùng thêm ly thứ 2,3 mới đã .
- phương pháp chế biến : thủ công, dây chuyền bán tự động,
- màu nước : nâu,
- cách pha chế : pha máy, pha phin ...

* Càfê Mo-Cappu : Hương thơm có mùi thoáng nhẹ bơ càfê. Vị đậm với hàm lượng chất kích thích(cafein) cao
- phương pháp chế biến : thủ công,
- màu nước : nâu lợt,
- cách pha chế : pha máy, pha phin ...

* Càfê Ro-Rhum : Ngoài hương thơm nồng nàn của càfê, Ro-Rhum còn có vị hậu ở khoang miệng và cổ họng rất thú vị, hương vị cứ lưu luyến mãi mặc dù hớp càfê đã uống xong từ bao giờ.
- phương pháp chế biến : thủ công,
- màu nước : đen sánh vừa,
- cách pha chế : pha phin, túi lọc...

* Càfê Ro-Nes : Có mùi của tử đinh hương thơm lâu vùng vòm họng. Làm cho người thưởng thức nửa muốn nuốt xuống nửa muốn lưu giữ lại khoang miệng để "nghe" thêm một chút xíu nữa, một mùi hương thật khó quên.
- phương pháp chế biến : dây chuyền bán tự động,
- cách pha chế : pha phin và đặc biệt tốt dùng túi lọc...

* Càfê Ro-Cappu : Là sự kết hợp giữa phong cách uống châu Âu và châu Á. Vị đậm nhưng hương lại rất quyến rũ, rất thích hợp cho người uống nhiều lần trong ngày.
- phương pháp chế biến : thủ công,
- màu nước: nâu đen,
- cách pha chế: pha phin...

* Càfê Ðà Lạt : Hương thơm và vị rất ngon, đậm đà thể chất, càfê uống xong vẫn để lại dư âm trong miệng cứ thơm mãi. Đây là loại càfê mà người tiêu dùng Đà Lạt rất ưa chuộng.
- phương pháp chế biến : thủ công,
- màu nước : nâu đậm hơi sánh,
- cách pha chế : pha phin...

* Càfê Siêu Cấp : Trong quá trình chế biến, hãng Bosscafe đã nghiên cứu tạo ra độ keo sánh bằng cách cô đọng chất tan và chất dễ bay hơi trong càfê để tạo cho quý khách một cảm giác tận cùng của càfê. Đắng nhưng hậu ngọt và thực sự sảng khoái.
- phương pháp chế biến : dây chuyền bán tự động,
- màu nước : nâu đen sánh,
- cách pha chế : pha phin...

* Càfê Darkess : Vị rất đậm, uống để tạo ra cảm giác lâng lâng, bồng bềnh cho ta liên tưởng tới những ý tưởng sáng tạo mới, hương thơm nhẹ nhàng quyến rũ
- phương pháp chế biến : dây chuyền bán tự động,
- màu nước : đen sánh,
- cách pha chế : pha phin...
 
Văn Hóa Cafe

Hôm rồi, có người bạn bên Úc gởi qua điện thư cho tôi một "sưu tập" khá thú vị. Đó là những mẩu chuyện so sánh rất tinh tế về Sài Gòn và Hà Nội, từ thời tiết như mưa nắng cho đến đường phố, cây cối và nhiều nhất là những sinh họat hàng ngày như ăn, uống, vui chơi, giải trí v.v... Trong đó, có một mẩu so sánh về việc "uống cà phê" như sau:
Uống Cà phê

Ở Sài Gòn: thường uống cà phê có nhiều đá vào buổi sáng trước khi đi làm
Ở Hà Nội: thường uống cà phê khi đi chơi vào buổi tối trước khi... đi ngủ
Nếu bạn gọi một ly nâu

Ở Sài Gòn: bạn sẽ được chủ quán mang cho một ly cà phê đen
Ở Hà Nội: bạn sẽ được 1 ly cà phê có thêm sữa
Nếu bạn muốn uống cà phê sữa

Ở Sài Gòn: cho xin 1 ly bạch sửu
Ở Hà Nội: nếu bạn gọi 1 ly bạch sửu bạn sẽ nhận được câu trả lời - không có, hoặc bạn bị coi là... hâm.
Đọan so sánh về ly "bạch sửu" làm sống lại trong tôi những quán cà phê Tàu, những quán cà phê đã làm nên một đặc tính "văn hóa cà phê" rất Sài Gòn. Thực ra, chữ bạch sửu có lẽ là do đọc trại đi từ "bạc xỉu", gọi tắt của cụm chữ "bạc tẩy xỉu phé". Mấy chữ đó là âm từ tiếng Quan Thọai, thứ tiếng Tàu khá phổ thông trong số những người Tàu sống ở Sài Gòn. Bạc là màu trắng, Tẩy là cái ly không, Xỉu là một chút, và Phé là cà phê. Rõ nghĩa hơn, đó là một thức uống theo ý khách hàng : Sữa nóng thêm một chút cà phê. Sữa đặc pha với nước sôi thường có mùi hơi khó uống, nên chút cà phê thêm vào sẽ làm cái mùi ấy mất đi. Ở những quán cà phê bình dân của người Tàu (những năm 50s, 60s, Sài Gòn đầy dẫy những quán cà phê bình dân kiểu này, chúng thường chiếm vị trí thuận lợi ở mỗi đầu con hẻm), khi khách hàng Việt gọi một món thức ăn, thức uống bằng tiếng Việt, phổ ky (người hầu bàn) thường có thói quen đứng từ bàn của khách nói vọng vào bếp (cũng được đặt ngay trong một góc gần ngay chỗ thực khách ngồi ăn uống) món thức ăn, uống ấy bằng tiếng Tàu. Dần dà, người khách Việt thuộc lòng món ăn, uống ưa thích bằng tiếng Tàu và sau đó, đã sử dụng luôn chúng trong lúc gọi thực đơn. Và từ đó, ngôn ngữ Việt đã đồng hóa một số từ thức ăn, thức uống trong tiếng Tàu thành ngôn ngữ riêng của mình, trong đó có từ "bạc xỉu". Vì đó là đặc tính "văn hóa cà phê" riêng của Sài Gòn nên Hà Nội làm sao biết được. Ngay cả Sài Gòn bây giờ, có mấy người trẻ hiểu được thói quen của mấy ông bà lớn tuổi, vào quán cà phê bình dân đầu hẻm, khi vừa ngồi xuống đã vội kéo một chân lên ghế (đẩu), vừa lớn tiếng gọi "cho cái xây chừng coi !" (xây chừng : ly cà phê đen nhỏ), hay "sang"hơn một chút : "Phổ ky ! cho cái xây nại !" (xây nại : ly cà phê sữa nhỏ).

Để nói về "văn hóa cà phê" của Sài Gòn những năm đó, người ta cần cả một pho sách.

Nhưng, "văn hóa cà phê" là gì ? *

Để "nắm bắt" được khái niệm mơ hồ ấy, rất đơn giản. Một buổi sáng đầu thu nhàn rỗi nào đó, với chút không khí se lạnh đầu ngày, bạn mở cửa bước vào một nhà sách quen thuộc(Barnes & Noble chẳng hạn). Điều đầu tiên bạn chú ý là mùi cà phê ngào ngạt "quánh" lại giữa không gian, phát ra từ một góc (trái hoặc phải, hoặc ngay chính giữa) của tiệm. Đó là quán cà phê mang cái tên khá quen thuộc với người Mỹ : Starbuck hay có thể là một cái tên nào khác. Điểm chính là một quán cà phê nằm ngay trong tiệm sách. Khách đến mua sách (hay chỉ đến để xem "cọp" như các cô cậu sinh viên cần tài liệu nào đó cho homework của mình, hay đơn giản, thói quen đi dạo hàng sách của những con mọt chữ - như kẻ viết bài này) có thể cầm vài quyển sách của các tác gỉa quen thuộc, ngồi xuống một góc bàn, mua ly cà phê, vừa nhâm nhi vừa say mê trên những trang sách thánh hiền. Cà phê và sách vở. Hai thứ ấy thường đi chung với nhau. Nhiều văn hào lừng danh trên thế giới (như vợ chồng triết gia người Pháp Jean-Paul Sartre và Simone de Beauvoir) khi ngồi xuống bàn viết, ngòai xấp giấy trắng phải luôn luôn có ly cà phê nóng trước mặt. Từ thế kỷ 15, 16 ở Châu Âu đã xuất hiện khái niệm "văn hóa cà phê", ám chỉ những quán cà phê thường có sự lui tới của các văn nghệ sĩ, các triết gia. Họ đến đó, trước hết như là nơi thường xuyên gặp gỡ hàng ngày, để ăn uống, trao đổi bàn bạc những bản thảo họ đang thai nghén, hay để chia sẻ những ý kiến riêng về các vấn đề văn hóa thời sự nóng hổi. Nhiều tác phẩm quan trọng có tầm vóc thay đổi thế giới đã ra đời từ những quán cà phê như thế. Franz Kapka, nhà văn gốc Do Thái, đã đọc lại bản thảo tác phẩm lừng danh "Hóa Thân" (Metamorphosis) tại quán cà phê Café Stefan ở Prague (thủ đô Tiệp Khắc). Tiệm cà phê cổ nhất ở Paris, khai trương năm 1686 (và đến nay vẫn còn họat động (?)), Le Procope, với vị trí thuận lợi tọa lạc gần hí viện La Comédie-Francaise, đã được sự chiếu cố đặc biệt của các nghệ sĩ, các nhà viết kịch (Molìere, Racine v.v..) nên đã tồn tại một thời gian kỷ lục. Lịch sử về văn hóa cà phê tại châu Âu đã ghi nhận sự ra đời của gần 40 quán cà phê, đến nay vẫn còn họat động tại 20 thành phố, từ Budapest (Hung Gia Lợi) diễm lệ sang trọng đến một góc phố tồi tàn của St. Petersburg (Nga). Ở Sài Gòn, trước năm 1975, có quán cà phê La Pagode, nằm trên đường Tự Do (bây giờ là Đồng Khởi), chỗ đối diện với công viên Hòa nhạc phía bên kia đường, cũng là nơi tụ tập của các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của miền Nam. Cái tên La Pagode đã có chỗ đứng rất trang trọng trong nhiều tác phẩm văn, thơ xuất bản cả trước lẫn sau 1975. Cũng từ quán cà phê Cái Chùa (La Pagode), một nhóm các nhà văn, nhà thơ lúc ấy đã "lăng–xê" mốt "trí thức thời thượng": kính trắng và ống vố (pipe). Và tất nhiên, trước mặt phải có ly cà phê bốc khói, và cái lọ đựng những viên đường thẻ trắng tinh.

Từ năm 1983, nước Mỹ, vốn bị các trí thức Châu Âu gọi mỉa mai là "anh trọc phú" (anh nhà giàu ngu dốt), đã xuất hiện hệ thống tiệm cà phê Starbuck, mà chỉ hơn 20 năm sau nó đã trở thành hiện tượng "văn hóa" đáng chú ý không những chỉ ở nước Mỹ, mà còn ở các quốc gia có "nền văn hóa cà phê" lâu đời ở châu Âu. "Rót cả tâm hồn vào đáy cốc" (tôi muợn câu chuyển ngữ tuyệt vời của Trần Kiêm Đòan từ nhan đề quyển sách viết bởi người sáng lập nên hệ thống cà phê Starbuck : Pour Your Heart into It : How Starbucks Built a Company One Cup at a Time của Howard Schultz), đó là triết lý chảy qua từng giọt cà phê Starbuck sóng sánh. Thứ triết lý đi từ đáy cốc đến từng tế bào não bộ của khách mộ điệu đứng xếp hàng mỗi buổi sáng trước 12 ngàn quầy cà phê Starbuck có mặt khắp nơi trên thế giới, từ thành phố Wichita nhỏ bé ở một tiểu bang nông nghiệp quê mùa của nước Mỹ đến những khu phố tráng lệ của Nữu Ước, sang trọng của Seattle, cổ kính của Boston, đến cả thủ đô Paris, cái nôi của văn hóa châu Âu, thành trì kiêu hãnh một thời của giới trí thức châu Âu.

Ngày nay, khi nói đến văn hóa cà phê, người ta (giới trí thức châu Âu) đã không thể bỏ qua "văn hóa cà phê Starbuck”. Dù vậy, vẫn có kẻ ganh tị với anh "trọc phú Mỹ", biện luận rằng Starbuck vốn có gốc gác từ một quốc gia châu Âu khác là Ý, mà người sáng lập ra nó là Howard Schultz đã mang nó về từ một chuyến du lịch thành phố Milan. Nhưng nếu không có anh trọc phú Mỹ nhúng tay vào thì liệu cái thứ cà phê có gốc gác từ Milan ấy đến nay có bao nhiêu người biết. Cũng như cái món Pizza (cũng có gốc gác từ Ý) lừng danh thế giới, nếu không được giới thiệu đầu tiên ở nước Mỹ từ một cái Lều (Hut) nằm khiêm tốn trong một khu hẻo lánh của khuôn viên trường Đại Học Wichita State University (Wichita –Kansas) năm 1958 thì ngày nay mấy ai biết đến Pizza Hut. Mặt khác, phải khâm phục óc sáng tạo kinh tế nhưng lại mang màu sắc văn hóa của những người đầu não Starbuck. Họ đã kết hợp thành công hai tính cách tưởng chừng như đối nghịch nhau, như sao Hôm, sao Mai không bao giờ gặp.Đó là tính cách khoan thai, tà tà, nhàn nhã của châu Âu, biểu tượng qua những giọt cà phê phin (filter) chậm rãi vào buổi đầu ngày và tính cách "Fast Food" của người Mỹ, mọi chuyện đều phải "ăn liền" (instant), ngay tức thì, kể cả ly cà phê buổi sáng, biểu tượng qua bình cà phê Folgers hay Maxwell đầy ắp đủ uống cho nhiều người chỉ trong 1, 2 phút sau khi bấm nút máy pha (coffee maker). Hãy thử so sánh, khỏang thời gian trung bình của một người Mỹ từ lúc họ ghé xe vào trạm "Drive-thru" để đặt mua bữa ăn trưa cho đến khi họ trả tiền và nhận gói thức ăn từ tay người bán : từ 2 cho đến 4 phút. Có khi nhanh hơn : dưới 2 phút. Bây giờ, trong những buổi sáng ngày làm việc, họ sẵn sàng đứng xếp hàng chờ mua ly cà phê Starbuck với khỏang thời gian chờ đợi từ 7 đến 15 phút. Có thể nói, với ly cà phê Starbuck, người Mỹ đã "tự điều chỉnh" nhịp độ hối hả của họ, và sống "nội tâm" hơn.

Nói cách khác, cà phê, ngòai tính cách "văn hóa" còn đóng vai trò tác động vào lối sống (lifestyle). Nó có thể làm trì trệ thêm lối sống vốn đã trì trệ của một số người, nhưng cũng có thể có tác dụng tích cực, như ly cà phê Starbuck và lối sống Mỹ.

Sáng nay cà phê một mình
Sài Gòn chợt mưa chợt mưa(Cà phê một mình- Ngọc Lễ)

Câu hát thật dễ thương. Lại nhớ đến Sài Gòn và những quán cà phê buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối. Người Sài Gòn lúc nào cũng uống cà phê được. Bạn bè gặp nhau là rủ nhau ra quán cà phê. Tình nhân hẹn hò là lấy điểm hẹn ở một quán cà phê quen thuộc. Giới làm ăn hẹn nhau ra quán cà phê để trao đổi những điều cần thỏa thuận cho công việc mà các bên cùng quan tâm. Ngay đến hình thức quán cà phê cũng đã rất đa dạng. Từ quán cóc vỉa hè có thể bắt gặp ở bất cứ góc đường nào của thành phố, đến những quán cà phê Tàu có bình trà bằng thiếc to tướng (ngày xưa chúng tôi hay gọi đùa là trà Thiếc Quan Âm), rồi đến những quán cà phê lộ thiên trang nhã dưới một gốc cổ thụ (như cà phê Bạch Tùng Diệp đối diện với Dinh Gia Long cũ), những quán cà phê cửa kính có máy lạnh, có nhạc Trịnh Công Sơn. Đó là Sài Gòn ngày xưa, với không khí văn hóa cà phê, trí thức hay bình dân tùy theo hình thức của quán.

Dù bình dân hay trí thức, thì không khí của quán là thứ không khí mà, nói theo nhà văn quá cố Hòang Ngọc Tuấn, ở nơi đó ai cũng quen nhau. Ở đó, những người khách xa lạ ngồi cùng bàn (thậm chí khác bàn) có thể nói chuyện với nhau tự nhiên như đã quen nhau từ trước. Ở đó, một bác xích lô có thể tranh luận kịch liệt với ông giáo sư trung học về một sự kiện thời cuộc nào đó vừa được đăng trên nhựt trình (báo ngày). Kể cả những lời ta thán, rủa xả một cách hành xử mất lòng dân của chính quyền đương thời v..v…

Nói cách khác, thời đó, quán cà phê là một bức tranh xã hội sinh động, giúp những người thực sự quan tâm đến dân chúng bắt mạch được nhu cầu đích thực của một thành phần công chúng.

Ngày nay, theo lời của nhiều người am hiểu trong nước, quán cà phê vẫn là một hình thức sinh họat văn hóa, nhưng phức tạp hơn, đa dạng hơn và "trần tục" hơn.

Dân Sài Gòn bây giờ gọi những hình thức khác nhau của những quán cà phê là "phong cách". Phong cách càng lạ, càng sang trọng, càng thu hút khách. Vẫn còn những quán cà phê vỉa hè, nhưng "phong cách nghèo nàn, bình dân" ấy không phải là đầu đề để dân sành điệu cà phê Sài Gòn chuyện trò bù khú. Phải là quán cà phê Panorama tọa lạc ở từng thứ 33, từng cao nhất, của Sài Gòn Center. Người ta đến đây không phải để uống cà phê, mà là để mua chỗ ngồi ngắm thành phố từ trên cao chót vót. Hay cà phê Skyview tại tầng thứ 13 của Diamond Plaza (khu gần Vương Cung Thánh Đường), nơi dành cho những vị khách chuộng không gian lịch sự, lặng lẽ. Hoặc cà phê Highlands dưới chân tòa nhà Metropolitan ở đường Tự Do. Chỉ cần ngồi ở đây một hai tiếng đồng hồ, người ta có thể bắt đúng được nhịp tim đập của thành phố. Từ bảnh sáng đến khuya khoắt mịt mù, hiếm khi nào quán vắng khách. Có mặt đủ lọai các celebrities (những người nổi tiếng) ca sĩ, nhạc sĩ, người mẫu, đại gia, công tử, dân chơi v.v… Ở những quán cà phê "đầy phong cách" như thế, không khí của nó là biểu hiện cho một lối sống, chắc hẳn là không thuộc về đại đa số người dân kiếm ăn từng bữa. Vì thế, khi nói về văn hóa cà phê, người ta vẫn phải nhìn vào những nơi tụ họp đông đảo giới lao động cùng với những lo âu, vui buồn bày tỏ trong lúc họ ngồi nhâm nhi ly cà phê với giá cả phải chăng.

Ở Hà Nội, trước đây cũng có những quán cà phê ra đời từ những năm 50s như cà phê Giảng, cà phê Nhân. Cà phê Giảng, theo lời những người lớn tuổi, là điển hình cho cà phê phố cổ Hà Nội. Cà phê Nhân, năm 1954 đã di cư vào Sài Gòn, và mở lại ở một căn nhà nhỏ xinh xắn mặt tiền đường Lý Thái Tổ, kế bên tiệm phở Tàu Bay và gần nhà thờ Bắc Hà. Sau này, theo giới sành điệu cà phê của Hà Nội, đất ngàn năm văn vật có thêm các quán cà phê đầy "phong cách văn hóa trữ tình và lãng mạn" như cà phê Ánh ở đường Quán Sứ, chung quanh tường được trang trí bằng những bức ảnh của nhiếp ảnh gia Hòai Linh, hay cà phê Lâm, cà phê Tùng Hậu cũng trang trí bằng những bức tranh của các họa sĩ nổi tiếng Việt Nam. Và cũng như Sài Gòn, Hà Nội không thiếu những quán cà phê nhạc sống, dưới hình thức nhạc thính phòng.

Xem ra, văn hóa cà phê của Sài Gòn, của Hà Nội cũng không thiếu những đặc trưng cơ bản của văn hóa cà phê thế giới.

Trong ly cà phê có hương vị của cuộc sống. Vì cà phê vốn đắng, nên người ta phải cho thêm đường. Bỏ bao nhiêu đường, thì lại tùy khẩu vị mỗi người. Giới sành điệu bảo rằng, chớ nên hâm lại cà phê nguội, vì sẽ làm vị cà phê đắng thêm. Cũng như hãy để những gì thuộc về quá khứ lãng quên trong quá khứ, đừng khơi lại, chỉ chuốc lấy thêm nhiều dư vị không lấy gì làm ngọt ngào.

Văn hóa cà phê còn nhắc nhở người ta rằng, hãy uống cà phê khi ly cà phê còn nóng, tức là hãy sống hết mình cho hiện tại. Đừng bận tâm ngỏanh mặt nhìn ngày hôm qua, đừng cố kiễng chân nhìn về ngày sắp tới, vì làm thế chỉ khiến ly cà phê trước mặt nguội dần, mất ngon.

Triết lý cà phê cũng ngụ ý rằng, cuộc đời đôi khi đắng chát như một ly cà phê đen thiếu đường. Nhưng cà phê đắng còn có hộp đường bên cạnh. Còn cuộc đời chẳng may chát đắng, thì phải làm sao ?

Lại nhớ câu thơ được nghe từ những ngày còn lưu đầy đất Bắc. Nói lên cảnh ngộ của vợ những người tù cải tạo năm xưa.

Cà phê đắng cho thêm đường thì ngọt.
Đời đắng cay em biết bỏ thêm gì ?
Văn hóa cà phê thật đa dạng. Triết lý cà phê cũng đủ sâu để luận bàn. Vậy, xin mời bạn, chúng ta hãy "rót cả tâm hồn vào đáy cốc... cà phê". Hay, nếu ly cà phê đời của bạn đã có quá đủ chất đắng, thì chúng ta vẫn có thể thưởng thức vị ngọt của ly bạc xỉu, với một chút cà phê đen trong ly sữa trắng, như một chút mặt trời trong ly nước lạnh của Francoise Sagan**.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top