• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

"Thanh lâu hai lượt thanh y hai lần" hiểu như thế nào cho đúng?

Phong Cầm

Yêu!
Thành viên BQT
Về câu thơ
"Thanh lâu hai lượt thanh y hai lần"


Câu hỏi

Thầy ơi, em lại có điều thắc mắc muốn hỏi thầy này. Ngày trước, khi còn là sinh viên ( em học khoa Ngữ văn Trường ĐHSP Hà Nội), em được nghe giảng về Truyện Kiều, trong đó có câu nói về cuộc đời nàng Kiều: " Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần". Giảng viên cho rằng, câu thơ đó chỉ việc Kiều đã 2 lần vào lầu xanh và 2 lần thoát y. Hôm nay, em nghe đồng nghiệp trường em dạy rằng, câu thơ đó chỉ việc Kiều 2 lần vào lầu xanh và 2 lần vào nhà chùa.Vậy câu thơ này nên hiểu như thế nào cho chính xác ạ? Mong sớm nhận được tin của thầy.

Vũ Nho trả lời

Trước hết chúng ta hãy xem : Thanh lâu là gì, Thanh y là gì. Sau đó hãy đi vào chuyện cắt nghĩa thế nào cho đúng.
Thanh lâu : Lầu xanh, tức nhà đĩ ( Đào Duy Anh – Từ điển Truyện Kiều, nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1974, trang 384). Kiều hai lần phải vào Thanh lâu ( Lầu xanh). Lần thứ nhất do Mã Giám Sinh đưa về lầu xanh của Tú Bà ( Kiều gặp Thúc Sinh và được chuộc ra). Khi Hoạn Thư đánh ghen, Kiều được đưa ra Quan âm các để viết kinh. Thúc Sinh lén gặp Kiều bị Hoạn Thư phát hiện. Kiều phải trốn đi và vào nương nhờ ở chỗ Giác Duyên. Ở đây, do có người phát hiện những đồ chuông khánh Kiều mang theo từ nhà Hoạn Thư. Kiều lánh sang nhà Bạc bà. Bạc bà ép lấy cháu của mụ là Bạc Hạnh. Bạc Hạnh đưa Kiều đến châu Thai và bán vào lầu xanh. Đây là lần thứ hai. Như vậy là hai lần Kiều phải vào Lầu xanh ( nhà chứa) do hai tên Mã Giám Sinh và Bạc Hạnh.

Thanh y: Áo xanh. Trang 384 của Từ điển Truyện Kiều đã dẫn, cụ Đào Duy Anh giải thích: áo của nữ tỳ ở Trung quốc xưa thường mặc; theo phép chuyển nghĩa là đầy tớ gái. Ví dụ : Ra vào theo lũ thanh y.
Như vậy Thanh y có nghĩa là đầy tớ gái. Kiều hai lần phải trở thành đầy tớ gái là những lần nào?
Lần thứ nhất là bị bọn Khuyển, Ưng bắt cóc về nhà mẹ đẻ của Hoạn Thư. Mụ đã ra lệnh đánh Kiều ba mươi gậy “ Hãy cho ba chục, biết tay một lần”. Sau khi ra uy, mụ biến Kiều thành hầu gái:
Hoa nô truyền dạy đổi tên
Buồng the dạy ghép vào phiên thị tỳ
Ra vào theo lũ thanh y.
Còn lần thứ hai là lần nào?

Đó là sau khi mẹ Hoạn Thư bắt Kiều về và bắt làm hầu gái cho mụ. Con gái mụ là Hoạn Thư về thăm mẹ. Mụ quyết định đưa Kiềusang làm hầu gái cho Hoạn Thư. Phu nhân mới gọi nàng ra dạy lời :
- « Tiểu thư dưới trướng thiếu người
Cho về bên ấy theo đòi lầu trang ».

Và thế là nàng chuyển từ hầu gái cho mẹ Hoạn Thư, chuyển sang làm hầu gái cho Hoạn Thư :

Sớm khuya khăn mặt lược đầu
Phận con hầu giữ con hầu dám sai.

Đó là hai lần Kiều phải làm hầu gái ( mặc áo xanh).
Như vậy thanh y hai lần là chỉ hai lần đó.
Sao lại có thể hiểu là thoát y ? Thoát y là cởi bỏ áo. Không hề liên quan trực tiếp đến thanh y (là danh từ) áo xanh, theo phép hoán dụ là đầy tớ gái.
Còn giảng thanh y là hai lần vào nhà chùa hiển nhiên là không chính xác. Áo nhà chùa không liên quan gì tới thanh y ( áo xanh). Mặc dù có điều đúng là đến thời điểm đó, Kiều đã hai lần ở chùa. Hãy chú ý trang phục khi Kiều từ thân phận đầy tớ gái đi tu ở Quan Âm các :

Áo xanh đổi lấy cà sa
Pháp danh lại đổi tên ra Trạc Tuyền.

Khi Kiều từ Quan Âm các đến Chiêu ẩn am :

Thấy màu ăn mặc nâu sồng
Giác Duyên sư trưởng lành lòng liền thương.

Kiều có mặc áo xanh ( thanh y) khi vào nhà chùa đâu ?

Vũ Nho - 3/IV/2011
:smilet-digitalpoint -> :couple_inlove: <-:hopelessness:
 

thien_li

New member
Xu
0
Theo em thì "thanh y" là "áo xanh"_áo mà người phụ nữ thời xưa mặc khi đi lấy chồng! Trong tác phẩm, Thúy Kiều đã hai lần "mặc thanh y". Đó là lấy Thúc Sinh và Từ Hải. Cuộc đời Thúy Kiều, theo em, Nguyễn Du khi nhắc đến "Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần" chẳng lẽ chỉ nhắc đến số phận bạc bẽo của Thúy Kiều thôi sao? Hết vào lầu xanh làm kĩ nữ, rồi lại làm hầu gái??? Nàng tuy không được sống hạnh phúc như bao người con gái khác, nhưng ít ra nàng cũng đã có được một thời gian hạnh phúc bên "chồng".
 

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
93
Theo em thì "thanh y" là "áo xanh"_áo mà người phụ nữ thời xưa mặc khi đi lấy chồng! Trong tác phẩm, Thúy Kiều đã hai lần "mặc thanh y". Đó là lấy Thúc Sinh và Từ Hải. Cuộc đời Thúy Kiều, theo em, Nguyễn Du khi nhắc đến "Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần" chẳng lẽ chỉ nhắc đến số phận bạc bẽo của Thúy Kiều thôi sao? Hết vào lầu xanh làm kĩ nữ, rồi lại làm hầu gái??? Nàng tuy không được sống hạnh phúc như bao người con gái khác, nhưng ít ra nàng cũng đã có được một thời gian hạnh phúc bên "chồng".

Bạn nói thế không hợp lý lắm. Nếu bạn cắt nghĩa "thanh y" là đi lấy chồng (đi lấy chồng ở đây có thể hiểu là niềm vui) và thanh lâu (có thể hiểu là nỗi buồn), Nguyễn Du là bậc thầy về ngôn ngữ, không lẽ ông ấy lại lắp ghép một cách lủng củng vậy sao. Nếu hiểu theo nghĩa bạn nói, thì câu phải là "thanh lâu hai lượt nhưng bù lại thanh y hai lần".
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top