Thanh minh trong tiết tháng Ba

Hide Nguyễn

Du mục số
Nếu trước đây khi nước ta dân số hơn 80% làm nông nghiệp. Trong cả tháng 3 âm lịch, người ta sẽ xem xét thật kỹ lưỡng và chọn ra một ngày thật đẹp để đi tảo mộ. Thì ngày nay, thời buổi bận rộn, các gia đình sẽ sửa sang tu bổ phần mộ của tổ tiên vào những ngày cuối tuần. Bạn hãy thử ra bến xe để thấy những dòng người tay xách nách mang, nào là hương, hoa, đồ lễ lũ lượt về quê là thấy nét văn hoá của người Việt. Đó là rất xem trọng quá khứ.

Khi cái nóng trộn lẫn với cái lạnh và trong tủ quần áo của các gia đình gồm hai loại quần áo đông và hè, ra đường mọi người mặc kiểu cãi nhau; người may ô, áo sát nách, kẻ khăn áo đầy người đấy là cái tiết thanh minh bắt đầu.

Nếu trước đây khi nước ta dân số hơn 80% làm nông nghiệp. Trong cả tháng 3 âm lịch, người ta sẽ xem xét thật kỹ lưỡng và chọn ra một ngày thật đẹp để đi tảo mộ. Thì ngày nay, thời buổi bận rộn, các gia đình sẽ sửa sang tu bổ phần mộ của tổ tiên vào những ngày cuối tuần. Bạn hãy thử ra bến xe để thấy những dòng người tay xách nách mang, nào là hương, hoa, đồ lễ lũ lượt về quê là thấy nét văn hoá của người Việt. Đó là rất xem trọng quá khứ.

tiet-thanhminh.jpg



Cuối tuần, bố chồng thông báo mai các con hãy sắp xếp công việc về quê tảo mộ. Cô em chồng tưởng mình không nghe rõ lời bố hỏi lại và lầu bầu trong miệng. Công việc đang bận túi bụi, hết dự án nọ đến công trình kia. Thời gian đâu để làm những việc chỉ những người xưa cũ thích thú. Nó nhất định không chịu về quê. Còn tôi, tuy chẳng háo hức lắm khi vừa về làm dâu lại bị bắt về quê gốc của chồng, khi không lại gặp toàn những người lạ mặt, những cô dì chú bác dây mơ dễ má …tôi đã cố nhớ mãi cũng không biết phải xưng hô với họ như thế nào cho đúng. Nhưng vì là con dâu trưởng nên tôi cũng không muốn làm nhà chồng thất vọng.

Mẹ chồng tôi gọi dậy từ sáng sớm lo đồ xôi, làm gà cho kịp. Dòng người lần mò đi trong đêm tối ( Phải đi thật sớm kẻo qua giờ đẹp) Quê chồng tôi khác nơi tôi ở quá. Tại sao người ta lại có thể chôn người chết ở nơi ngập nước thế, tội nghiệp các cụ, bị con cháu ngâm dưới nước lạnh. Chồng tôi chê là ngố vì quê anh toàn đồng chiêm trũng đương nhiên mồ mả luôn ngập nước. Tôi bồi hồi nhớ quê da diết. Cũng thời gian này trong năm, họ hàng nhà tôi đang lo phần mộ cho tổ tiên. Tôi sinh ra và lớn lên tại một hòn đảo lớn. Còn phần mộ của ông bà nội ngoại tôi thì được chôn cất tại những hòn đảo khác nhỏ hơn và xa đất liền đến hơn 50 hải lý. Năm nào cũng vậy, cả họ nhà tôi lại làm một cuộc hành hương ra quê gốc của mình. Tôi đã từng mong chờ ngày thanh minh như là trẻ con chờ tết. Vì chỉ có tết thanh minh và tết nguyên đán, những đứa trẻ nghèo như chúng tôi mới được nếm mùi vị của xôi gà. Cho nên dù có thức dậy từ hai giờ sáng, tôi cũng cố. Và năm nào cũng vậy, hòn đảo mà tổ tiên của tôi sống trước đây quá xa đất liền, điều kiện thiếu thốn, có khi phải đến mấy ngày mới có một chuyến tàu ra đảo cung cấp lương thực thực phẩm và đổi lấy những sản phẩm ngư nghiệp mang vào đất liền, trạm xã có cũng như không, trường học chỉ có hết cấp một mà các thầy cô cũng chẳng mặn mà gì với trường lớp, điện đóm cũng không …nên người ta di cư hết vào đất liền. Chỉ có gia đình nào quá nghèo mới phải bám trụ lại. Cho nên mỗi lần tìm ra khu mộ của dòng họ tôi, các bô lão phải mang dao cuốc để phát rừng tìm lối đi.

Vâng, nếu trước đây thanh minh đối với tôi chỉ là thú của con trẻ nhõng nhẽo đi theo mẹ chờ nắm xôi. Thì nay tôi mới thấm thía. Ngày tết thanh minh mang một ý nghĩa thiêng liêng là ngày để con cháu hướng về cội nguồn. Để những cánh chim xa xứ như tôi có một cõi đi về. Về với quá khứ. Tôi hướng mắt lên nhìn bầu trời. Đúng là tiết trời tháng ba trong trẻo quá. Chẳng biết vài chục năm nữa, những người trẻ luôn bận rộn với những lo toan của cuộc sống thường nhật có còn háo hức chờ đến ngày tết thanh minh.


Khánh Ly/ Đại đoàn kết
 
Vì sao phải tảo mộ vào tiết THANH MINH?

Theo sự tương truyền của dân gian thì :

CAO CÚC KHANH , nhà thơ đời Nam Tống TRUNG QUỐC có 1 bài thơ về Thanh Minh ,viết rằng : " Ở Nam Bắc Sơn có rất nhiều nghĩa trang. Thanh Minh mọi người đến cúng, tảo mộ nườm nượp. Tro tiền giấy bay như bướm trắng, nước mắt, máu nhuộm thành con chim Đỗ quyên...".

Bài thơ vẽ lên 1 bức tranh sinh động về phong tục đương thời_tảo mộ tiết Thanh Minh.

Từ lâu bàn dân thiên hạ đi tảo mộ vào dịp Tết Thanh Minh hàng năm là 1 phong tục đẹp, và sử sách từ đời cổ đều có ghi chép rõ ràng. Sách Lễ Ký đã viết :" Bậc Vương giả thì tế Trời đất , các Chư Hầu thì tế sông núi , các Đại Phu thì tế Vua , các bậc thứ dân thì tế Tổ Tiên".

1-3.jpg

Thời Xuân Thu , dân gian có tục "ngày lành tháng tốt, cúng tế ngoài đồng". Từ thời Tần Hán lại đây, quy định cứ ngày mồng một, ngày Rằm và ngày 24 các tháng trong năm, đều phải tế ở "mộ" , lễ nghi phức tạp, vừa
mệt dân, vừa tốn kém tiền của. Đời Đường , Vua ĐƯỜNG MINH HOÀNG ban Thánh Chỉ :"đem đồ ăn lạnh cúng trên mộ, kính lễ không cần văn, các thế hệ truyền cho nhau để thành tục lệ mãi mãi trường tồn ". Từ đó quy định vào thời gian Tết Hàn Thực ( 3-3 âm lịch ) nhà nhà đi đin tảo mộ. "Tảo mộ" bắt đầu gọi là "Mộ tế" , triều Hán khá lưu hành, gọi là "Thượng mộ " ,"Thượng chủng " ,"Bái mộ". Trong "Tống Sử ". Đường cách truyện có câu " Mời đến Tiền Đường tảo mộ ". Có thể thấy rằng "Tảo mộ " đến triều Tống mới thành tên gọi. Nhà Tống quy định tiết Thanh Minh "Thái học" phải được nghĩ 3 ngày ; "Võ học" được nghĩ 1 ngày để ai về nhà nấy tảo mộ. Thời Minh , Thanh theo ghi chép của " Yến kinh tiệc thời ký " thì Thanh Minh tảo mộ , trai gái áo xiêm lộng lẫy dập dìu nhau đổ ra ngoại thành.

Người ta chọn tảo mộ vào Thanh Minh , bởi vào dịp này khí hậu chuyển sang ấm dần , mưa nhiều hơn, cây cỏ tốt tươi trùm kín lăng mộ, có thể làm cho mộ sụt lỡ, cần phải cắt cỏ và đắp thêm đất vào mộ...vv......Trong
"Thanh thông lễ " nói "Tiết Hàn Thực và Tiết Sương Giáng , bái tảo nghĩa địa, mặc áo trắng đến mộ, đặt rượu , bánh và đồ cắt cỏ ".

Hai việc cắt cỏ và đắp đất lên mộ ,gọi là "Tảo mộ". Hơn thế nữa , đây là lúc đẹp trời , nhân lúc đi làm việc tảo mộ, để nhớ Tổ Tiên , có thể đi chơi ở ngoại thành ngắm cảnh, nên còn gọi là Đạp Thanh. Trong "Đế kinh cảnh vật lược", người đời Minh viết có nói :" Ngày Thanh Minh tháng 3, nam nữ tảo mộ, đem theo trâm cài đầu,cành liễu, đi chơi cầu Cao Lương , gọi là Đạp Thanh ".

Và theo ghi chép, thời Xuân Thu, GIỚI TỬ THÔI nước Tấn bị đốt cháy trước tiết Thanh Minh 1 ngày ( tiết Hàn Thực _ ăn lạnh ). Mọi người để tưởng nhớ vị hiền nhân này đã quyết định cấm đốt lửa 3 ngày, không hút thuốc, không ăn uống đồ nóng , đồng thời cúng tế, tảo mộ. Do tiết Hàn Thực cận kề với Thanh Minh , hơn nữa Thanh Minh lại là tiết "dâng cơm" , cho nên tiết Hàn Thực và Thanh Minh được gọi chung là "Tiết Bái Tảo ".
Trong xã hội cũ, tảo mộ thường thường mang thêm yếu tố mê tín. Gần đây, tảo mộ biến thành hoạt động tưởng nhớ những người chết, những liệt sĩ cách mạng...

Còn ở Việt Nam, Tiết Thanh Minh cũng được tổ chức vào tháng 3 , đây cũng là 1 dịp lễ hội truyền thống của người Việt Nam.

" Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh ".

( Nguyễn Du )

" Tảo mộ " hay " Thanh Tảo " , đó là dịp nhân tiết trời tháng ba trong xanh, quang đãng, mát mẻ mọi người ra đồng, ra nghĩa trang thăm mộ phần của gia đình mình, lễ cáo Long Mạch Thổ Thần, và về cúng Gia Thần , Gia Tiên trong nhà.

Tục ấy từ xa xưa, đã đi vào trong văn học bất hủ " Truyện Kiều" của đại thi hào dân tộc NGUYỄN DU,ngày nay người Việt Nam vẫn giữ phong tục ấy. Đấy cũng là 1 nét đẹp văn hóa và đạo lý truyền thống của Việt Nam.
Vào dịp tiết Thanh Minh , trước khi đi tảo mộ, người ta thường sắm 1 lễ mặn nhỏ gồm : hương ,đèn (nến) trầu cau, tiền vàng, rượu , thịt ( chân giò, gà luộc hoặc đơn giản thì 1 khoanh giò nạc độ vài lạng ) và hoa ,quả.
Khi đến nghĩa trang hay khu vực có để mộ phần của gia đình mình thì gia chủ đặt lễ vào Am, Miếu chung ; nếu ở đó không có Am , Miếu thì mang theo 1 cái đôn, rồi đặt mâm lễ vật lên trên.

Gia chủ thắp đèn nhang, vái 3 vái các vị Thần Linh Thổ Địa rồi khấn.

Nếu văn khấn viết ra giấy thì đọc xong, hóa ( đốt ) ngay cùng tiền vàng.

Trong khi đợi hết tuần nhang dâng Thổ Địa thì mọi người trong gia đình đi viếng thăm các ngôi mộ của gia đình mình : thấy cỏ rậm, cây mọc che quá nhiều thì phát quang đi, đắp thêm mấy vầng đất tôn cao mộ phần, rồi thắp lên mộ mấy nén nhang. Đứng trước ngôi mộ mà vái 3 vái rồi khấn.

Sau khi tảo mộ xong thì quay về làm lễ Gia Thần, Gia Tiên ở nhà.


Nguồn :Internet.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top