Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Một sáng cuối tuần trong veo, một chiều cuối tuần náo nhiệt, chợt sững sờ nao nao khi bắt gặp góc nhỏ Phong Nguyệt tĩnh tại hư ảo, thản nhiên tồn tại giữa ồn ào náo nhiệt nhịp sống ngày càng tăng tốc của Sài thành hoa lệ.
Người Sài Gòn uống cà phê như uống… nước, sáng trưa chiều tối, trong công sở, tại quán xá, trong khách sạn, villa, resort, ngoài vỉa hè, vườn hoa, công viên… khi nào cũng thấy họ thản nhiên lúc lắc ly cà phê sánh đặc nhưng chứa đầy đá viên lóng lánh trên tay, mê mẩn cùng sắc nâu đen huyền bí, mộng mị với hương vị ngọt ngào quyến rũ và ngầm ẩn chứa sự kích thích sáng tạo.
Sài Gòn uống cà phê nhiều đến thế chỉ vì thời tiết nóng quanh năm? Vì nhịp sống công nghiệp ồn ã chóng mặt của hòn ngọc Viễn Đông? Hay còn bởi Sài Gòn chẳng biết từ bao giờ và biết bao nhiêu con người đã cùng nhau góp những phần công sức (không nhỏ) xây dựng cho mình một thứ văn hóa cà phê.
Tất nhiên cà phê ngon đến đâu, thuộc đẳng cấp nào là tùy thuộc vào tay người pha chế, cho nên không thể có sự giống nhau giữa quán nọ với nhà hàng kia. Nhưng có thể khẳng định chắc chắn cà phê Sài Gòn ngon một cách phổ biến. Điều này là điểm khác biệt rõ rệt giữa Sài Gòn với Hà Nội, và các địa phương khác trên khắp Việt Nam. Ở Hà Nội, muốn uống cà phê ngon phải hiểu Hà Nội lắm chứ người lạ “dám” la cà vào quán không quen thì việc móc túi “trả tiền oan” gần như là chắc chắn. Giải pháp an toàn nhất là cứ ghé đại các quán thời thượng High Land, Trung Nguyên, mùi công nghiệp, vị phổ thông, không độc đáo thì cũng không đến nỗi phải lắc đầu. Hà Nội thì hiện tại, những thương hiệu gia truyền nổi tiếng nhất như cà phê Nhân, cà phê Lâm, cà phê Giảng… đều chìm trong mờ nhạt. Đau lòng hơn, hầu như các thương hiệu này đều bị nhái lại lung tung khiến người tiêu dùng chẳng còn biết đâu mà lần.
Ảnh minh họa
Các tỉnh miền Tây Nam Bộ, đồng bằng Sông Cửu Long, nhiều khi khách trả tiền cà phê nhưng lại phải uống nước… gạo rang cháy, bột bắp quá lửa. Ớn hơn là liều lượng lộ liễu đến mức… khó coi. Nhiều vùng nông thôn, thị tứ, thành phố cấp 2, người bán hàng không chủ định lừa khách nhưng vì trình độ pha phách quá kém thì cũng chẳng khác gì cố ý gạt nhau, cà phê nhiều lần bị biến thành cà… phế.
Sài Gòn mười năm trước không phải là không “hội tụ” những yếu tố kể trên. Nhưng Sài Gòn thì hiện tại cà phê ngon một cách phổ thông, đến mức đáng ngạc nhiên. Và đáng trân trọng.
Lang thang Sài Gòn, rất dễ để ngạc nhiên và hứng khởi và… nghiện cái độ đặc sánh, hương vị độc đáo, thơm ngon đặc biệt, mà không chỗ nào giống chỗ nào trên những vỉa hè cà phê Nguyễn Trung Trực, Hồ Văn Huê, lối đi vườn hoa công viên…
Có lẽ, tâm điểm của văn hóa cà phê được xây dựng cần mẫn bởi các ông chủ lớn cho tới những người bán hàng bình dân là triết lý bán hàng của người Sài Gòn. Chỉ là một ly cà phê nhỏ (rẻ hơn giá cà phê phổ thông ở Hà Nội), nhưng khách hàng đã sử dụng dịch vụ của anh (chị/ông/bà); và vì thế, họ xứng đáng là… thượng đế; được cung phụng và chiều đãi đàng hoàng trong những ly cà phê thật, được khéo léo bưng bê, trân trọng cúi chào, cung kính rót trà tráng miệng, nhã nhặn cảm ơn và mời khách lần sau ghé lại. Khác hẳn với cách phục vụ khinh khỉnh, kẻ cả nửa bao cấp nửa thị trường của Hà Nội. Khác hẳn với sự không quan tâm, thiếu hiểu biết của các tỉnh khác.
Sài Gòn có bao nhiêu quán cà phê đẹp, ngon, và đặc biệt? Câu trả lời là không thể đếm hết được, dù có dùng tới phương tiện thống kê nào đi chăng nữa.
Khách lạ mới đến Sài Gòn cũng có thể dễ dàng tìm được những điểm cà phê cực kỳ thú vị như “Tưởng Niệm” (55 A Trần Bình Trọng, Bình Thạnh) – nơi gợi nhiều hồi ức về cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn; lãng mạn Ibox (135 Hai Bà Trưng); mộc mạc “Đất” (Tô Hiến Thành); sang trọng “Gramy” (40 Trần Cao Vân), “Piano” (gần Nhà thờ Đức bà); hương vị Ý “Papillon” (đường Trường Sơn); nét nhạc Flamenco “Carmen – Tình yêu của tôi” (8 Lý Tự Trọng); sắp đặt độc đáo với những vật dụng cũ “Cửa sổ mặt trời” (Nam Kỳ Khởi Nghĩa)…
Sài Gòn nhiều nghệ sĩ mở quán cà phê, người nổi tiếng “bán” cà phê. Và, đặc biệt, một góc nhỏ xúc động lòng người, khiến một sáng trong veo lồng lộng, một chiều tấp nập xôn xao bỗng dừng cả nắng gió. Đó là quán nhỏ Phong Nguyệt (63B Trần Quốc Thảo), thuộc sở hữu của một nhà báo.
Trước khi vào cửa, khách đi qua một chiếc cổng thâm đen, chập chờn soi thấy bóng mình trên mấy bậc đá bắc cầu trên một hồ nhỏ tung tăng cá lượn. Nhìn vào đáy mắt, tự mình thấy trong veo, như thể đã được rửa sạch bụi bặm vấn vương từ trên những phố dài. Rơi vào không gian của Phong Nguyệt, sẽ gặp cái tĩnh lặng của thâm cung, độ sâu thẳm của đáy giếng. Dưới một ngọn đèn duy nhất hắt bóng mờ xa, những bàn ghế gỗ thâm nâu tự tại trầm ngâm, bức tường gạch xây dở dang, còn nguyên màu vật liệu cũ dần theo năm tháng được décor hợp tông với những bức tranh giản dị trên vách.
Phong Nguyệt chọn gout nhạc nhẹ nhàng, lãng mạn từ những CD của Bach, Tchaikovsky, Mozart… Tối thứ ba có hòa tấu cello và guitar; tối thứ năm hát blue, nhạc đồng quê nhẹ nhõm; tối thứ bẩy và chủ nhật giao lưu với những giọng hát mộc không khuếch đại âm thanh điện tử của các ca sĩ, đồng hành cùng sự giản dị của hai cây guitar gỗ.
Sài Gòn năng động lắm, trẻ trung lắm, nên Sài Gòn thích nhạc nhẹ, nghe Đàm Vĩnh Hưng, Lam Trường, Đan Trường… xong rồi quên, rồi không phải… nghĩ. Để Sài Gòn chấp nhận ngồi trong góc tối âm u, “nghe những tàn phai” chảy trên phím xa lạ Tây Ban Cầm, violon, piano… không dễ. Thế nhưng, chị nhà báo chủ quán Phong Nguyệt vẫn mơ ước thành công, dẫu biết rõ là “không lãi đâu nhưng cứ muốn bán cà phê một cách tử tế”. Chị có lý khi mà điều cuối cùng và không thể không nhắc đến là cà phê ở Phong Nguyệt chất lượng cực kỳ “đẳng cấp”, đối lập hẳn với mức giá bình dân.
Để góp thêm một chút thương, một chút nhớ dìu dịu len lỏi vấn vương trong lòng những khách hàng quen và lạ, về một phần đóng góp xây dựng nên thứ văn hóa cà phê Sài Gòn.
Bởi vì văn hóa vốn dĩ là trình độ tự ý thức tập thể (về sứ mệnh của mình), là sự quyến rũ và tỏa hương của vẻ đẹp tinh thần cộng đồng, phải được bồi đắp lâu dài, liên tục, từng chút một qua nhiều năm, bằng sự cống hiến của nhiều thân phận, nhiều cuộc đời.
Người Sài Gòn uống cà phê như uống… nước, sáng trưa chiều tối, trong công sở, tại quán xá, trong khách sạn, villa, resort, ngoài vỉa hè, vườn hoa, công viên… khi nào cũng thấy họ thản nhiên lúc lắc ly cà phê sánh đặc nhưng chứa đầy đá viên lóng lánh trên tay, mê mẩn cùng sắc nâu đen huyền bí, mộng mị với hương vị ngọt ngào quyến rũ và ngầm ẩn chứa sự kích thích sáng tạo.
Sài Gòn uống cà phê nhiều đến thế chỉ vì thời tiết nóng quanh năm? Vì nhịp sống công nghiệp ồn ã chóng mặt của hòn ngọc Viễn Đông? Hay còn bởi Sài Gòn chẳng biết từ bao giờ và biết bao nhiêu con người đã cùng nhau góp những phần công sức (không nhỏ) xây dựng cho mình một thứ văn hóa cà phê.
Tất nhiên cà phê ngon đến đâu, thuộc đẳng cấp nào là tùy thuộc vào tay người pha chế, cho nên không thể có sự giống nhau giữa quán nọ với nhà hàng kia. Nhưng có thể khẳng định chắc chắn cà phê Sài Gòn ngon một cách phổ biến. Điều này là điểm khác biệt rõ rệt giữa Sài Gòn với Hà Nội, và các địa phương khác trên khắp Việt Nam. Ở Hà Nội, muốn uống cà phê ngon phải hiểu Hà Nội lắm chứ người lạ “dám” la cà vào quán không quen thì việc móc túi “trả tiền oan” gần như là chắc chắn. Giải pháp an toàn nhất là cứ ghé đại các quán thời thượng High Land, Trung Nguyên, mùi công nghiệp, vị phổ thông, không độc đáo thì cũng không đến nỗi phải lắc đầu. Hà Nội thì hiện tại, những thương hiệu gia truyền nổi tiếng nhất như cà phê Nhân, cà phê Lâm, cà phê Giảng… đều chìm trong mờ nhạt. Đau lòng hơn, hầu như các thương hiệu này đều bị nhái lại lung tung khiến người tiêu dùng chẳng còn biết đâu mà lần.
Ảnh minh họa
Sài Gòn mười năm trước không phải là không “hội tụ” những yếu tố kể trên. Nhưng Sài Gòn thì hiện tại cà phê ngon một cách phổ thông, đến mức đáng ngạc nhiên. Và đáng trân trọng.
Lang thang Sài Gòn, rất dễ để ngạc nhiên và hứng khởi và… nghiện cái độ đặc sánh, hương vị độc đáo, thơm ngon đặc biệt, mà không chỗ nào giống chỗ nào trên những vỉa hè cà phê Nguyễn Trung Trực, Hồ Văn Huê, lối đi vườn hoa công viên…
Có lẽ, tâm điểm của văn hóa cà phê được xây dựng cần mẫn bởi các ông chủ lớn cho tới những người bán hàng bình dân là triết lý bán hàng của người Sài Gòn. Chỉ là một ly cà phê nhỏ (rẻ hơn giá cà phê phổ thông ở Hà Nội), nhưng khách hàng đã sử dụng dịch vụ của anh (chị/ông/bà); và vì thế, họ xứng đáng là… thượng đế; được cung phụng và chiều đãi đàng hoàng trong những ly cà phê thật, được khéo léo bưng bê, trân trọng cúi chào, cung kính rót trà tráng miệng, nhã nhặn cảm ơn và mời khách lần sau ghé lại. Khác hẳn với cách phục vụ khinh khỉnh, kẻ cả nửa bao cấp nửa thị trường của Hà Nội. Khác hẳn với sự không quan tâm, thiếu hiểu biết của các tỉnh khác.
Sài Gòn có bao nhiêu quán cà phê đẹp, ngon, và đặc biệt? Câu trả lời là không thể đếm hết được, dù có dùng tới phương tiện thống kê nào đi chăng nữa.
Khách lạ mới đến Sài Gòn cũng có thể dễ dàng tìm được những điểm cà phê cực kỳ thú vị như “Tưởng Niệm” (55 A Trần Bình Trọng, Bình Thạnh) – nơi gợi nhiều hồi ức về cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn; lãng mạn Ibox (135 Hai Bà Trưng); mộc mạc “Đất” (Tô Hiến Thành); sang trọng “Gramy” (40 Trần Cao Vân), “Piano” (gần Nhà thờ Đức bà); hương vị Ý “Papillon” (đường Trường Sơn); nét nhạc Flamenco “Carmen – Tình yêu của tôi” (8 Lý Tự Trọng); sắp đặt độc đáo với những vật dụng cũ “Cửa sổ mặt trời” (Nam Kỳ Khởi Nghĩa)…
Sài Gòn nhiều nghệ sĩ mở quán cà phê, người nổi tiếng “bán” cà phê. Và, đặc biệt, một góc nhỏ xúc động lòng người, khiến một sáng trong veo lồng lộng, một chiều tấp nập xôn xao bỗng dừng cả nắng gió. Đó là quán nhỏ Phong Nguyệt (63B Trần Quốc Thảo), thuộc sở hữu của một nhà báo.
Trước khi vào cửa, khách đi qua một chiếc cổng thâm đen, chập chờn soi thấy bóng mình trên mấy bậc đá bắc cầu trên một hồ nhỏ tung tăng cá lượn. Nhìn vào đáy mắt, tự mình thấy trong veo, như thể đã được rửa sạch bụi bặm vấn vương từ trên những phố dài. Rơi vào không gian của Phong Nguyệt, sẽ gặp cái tĩnh lặng của thâm cung, độ sâu thẳm của đáy giếng. Dưới một ngọn đèn duy nhất hắt bóng mờ xa, những bàn ghế gỗ thâm nâu tự tại trầm ngâm, bức tường gạch xây dở dang, còn nguyên màu vật liệu cũ dần theo năm tháng được décor hợp tông với những bức tranh giản dị trên vách.
Phong Nguyệt chọn gout nhạc nhẹ nhàng, lãng mạn từ những CD của Bach, Tchaikovsky, Mozart… Tối thứ ba có hòa tấu cello và guitar; tối thứ năm hát blue, nhạc đồng quê nhẹ nhõm; tối thứ bẩy và chủ nhật giao lưu với những giọng hát mộc không khuếch đại âm thanh điện tử của các ca sĩ, đồng hành cùng sự giản dị của hai cây guitar gỗ.
Sài Gòn năng động lắm, trẻ trung lắm, nên Sài Gòn thích nhạc nhẹ, nghe Đàm Vĩnh Hưng, Lam Trường, Đan Trường… xong rồi quên, rồi không phải… nghĩ. Để Sài Gòn chấp nhận ngồi trong góc tối âm u, “nghe những tàn phai” chảy trên phím xa lạ Tây Ban Cầm, violon, piano… không dễ. Thế nhưng, chị nhà báo chủ quán Phong Nguyệt vẫn mơ ước thành công, dẫu biết rõ là “không lãi đâu nhưng cứ muốn bán cà phê một cách tử tế”. Chị có lý khi mà điều cuối cùng và không thể không nhắc đến là cà phê ở Phong Nguyệt chất lượng cực kỳ “đẳng cấp”, đối lập hẳn với mức giá bình dân.
Để góp thêm một chút thương, một chút nhớ dìu dịu len lỏi vấn vương trong lòng những khách hàng quen và lạ, về một phần đóng góp xây dựng nên thứ văn hóa cà phê Sài Gòn.
Bởi vì văn hóa vốn dĩ là trình độ tự ý thức tập thể (về sứ mệnh của mình), là sự quyến rũ và tỏa hương của vẻ đẹp tinh thần cộng đồng, phải được bồi đắp lâu dài, liên tục, từng chút một qua nhiều năm, bằng sự cống hiến của nhiều thân phận, nhiều cuộc đời.
theo : Hòa Bình