Thuật Nói Chuyện Hàng Ngày

  • Thread starter Thread starter liti
  • Ngày gửi Ngày gửi
Chương 21: Đừng Ham Hư Danh

Thuật Nói Chuyện Hàng Ngày
Hoàng Xuân Việt
Chương 21
Đừng Ham Hư Danh



Trong phần trước, chúng tôi đã đề cập với bạn, tật hay khoe khoang của người kiêu hãnh. Ở đây, chúng tôi muốn bạn biết một thứ người bà con với kẻ ấy: là kẻ ham hư danh.

Hạng này, trong câu chuyện, không om sòm khoe khoang tài đức của mình như kẻ kiêu ngạo. Nhưng tế nhị, kín đáo, họ cho người ta biết những thành công thời dĩ vãng của mình hay những thành công mà mình hi vọng sắp tới. Sự đắc lực của họ, có khi không ra gì, mà họ cho là vĩ đại, đang truyền tụng cho nhiều người ngợi khen. Gặp bạn, họ nói hồi nhỏ họ đánh đáo rất tài tình, họ sành nghề đi câu, nhiều khi sẩy cá lóc to bằng đầu gối.

Bây giờ họ yếu vậy, chớ lúc trẻ họ mạnh lắm, trái nặng 5,7 kilô, họ chọi như chọi phao. Gia đình họ mười mấy năm về trước có phải nhếch nhác vậy đâu. Họ thuộc dòng vọng tộc, đất cò bay thẳng cánh, đời sống phủ phê... Thấy chúng tôi học bài cả giờ không thuộc, họ nói bây giờ họ cao tuổi rồi, trí nhớ lục đi. Chứ năm họ 17, 18 tuổi họ học đâu nhớ đó. Tuy coi họ vậy, chứ hiện giờ nhiều người mến phục họ bởi họ đã có một thời hiển hách. Họ cũng cho chúng ta biết, công việc làm ăn của họ nay mai sẽ có kết quả khả quan. Trên thang xã hội, họ ngày một tiến, say sưa với cái tật "chưa làm vòng mà mong ăn thịt" họ tả cho chúng tôi đủ thứ thành công mà họ mong tưởng khi họ mới bắt tay vào việc như buôn bán, viết văn, lập nhà sản xuất bản... làm thầu khoán...

Thiệt ra họ không phải là những người hay kiêu căng tự cao tự đại như kẻ hay khoẹ Những điều mà họ cho chúng ta biết, họ nói một cách thành thật, thành thật đến ngây thợ Họ cũng không nói láo vì không muốn gạt ai. Bởi tật trống mình thì nói vậy.

Nhưng thưa bạn! Trước mắt người nghe, họ là những kẻ thiếu trí. Họ tưởng khi thuật lại, hay mô tả những cái hay của mình là thiên hạ khen ngợi họ. Cũng có kẻ mình "thổi" họ thiệt, nhưng phần đông người ta ngượng, cảm thấy khó chịu khi họ chỉ nói về cái "tôi" của mình. Họ cũng đáng thương hại ở chỗ quá khờ dại, đi tìm tiếng khen nhất thời. Nó không làm họ mập béo hay giàu có gì. Họ lại không để ý, danh vọng ai càng rượt theo, nó càng chạy xạ Những cái tốt đã qua hay sẽ tới của họ, nếu họ không nói ra, có khi làm cho kẻ khác âm thầm kính phục họ. Thứ kính phục này không rầm rộ, mà vững bền. Chớ họ đem quảng cáo, dù quảng cáo khôn khéo, thường làm cớ cho ai nấy ganh ghét, khi chê họ. Họ càng bị coi là rơm rác, khi người ta phát giác ra rằng, những điều họ nói về mình không đúng sự thật. Sự thành công của họ không đủ che lấy tiếng xấu cho họ. Cũng không thiếu chua xót và mỉa mai, khi họ còn trẻ ở địa vị thấp hèn mà nói rằng, đã làm những việc không khác Nã Phá Luân. Họ vô tình làm cho người nghe chú ý, quan sát con người hiện tại của họ. Nếu con người đó bất đáng, ô uế, ngu dốt, thì thôi, danh giá của họ là đồ đổ sông Ngô.

Cái tật ham hư danh, chúng ta rất dễ mắc. Xin bạn luôn coi thường câu chuyện của mình. Có khi đối với kẻ xa lạ, người thượng cấp, chúng ta ít hở môi về những thành công hay những điều mình cho là hay đẹp. Song đối với bạn bè quá thân mật, chúng ta hay vì chỗ tin cậy nhau mà khoe khoang. Khuyết điểm này, có lẽ không đáng trách lắm. Song có thể làm cho ta mất uy tín lần lần. Nếu người khiêm tốn nói ra, được kẻ khác chú trọng đến đâu, thì ta vì ham hư danh, khoe khoang mình, nói ra bị thiên hạ coi rẻ đến đấy. Trong xã hội, khó bề bạn khỏi gặp những người ham hư danh.

Bạn đừng gắt gỏng với họ. Chúng tôi biết, bạn đã nhiều lần gặp những ông lão, thích cho bạn biết những thành công thời dĩ vãng của ông, nhiều bà lão khoe con làm ông nọ bà kia, giàu sang, học giỏi. Thưa bạn! Họ không kiêu căng lắm chỉ tại tật ham hư danh. Bạn nên chăm chỉ nghe cho họ vui, rồi bỏ quạ Bạn xã giao, gây thiện cảm mà. Gặp con nít, hay nhiều thanh niên nam nữ có tật ấy, bạn vẫn khoan dung với họ.

Vui cười tự nhiên nghe họ là được họ coi như bạn thân. Không phải mình giả dối, nhưng thấy "đốn" họ, nói móc lò họ, bảo rằng họ kiêu căng, sai lầm, nào bổ ích gì. Đức khôn ngoan và sự thông minh, không cho sự thế như vậy. Lịch sự nghe họ, để họ vui, tìm chút an ủi trong đời sống, có phải lợi hơn không. Gần phòng viết của chúng tôi, có một em bé bảy tuổi.

Em thích cậu chúng tôi, không phải người thường hay cho kẹo, mà người chịu khó nghe em thuật lại những trò chơi "đầy oai hùng hiển hách" của em thôi. Chịu cực nghe con nít nói như cậu chúng tôi, có lẽ bạn không thích, vì mất thì giờ, bạn nên xử dễ dàng, đắc nhân tâm với những người ham hư danh trong một vài câu chuyện mà bạn bàn với họ
 
Chương 22: Đừng Hấp Tấp

Thuật Nói Chuyện Hàng Ngày
Hoàng Xuân Việt
Chương 22
Đừng Hấp Tấp



Lại một thứ người gây ác cảm trong câu chuyện nữa: Người hấp tấp. Thiệt ra tật hấp tấp tự nó không làm kẻ khác oán ghét bao nhiêu, vì phần đông, người ta ít trầm tĩnh, và chúng ta có thể vừa mang tật hấp tấp vừa nói chuyện duyên dáng. Chúng tôi có một giáo sư, tánh tình vụt chạc, nhưng được học sinh mến như cha mẹ, vì ông nói chuyện đắc nhân tâm. Song trường hợp của giáo sư là họa hiếm. Thông thường, tật hấp tấp làm cho người ta phán đoán sai lầm, nói không cẩn thận, cử tri bất nhã, giọng nói không êm tai. Bạn thuật cho người hấp tấp nghe một chuyện gì đó. Đến lúc có liên quan đến họ, nếu cần đính chính hay thêm ý kiến, họ cướp lời bạn ngay, và họ không cho bạn nói hết ý.

Họ cắt nghĩa, phân tách, đính chính, phê bình... làm bạn "cụt hứng". Ai đó thưa méc với họ một sai lầm của kẻ dưới quyền. Họ nóng đầu lên, chụp lời kẻ ấy và kịch liệt phản đối kẻ nói. Họ không cần nghe hết lời đâm thọc. Họ không cần nghĩ coi kẻ dưới nói đúng sai, không cần biết người đòn xóc có ác tâm không không cần thời gian để kiểm tra hư thực. Họ kết luận người đó là đồ hư đốn, đồ ngụy loạn phải trừng phạt, khai trừ.

Có nhiều trường hợp, người bàn chuyện với họ trình bày ý kiến của mình không gọn, hay khó hiểu, họ không chịu khó hỏi lại cho kỹ, không cố gắng tìm coi người ta muốn nói gì, họ phán đoán liền. Nghe ít câu, họ tiếp lời để trả lời tiếp. Có khi buồn cười, là họ trả lời một chút, rồi không rõ ý kẻ nghe, nên phải hỏi thêm, rồi giựt lời thuyết tiếp. Trong khi bàn chuyện, họ cảm thấy người ta có vẻ đổi giọng, gương mặt buồn cau có sao đó, có khi hoàn toàn vô ý thức và không ác tâm, họ tưởng mình bị phản đối, nên gây với người tạ Nghe một lời chỉ trích vu vơ, họ cho là ai cũng ác ý với mình, nên oán ghét và tìm phương thế trả đũa.

Người hấp tấp, chẳng những có cái hại, là phán đoán sai lầm, mà còn ăn nói bất cẩn nữa. Họ không kỹ lưỡng lựa lý lẽ, không chọn lời thanh nhã tinh xác để phô diễn tâm tưởng của mình. Vừa nghe điều chướng tai, họ nói càn ra bất cứ ý tưởng nào xảy đến trong đầu họ. Họ dùng tiếng nói vụng về, có khi thô lỗ để biểu lộ sự hằn học của mình.

Trong khi ăn nói như vậy, họ hay có những cử chỉ kì dị như trợn mắt, nghinh mặt, hất cằm rùn vai...

Họ gieo ở đầu óc kẻ nghe cảm tưởng gì? Bạn am hiểu. Người nghe, dù dễ tánh cũng cảm thấy họ, sao xốp quá, trống trải quá, nông cạn quá, không có chút gì thận trọng.

Trong một Phần của quyển này, chúng tôi bàn cùng bạn riêng về thái độ trầm tĩnh của mình. Tuy công việc có tính chất tiêu cực, nhưng vẫn giúp bạn gây uy tín. Phải chịu rằng, tự nhiên ai cũng có tính nóng ít nhiều. Song chuyện đâu còn có đó. Lôi cái tôi của mình ra, bắt người ta nghe là phạm một trọng tội đối với thuật nói chuyện. Hằn học tấn công người ta, hay đã kích kẻ vắng mặt, lại phạm trọng tội nữa. Nói, là để cố ý cho người ta nghe, người ta phục lí. Họ đang nói bị chận lại thì dễ gì họ chú tâm nghe tạ Ta dùng ác tâm đập người tạ Vậy ai kính trọng điều ta trình bày?

Cái hay nhất là để cho người ta nói cho thỏa mãn, rồi nếu cần, ta trả lời, nếu không thì bạn bỏ quạ Trước khi trả lời: cần suy nghĩ chu đáo, lựa lí có năng lực chinh phục, chọn lời thanh nhã, cương quyết mà đường mật, điệu bộ Ôn hòa, tỏ ra mình là kẻ tự chủ điềm đạm. Riêng những điều kẻ khác thuật lại, bạn hãy nghe bằng lổ tai của Socratẹ Họ đâm thọc lỗi lầm của ai, bạn hãy hỏi đầy đủ, để bạn biết thâm ý của họ hư thực thế nào. Coi chừng những kẻ thù vặt, những đứa tiểu tâm, những tên nịnh hót muốn lập công, tìm ân huệ, và những kẻ đòn xóc vì nhẹ dạ. Thứ người liều mạng ấy, trong nhà chùa, tu viện cũng có, đừng tin họ mà "mất linh hồn". Chúng tôi biết, có nhiều người có tài đức thực sự, vì bị hiểu lầm và cuối cùng bị bạc đãi chỉ vì lũ người rắn hổ ấy.

Còn thái độ của bạn đối với người hấp tấp? Định luật vàng của phép xử thế, là đừng thô bỉ với ai, kể cả những người đáng thương hại nhất. Bạn đừng làm họ mất mặt bằng cách nói ngay rằng, họ nóng tính hay giận bậy, thiếu khôn ngoan. Nói thẳng là một đức tính. Song để dùng trong trường hợp khác, chớ đừng áp dụng với người hấp tấp. Có thể họ to tiếng tấn công bạn. Họ nói như sóng cồn à? Mặc kệ họ. Bạn cứ nghe. Khi họ nói đã rồi, bạn hãy nói rõ điều bạn muốn nói. Và trầm tĩnh cũng họ, tìm cách giải quyết. Thái độ khoan dung và hòa hoãn của bạn, chúng tôi tin chắc, sẽ làm đẹp lòng người hấp tấp. Thế là bạn có thêm một người bạn nữa.
 
Chương 23: Đừng Quá Tâm Sự

Thuật Nói Chuyện Hàng Ngày
Hoàng Xuân Việt
Chương 23
Đừng Quá Tâm Sự



Có thứ người, gặp ai và lúc nào cũng bày hết ruột gan của mình ra, thưa bạn! Chúng ta nên tìm hiểu họ.

Trên đời ai dám tự hào là mình không bao giờ gặp những nghịch cảnh, những lúc mà tâm hồn buồn tựa bến tha mạ Nhiều khi cần một người chí hướng, một người tri âm để bày tỏ tâm sự, hầu nhóm lên chút lửa hi vọng. Nếu bộc bạch cõi lòng một cách xứng đáng khi cần thiết như vậy, thì không ai nói. Điều đáng tiếc là có những người, có chút gì thắc mắc trong tâm hồn, là đem ra bàn với bất cứ ai, vào bất cứ lúc nào.

Gặp cảnh trời mưa nắng, lạnh, nực họ bực dọc: họ đem phàn nàn cùng người xung quanh. Ở học đường thầy cô giáo khó quá, bạn bè xử bạc với họ, bài thi họ làm không được v.v... tất cả tới giờ ra chơi, họ đem bộc bạch cho hết bạn này đến bạn kia với giọng điệu sầu tủi. Chỉ huy một quân cơ, người dưới không kính trọng họ, tiền lương không đủ xài, quân khí thiếu, gặp người lính nào, họ cũng than rền.

Trên đường sự nghiệp nhiều thử thách, đụng chướng ngại vật, bị bạc đãi, hiểu lầm, họ buồn rầu như gặp đám tang. Họ tìm đủ hạng đồng chí, đồng liêu để chia sớt cõi lòng. Trong việc làm ăn, họ bị lường gạt, mua bán lỗ lã. Viết văn họ bị nhà xuất bản gian lận, độc giả khi chệ Họ nói sạch sành sanh cho kẻ khác nghe ruột gan của mình để bớt căm tức, lo âu, sầu oán. Gặp gia cảnh nghèo túng, nợ cái đẻ nợ con, vợ mới sinh, đau yếu, con đứa thất học, đứa thiếu ăn cơm, chồng cờ bạc, điếm đàng: Ai tới nhà chơi, họ đều coi là tri âm và đem nội tình gia thất nói toạc móng heo. Ai vô phước gặp họ, sẽ bị họ đổ lên đầu các sự chán nản, oán người, trách vật.

Họ cũng không lựa lúc để bàn chuyện riêng tự Là người đa cảm, lúc nào tâm hồn cũng tràn đầy nỗi khổ đau, thì họ để chảy ra, mặc sự thúc đẩy của thần bạc nhược. Bởi không khôn ngoan lựa giờ khắc để tâm sự, nên họ bàn chuyện riêng tư nhiều khi không đúng lúc. Điều đáng lẽ phải giấu kín, họ lại rỉ rả nói hết nỗi buồn này đến điều tiếc nối kia. Những lúc cần tỏ ra vui vẻ, họ vẫn tìm nguồn an ủi cho mình, bằng cách tâm sự. Họ cũng không lựa lời để giao phó nỗi lòng. Hình như ai cũng coi là tri kỷ. Vào một tiệm tạp hóa ngoại kiều, họ cũng có thể than về cảnh vợ họ Ở nhà đau yếu, con cái họ hoang đàng. Bạn chưa từng quen biết họ, nhưng khi gặp bạn, họ dễ dàng cho bạn biết, đời họ gặp nhiều thử thách, việc làm ăn của họ thất bại như thế nào. Họ lải nhải kể, nào họ chán thế cuộc, sầu vì gia đình cô thế... Nói tóm lại, gặp ai họ cũng bàn tâm sự.

Trong xã hội những người này chiếm đa số. Họ coi câu chuyện là phương thế giải thoát tâm hồn. Người đàam thoại với họ là người thoa dịu vết thương của quả tim họ. Trên đời này, mấy ai quan tâm đến kẻ khác. Có mấy ai, khi nghe người khác than thở mà lo lắng an ủi tìm hộ cách giải quyết bằng hành động vị tha thành thật. Giữa chợ bạn đang mua đồ, có một người bán hàng lại than cùng bạn rằng vợ anh mới chết. Bạn có cảm thương anh không? Chắc không. Chúng tôi đang mua cá, chị bán cá rên rằng con chị vừa đau trái đậu, không biết tính mạng ra sao? Chúng tôi có băn khoăn an ủi chị không. Chắc không nốt. Bạn và chúng tôi như vậy, thì chắc trăm nghìn người khác cũng vậy. Có thứ người gặp được đôi bà góa, vài cô gái buông cho ít lời thương hại. Nhưng chi vậy? Nghe những lời ấy, rồi tình thế của họ thay đổi không.

Những kẻ khác vì xã giao, nói vài câu khuyên nhhủ rồi bỏ đi... Người ta thấy họ là người thiếu tự chủ, để tâm hồn khuất phục đau khổ màa không biết quật cường. Người ta coi họ là thứ người không cẩn ngôn, nhẹ dạ, dễ tin. Nếu họ gặp kẻ ác tâm, kẻ tranh đua với họ, thì những kẻ này đối với họ như thế nào?

Sao họ không để ý, trên đời, không ít người lấy làm vui khi kẻ khác đau khổ, sầu buồn. Sao họ không đề phòng nhiều người ganh với họ về công việc làm, chỉ mong lúc họ thất bại, gặp khó khăn để làm hại họ. Đem ruột gan để phanh phui cho chúng, chẳng những không bổ ích gì, mà biết đâu họ sẽ rước họa thêm. Còn những người trống miệng, manh tâm nữa. Tâm sự của họ, những bí mật của họ, họ tiết lộ cho chúng. Chúng đem bán rao hết đầu làng, cuối chợ liệu danh giá của họ có được bảo đảm không?

Tâm hồn họ được yên tĩnh, hay phải mất quân bình thêm, thống khổ thêm. Trong khi nói chuyện, người có lương tri ngại ngùng trước những lời kể lể về đời tư của ai. Tại sao lúc bàn tâm sự, họ không vì phép xã giao, tránh cho kẻ nghe nỗi ngượng nghịu ấy. Người dân Nhật có thói quen nói hài hước những gian khổ của riêng họ hay của gia đình họ, để cho người khác khỏi vì lịch sự mà tỏ nỗi thương hại. Không như một số người dân Nhật, ít ra họ cũng đừng ngây thơ quá, mà coi đôi chút lời khuyên là cách thoa dịu tâm hồn, bởi một quả tim tri kỷ.

Người quá bàn tâm sự, nhiều khi viện lẽ là nói với bạn. Nhưng hễ gặp bạn nào thân, đều tâm sự hết, thì đáng tiếc quá. Nói chuyện với họ, người ta mong, bàn những vấn đề gây hứng thú, chớ đâu muốn có bộ mặt thiên sầu địa thảm, để nghe họ than khóc nỗi lòng...

Thấy những tai hại này của kẻ quá tâm sự, xin bạn cương quyết tránh tật xấu của họ. Khi cần, nói sơ với bạn thâm giao để tìm hy vọng và cách giải quyết thôi. Đối với bất kỳ ai, nhất định là thinh. Chúng tôi đã bàn cùng bạn về vấn đề này trong "Đức tự chủ, chìa khóa của thành công". Ở đây chúng tôi không dám làm bạn mất thì giờ đọc lại. Những bạn nào cũng đủ giờ rảnh để đọc lại các quyển sách ấy, thì ít ra, nên để ý những điều hệ trọng này.

Ham bộc bạch tâm sự, dũng khí của ta hao mòn, chí khí của ta ngày một tiêu mạ Một khi không còn ý chí, thì đừng mong nói chuyện thành công và đắc lực. Ham bộc bạch tâm sự, ta bị kẻ khác coi là người bạc nhược, không đủ sức ăn chịu với những éo le ở đời. Họ mất tín nhiệm nơi ta, coi ta là kẻ không thể lãnh đạo được, nên trên thang xã hội ta chỉ ở địa vị thấp.

Đến thái độ của bạn đối với người quá tâm sự. Bạn đã biết, người quá tâm sự là người đa cảm, bị ưu sầu xâm chiếm, lúc nào cũng tìm người để nương tựa. Gặp ai biết nghe họ, họ coi như đi giữa sa mạc gặp một suối nước ngon. Xin bạn hãy là người biết nghe. Bạn nên xử trí với họ có lương trí hơn. Trước hết, bạn không nên đả kích họ. Chạm tự ái người ta, mà còn trông người ta thích câu chuyện của mình, thì thật là lạ. Bất kỳ ai, kể lể gì với bạn, nếu không có hại, không tốn thời gian, thì bạn cứ để họ nói. Người ta cần nói để giải thoát tâm hồn mà. Có một số người nào đó, bạn liệu lời an ủi bổ ích, thì xin bạn đừng tiếc với họ. Biết đâu đôi lời sáng suốt chân thành của bạn, tuy không thay đổi được một tâm trạng, quyết định một cuộc đời, nhưng ít ra cũng gieo một tia hy vọng cho tâm não đang uất ức, ưu tư của họ. Chúng tôi nói những lời chỉ giáo đúng đắn, để bạn phân biệt với những lời của những kẻ làm thầy đời không cơm. Muốn cho lời nói của bạn có giá trị, thì những lời nói đó phải chứa đựng ý tưởng xây dựng, thanh cao và nhuộm màu sắc chân thành, ngọt dịu. Trên đời, thưa bạn, ai mà không thích câu chuyện của những người có ngọn lưỡi vàng ngọc như vậy.
 
Chương 24: Đừng Thân Mật Bậy

Thuật Nói Chuyện Hàng Ngày
Hoàng Xuân Việt
Chương 24
Đừng Thân Mật Bậy



Thân mật, thiết tưởng là một trong những cái quí, mà Trời ban cho con người.

Lúc còn thơ ấu, bạn hôn người mẹ của bạn! Có gì tốt đẹp bằng. Người mẹ yêu mến bạn với tình yêu vàng ngọc. Bạn hôn Người, là tỏ cho người biết tình cảm đậm đà đối với trái tim hi sinh vô bờ bến của Người.

Thân sinh của bạn, lúc nào cũng coi bạn là nguồn an ủi. Bạn tâm sự, buông lời nói thân mật. Người thích lắm. Nhất là lúc Người gặp đau khổ.

Đối với anh em ruột trong gia đình, bạn đôi khi đối xử thân mật cỡ nào cũng không ai trách. Cử chỉ lố lăng của bạn có khi lại là phương thế để củng cố tình huynh đệ. Nhưng đối với anh em ruột thịt thôi nhé.

Còn bạn tâm giao? Sự thân mật vẫn cần thiết như cá cần nước. Đã là tâm giao mà không ăn nói với nhau thân mật thì không gọi là tâm giao được.

Một người gặp cơn khốn khó, bị bao người chê ghét, tránh xạ Họ khao khát sự thân mật của bạn. Tại sao bạn không làm cho họ thỏa dạ. Sự thân mật của bạn đối với họ là điều cao quí, đáng khuyến khích vì nó hàm súc đức vị tha.

Bạn quí mến! Tất cả những thứ thân mật ấy là ngọc ngà.

Nhưng điều chúng tôi xin phép nhắc ở đây, là trong câu chuyện chúng ta đừng thân mật bậy. Bạn tưởng thứ người mang tật này ít lắm ư? Đối với người lạ cũng như quen, họ ăn nói thân mật quá đến trở thành lố bịch.

Họ có quen bạn bao giờ. Thế mà vừa gặp bạn họ la: "Ê Ê! Rua đi. Sao, mạnh giỏi không?" Ngồi ăn với bạn trong tiệm, họ vừa nhai nhồm nhoàm vừa tâm sự với bạn, thỉnh thoảng lại vỗ vai bạn, gắp đồ ăn bỏ vào đĩa bạn nữa. Cũng như bạn, chúng tôi mới gặp họ lần này là một. Nói chuyện với chúng tôi một chút, họ nắm tay chúng tôi rủ đi "nhậu bia". Họ vừa nói "mình với nhau mà" vừa mở cổ áo, lấy quạt, quạt "bốn phương", rồi nâng li bia uống như chết khát đâu mấy kiếp. Lại còn hít hà tỏ ra khoái khẩu không kìm hãm được. Họ cũng đem cái thân mật bậy ra đối xử để gọi là sành đời. Họ nói chuyện với hai bà kia. Ba người nói chuyện với nhau về vấn đề thi cử một hồi lâu. Ông ta cao hứng vừa cười, vừa xô một bà, và tiếng cười nổ như pháo tết.

Có kẻ bất chấp chức quyền, tuổi tác của kẻ đàm thoại với mình. Họ dùng những giọng thân mật, mà họ thường nói với bạn bè thâm giao trong lớp học hay trong nghề nghiệp.

Trước mặt người khác phái, lạ hay quen, họ cũng mở điệu cười mà họ gọi là thân mật, người giàu lương trí nghe đáng sợ làm sao. Họ cười biểu lộ sự thô bỉ thiếu văn hóa. Người thân mật bậy, còn gây ác cảm trong việc lui tới nữa. Kể cả những người không quen với họ bao nhiêu, họ cũng coi như bạn thân của họ. Họ đến nhà, đến phòng những kẻ ấy, như người ta ăn cơm bữa. Có khi sáng họ sang chơi cho tới khi gần đứng bóng. Họ kềm chủ nhà, nói với họ đủ thứ chuyện, khiến kẻ này phải bỏ công ăn việc làm để nghe, vì sợ mất lòng họ. Có khi cả ngày họ lại chơi năm bảy lần. Ban đầu người chủ kính trọng họ, tiếp đãi như bao khách đáng kính khác. Vài lần sau, người ta bắt đầu coi thường họ, đối xử với họ hết mặn nồng, và tỏ ra khó chịu. Nhiều lúc người ta tỏ thái độ, cử chỉ "mời" họ về, mà họ không quan tâm, hay nói đúng hơn không đủ tinh tế để biết. Người ta coi đồng hồ, nhấp nhổm muốn đi, tóm câu chuyện, hi vọng ngày nào đó bàn chuyện lâu hơn,... Vậy mà họ cứ mở chuyện mới ra, nói thao thao bất tuyệt. Có kẻ lại nằm ỳ ra trên ngựa, đi văng hay ghế, võng, của chủ để tán chuyện dai như đỉa. Không cần chúng tôi dẫn nhiều ví dụ. Vài thứ thân mật bậy trên, đủ cho bạn thấy sự đối xử của họ thế nào.

Bất cứ vật gì trên đời, dù kì lạ, quí báu đến đâu, khi có nhiều quá phải bị coi rẻ. Sự thân mật và giao du cũng không khác bao nhiêu. Đối với những người ruột thịt, những bạn chí thân, sự thân mật muốn có thú vị, có kết quả hay, vẫn phải ở trong chừng mực. Tuy nhiên, rủi có quá lố, vẫn có thể tha thứ được dễ dàng. Còn đối với người xa lạ, hay quen thường thôi, thân mật bậy thường gây hậu quả đáng tiếc. Người thân mật bậy, làm cho kẻ khác coi họ là kém văn minh, dù họ đậu mấy bằng cấp đại học, hay có chức quyền, tiền bạc. Họ cũng có thể bị đối đãi như người không biết tế nhị. Hơn nữa, bất cứ ai, cũng có lòng tự ái, cũng coi mình là quan trọng, thèm kẻ khác kính trọng mình. Một đứa con nít, một tên khùng như vậy. Thế mà người thân mật bậy không chịu biết tâm lí quá ư đơn giản ấy. Họ buông lời thân mật lố lăng, khiến lòng tự ái của kẻ khác bị giày vò: Hỏi người ta làm sao mến họ được? Từ đây, xin bạn chú ý câu chuyện của bạn. Đừng để nó có màu sắc thân mật sỗ sàng làm hại nhân cách bạn. Ở trên, chúng tôi nói, sự thân mật bậy đối với kẻ ruột thịt và bạn chí thân có thể tha thứ dễ dàng. Riêng bạn, sự thân mật ấy bạn cũng cố gắng tránh. Sợ khi quen như vậy với người cốt nhục, bạn khó bề tự chủ lúc giao tiếp với kẻ xa lạ.

Việc giao du của bạn, bạn nên khôn ngoan. Của gì ngon đến đâu, ăn quá cũng hóa chán. Kẻ khác, dù mến trọng bạn thế nào, nếu bạn tìm đến họ mãi, sau cùng họ cũng bớt, hay không còn quí mến bạn, tiếp chuyện lạnh nhạt và muốn bạn ra về khi không có việc gì hệ trọng, thì không cần giao du thường quá với kẻ ta ít quen thuộc. Rồi khi có chuyện cần đến nhà họ, ta cũng đừng ở lâu. Phải làm sao, cho khi ta ra về, họ còn tiếc ta và muốn lần khác được gặp tạ Ở nhà người bạn chí thân, ta cũng không nên quên nguyên tắc xử thế ấy. Ỷ là chỗ thâm giao mà ăn dầm nằm dề ở nhà một người bạn mãi, sau này tình thâm giao có thể phai nhạt và đến chỗ hai người chán chê, oán ghét nhau.

Trong xã hội, thứ người giàu não như bạn, hình như ít lắm. Rất đông người khi nói chuyện, có gương mặt âu yếm, có cái nhìn gợi lòng trắc ẩn bậy chỗ có nụ cười van lơn không hợp người, có giọng nói dịu ngọt, biểu lộ tâm hồn yếu đuối, ngu khờ. Cũng rất đông người, vì nhàn rỗi, vì tự hạ mình xuống để yêu cầu một ân huệ, hay lân la thái quá nơi nhà cửa của kẻ ít quen biết mình. Đối với những thứ người ấy, bạn vẫn thực hiện bí quyết xử thế cổ điển, là không làm phật lòng họ. Lẽ tất nhiên, khi họ đối xử thân mật quá lố với bạn, bạn nên đề phòng sự sỗ sàng của họ, làm bạn mất thể diện. Khi họ tìm đến nơi ở của bạn mãi, bạn tìm cách tránh để khỏi mất thì giờ. Nhưng đức thu tâm không cho phép bạn cười nhạo, xua đuổi họ sỗ sàng, hung bạo. Lúc họ thân mật bậy, mà bạn thấy gượng thi nên làm thinh và có nét mặt nghiêm, nghiêm nhưng đừng quạu. Một ai thường lân la đến nhà bạn, làm bạn mất giờ nhiều, bạn có thể vui vẻ, thân mật xin phép họ đi làm công việc của mình, và thành thật mời họ Ở đó chơi, đọc sách hay làm việc gì riêng đó tùy ý. Họ cáo thối để về thì bạn ân cần cho họ biết, lúc nào đó bạn hân hạnh gặp lại họ và lấy làm tiếc bữa nay không tiếp chuyện họ được.
 
Chương 25: Đừng Có Giọng "Sách Vở"

Thuật Nói Chuyện Hàng Ngày
Hoàng Xuân Việt
Chương 25
Đừng Có Giọng "Sách Vở"



Học rộng, hiểu nhiều, khi nói chuyện cũng khéo dùng tư tưởng của danh nhân để củng cố lý luận của mình, là điều ai cũng nên làm. Người nói chuyện như vậy, gây cho câu chuyện của mình phong vị mới lạ, khiến nó hấp dẫn kẻ khác, và tạo cho nó chân giá trị. Trong đời sống học sinh, bạn nên đôi khi bàn cùng bạn hữu, những sách mình đã học, xin họ dùng những danh ngôn đông, tây, kim, cổ mà họ biết để mình học theo. Cuộc nói chuyện, nhờ sự giúp đỡ này, đem lại nhiều lợi ích. Khi ra khỏi học đường, việc học tập của bạn vẫn cần được tiếp tục, bạn không đủ thì giờ và trí nhớ để đọc đủ thuứ sách, để nhớ nhiều danh ngôn bạn có thể bổ vào những khuyết điểm của mình bằng cách giao du thường với những bè bạn học rộng, thuộc nhiều tuư tưởng của kẻ khác.

Nhưng điều đó, chúng tôi muốn bạn tránh là hễ mở miệng ra bất kỳ lúc nào, đối với ai, cũng chưng khoe sách báo mình đọc, hay chêm những câu chữ nho, những danh ngôn của Âu Mỹ. Người có tật này, tưởng ăn nói như vậy, người ta cho mình là bậc thông thái, Ăn nói có duyên ai nghe cũng hài lòng. Họ lầm quá. Con người, ai cũng muốn đề cao giá trị của mình, coi mình là hệ trọng xuất chúng, và muốn cho kẻ khác lu mờ để mình nổi bật lên. Người có giọng sách vở hình như quên mất tâm lý này. Vô tình họ chọc tính ganh tỵ của con người và gieo ác cảm. Tai hại nhứt, là khi họ ăn nói với người lớn tuổi và có chức quyền trên họ mà thất học. Những kẻ này, vừa nghe ho dẫn danh ngôn này, tục ngữ kia liền tưởng mình bị kẻ nhỏ khinh rẻ, mất uy tín, uy quyền. Như vậy, họ không bị người ta thù sao được.

Rất chua chát, là khi họ "múa mỏ" thông thái trước mặt những bực có học lực uyên thâm và tính tình trầm mặc, ít nói. Thái độ múa búa trước cửa Lỗ Ban của họ, làm cho người nghe cười thầm, cho họ là non kinh nghiệm, thiếu đầu óc dè dặt, nghèo nàn sự khôn ngoan.

Chúng tôi có quen một người, đã nhiều năm mất tật này. Nói chuyện với ai, dù là người rất lạ, dù trong những câu chuyện chơi, họ cũng nói cho được mẫu chuyện Tàu rút trong Phong Thần, hay Đông châu liệt quốc, họ cũng dẫn vài ba câu Kinh thánh, nói nào Noe đóng tàu, Noe uống rượu saỵ Phao lô nóng tính v.v... và không quên pha vào lý luận của mình, những danh ngôn của Lão Tử, Descarrtes, Hégel... Trong xóm chúng tôi ở,người ta gọi là "ông sach vở". Thiệt là chua chát.

Trong câu chuyện, xin bạn cương quyết tránh thứ tật ấy.Nguyên tắc thứ nhất bạn nên theo, là dù cao tuổi đến đâu, đậu mấy bằng cấp đại học, viết bao nhiêu thi phẩm có giá trị, vẫn ăn nói khiêm tốn, không bao giờ ỷ cái hiểu biết hơn người của mình để già hàm, khoe khoang và che khuất kẻ khác, làm nghịch lại, bạn cũng có thể được người nghe cho mình là học rộng. Nhưng họ không bao giờ mến phục bạn đâu. Cái vốn trí học dồi dào mà xài vậy, chỉ gây khinh rẻ, rước họa vào mình... nó không bằng sự hiểu biết thường mà được đi kèm với lòng khiếm thị sâu xạ Xin bạn khắc vào tâm khảm mấy chữ nầy"Đức hạnh phục người mến hơn tài ba". Nếu không cần, thì khi nói chuyện, bạn đừng đề cập đến vốn học của mình làm gì. Sự thinh lặng của bạn, tạo cho xung quanh một không khí huyền bí. Nó bắt kẻ khác kiên nể bạn và đề cao phẩm giá của bạn.

Dến khi phải áp dụng những hiểu biết của mình, bạn hãy thi hành một cách khôn ngoan. Phải lựa người, lựa lúc mà xài vốn học của bạn. Gặp những thợ hồ, thợ,ộc ở thôn quê, biết chút ít về nghề của mình, mà bạn giảng cho họ vè kỹ nghệ nặng, thì quả bạn làm một việc vô ý thức. Sau bữa tiệc, ai cũng mệt đừ, mà chúng tôi cắt nghĩa cho họ thuyết Mác, bàn về triết lý của Thích Ca, phân tích học thuyết Nhiệm Thế của Đức Giê su thì thật là lố bịch không đúng lúc.

Muốn dùng điều họ hỏi ở sách báo, làm thành lũy cho những gì mình quả quyết, bạn nên dùng một cách khiêm tốn, tự nhiên và tiết kiệm. Một vài mẩu chuyện lạ, đôi danh khôn khéo dẫn, làm câu chuyện thêm ý vị thế nào, thì sự khoe khoang sách vở làm cho câu chuyện chán tai và gây ác cảm chừng ấy.

Hay nhất là tự mình đem câu chuyện lạ, hay dẫu danh ngôn, mà hỏi người nghe. Cách nói này, làm cho người nghe khỏi mất mặt, cảm thấy mình được nhìn nhận là hơn người. Lẽ dĩ nhiên, khi hỏi như vậy, thì bạn trả lời luôn theo chuyện của mình nói, chớ không phải hỏi để kẻ khác trả lời. Họ biết thì hay lắm. Ma không biết thì tội nghiệp cho họ, mà cũng có thể mình bị họ ghét. Vậy tóm lại, bạn hãy tránh giọng sách vở, và khi muốn sử dụng vốn hiểu biết của mình, cần khôn ngoan.
 
Chương 26: Đừng Nói Sai Tiếng Mẹ Đẻ

Thuật Nói Chuyện Hàng Ngày
Hoàng Xuân Việt
Chương 26
Đừng Nói Sai Tiếng Mẹ Đẻ



Phan Khôi nói:"Người Việt Nam phải viết quốc ngữ cho đúng, dùng danh từ cho đúng". Bạn có thể nói:"Người Việt Nam và thứ người nào cũng vậy, khi nói chuyện đừng nói sai tiếng mẹ đẻ".

Có nhiều người sang trọng, đi đứng ra điệu thầy cô, có chức quyền cao, đậu nhiều cấp bằng, nhưng nói tiếng mẹ đẻ một cách thương hại. Nói chuyện với ai, họ làm kẻ ấy hiểu sai điều họ muốn nói. Ở nhiều nước văn minh, có không ít kẻ trí thức về nhiều nghành học, quán thông nhiều ngoại ngữ, nhưng tiếng nước nhà của họ, họ phát âm sai bét, nói trật văn phạm, diễn đạt ý mơ hồ, lầm lẫn. Đáng tiếc nữa là trong nhiều nước chậm tiến, hạng trí thức không thông và khinh thường tiếng mẹ nhiều như trấu. hiện giờ, có biết bao người, Hán học, Tây học thì hay lắm, nhưng không dễ nói, viết tiếng việt trôi chảy. nói ngoại ngữ như Pháp ngữ, Anh ngữ, thì như bắp rang, nhưng khi dùng tiếng mẹ thì không khác gì như một ngoại kiều.

Họ hay xen lẫn vào câu tiếng việt những tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng La tinh để diễn ý, vì quá nghèo dụng ngữ tiếng nước nhà. Tiếng việt, tuy không phong phú bằng Hoa ngữ hay La ngữ. Nhưng hiện giờ, có lẽ nó được trên sáu bảy vạn tiếng. Đó là chưa kể những thổ ngữ, những tiếng lóng. Thế mà tại sao họ cứ dùng đi dùng lại một mớ tiếng tầm thường nào đó trong khi đầu não của họ là một kho ngữ vựng về ngoại quốc về khoa học, về sử địa.

Người cẩu thả tiếng mẹ, bất chấp việc đánh hỏi ngã đã đành, họ còn không quan tâm đến cách phát âm những phụ âm đầu như s, x,ch, tr. Sáng láng họ đọc"xáng láng", trung trực họ nói"chung chực". Còn nạn dùng sai danh từ nữa. Ở một trường đại học mà còn ảnh hưởng của nền giáo dục thực dân, trong 100 sinh viên, có đến bảy mươi người dùng lẫn lộn hai tiếng"Chúng tôi" và chúng ta, dùng" phiền phức" thế" phiền hà".

Người ta cũng không quên được, những người không biết phân biệt loại tiếng dể dùng cho hợp câu chuyện. Một giáo sư của một trường trung học nọ nói với chúng tôi:"nhà tôi cho con ở về chốn thần kinh". Bạn nghe có trái tai chưa. Tại sao ông không nói đơn sơ:"nhà tôi cho con ở về Huế".

Người cẩu thả tiếng Việt, cũng không tùy người tiếp chuyện để ăn nói cho xứng hợp. Đối với người cao tuổi, có chức quyền hơn họ, họ vẫn dùng những tiếng mà họ nói với bè bạn lúc giởn chơi. Những tiếng"Ba đá, ráng chịu, quá sá, mừng, bồ", họ tha hồ sử dụng cho bất cứ ai giao tiếp với họ.

Những cách xưng hô để chào hỏi, giới thiệu, từ giã, họ cũng dùng sai bét mà không ý thức được lỗi của mình.

Lẽ dĩ nhiên, bạn biết câu chuyện của họ, không gây thiện cảm sâu sắc nơi người nghe. Có khi, người ta đối xử tử tế với họ vì xả giao. Nhưng bên trong người ta coi thương họ.

Muốn khỏi thất bại như họ trong lúc nói chuyện, xin bạn chịu khó trau dồi tiếng mẹ đẻ.

Xin bạn học nằm lòng những điều chúng tôi nhắn gởi bạn dưới đây, để sử dụng tiếng mẹ có giá trị và gây thiện cảm, uy tín với mọi người.

1/ Lo cho mình có một vốn dụng ngữ phong phú.

Phương thế là học tự điển, học những sách về từ ngữ. Xin bạn nhớ kỷ, chúng tôi nói học, chớ không phải coi hay tra thôi. Tập thói quen để trên đầu giường một quyển danh từ hay một quyển tự điển, để trước khi ngủ học vài chữ. Théodore Rooselt có tập quán để một quyển sách trên bàn giấy và đọc trog những phút đợi khách. Tại sao bạn không để ở bàn ăn một cuốn danh từ để học lúc chờ dọn bữa ăn.

Anatole France mê dùng tự điển như người mê dùng tình nhân, nên ông trở thành đại văn hào, ít ra bạn học ngữ vựng, để có nhiều dụng ngữ, hầu diễn đạt tâm tưởng của mình chính xác, tường tận. Muốn dụng ngữ phong phú, bạn cần đọc nhiều loại sách báo. Sau khi đọc, chịu khó ghi trong sổ riêng những tiếng không biết, rồi tra tự điển. Nên giao du với những người giỏi tiếng mẹ, bàn chuyện với nhà văn, chú ý học những tiếng chuyên môn, những tiếng lóng, tiếng địa phương, thổ ngữ của bất cứ người nào bạn giao tiếp. Khi nghe giảng hoặc nghe diễn thuyết ở đâu, cố gắng học cách dùng tiếng của diễn giả. Tiếng nào mình chưa biết về nhà tra tự điển.

2/ Dùng tiếng cho chính xác.

Theo Gustave Flaubert, bất cứ điều gì ta nói, chỉ có một tiếng nào đó để diễn nó ra. Bạn hãy tìm cho được tiếng ấy. Nên đọc truyện Kiều để học tài dùng tiếng chính xác của Nguyễn Du.

Nguyễn Hiến Lê khuyên bạn muốn tìm tiếng đúng nên:

a) Lựa một tiếng cụ thể.

b) Dừng dùng tiếng mơ hồ.

c) Đừng nói ơ chung quanh hay nói quá.

d) Đừng dùng tiếng sáo.

e) Phân biệt những tiếng lóng và tiếng thanh nhã.

f) Hiểu rõ những tiểu dị giữa những tiếng đồng nghĩa.

Đó là những lời khuyên vàng ngọc mà bạn nên nhớ.

Tóm lại, chúng ta cần rèn luyện tiếng mẹ đẻ để trở thành người nói chuyện hay, và làm cho người nghe có cảm tưởng tốt về nền giáo dục, về giá trị văn hóa của ta.
 
Chương 27: Phải Ít Nói

Thuật Nói Chuyện Hàng Ngày
Hoàng Xuân Việt
Chương 27
Phải Ít Nói



Muốn nói chuyện có nghệ thuật, thì phải nói, nói cho nhiều để thuyết phục: Sao lại phải nói ít. Quả là điều mâu thuẩn? Có lẽ bạn hỏi chúng tôi như vậy.

Có ai trong xã hội, không muốn cho kẻ khác biết giá trị của mình. Người ta tự nhiên thích những nhà huấn nghiệp, những kinh nghiệm, những đức tính của mình để kẻ khác ca tụng. Bạn ít nói, tức là bạn nhường cho người đàm thoại cái hân hạnh được tự giới thiệu mình. Họ có dịp mua lời khen ngợi, chắc chắn sẽ coi bạn như một tri kỷ.

Thiếu gì người, hay tìm cái hư danh trong chỗ nói nhiều để tỏ ra mình hoạt bát, học rộng. Bạn ít nói, tất nhiên, họ được cơ hội dùng lưỡi tha hồ chém mây chặt gió. Vì vậy, họ coi bạn là người biết tìm hiểu họ, ca tụng họ.

Không mấy người không có óc ham dạy đời. Thường người ta mở miệng là chỉ bảo, khuyên răn kẻ khác, một câu chuyện gây hứng thú, phải là cuộc trao đổi qua lại những tâm tưởng. Bạn biết rõ điều ấy, nên nhường lời cho kẻ khác thuyết trình những gì họ cưu mang trong tâm hồn. Nói được những điều ấy ra, họ cảm thấy câu chuyện làm họ sung sướng. Thế là bạn chiếm được thiện cảm của họ rồi. Giá bạn yêu cầu họ hy sinh đều gì không quá đáng chắc họ dễ dàng làm vừa lòng bạn. Bạn gặp hai người lạ.

Một người nói chuyện với bạn như két. Một người chăm chú nghe và thỉnh thoảng nói đôi tiếng thôi. Vậy, bạn có cảm tình với ai? Người thứ nhất đa ngôn, vô tình cho bạn biết sạch sành sanh tâm hồn của mình. Giá họ có ác tâm lập mưu kế gì hãm hại bạn, bạn cũng biết được chút ít. Còn người thứ hai huyền bí làm sao. Bạn không biết ý họ thế nào. Mỗi tiếng bạn nói ra, họ lóng tai nghe, và bởi vì họ ít nói, nên bạn cho rằng lời nói của họ là kết quả của suy nghĩ. Bạn nghe họ dễ dàng. Như vậy, đối với kẻ khác, tại sao bạn không bắt chước người thứ hai, bạn ít nói: Bạn làm cho kẻ khác kính nể. Tuy nhiên, không để họ nghi kỵ mình: Thỉnh thoảng bạn nên nói đôi lời đầy ý nghĩa và nhất là bạn chú ý nghe họ. Ai mà không kính phục và mến yêu họ.

Sáng suốt như tổng thống của nước mỹ, Ông théodore Roosevelt còn khiêm tốn thú nhận rằng, trong một trăm lần phán đoán có hai mươi lăm lần sai. Còn chúng ta thì sao? Vậy trước khi nói, tốt nhất chúng ta nên chịu khó suy nghĩ để bớt sai lầm. Muốn thế thì phải nói ít. Nói luôn miệng thì không có thời giờ "Đánh lưỡi bảy lần". Người ta không dám quả quyết điều gì, chớ vẫn dám bảo ai nói nhiều thì khó bề tránh khỏi nói bậy. Bạn ít nói tất nhiên, bạn tránh được nhiều lỗi lầm và chạm tự ái người nghe.

Mà bạn nói nhiều để làm gì? Có phải để người đối thoại ghi nhớ tâm tưởng của họ không? Điều chúng ta ước muốn họ am hiểu, họ cũng hiểu trong một chừng mực nào đó thôi. Họ lo trả lời. Lo cắt nghĩa, phân tách, chỉ trích, chưng bày hiểu biết của mình. Vậy sao bạn tốn hơi nói thao thao bất tuyệt. Nói vừ đủ và nói kỷ là khẩu hiệu khi bàn chuyện.

Bạn ít nói, để khỏi phiền lòng người khác, trong cuộc sống, có không ít trường hợp người nghe bận việc, chẳng dư giờ đàm luận với ta, nên ta phải hết sức vắng tắt. Còn năm phút nữa bạn lên xe hỏa. Một người nó cứ kèm chân bạn thuyết nào chính trị, tôn giáo, nào con gà của y nhảy bể cái ly, nào vợ y có nghệ thuật trang điểm. Bạn có cảm tưởng thế nào đối với người ấy? Nếu bạn đa ngôn với ai khác, thiên hạ cũng có cảm tưởng đó đối với bạn. Nếu nói ít, mà bạn thấy câu chuyện hơi tẻ lạnh, bạn nên thúc đẩy họ nói. Không khó lắm. Bạn hãy hỏi về nghề nghiệp của họ. Gặp một bác sĩ, bạn hỏi họ về thuật chuẩn mạch, cách đoán bệnh trạng và những thành công của họ bấy lâu. Nói chuyện với nhả sử học, bạn chất vấn họ về những trào lưu tiến thoái của một nền văn hóa, văn minh nhân loại v.v...

Ai mà không thích nói những sở trường của mình? Phần đông con người, hay cho mình là quan trọng, biết vậy, sao bạn không gài chỗ ngứa của họ. Bạn đưa tiếp một người làm chánh quyền, thì bạn cứ hỏi họ, cách nào mà họ cai trị được người ta mến như vậy? Nhờ đâu họ có địa vị cao sang ấy? Câu chuyện của bạn với một nhà doanh nghiệp lạnh lạt quá à? Sao bạn không hỏi kế hoạch kinh doanh của ông có thể đem lại kết quả thế nào? Chắc kết quả mỹ hảo lắm. Ông thuyết cho mà coi. Bạn lúng túng trước một nhà văn, vì thấy họ mà bạn không biết phải bàn vấn đề gì. Thì cứ nghề viết văn mà hỏi: Làm sao bước vào nghề cao quý ấy. Tác phẩm của ông hay như vậy: Ông viết cách nào. Nghề văn có cực lắm không. Thường viết một tác phẩm bao lâu. Việc xuất bản có những trở ngại nào...

Một ích lợi nữa. Ở trên chúng ta đã nói, khi ít lời, bạn tránh được sai lầm trong tư tưởng. Người nghe của bạn cũng tin cậy ở bạn điều ấy. Một luật hết sức tự nhiên, là người ta quý trọng lời của kẻ ít nói. Bạn cáng tiếc lời, thiên hạ càng chú ý nghe. Có khi bạn nói ra những tư tưởng không sâu sắc gì. Nhưng bởi vì người nghe yên trí rằng, bạn là người "Ăn có nhai, nói có nghĩa". Nên trọng những tư tưởng của bạn như vàng.

Tóm lại, nói ít được nhiều ích lợi. Từ đây, trong câu chuyện hằng ngày, bạn hãy cương quyết hãm khẩu. Có khi đọc xong Phần này, bạn hối hận sự đa ngôn đã qua của mình. Bạn cố gắng đặt cho ngọn lưỡi một dây cương để trì nó lại khi bạn nói. Nhưng rồi vài bữa sau, bạn cũng thấy mình trở lại tật cũ. Tuy nhiên, bạn cố gắng canh phòng nó hàng ngày. Bạn hãy viết mấy tiếng này để mỗi sáng tự ám thị: "Hãm khẩu. Hãm khẩu. Hãm khẩu". Trên đường tu tâm, tuy chưa thành công được điều gì, nhưng đã thắng được ngọn lưỡi, bắt nó ít nói là đã thành công khá lắm rồi. Thánh nhân có câu: "Nếu ai không phạm tội trong lời nói, người ấy là kẻ hoàn toàn, có thể kiềm hãm cả thân thể mình. Nếu bạn không tin lời chúng tôi, thì ít ra, bạn nên suy gẫm trong lòng những tiếng vàng ngọc ấy.
 
Chương 28: Phải Biết Nghe

Thuật Nói Chuyện Hàng Ngày
Hoàng Xuân Việt
Chương 28
Phải Biết Nghe



Bà Dale Carnegie viết quyển "How to help your husband to get ahead" đã phải dành phần riêng một Phần bàn về nghệ thuật nghe người vợ, khi nói chuyện để "giúp chồng thành công" (tên sách của Nguyễn Hiến Lê). Theo bà, khi nói chuyện, chẳng những phải nghe bằng tai, mà còn phải nghe bằng mắt, gương mặt và toàn thân nữa. Chỉ để giúp chồng thành công, mà người vợ khi nói chuyện còn tập thuật nghe như thế, thì riêng bạn, trên đường đời để làm nên, để được thiện cảm với nhiều người, còn phải luyện bí quyết "biết nghe" nữa.

Đã hơn một lần, chúng tôi bảo, bất cứ ai đều ham nói, nghĩa là ham được nghe. Và xin bạn để ý cho rằng đa số con người ta có tâm lí ấy. Người ta thích kể lể tâm sự, ưa quảng cáo tài đức, kinh nghiệm của mình. Người ta hay dạy đời, chỉ trích, cãi lí, mỉa mai, nói chuyện dông dài. Ai không nghe, người ta có ác cảm. Còn bạn muốn nên người nói chuyện có duyên, ai cũng mến thích và ham gặp như một tri âm thì, thưa bạn, xin bạn hãy biết nghe.

Nghe với toàn con người bạn!

Nghĩa là sao? Là bạn phải lắng nghe kẻ khác để tìm hiểu họ, coi họ muốn nói gì với bạn. Nếu người có tật nói rườm rà, bạn phải rút những đại ý, để rồi trả lời theo những điều họ hỏi, hay cắt nghĩa rộng ra những điều họ nói chưa hết ý. Nhờ bạn chăm chú nghe, khi nói bạn lặp lại ý họ, họ sung sướng vì được bạn hiểu, và có cảm tình nồng hậu với bạn.

Nghe bằng hai tai không đủ. Phải nghe bằng mắt nữa. Mắt bạn phải ngó ngay mắt của người nói, để thu hút những điều mà lời họ phô bày không hết. Bạn cứ bình tĩnh ngó ngay mặt người nói. Họ muốn như vậy, vì khi nói, họ không phải chỉ nói bằng miệng mà bằng đôi mắt nữa. Bạn dồn nhãn lực vào gương mặt họ, là mua được thiện cảm của họ ngay.

Bạn còn phải nghe bằng nét mặt nữa. Nếu bạn thuật cho tôi nỗi thống khổ của bạn khi bạn gặp nạn, mà mặt chúng tôi bình thản như bàn thạch, hay cười nữa, thì chắc chắn làm bạn bất mãn chúng tôi. Khi chúng tôi thuật lại cho bạn một tin mừng nào đó, mà mặt bạn sầu thảm, thì chắc chắn về sau, chúng tôi không thích báo tin mừng cho bạn nữa. Tâm lí của thiên hạ không khác bạn và tôi. Vậy khi nghe tùy tình tiết câu chuyện, bạn hãy đổi thay nét mặt để tỏ ra bạn thông cảm với người nói. Như vậy, họ thấy rằng, bạn quan tâm tới họ, "tri âm" với họ, họ dễ dàng có thiện cảm với bạn, dù mới gặp bạn lần đầu.

Bạn cũng có thể làm người nói thỏa dạ, bằng cách bạn nghe với những điệu bộ. Có khi bạn gật đầu, có khi bạn chống tay dưới cằm,... và khi làm những điệu bộ này, mắt bạn cứ gắn chặt vào tròng mắt họ, đồng thời tâm tình câu chuyện mà nhăn trán tỏ vẻ suy nghĩ, lo âu hay nở nụ cười để biểu lộ sự đồng tình.

Miệng dùng để nghe cũng được nữa. Nghe bằng miệng là trong khi kẻ khác nói, tùy ý nghĩa câu chuyện mà bạn buông ra tiếng "vâng, ừ, dạ, phải đấy, thật đấy,... " hay nói một vài câu tỏ ra bạn đồng ý với họ, khen lời nói của họ. Đôi khi, bạn ra những câu hỏi để gợi cho người đối thoại nói hết ý họ muốn nói. Có nhiều câu hỏi chận họng kẻ khác, thì cũng có nhiều câu hỏi làm họ hăng hái nói thao thao.

Nghe với tâm hồn quân tử: xã hội cấu thành, bởi nhiều phần tử bất đáng, thì câu chuyện cũng có nhiều lời làm bạn không vừa lòng. Người thì chỉ nói về bản ngã của mình. Kẻ khác hay chỉ trích. Kẻ nọ phán đoán theo thành kiến. Nhiều người nói tục. Xin bạn hãy bỏ quạ Coi những tiếng ấy như nước đổ đầu vịt vậy. Cười cười với họ, rồi gợi cho họ nói chuyện khác bổ ích hơn.

Nghe với tinh thần học hỏi. Khổng Tử nói: "Tam nhân đồng hành tất hữu ngã sư: Ba người cùng đi ắt có một người làm thầy tạ" Chúng tôi có thể nói với bạn "Nói chuyện với ai cũng có thể học được điều hay, "ai" hiểu cả những tên trộm cướp nữa." Thật vậy. Trên đời này, ai mà không có tật xấu, ai mà nói ra không bao giờ lầm lẫn. Những gì xàm láp kẻ khác nói, ta hãy để ngoài tai. Thu hút những cái hay của họ. Cả những người nói bậy rất nhiều, vẫn dạy ta không ít. Họ không nói lời vàng ngọc, thì thấy gương họ, ta cố gắng tránh, để khi nói chuyện, đừng gây ác cảm như họ. Cái tệ của họ cho ta cái haỵ Trong trường hợp nhiều người hội lại nói những chuyện bá láp: ta vẫn học được điều bổ ích. Học tính tình con người. Lúc hội lại đông người ta ít tự chủ, bị ảnh hưởng của đoàn thể. Nhất là khi nói diễu cợt, họ nói với tất cả chân tướng của mình. Bạn hãy quan sát diện tướng của họ, nghe lời họ nói, để biết bề trái tâm lí của họ, để dò trình độ văn hóa và kinh nghiệm cuộc đời của họ để rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình.

Khi có tinh thần học tập như vậy, tất nhiên bạn sẽ hứng thú nghe kẻ khác nói chuyện. Bạn tỏ vẻ ham mê, chú ý từng lời nói, từng điệu bộ của họ, nên họ thích mến bạn, vì thích bạn kính trọng và phục tài ăn nói của họ.

Vậy xin bạn khi nói chuyện với ai, đều chú ý nghe họ hơn là nói. Nghe bằng toàn thân, nghe với tâm hồn quân tử, nghe với hứng thú. Bàn chuyện với người, mà bạn nghe như vậy, chắc chắn họ coi bạn là tri kỉ. Họ coi bạn là người nói chuyện có duyên. Mà kì thực bạn nói có nhiều đâu. Chính họ nói nhiều chứ. Bạn nghe. Nói là phụ. Thế mà bạn thuyết phục được họ, éo le thay tâm lí của nói chuyện.
 
Chương 29: Phải Biết Khen

Thuật Nói Chuyện Hàng Ngày
Hoàng Xuân Việt
Chương 29
Phải Biết Khen



Trước hết, chúng tôi muốn bạn hiểu đúng tiếng "khen". Khen để thu tâm trong câu chuyện không phải nịnh. Người nịnh là người có tâm hồn đê mạt, tự hạ mình để tôn thờ giả dối kẻ khác, hầu tìm một lợi ích nào, chúng tôi nhớ một câu: "Mọi tên nịnh nọt đều sống nhờ kẻ nghe theo nó" Thật là những lời biểu lộ được hết bụng dạ tiểu nhân của kẻ nịnh.

Ngọn lưỡi của người nịnh, không phải là ngọn lưỡi khen người mà chúng tôi muốn bạn có.

Khen đây là một đức tính họa hiếm, như bông hoa thơm dịu khó kiếm. Nó là kết quả của đầu óc khôn ngoan, thành thật, tự chủ, khoan từ, tế nhị.

Trong câu chuyện, rất nhiều người không biết coi nó như bí quyết để thu tâm. Không ít kẻ dùng nó quá lố, thành ra người vụng xã giao. Chúng tôi muốn bạn khôn khéo sử dụng nó, như chiếc chìa khóa thần diệu để mở mọi cửa lòng.

Mà làm sao cho lời khen có hiệu quả mong muốn. Phải có những đức tính mà chúng tôi vừa kể trên.

Có màu sắc khôn ngoan. Người lặn lội nhiều với đời, sau cùng nhận thấy con người rất yếu với lời khen. Bạn chắc từng thấy nhiều em bé giúp bạn làm một việc gì, mà bạn khen giỏi, chúng làm đổ mồ hôi hột mà cũng không rên khổ. Mà không phải con nít thích lời khen. Washington lấy làm sung sướng khi ai gọi ông là "Đại Tổng Thống Hoa Kỳ". Còn Victor Hugo, lúc nào cũng muốn tên mình được đặt thế Paris. Trong cuộc sống hàng ngày, quan sát một chút, bạn thấy không biết bao nhiêu người cao tuổi, ăn học rộng, vẫn thèm lời khen. Biết tâm lí bất diệt ấy, người khôn ngoan dùng lời khen để làm thỏa dạ những kẻ họ giao tiếp.

Có màu sắc thành thật. Ở trên chúng tôi đã muốn bạn phân biệt đức tánh khen ngợi với sự dua nịnh. Dua nịnh giả dối, còn đức tánh khen do sự thành tâm. Bạn nhận rằng, người nói chuyện với bạn có những khuyết điểm cũng như ưu điểm. Bạn không mù quáng đâu. Nhưng bởi ưu điểm của họ, làm bạn quí phục họ nên bạn mới nói cho họ biết tâm trạng của bạn. Tài đức bạn nhận ở họ có thật, mà niềm quí phục trong lòng bạn cũng thật. Ở đời ai mà không sung sướng nghe những lời khen như vậy.

Do con người tự chủ. Bạn để ý điều này là khen ai một cách thành thật không phải dễ như nhiều người tưởng. Nịnh thì không có gì. Cứ gán cho kẻ khác đủ thứ tài đức họ không có, và tâm hồn thì coi rẻ họ. Còn khen thật, phải tự chủ. Phải dẹp đi tính tự ái, mới mong khiêm tốn nhận cái hơn ở người. Mỗi lần bạn khen ai, là bạn chịu rằng, kẻ ấy có phần bằng bạn hay hơn bạn. Mà khi bạn chịu cách thành thật như vậy, bạn bắt mình lép xuống, làm kẻ mình khen nổi bật lên. Người được khen có sẵn thị dục huyên ngã, thấy bạn gãi ngay chỗ ngứa, tự nhiên thích bạn.

Mang tính chất khoan tử. Khi buông lời khen ngợi, bạn phải có lòng vị thạ Bạn không thích nhận ở kẻ khác những khuyết điểm, ưa tha thứ lỗi lầm của họ và chân thành ca ngợi những ưu điểm của họ.

Tế nhị. Nhưng không phải lúc nào cũng khen, ở đâu cũng khen, thấy cái gì cũng khen và gặp ai cũng khen. Bạn có đầu óc tế nhị, bạn không quá hà tiện lời khen, nhưng phải xài đúng lúc, đúng người. Và những điều bạn khen, ai cũng phải chịu là đáng ca tụng. Sự tế nhị của bạn, cũng cầm cương cho ngọn lưỡi của bạn. Kẻ kém lương tri khen quá lố, thành ra ngạo nghễ, khiến người được khen phải đỏ mặt. Bạn không như họ. Lời bạn khen rất xứng với công lao, tài đức kẻ khác, vừa đủ tỏ rằng bạn kính phục họ. Vậy trong câu chuyện, bạn đừng tiếc những lời khen hàm súc những đức tính trên. Khen nào tốn tiền bạc gì đâu, nhưng nếu bạn biết dùng nó, đời sống bạn sẽ được nhiều cái lợi do thiện cảm của bạn, gieo ở người nói chuyện với bạn. Trên đời, kẻ nịnh có nhiều, mà kẻ không biết khen cũng không ít. Một đàng làm cho người ta ngượng, một đàng làm cho người ta buồn. Con người luôn luôn muốn thiên hạ nhận mình có công lao, có giá trị. Một khi ai buông lời khen đúng chổ, con người nghe tâm hồn lâng lâng. Bạn là người khéo sử dụng lời khen. Bạn tập can đảm, buông những lời thành thật tán dương người nói chuyện với bạn. Bạn sẽ nắm tâm hồn họ.

Sự khen ngợi, không phải chỉ căn cứ ở một đôi tiếng bạn thốt ra, để làm nổi bật những ưu điểm của kẻ khác. Bạn có thể nhìn nhận cái hay của họ, bằng cách bạn che lấp mình đi khi nói chuyện. Gặp vấn đề nào, kẻ đàm luận với mình không hiểu, bạn đừng giành nói, hãy để họ tỏ bày. Bạn nên mở đầu: "Xin ngài dùng kinh nghiệm của mình chỉ cho biết... nhờ sức học vấn uyên thâm của ngài, ngài cắt nghĩa cho... " Những tiếng ấy, vừa có giá trị khiêu khích kẻ khác nói, vừa khen họ. Trong khi họ nói, bạn đừng quên có thái độ, có gương mặt biểu lộ sự đồng tình của bạn. Thỉnh thoảng dùng cái ngó, hay nói vài lời tán dương câu chuyện của họ. Những bí quyết gây thiện cảm này xin bạn đừng tưởng ai làm cũng được. Phải lâu ngày luyện tập, người ta mới biết lúc nào nên sử dụng chúng một cách tinh tế cho người được khen mến yêu mình
 
Chương 30: Phải Hòa Hoãn

Thuật Nói Chuyện Hàng Ngày
Hoàng Xuân Việt
Chương 30
Phải Hòa Hoãn



Chúng tôi muốn bạn hòa hoãn trong hai việc: Nghe ý kiến của người và trình bài ý kiến của mình.

Bí quyết thần diệu để gây thù oán là nói với người đối thoại những tiếng: "Ngài lầm quá! Ngài nói bậy. Ngụ Trật lất. Sai bét... ".

Là một người có nghệ thuật nói chuyện, chắc chắn bạn không nói như vậy. Bạn bình tĩnh nghe dư luận. Bởi bạn biết, người khôn ngoan như socrate còn nói rằng: "Điều ông biết chắc, là ông không biết gì cả". Nên bạn không quá tự mãn cho ai khác điều lầm. Bạn có thể tìm được chân lý, thì thiên hạ cũng có thể gặp sự thật như bạn. Một vấn đề nào đó, được bạn và người khác thảo luận. Bạn dùng lý kuận học để thấy sự thật, nhưng không phải chỉ có thể mới đem con người đến chân lý. Người ta vẫn có thể nắm trong tay sự thật bằng trực giác, bằng siêu hình học, bằng thí nghiệm.

Chúng tôi vẫn biết, sự thật thì có một vài tiêu chuẩn chung để nhận cái đẹp. Nhưng bạn đừng quên rằng mình đang xã giao. Vả lại, nếu muốn nguười nói chuyện với bạn chịu rằng bạn có lý, bạn phải dẫn dụ cách nào, chớ cộc lốc bảo họ lầm, chúng tôi không tin họ nghe theo bạn. Cách hay nhứt cho họ mến phục bạn, là bạn hoãn. Hòa hoãn không có nghĩa là phủ nhận giá trị lối lý luận của mình, hay nói rằng, điều mình suy nghĩ bấy lâu là lầm. Hòa hoãn cũng không đồng nghĩa với tán thành mọi ý kiến của người.

Thưa bạn, đức hòa hoãn mà chúng tôi muốn bạn thi hành, là lĩnh hội ý kiến kẻ khác, với tinh thần khoa học. Bằng một tâm hồn khách quan, bình tĩnh, bạn thu góp bất cứ điều gì kẻ khác nói. Có gì gây bất mãn: xin bạn "cho thông qua". Thưa bạn, trong câu chuyện, có nhiều điều chúng ta phải bỏ qua, không hơi sức nào chận lời tha nhân lại để đính chính, chỉ trích.

Không bổ ích gì cho mình, mà còn gây thù oán. Trong xã hội, có nhiều người hay nói bậy, xét đoán theo thành kiến, thay đổi ý kiến như gió đổi chiều. Vậy thượng sách, là hòa hoãn nghe, dù phải nghe một kẻ ngu dốt. Đức hòa hoãn còn ảnh hưởng tới lời nói của bạn nữa. Chúng tôi không kể những trường hợp bạn bình tĩnh. Chúng tôi chỉ muốn nói, những lúc bạn bị kẻ khác chỉ trích. Rất ít người tự chủ trong những "ca" nầy, người ta lồng lên, đem đủ thứ lý luận đem chọi vào mặt đối phương, để bắt họ nhận rằng, họ lầm, và người ta có lý. Kết quả là bất hòa, và ai cũng tưởng mình nắm sự thật. Chúng tôi, không muốn bạn đi theo đường lối ấy. Khi bị chọc tức, xin bạn hãy tự chủ. Bạn trầm tĩnh trình bày ý kiến và những lý lẽ của mình. Bạn cố gắng đặt mình ở lập trường tư tưởng của đối phương, để nhận ở họ những điều có lý.

Nếu họ lầm, bạn lịch sự, êm dịu, giảng giải làm cho họ đổi ý kiến. Nếu họ vẫn gân cổ lên, đánh lý lẽ của bạn, thì "dĩ đà vi thượng sách". Không ai chiếm được cái chí của đứa thất phụ Cổ nhân đã cho chúng ta biết điều đó. Bạn nhịn họ, giá như đồng ý, rồi qua vấn đề khác là hay hơn hết. Khi bạn trầm tĩnh trình bày ý kiến, tránh nét mặt cau có, những cái nhìn như muốn đánh lộn, khoa chân múa tay, chống nạnh, đấm bàn, tắc lưỡi. Tất cả, điều gây nộ khí của đối phương, chớ không tăng sức mạnh cho lý lẽ của bạn.

Chúng tôi biết có người, vừa nghe bạn nói hơi tức lý, là chận lời bạn. Xin bạn đừng tranh đấu với họ. Để họ nói cho thỏa dạ. Họ nói xong, bạn khiêm tốn lấy lời lại.

Tánh hòa hoãn, cũng cấm bạn không được lập đi lập lại những lời kẻ khác nói chạm tự ái bạn. hay nói lầm. Bạn phải tỏ ra mình độ lượng.

Tóm lại, bạn nên hòa hoãn. Hòa hoãn trong khi nghe cũng như khi nói. Nóng nảy cọc cằn: tất cả là những lời gây thù oán. Khách quan khi nghe ý kiến của người, khoan dung tha thứ lỗi lầm của người. Êm dịu khiêm tốn trình bày ý kiến của mình, là bí quyết giúp bạn nói chuyện duyên dáng.
 
Chương 31: Phải Cẩn Ngôn

Thuật Nói Chuyện Hàng Ngày
Hoàng Xuân Việt
Chương 31
Phải Cẩn Ngôn



Khổng Tử quả đã am hiểu ý nghĩa thâm sâu của cẩn ngôn, nên mới nói: "Vô đa ngôn: Đa ngôn đại bại". Bạn nên đọc lời vàng ngọc đó. Bạn nên cân, như người ta cân vàng, những lời nói của mình.

1/ Im lặng cách riêng cái "tôi" của bạn.

Làm sao cho câu chuyện của bạn bớt những tiếng "Tôi, Chúng tôi". Nếu người bàn chuyện với bạn có bàn chuyện về cá nhân bạn, về môn học, nghề nghiệp, hay về những người thân của bạn, xin bạn khôn khéo đổi vấn đề. Bạn có thể trả lời vắn tắt rồi hỏi lại về chuyện khác. Lẽ dĩ nhiên, không phải tỏ thái độ huyền bí. Có vẻ bí mật sẽ gây nghi kỵ. Bạn vẫn cho ý kiến như thường, vẫn tranh luận như thường, nhưng không đem cái "tôi" của mình ra mà thuyết thao thao. Bạn nên là nhạc sĩ và người nói chuyện với bạn là nhà toán học, thì bạn đừng bàn về âm nhạc mà bàn về toán học, về Pascal, về Einstein.

2/ Im lặng cách riêng về những người vắng mặt.

Chúng tôi đã nói với bạn, con người thích nói hành, và trong 100 câu chuyện, có đến 60 câu lấy kẻ khác làm đầu đề. Xin bạn tránh tật xấu này đối với những người vắng mặt, mà bạn không thích hay không đồng ý kiến.

Phải tập có tinh thần cao thượng, khoan dung. Nếu ai có hỏi ý kiến bạn về việc làm, về hạnh kiểm của người thứ ba, thì bạn nên nói, mình không rõ lắm, và thay đổi vấn đề. Buộc lòng, bạn chỉ khen những tính tốt của kẻ ấy, để trả lời cho người hỏi khỏi nghi kỵ. Nếu người vắng mặt bị công kích, và thấy cần bênh vực thì bạn nên bênh vực một cách khách quan, lễ phép dịu hiền. Nếu kẻ nói chuyện với bạn là người dưới quyền bạn, và họ nói xấu ai thì bạn nên kín đáo khuyên họ đổi câu chuyện và bạn tỏ ra khoan hồng với người vắng mặt.

3/ Kỹ lưỡng rất mực khi nói lại lời kẻ khác.

Những bí mật tình cờ bạn biết, cũng như những bí mật kẻ khác muốn bạn giữ gìn, thì khi không đủ lý do để tiết lộ, xin bạn hãy giữ đến xuống mồ. Trong trường hợp bắt buộc phải thuật lại lời của kẻ khác, bạn hãy cực kỳ thận trọng. Phải nói đúng như người ấy đã nói, và bạn nên thêm câu "Theo tôi nghe, tôi nghe lại". Điều gì mà nghe mà nhớ một cách mơ hồ, thì tốt hơn đừng nói lại. Những câu chuyện nào có thẩ khiến người nghe hiểu lầm, hay tìm cách đôi chối, thêm oán thù, bạn nên để mình biết thôi. Nói ra, nhiều khi có hại, vừa cho kẻ đã nói những lời ấy, vừa cho người nghe và vừa cho bạn nữa. Xin bạn hãy cẩn ngôn để tránh những phiền lụy ấy.

4/ Lựa lời mà nói chơi.

Rất ít người được rèn luyện đầy đủ về lòng tự ái để chịu nghe người khác nói chơi và chọc giận. Có người coi vui vẻ, chọc ghẹo người ta, đến khi bị "chọc" lại vài câu, liền đổ quạu, và gây gổ. Nhiều người bạn chí thân của ta cũng vậy. Thường họ vui tính dễ tha thứ. Nhưng có khi bị nhức đầu, hay ăn không tiêu v.v... một tiếng nói chơi hết sức nhẹ của ta, cũng có thể làm cho họ phật lòng. Cho nên lúc nào muốn nói chơi để mua vui, bạn phải kỹ lưỡng trong từng tiếng. Nhìn chung, con người muốn thiên hạ lấy những ưu điểm của mình làm trung tâm điểm. Nhưng lại khó chịu, bẽn lẽn, nóng giận, oán thù, khi những khuyết điểm về thể xác, về tính tình của mình, bị kẻ khác ngạo nghễ, nhất là ở chỗ đông. Ở nhiều dân tộc, người ta kỵ việc đem tên cha mẹ của họ ra để cười nhạo. Khi nghe tên họ của mình bị nêu ra, người ta thấy tự ty mặc cảm, tưởng ai cũng hiềm thù, đang vạch lá tìm sâu nên ác cảm với người đem nó ra. Vậy trừ những chỗ hết sức thân tình, bạn nên cẩn thận việc sướng tên, họ kẻ khác, và đừng khi nào có vẻ mỉa mai, hài hước.

Tóm lại, lời nói nhiều khi đem lại lợi ích cho một người, cho một dân tộc, mà cũng nhiều khi làm cho người ta thù oán nhau thiên thụ Bạn là người muốn mua lòng ngườibằng lời nói, xin bạn chịu khó nói ít, để suy nghĩ kỹ điều mình nói, và học ở người được những điều haỵ Platon viết: "Ai nói, gieo; ai nghe: gặt". Xin bạn học nằm lòng câu đó.
 
Chương 32: Phải Vui Vẻ

Thuật Nói Chuyện Hàng Ngày
Hoàng Xuân Việt
Chương 32
Phải Vui Vẻ



Không biết bạn thì sao chớ chúng tôi thích những người nói chuyện vui vẻ. Chúng tôi lấy làm sung sướng giãi bày tâm sự với họ, cảm thấy hân hoan khi nghe họ thuật chuyện hay chứng minh một điều gì. Người Trung Hoa quả đã hiểu sâu tâm lý nhân loại nên thường khuyên nhau trước khi làm nghề bán hàng hãy tập cười. Chúng tôi thấy trong cái cười nhiều ý nghĩa thâm thúy.

Đến nhà bạn, gặp bạn vui cười thì bạn chưa nói gì chúng tôi đã cảm thấy "Ồ sung sướng quá! Tôi đang đợi anh, thì gặp anh đến. Thật là hạnh phúc cho tôi".

Cái cười mà chúng tôi muốn hiểu là biểu lộ của tâm hồn trong sạch, hồn nhiên, vị tha, nhìn cuộc đời bằng cặp mắt can đảm, lúc nào cũng muốn làm đẹp lòng kẻ khác.

Nụ cười như ánh nắng xuân trên nụ hoa chớm nở buổi sáng. Nó đem lại hơi ấm cho tâm hồn giá lạnh vì đau khổ. Nó thoa dịu những vết thương vì tang tóc, ly biệt cho những nỗi lòng cô đơn, yếu thế.

Cười, làm cho một người thất bại đã ngừng tay chiến đấu, tìm lại nguồn hy vọng tin tưởng vào ngày mai. Cười làm cho vợ chồng thông cảm nhau, tha thứ cho nhau những khuyết điểm và gieo hạnh phúc dưới mái gia đình. Cười siết chặt tình bạn bè, giúp hai bên tâm hồn tri âm hiểu nhau hơn, nồng nhiệt tranh đấu trên con đường lý tưởng.

Chúng tôi không thể kể hết với bạn, giá trị của nụ cười. Chúng tôi ao ước khi nói chuyện, bạn khéo dùng nó.

Lẽ cố nhiên, không phải gặp cái gì cũng cười. Đó là thiếu trí. Không biết lựa lúc, lựa nơi mà cười hay nói với ai cũng như đóng kịch, là gây ác cảm.

Vui vẻ, chúng tôi muốn bạn có, là con đẻ của tính tự chủ và vị thạ Mỗi khi muốn vui vẻ, chúng ta phải chiến thắng tính ưu sầu ích kỷ. Vậy muốn vui tươi, trước hết bạn tập tự chủ, diệt đi những ưu tư làm cho tâm hồn và gương mặt đượm màu tang. Hãy mở cửa lòng đón mọi người. Khi nào bạn vui vẻ nói chuyện với kẻ khác, tự nhiện họ săn sớm hầu chuyện cùng bạn. Họ thấy mình quan trọng, được chú ý, nên tự nhiên có cảm tình với bạn, và muốn giữ bạn luôn để cởi mở tâm hồn. bạn soi gương, nở nụ cười, thì tấm gương trả lại cho bạn nụ cười. Nếu bạn khóc, nó trả lại cho bạn những nếp nhăn rướm lệ. Xã hội xung quanh ta không khác gì tấm gương ấy. Nếu niềm nở giao du với người, nồng nàn trò chuyện với người, thì người hăng hái đàm đạo với bạn. Ví bằng bạn lạc lẽo, ngó kẻ khác bằng bộ mặt nhăn như bị, họ sẽ trả lại cho bạn những cái liết lạnh lùng và vẻ mặt đầy ác cảm.

Cái gì làm riết cũng thành quen. Nếu bạn chưa từng dùng nụ cười để thuyết phục, thì bấy giờ, bạn tập vui vẻ đi. Vui vẻ mãi, sau cùng có tập quán tiếp đãi kẻ khác bằng nụ cười hấp dẫn.

Khi giao tiếp với người, phải ân cần chào hỏi họ. Nếu phải bắt tay thì bắt lịch sự, thân mật. Giữ nụ cười tự nhiên trên môi. Chúng tôi nói tự nhiên vì chỉ có nụ cười thành thật mới đi thẳng vào cõi lòng kẻ khác. Còn những nụ cười giả dối xã giao, cười mỉa mai, huyền bí, đều gây nghi ngờ thù oán.

Trong khi bạn vui, nên giữ gương mặt hân hoan, làm cho người nghe có cảm tưởng bạn thành thật, và có thiện cảm với nó. Đi đôi với gương mặt hoa nở là giọng nói gió xuân. Nó có sức hấp dẫn bất kỳ ai, kể cả những người nóng cộc, khó tính nữa.

Tóm lại, bạn hãy dùng tình cảm để đổi cảm tình. Không có gì lay động tình cảm bằng vui tính. Ai khéo ban nụ cười, sẽ mua được thiện cảm của kẻ khác, và trên đời được nhiều người cộng tác, mến yêu.
 
Chương 33: Phải Biết Thuyết Phục

Thuật Nói Chuyện Hàng Ngày
Hoàng Xuân Việt
Chương 33
Phải Biết Thuyết Phục



Khi nói chuyện với ai, chắc chắn bạn muốn điều này. Là bất kỳ ai, đều nghe theo bạn, phục lý lẽ của bạn, có thiện cảm đậm đà với bạn, và cố gắng thực hiện những điều hay, mà bạn đề xướng. Nhưng làm sao để đạt được kết quả đó?

Dùng lời nói và bí quyết dẫn dụ.

Lời nói, phải công nhận là một khí giới vạn năng. Tạo hóa đã phú giao nó riêng cho loài người để giao tiếp với nhau dễ dàng và thúc đẩy hành động.

Nhờ lời nói, người trong gia đình, cũng như ngoài xã hội, trao đổi ý muốn của nhau, giãi bày cho nhau. Cuộc sống chung, do đó có sự thông cảm và thông hiểu.

Nghệ thuật nói quan trọng. Lời nói không phải luôn đem lại lợi ích, và hạnh phúc. Có thứ lời nói mua hờn chuốc oán, tán gia bại sản.

Để nó thành một lợi khí thuyết phục thần diệu, bạn phải biết những mánh lới riêng khi sử dụng nó.

Hãy học thuộc lòng những bí quyết sau nầy của Dale Car negie:

1/ Nói những gì có liên quan đến sở thích của kẻ khác.

2/ Phải kính trọng ý kiến kẻ khác.

3/ Đừng cãi lộn.

4/ Có lầm thì vui vẻ nhận lỗi liền.

5/ Nói ngọt như đường.

6/ Nếu như câu nói khiến người ta trả lời "có... ừ".

7/ Để kẻ khác nói cho đã.

8/ Để cho kẻ khác sung sướng tưởng mình tự có ý kiến mà bạn đề xướng.

9/ Chân thành xét theo quan điểm kẻ khác.

10/ Hãy quý mến, tìm hiểu, thương hại kẻ khác.

11/ Trước khi chỉ trích phải thành thật khen.

12/ Tránh giọng ra lệnh.

13/ Giữ thể diện người ta.

14/ Thành thật tán dương công lao kẻ khác.

Đó là những "ngón thần" nếu bạn chịu khó áp dụng chắc chắn sẽ thuyết phục thành công.

Bạn chưa vững bụng ư?

Thì xin bạn cố gắng thi hành những bí quyết nầy nữa?

1/ Nhất định tâm phục hơn ý phục.

Con người, kể cả những bực thông thái, thường nghe theo kẻ khác vì cảm tình hơn vì phục lý. Họ hay tỏ ra mình có lí trí khi nói, hơn là khi nghe. Lúc nói ai cũng muốn đem đủ lí lẽ đổ lên đầu kẻ khác, để nói người ta sai còn mình đúng. Ít có ai chịu khó dẫn dụ làm kẻ khác chịu thua mình, cho mình hoàn toàn có lí. Mà ăn nói như vậy thì kết quả thế nào? Thường không được như ta mong muốn. Rất có thể, kẻ nghe chịu rằng người cãi lí nói đúng, mà không mấy khi phục ngaỵ Chúng ta đừng quên con người rất giàu tự ái, hay ưng thuận hành động theo thói quen, dư luận, thành kiến, tư lợi. Bạn muốn chúng tôi bỏ thuốc mà bạn nói như vậy: "Hút thuốc là thuốc độc. Năm, sáu giọt nhựa thuốc có thể giết chết một con vật. Ai hút thuốc sẽ hư bao tử, và người hút thuốc lá là người ít tự chủ." Bạn đem lí luận ra dập chúng tôi. Trong bụng chúng tôi cho bạn có lí. Tuy vậy chúng tôi không nghe bạn. Song nếu nhỏ nhẹ, thành thật bạn nói: "Sức khỏe anh có hơi kém. Tôi lo quá. Phải chi anh bớt hút thuốc đi. Có lẽ thuốc làm cho anh yếu tim và sau này hư bao tử." Nghe những lời ấy, chúng tôi vừa cho bạn có lí, vừa vâng theo lời bạn mà bỏ thuốc. Giá có nghiền quá, móc thuốc ra, cũng nghe ngán cái nhựa nó làm cho mình chết sớm. Tại sao nhưng câu sau này cảm phục được chúng tôi? Bởi vì chúng xuất phát từ đáy lòng của bạn, mang màu sắc tình yêu và nỗi lo lắng của bạn đối với chúng tôi. Bạn tâm phục chúng tôi hơn là lí phục.

Vậy từ đây, hễ muốn thuyết phục ai, xin bạn đừng lo làm cho họ thấy tài lí luận của bạn, đừng điểm mặt họ, đừng nói cộc cằn như muốn dạy đời, mà phải dẫn dụ họ. Khẩu hiệu của bạn là "làm cho người xiêu lòng, chớ không làm cho người ngã lẽ" Và bạn đừng quên, con người dù hay chí khí, cũng hay xiêu lòng vì những điều này.

a) {Lo cho mình được danh tiếng}, được thiên hạ yêu mến ngợi khen...

b) Lo cho mình có nhiều tiền của để đời sống được đảm bảo. Người ta có thể bỏ tất cả, để tìm cái mà người ta gọi là "huyết mạch của đời sống".

c) Lo cho mình được yêu và yêu bền vững. Ái tình chi phối con người qua không gian và thời gian. Kể cả người ngu nhất trong xã hội không biết thứ gì, chớ biết yêu và thèm kẻ khác yêu lại.

Khi nào muốn dẫn dụ ai, xin bạn đừng nói sao cho họ thấy rằng, bạn lo lắng về ba điều ấy. Xin bạn chịu khó quên tiếng"Tôi đi và khắc trên chót lưỡi bạn những tiếng" anh, chị Ông, bà... Đó là những tiếng có bùa phép, làm cho nó có sức thuyết phục.

2) Nếu phải lý luận thì ráng lý luận cho luận lý.

Con người tuy không thích dùng lý lẽ nhưng vẫn thích điều hợp lý. Chúng tôi muốn bạn tâm phục chúng tôi hơn là lý phục đã đành, nhưng nếu bạn dùng lý lẽ, một cách ngọt ngào, thì chúng tôi vẫn có thể bị bạn"xỏ mũi" mà nghe theo bạn.

Trong câu chuyện hàng ngày, bạn thuyết phục được kẻ khác, lần lần bạn có thói quen dẫn đạo tư tưởng. Khi bàn luận vấn đề hệ trọng, bạn ảnh hưởng kẻ khác dễ dàng và hy vọng khiến họ nghe bạn mà vẫn quí mến bạn.
 
Chương 34: Phải Thành Thật

Thuật Nói Chuyện Hàng Ngày
Hoàng Xuân Việt
Chương 34
Phải Thành Thật



Tật giả dối gây ác cảm trong câu chuyện, mà còn làm cho người mang nó mất hẳn uy tín.

Tạo hóa xây dựng trí tuệ con người, đặt cho nó một đối tượng đặc biệt là chân lý, nên một cách rất tự nhiên, con người thèm khát cái gì thành thật. Trong khi tiếp chuyện, nếu thấy ai vẻ mặt, cái nhìn, cử chỉ hay nghe lời nói nào đó tính chất giả dối, dù họ đủ cách nói để gây thiện cảm, song bao nhiêu tình cảm, uy tín họ đều thành mây khói. Người nghe có cảm tưởng mình đang bị gạt gẫm. Họ không nói như mình biết, mình tưởng mà nói ngược lại và có ý phỉnh phờ. Nhiều điều họ không biết gì hết, họ bịa đặt ra nói càn. Tâm trạng của họ, có khi một đàng diễn ra một ngả. Trong khi nói chuyện, họ rào đón, chận lý lẽ này, ngừa lý lẽ nọ. Họ hay tự xưng mình không nói láo, hễ nói là nói sự thật thôi.

Muốn thâu phục thiên hạ bằng lời nói, xin bạn nhất định tránh xa tật xấu ấy. Khi thấy cần phải nói, thì nghĩ thế nào, bạn hãy tự nhiên nói ra vậy. Dù tưởng sai khác sự thật, bạn cũng cứ biểu lộ tư tưởng của mình. Vấn đề cần thiết là thành tâm. Cho đặng thuyết phục, không cần bạn phải già mồm mép, nói rất nhiều câu đón trước rào sau. Bạn cứ nói thật, nói vừa đủ, nói lúc tự chủ:

" Ai tin hay không mặc kệ". Khi bạn ăn nói như vậy, chúng dám chắc tự nhiên người nghe tin cậy bạn, và coi mỗi lời bạn nói như vàng. Lúc nói chuyện bạn nên ngó thẳng vào mắt người nghe. Giá có phải vừa làm điều gì vừa làm vừa nói, thì cứ làm tự nhiên, chứ đừng có thái độ rình rình hay liếc liếc kẻ khác. Những điệu bộ ấy có thể làm cho người ta tưởng tâm hồn bạn ít ngay thật.

Trong xã giao, đừng "đắc nhân tâm" quá, khen ai, mời ai ăn uống gì, phải căn cứ vào hảo tâm thực của mình mà khen, mà mời. Đừng ngoài miệng có lời dua nịnh, mời lơi mà trong lòng thì nghĩ khác. Trước hết, bạn hãy lo cho mình có tấm lòng vị tha, chân thành rồi diện lộ tấm lòng ấy ra. Đó là bí thuật làm xiêu lòng kẻ khác.Trên đời có biết bao người không rành khoa ăn nói. Rất nghèo ngữ vựng, nói rất ít, nhưng được nhiều bạn bè. Mỗi lời họ nói ra, kẻ khác trọng như vàng. Mà tại sao vậy? Vì họ thành thật. Đức thành thật là đức làm tâm hồn người rung động. Có nhiều đứa bé xấu xí nhưng có cái ngó thành thật, mở moệng xin kẹo một cách thành thật, đi đứng tự nhiên, chúng ta mến chúng, cho chúng kẹo và ôm nựng chúng nữa. Muốn mua chuộc nhân tâm, chúng ta phải bắt chước một phần sự thành thật của trẻ thơ.

Tuy nhiên, thành thật không có nghĩa là ngây dại. Viện lý thành thật mà đem gan ruột của mình biểu lộ cho bất kì ai, ăn nói như con nít thì không gì tai hại bằng. Những điều không nên nói, không cần nói thì giấu kín tận cõi lòng, còn điều gì nói ra có ích thì nói một cách tự nhiên, thân mật. Đừng có thái độ huyền bí, muốn giấu kín mà làm cho người ta biết được. Đó là thù của tín nhiệm và thiện cảm. Vẫn hiểu khi cần nói chuyện, cần điềm đạm, nhưng đừng câm như hến, cười cái cười xét đoán, và ngó cái ngó bí mật. Bạn nên nhớ, không phải ai cũng đa nghi như Tào Tháo, nhưng mỗi người tự nhiên sợ kẻ khác thù oán mình, lo đề phòng những tai họa có thể xảy đến cho mình. Nếu bạn nói chuyện với ai mà có cử chỉ, thái độ quá huyền bí, người ấy tìm cách xa lánh bạn, hoặc thù ngầm bạn và sẵn sàng đối phó.

Đức thành thật không chịu những cử chỉ quá chiều chuộng có vẻ "qua đường". Vậy khi tiếp chuyện, bạn tránh lối xã giao, môi mép. Những lời hỏi thăm, mời mọc, khen tặng hoang phí, sẽ làm tổn hại sự tín nhiệm của bạn mà thôi.
 
Chương 35: Phải Tỏ Nhân Cách Cao Thượng

Thuật Nói Chuyện Hàng Ngày
Hoàng Xuân Việt
Chương 35
Phải Tỏ Nhân Cách Cao Thượng



Người ta có thể căn cứ vào lời bạn nói, cách bạn cười, cử chỉ, điệu bộ, thái độ của bạn, lúc tiếp chuyện để đánh giá con người bạn. Vậy, để gieo uy tín, thiện cảm, nhất định bạn phải biểu lộ nhân cách cao thượng của mình trong tất cả những phương thế phô diễn tâm tưởng ấy. Sự biểu lộ này rất hệ trọng cho danh giá, mà nhiều người chẳng để ý gì.

Chắc bạn cũng thường gặp nhiều người khi nói chuyện cónhững cái ngó đáng khinh. Họ đưa mắt một cách âu yếm, van nài đắm đuối, trợn liếc v.v... Làm cho bạn thấy trong tâm hồn họ có tất cả sự ỷ lại, hay hung ác.

Riêng chúng tôi, đôi khi cũng gặp những kẻ hay cười, những cái cười không đáng một xu, mà còn làm nhân cách họ tổn thương. Nghe kẻ khác nói tục, họ cười khoái trá. Nghe phường son phấn nói chuyện trăng hoa, họ cười như tự cho mình là tay kinh nghiệm trong làng chơi. Nghe một bà lão tàn tật cất lời vang xin lòng tốt của khách qua đường, họ cười hắc hắc. Thấy người mẹ Ôm mặt khóc rưng rức bên xác một đức con, họ cười lỏn lẻn với thái độ khinh người.

Tất cả những điệu cười của họ, khiến cho kẻ khác thấy họ tồi tệ, khả ố. Có nhiều khi người nói chuyện thích chóng nạnh, hất mặt, nghinh cằm, vung tay vung chân. Làm như vậy, họ tưởng kẻ khác coi mình là bậc anh hùng, ăn nói "chí khí". Nhưng tiếc thay, dưới cặp mắt người giàu lương tri, họ chỉ là kẻ thất giáo, và cách ăn nói của họ, thuộc làng dao búa thôi.

Rồi lại có những kẻ khác bất kỳ nói chuyện với ai điều như mất hồn, có thái độ cóm róm. Có lẽ họ cho mình là hạng người khiêm tốn và lễ phép, nhưng kỳ thật, họ chỉ là thứ người thiếu bản lĩnh và yếu đuối.

Người khác lại hay hỏi như con nít. Điều không biết, gặp ai họ cũng hỏi. Vẫn biết hỏi là bí quyết nói chuyện, nhưng phải khéo lắm mới khỏi vô tình tự cáo mình kẻ nhẹ dạ dốt ngu, tọc mạch. Đó là chưa nói thứ người muốn biết những điều bất đáng, nhơ nhớp đặt những câu hỏi tỏ rõ tâm trạng đê hèn của mình. Rồi có những người, nói chuyện khạc nhổ tứ tung, cách ngồi trắc nết, vừa nói vừa xỉa răng, ợ ngược ợ xuôi nữa. Những cử chỉ ấy của họ, tuy nhỏ nhặt nhưng là nguyên nhân làm cho lời họ nói, dù hay đến đâu cũng bị kẻ khác coi thường.

Không cần kể chi tiết cho bạn những thứ người bán rẽ nhân cách của mình lúc nói chuyện. Một vài thứ người ấy kể ra đủ giúp bạn để ý săn sóc lời nói và những thái độ lúc đàm luận, hầu thu phục lòng người. Đây là những đức tính bạn nên thi hành để bộc lộ giá trị con người của bạn.

1/ Điềm đạm:

Chúng tôi đã bàn nhiều với bạn về đức tính cao quý này trong "Rèn nhân cách". Ở đây tôi chỉ nói đôi điều cốt yếu có liên quan đến việc nói chuyện.

Gương mặt bạn không quạu nhưng có vẽ trầm lặng. Cặp mắt giữ cho khỏi láo liên, mở ra sáng tỏ và ngó ai hay vật gì thì gom nhãn tuyến vào người và vật ấy chăm chú. Lúc nói, nhìn thẳng vào mắt kẻ nghe. Khi nghe, nhìn mắt kẻ nói. Tâm hồn nếu cảm xúc quá, nhất định trấn áp: Đừng để nó bạch lộ ra ở nét mặt, giọng nói, cử chỉ...

Khi vui ta có thể thông cảm cho kẻ khác. Nhưng vẫn giữ chừng mực.

Lúc nghe, bạn nên nghe kỷ lưỡng những điều kẻ khác nói, chớ nóng tính cướp lời người ta.

Lúc nói hãy nói êm thắm rõ rệt, kỹ lưỡng hết ý, hết lời.

2/ Tha thứ:

Nhất định không bao giờ cãi lộn. Làm thinh và bắt đầu nói chuyện khác khi bị kẻ thất giáo chỉ trích, chọc giận. Khi phải đính chính điều gì, nói với thái độ quân tử. Giọng nói đầy vị tha, êm dịu mà không yếu đuối, cứng rắn, mà không thô cộc. Giọng biểu lộ một tâm hồn rộng như đại dương, tránh những cách hỏi xóc óc, lối cười mỉa mai. Điệu trề môi khinh rẽ, kiểu liếc khiêu khích lòng tự ái kẻ khác.

3/ Thanh nhã:

Tránh những câu chuyện có màu sắc ô uế, kích thích phần hạ của con người. Giọng nói lúc nào cũng được săn sóc cho hợp với tâm tình với câu chuyện và chứng tỏ một tâm hồn được giáo luyện đầy đủ. Kỵ các lối cười lả lơi. Những điệu bộ của đôi tay phải tùy tâm tình câu chuyện mà thi hành cao nhã, chứng tỏ bạn là người tự chủ, có đầu óc tinh tế.

Có nhiều đức tánh khác có thể giúp bạn biểu lộ nhân cách cao thượng trong câu chuyện. Nhưng ba đức tánh trên, nếu thực hiện chu đáo, có thể làm bạn trở thành người nói chuyện có duyên và được mến phục.

-----Hết-----​
 
Bạn vui lòng post giáo trình không post bài riêng rẽ khó đọc

Việc post cả giáo trình có cái hiệu quả riêng. Việc tách riêng rẽ cũng vậy ! Diễn đàn phục vụ số đông, có thể bạn thích thế này, người khác thích khác bạn. Tùy vào mỗi mục đích của mỗi người thôi ,chắc bạn hiểu chứ ?

Nếu bạn muốn có một giáo trình tuơng đối chuẩn, bạn có thể coppy những bài riêng rẽ đó rồi tổng hợp lại trên word. Thế là bạn đã có một giáo trình rồi đó.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top