• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Chia Sẻ Thời nguyên thuỷ trên đất nước ta - sử 6 - Bút Nghiên

vàng

New member
Xu
0
Thời xa xưa đất nước ta chính là cái nôi của loài người và dần dần họ đã chuyển thành người tinh khôn . Vậy con người xuất hiện như thế nào và quá trình chuyển biến thành người tinh khôn sa sao? Công cụ của họ được cải tiến ngày một tiến bộ các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay

Lịch sử 6 - Bài 8: Thời nguyên thuỷ trên đất nước ta
1. Dấu tích của Người tối cổ :
Người tối cổ sống rải rác khắp nơi trên đất nước ta , cách đây 40-30 vạn năm .
Dấu tích :
-Răng Người tối cổ ở Thẩm Khuyên , Thẩm Hai ( Lạng Sơn ) .
-Công cụ đá ghè đẽo thô sơ, mảnh đá ghè mỏng ( rìu đá núi Đọ ) ở Núi Đọ , Quan yên ( Thanh Hóa ), Xuân Lộc (Đồng Nai).

rang_o_hang_tham_hai_.png

Răng của Người tối cổ ở Hang Thẩm Hai (Lạng Sơn)



2. Giai đoạn đầu của Người tinh khôn :
- Người tinh khôn sống khoảng 3-2 vạn năm trước đây .
- Dấu tích tìm thấy ở
Mái đá Ngườm ( Thái Nguyên ), sơn Vi, Lai Châu, Sơn La , Bắc Giang , Thanh Hóa , Nghệ An.
- Công cụ rìu bằng hòn cuội được ghè đẽo thô sơ có hình thù rõ ràng.

cong_cu_chat_o_nam_tum.png

Công cụ chặt ở Nậm Tun (Lai Châu)


So sánh công cụ của Người tinh khôn và Người tối cổ: ghè đẽo thô sơ có hình thù rõ ràng

3. Giai đoạn phát triển của Người tinh khôn :

-Người tinh khôn phát triển sống cách đây từ 12000 đến 4000 năm .
-Sống chủ yếu ở Hòa Bình , Bắc Sơn (Lạng Sơn), Quỳnh Văn (Nghệ An) , Hạ Long ( Quảng Ninh), Bàu Tró (Quảng Bình).
-Chế tác công cụ đá : biết mài lưỡi cho sắc như rìu ngắn , rìu có vai , công cụ bằng xương , bằng sừng , biết làm đồ gốm , lưỡi cuốc đá .

*Những dấu tích của người tối cổ trên đất nước ta chứng tỏ nước ta là quê hương của loài người.
* Những cố gắng và
sáng tạo trong chế tác công cụ đã mở rộng sản xuất, nâng cao cuộc sống.


ST
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Em hãy lập bảng hệ thống các giai đoạn phát triển của thời nguyên thuỷ ở nước ta theo mẫu: Thời gian, địa điểm chính, công cụ.

Bảng hệ thống các giai đoạn phát triển của thời nguyên thuỷ ở nước ta theo mẫu: Thời gian, địa điểm chính, công cụ:

Thời người tối cổ:

Thời gian: Cách đây 40 đến 30 vạn năm về trước.

Địa điểm hình thành: Hạng Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn) núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai)

Công cụ sản xuất: Các công cụ được ghè đẽo thô sơ, không có hình thù rõ ràng.

Thời người tinh khôn

Thời gian: Cách đây 3 đến 2 vạn năm

Địa điểm: Mái đá Ngườm (Thái Nguyên), Sơn Vi (Phú Thọ) và nhiều nơi khác như Sơn La, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An.

Công cụ sản xuất: Rìu bằng cuội, còn thô sơ song có hình thù rõ ràng.

Thời người tinh khôn trong giai đoạn phát triển

Thời gian: Khoảng 12000 đến 4000 năm trước.

Địa điểm: Hoà Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn), Quỳnh Văn (Nghệ An), Hạ Long (Quảng Ninh), Bàu Tró (Quảng Bình)

Công cụ: Rìu đá, rìu có vai
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Hướng dẫn trả lời câu hỏi bài tập

Câu 1: Vì sao người nguyên thủy thường sinh sống ở những vùng rừng núi rập rạp với nhiều hang động, mái đá, nhiều sông suối, có vùng ven biển dài với khí hậu 2 mùa nóng, lạnh?

a> Vì người nguyên thủy sống chủ yếu dựa vào thiên nhiên.
b> Vì người nguyên thủy phải sử dụng hang động để lưu trú.
c> Vì buổi đầu cuộc sống của người nguyên thủy chưa ổn định.
d> Vì người nguyên thủy quen với cuộc sống hoang dã.

Câu 2: Người tối cổ nước ta trước đây đã sinh sống ở đâu?

a> Lạng Sơn.
b> Thanh Hóa.
c> Đồng Nai.
d> Khắp cả 3 miền.

Câu 3: Vào thời gian nào các nhà khảo cổ Việt Nam đã lần lượt phát hiện được hàng loạt di tích của Người tối cổ?

a> Vào những năm 1954 – 1960.
b> Vào những năm 1960 – 1965.
c> Vào những năm 1960 – 1968.
d> Vào những năm 1960 – 1970.

Câu 4: Di cốt người tối cổ được tìm thấy đầu tiên ở tỉnh nào trên đất nước ta?

a> Nghệ An.
b> Thanh Hóa.
c> Cao Bằng.
d> Lạng Sơn.

Câu 5: Người ta tìm thấy một số chiếc răng Người tối cổ nước ta giống với răng của Người tối cổ Bắc Kinh ở vùng nào?

a> Núi Đọ ( Thanh Hóa).
b> Xuân Lộc ( Đồng Nai).
c> Quan Yên ( Thanh Hóa).
d> Thẩm Khuyên, Thẩm Hai ( Lạng Sơn).

Câu 6: Người tối cổ là người.

a> Chỉ khác vượn chút ít.
b> Trán nhô ra phía trước, cầm nắm bằng hai tay.
c> Biết đi bằng hai chân.
d> Cả ba câu trên đúng.

Câu 7: Ở hang Thẩm Khuyến, Thẩm Hai ( Lạng Sơn), trong lớp đát chứa nhiều than, xương động vật cổ cách đây 40 – 30 vạn năm, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra những gì?

a> Phát hiện được những chiếc răng của người tối cổ.
b> Phát hiện được những công cụ đá ghè đẽo thô sơ của Người tối cổ.
c> Phát hiện được nhiều mảnh đá ghè đẽo mỏng của Người tối cổ.
d> Tất cả câu trên đúng.

Câu 8: Ở núi Đọ, Quan Yên ( Thanh Hóa), Xuân Lộc ( Đồng Nai).các nhà khảo cổ học đã phát hiện được những gì?

a> Phát hiện được những chiếc răng của người tối cổ.
b> Phát hiện được những công cụ đá ghè đẽo thô sơ, mảnh đá ghè đẽo mỏng của người tối cổ.
c> Phát hiện được những chiếc rìu bằng hòn cuội được ghè đẽo thô sơ.
d> Phát hiện được những chiếc rìu bằng đá được ghè đẽo có hình thù rõ ràng.

Câu 9: Người tối cổ chuyển thành Người tinh khôn cách đây khoảng bao nhiêu năm?

a> Cách đây khoảng 3 vạn – 2 vạn năm.
b> Cách đây khoảng 2 vạn – 4 vạn năm.
c> Cách đây khoảng 1 vạn – 2 vạn năm.
d> Cách đây khoảng 12000 – 4000 năm.

Câu 10: Trải qua hàng chục vạn năm lao động, Người tối cổ đã mở rộng địa bàn sinh sống ra nhiều nơi như.

a> Thẩm Ồm ( Nghệ An, Hang Hùm ( Yên Bái ).
b> Thung Lang ( Ninh Bình ), Kéo Lèng ( Lạng Sơn).
c> Núi Đọ ( Thanh Hóa ), Thẩm Khuyên ( Lạng Sơn).
d> Câu a và b đúng.

Câu 11: Những di vật ngày nay tìm thấy được tại các di chỉ về người tối cổ ở nước ta được chế tác bằng chất liệu gì?

a> Bằng đá.
b> Bằng đồng thau.
c> Bằng đất.
d> Bằng sắt.

Câu 12: Trong quá trình sinh sống, phát triển, người tối cổ đã biết.

a> Làm nhà để ở.
b> Cải tiến dần việc chế tác công cụ đá, làm tăng thêm nguồn thức ăn.
c> Cải tiến công cụ, phát triển nghề nông trồng lúa nước.
d> Trồng trọt, chăn nuôi.



Đáp án: câu 1a, câu 2d, câu 3b, câu 4b, câu 5d, câu 6d, câu 7a, câu 8b, câu 9a, câu 10d, câu 11a, câu 12b
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Câu 13: Công cụ chủ yếu của Người tinh khôn trong giai đoạn đầu là gì?

a> Chiếc rìu bằng đá, hòn cuội.
b> Ghè đẽo còn thô sơ.
c> Có hình thù rõ ràng.
d> Cả ba câu trên đều đúng.

Câu 14: Ở giai đoạn phát triển, công cụ sản xuất của người tinh khôn là gì?

a> Rìu rắn.
b> Rìu có vai.
c> Một số công cụ xương, sừng, gỗ.
d> Cả ba câu trên đúng.

Câu 15: Ở những vùng nào trên đất nước ta, các nhà khảo cổ tìm thấy dấu tích của người tinh khôn.

a> Mái đá Ngườm ( Thái Nguyên), Vi Sơn ( Phú Thọ), Thanh Hóa.
b> Lai Châu, Sơn La, Bắc Giang, Nghệ An.
c> Hang Hùm ( Yên Bái ), Thung Lang ( Ninh Bình ), Kéo Lèng ( Lạng Sơn).
d> a + b đúng.

Câu 16: Dấu vết sinh sống của người nguyên thủy được tìm thấy ở Hòa Bình, Bắc Sơn ( Lạng Sơn): Quỳnh Văn ( Nghệ An), Hạ Long ( Quảng Ninh ), Bàu Tró ( Quảng Bình ) cách đây bao nhiêu năm.

a> Từ 10.000 đến 4.000 năm.
b> Từ 11.000 đến 4.000 năm.
c> Từ 12.000 đến 4.000 năm.
d> Từ 13.000 đến 4.000 năm.

Câu 17: Người tinh khôn nguyên thủy sống cách đây từ 12.000 đến 4.000 năm đã biết chế tác công cụ đá như thế nào?


a> Người tinh khôn ghè đẽo công cụ đá có hình thù rõ ràng.
b> Người tinh khôn mài ở lưỡi cho sắc như rìu ngắn, rìu có vai.
c> Người tinh khôn ghè đẽo công cụ đá mỏng, có hình theo ý muốn.
d> Người tinh khôn làm những chiếc rìu bằng hình cuội được mài mỏng.

Câu 18: Các nhà khảo cổ tìm thấy công cụ của người nguyên thủy Hòa Bình, Bắc Sơn ( Lạng Sơn), Quỳnh Văn ( Nghệ An), Hạ Long ( Quảng Ninh ), Bàu Tró ( Quảng Bình) gồm những loại gì?

a> Rìu ngắn, rìu có vai.
b> Rìu đá cuội.
c> Công cụ bằng xương.
d> Tất cả câu trên đều đúng.

Câu 19: Ở các địa điểm Bắc Sơn ( Lạng Sơn), Quỳnh Văn ( Nghệ An), Hạ Long ( Quảng Ninh ), các nhà khảo cổ còn tìm thấy những gì?

a> Đồ gốm và lưỡi cuốc đá.
b> Côngcụ bằng sắt.
c> Những chiếc răng của người tối cổ.
d> Những bộ xương hóa thạch của người tối cổ.

Câu 20: Công cụ sản xuất chủ yếu mà người nguyên thủy sử dụng được làm từ?

a> Sắt.
b> Đá.
c> Đồng.
d> Gỗ.

Câu 21: Rìu mài lưỡi tiến bộ hơn rìu ghè đẽo ở chỗ nào?

a> Hình thù rõ ràng hơn.
b> Lưỡi rìu sắc hơn.
c> Lao động có hiệu quả hơn.
d> Tất cả đều đúng.

Câu 22: Giai đoạn phát triển của người tinh khôn có gì mới?

a> Xuất hiện công cụ mới, đồ sắt.
b> Chỗ ở lâu dài, xuất hiện các loại hình công cụ mới, đặc biệt là đồ gốm.
c> Côn cụ được ghè đẽo tỉ mỉ, hình thù rõ ràng.
d> Công cụ được mài sắc, hình thù rõ ràng.

Câu 23: Những cố gắng và sáng tạo trong chế tác công cụ của người tinh khôn đã tạo điều kiện cho việc.


a> Mở diện tích canh tác.
b> Mở rộng sản xuất.
c> Mở rộng địa bàn sinh sống.
d> Mở rộng diện tích trồng trọt và địa bàn sinh sống.

Câu 24: Điền vào chỗ trống những từ thích hợp.

Họ cải tiến dần việc chế tác công cụ……(a)…..làm tăng thêm nguồn thức ăn. Vào khoảng 3 -2 vạn năm trước đây, họ chuyển thành Người….(b)…..Dấu tích của người tinh khôn được tìm thấy ở mái đá…..(c)…..( Thái Nguyên), Sơn Vi ( Phú Thọ) và nhiều nơi khác thuộc Lai Châu, Sơn La, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An. Công cụ chủ yếu của họ là những chiếc rìu….(d)…….được ghè đẽo thô sơ, có hình thù rõ ràng.



Đáp án: câu 13d, câu 14d, câu 15c, câu 16c, câu 17b, câu 18d, câu 19a, câu 20b, câu 21d, câu 22b, câu 23b, câu 24 (a) đá, (b) tinh khôn, ( c)Ngườm ( Thái Nguyên), (d) bằng hòn cuội.
 
Bài tập 1 trang 22 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6
Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước ý trả lời đúng.

1. Dấu tích của Người tối cổ tìm thấy trên đất nước ta là

A. bộ xương hoá thạch.

B. răng và những công cụ đá ghè đẽo thô sơ.

C. một số xương và công cụ bằng đá.

D. mộ táng của Người tối cổ.

2. Dấu tích Người tối cổ được tìm thấy trên đất nước ta có niên đại cách ngày nay khoảng

A. 50 - 40 vạn năm. B. 40 - 30 vạn năm.

C. 30 - 20 vạn năm. D. 20 - 10 vạn năm.

3. Trên đất nước ta, Người tối cổ chuyển biến thành Người tinh khôn vào khoảng thời gian

A. 6 - 5 vạn năm trước đây. B. 5 - 4 vạn năm trước đây.

C. 4 - 3 vạn năm trước đây. D. 3 - 2 vạn năm trước đây.

4. Công cụ chủ yếu của Người tối cổ là

A. những hòn đá, mảnh đá trong tự nhiên được ghè đẽo thô sơ.

B. đá được ghè đẽo cẩn thận.

C. những mẩu tre, gỗ, xương thú.

D. những công cụ được làm bằng kim loại.

5. Những công cụ đá chủ yếu của Người tinh khôn trên đất nước ta trong giai đoạn đầu có đặc điểm là

A. chưa được ghè đẽo.

B. được ghè đẽo thô sơ.

C. được ghè đẽo thô sơ, có hình thù rõ ràng.

D. được ghè đẽo và mài lưỡi cho sắc.

12-png.3085


Bài tập 2 trang 23 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6
Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô □ trước các câu sau.

□ 1. Người tối cổ đã biết sử dụng công cụ đá được ghè đẽo thô sơ để tìm kiếm thức ăn.

□ 2. Dấu tích của Người tinh khôn được tìm thấy ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn).

□ 3. Người tinh khôn đã biết sử dụng công cụ bằng đồng.

□ 4. Người nguyên thuỷ sinh sống chủ yếu trong các hang động, mái đá.

□ 5. Người nguyên thuỷ đã biết làm nhà sàn để ở.

Trả lời

Đ: 1, 4; S: 2, 3, 5.
Bài tập 6 trang 24 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6
Rìu mài lưỡi tiến bộ hơn so với rìu ghè đẽo như thế nào?

Trả lời

Rìu mài lưỡi sắc hơn so với rìu chỉ được ghè đẽo thô sơ, vì vậy khi sử dụng chắc chắn hiệu quả sẽ cao hơn.

Bài tập 7 trang 24 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6
Người nguyên thuỷ cải tiến dần trong chế tác công cụ có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời

Làm tăng năng suất lao động, tăng thêm nguồn thức ăn, mở rộng sản xuất, từng bước nâng cao cuộc sống.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top