Thăng Long-Hà Nội & Suy ngẫm.

Hide Nguyễn

Du mục số
"Đại lễ 1000 năm phải để lại dấu mốc với đời sau"

"Đại lễ lớn 1000 năm Thăng Long - Hà Nội phải có ý tưởng lớn, độc đáo, chứ vẫn chỉ dừng ở xếp hình người, múa may chào mừng thì lại giống 1000 lễ hội khác, na ná, nhạt nhòa, xong rồi quên luôn" - đạo diễn Doàn Hoàng Giang lên tiếng.

"Đại lễ 1000 mà không cần Tổng đạo diễn là không ổn"

- Hà Nội đang kỷ niệm 999 năm Thăng Long - Hà Nội, đi liền với đó, người dân nóng lòng được biết công tác chuẩn bị cho Đại lễ 1000 năm đang được triển khai tới đâu. Ông có thông tin gì để trả lời cho câu hỏi này?

- ĐD Doãn Hoàng Giang: Tôi cũng nóng lòng, nhưng tôi cũng không biết gì cả.

- Điều này có vẻ không hợp lý, bởi có nhiều thông tin cho rằng ông là người được ứng cử cho chức Tổng đạo diễn Đại lễ kỷ niệm 1000 năm?
- Thực ra tôi có được mời, nhưng không phải là Tổng đạo diễn, mà là đạo diễn một phần trong nội dung Đại lễ, cùng mấy chục người khác, và tôi đã từ chối.

- Ông có thể nói cụ thể hơn?

1.JPG


Đạo diễn Doàn Hoàng Giang (Ảnh: Hoàng Hường)


- Tôi quan niệm Đại lễ Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội phải là một dấu mốc để đời, không phải là tạo ra một vài mô hình, treo cờ quạt hay dăm bảy người múa máy ồn ào một chút là xong đại lễ.

Tôi muốn Đại lễ phải để lại cho 1000 năm sau nữa được điều gì. Hai nữa, tôi cho rằng một lễ hội lớn như vậy mà người ta quan niệm không cần một Tổng đạo diễn là không ổn. Cách làm của họ là chia các đầu việc theo nhóm, khoảng 3 - 4 chục đầu việc, mỗi người phụ trách theo chuyên môn của mình, người diễn kịch, người múa, người nhảy Hip hop...

Theo tôi đó không phải quan niệm về kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Quan điểm của tôi là kỷ niệm 1000 năm Thăng Long phải để lại cho đời sau được điều gì mang tính dấu mốc.

- Nếu ông được quyền quyết định, dấu mốc của ông sẽ là gì?

- Tôi đã từng phát biểu, tôi muốn xây dựng 1000 đài lửa trên khắp đất nước, các kiểu khác nhau, do từng địa phương tự xây dựng dựa trên bản sắc văn hoá và tính chất riêng của mình. Họ có thể làm bằng bất cứ chất liệu gì, nhưng nó phải trở thành di sản ghi dấu và để lại hàng ngàn năm sau.

Những đài lửa ấy, trong một giờ nhất định chào đón thời khắc 1000 năm, cùng được thắp sáng lên và hàng ngàn quả chuông cùng được gióng lên từ mọi miền đất nước...

Đại khái ước vọng của tôi là như thế, không đạt được ước mong thì tôi xin rút lui.

- Những ý tưởng của ông có thể rất có ý nghĩa nhưng quá đồ sộ. Theo tôi tưởng tượng, với những đại lễ đồ sộ thế này, người viết kịch bản, tổng đạo diễn và những trợ lý phải là một nhóm sáng tạo thống nhất và phải hợp tác từ đầu. Nếu cứ ráp từng khâu thế này, nếu sau này đạo diễn được chọn không đồng ý tưởng nghệ thuật với người viết kịch bản thì chuyện gì sẽ xảy ra?

- Đó chính là điều những người tổ chức nhầm lẫn, làm tôi chẳng thấy thú vị gì với công việc sáng tạo này nữa. Thực ra theo tôi thì họ nên làm thế này: nếu họ tin tưởng tôi (hoặc một ai đó) thì họ mời tôi làm Tổng đạo diễn chương trình.

Nếu tôi nhận lời, tôi sẽ tập trung một ekip sáng tạo của tôi, khoảng 15 - 20 đạo diễn trứ danh khắp nước cùng đưa ra những ý tưởng, sau đó thống nhất một thông điệp xuyên suốt. Nếu cần thiết sau đó tôi sẽ tìm nhà biên kịch viết theo ý tưởng của tôi.

Đại lễ lớn phải có ý tưởng lớn, độc đáo, chứ nếu chỉ nhạt nhòa thì xong rồi là quên luôn.

Cứ chia nhỏ ra: nhà hát này diễn vở Trần Thủ Độ, nhà hát kia diễn vở Đại thần Thăng Long, rồi mảng thanh niên diễn Hip hop, rồi phục hiện hàng rong, rồi góc này hát xẩm, góc kia quan họ... giống như tất cả các lễ hội khác.

Chúng ta vẫn mắc mãi một căn bệnh cố hữu là nhìn sự việc nào cũng theo kiểu "chiếc bánh chia phần", chặt nhỏ vấn đề ra. Ngay trong buổi Hà Nội mời mấy chục người lên ký hợp đồng "đầu việc", nhiều người cũng thắc mắc: "Tại sao những việc này tôi đã làm quen, tại sao không giao cho tôi?".

Tôi cảm thấy người ta không nghĩ đây là sự kiện lớn của đất nước, mà giống như một món ăn hay bổng lộc gì đó phải giành nhau. Tôi không thấy phù hợp với cách làm đó nên chọn cách đứng ra ngoài.
- Vậy là trong cơ hội lớn này sẽ vắng bóng Doãn Hoàng Giang?
- Gần đây anh Lê Tiến Thọ (Thứ trưởng Bộ VH - TH - DL Lê Tiến Thọ) có đề nghị tôi làm Tổng đạo diễn cho đêm khai mạc, nhưng tôi cũng đã thẳng thắn từ chối. Nếu lại vào sân vận động biểu diễn, bên kia xếp hình, bên này múa may thì thôi tôi không làm.


Đại lễ 1000 năm cần "Chiếu 1000 năm"


2.JPG


Tôi cảm thấy người ta không nghĩ đây là sự kiện lớn của đất nước, mà giống như một món ăn hay bổng lộc gì đó phải giành nhau .

- Giống như mọi người dân Hà Nội khác, tôi thực sự băn khoăn với tiến độ của các công trình chào mừng 1000 năm. Bởi lẽ, theo tôi thấy, công trình hiện rõ nhất mới là tượng đài Lý Thái Tổ và đồng hồ đếm ngược tại Bờ Hồ. Ông có cảm nhận thế nào?


- Không còn kịp thời gian làm những cái lớn nữa rồi. Thực ra ngay việc chọn Tổng đạo diễn này cũng vậy, lẽ ra phải làm từ 5 năm trước. Người tổ chức cần mở những cuộc cạnh tranh thật sự. Ai đưa ra ý tưởng thuyết phục nhất sẽ thắng, và ý tưởng đấy phải thật sự ý nghĩa và để đời.

Còn tôi thấy làm theo kiểu treo cờ hoa, festival này nọ giống như người ta đang làm trên cầu Long Biên hoàn toàn chỉ là những thứ vặt vãnh dễ quên. Giống như câu thơ của Hồ Xuân Hương "Cọc nhổ đi rồi lỗ bỏ không".

Tôi muốn có lúc nào đó sẽ ngồi với Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết để hướng dẫn ông đọc diễn văn chào mừng 1000 năm và hứa với cha ông con cháu sau này thế nào. Diễn văn phải có những áng văn hào sảng giống như Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ. Đại lễ 1000 năm phải có "Chiếu 1000 năm" và "1000 năm Thăng Long đại cáo" với những áng văn chương vang dội sơn hà.

- Trong bản "đại cáo" đó chúng ta sẽ có những gì khi mà giờ đây trong đại kế hoạch kỷ niệm 1000 năm chúng ta cũng chưa có gì nhiều để "tiểu cáo"?

- Đấy là hệ quả của "căn bệnh đám đông" rất trầm kha và tồn tại quá lâu. Không ai dám đứng ra quyết định và chịu trách nhiệm về một vấn đề gì, luôn luôn phải hội họp và đùn đẩy. Nếu sai thì 1000 người cùng sai.

Cá nhân tôi đặc biệt ưa thích nhân vật Trần Thủ Độ. Người này có khát vọng mãnh liệt cháy bỏng, đến mức tàn bạo. Nhưng mục đích vì giang sơn xã tắc mà dám làm, quyết làm. Chính vì thế ông mới dựng nên được nhà Trần lừng lẫy, có quyết đoán thế mới dám thay một triều đại Lý đã suy tàn cùng cô bé Lý Chiêu Hoàng không biết làm gì. Phải quyết đoán mới làm được việc lớn!


- Xin cảm ơn đạo diễn Doãn Hoàng Giang

Nguồn :Tuanvietnam.net
 
Bạn Hide hình như rất quan tâm đến Văn hóa Thăng Long - Hà Nội ? Nếu vậy, cho mình hỏi bạn một câu này mà mình đang băn khoăn .Đó là : " Làm sao để gìn giữ không gian tĩnh lặng ở các lễ hội văn hóa đình chùa ở Hà Nội ?"

Mong có sự chia sẻ từ bạn !
 
Nghìn năm Hà Nội

Hà Nội có tên chính thức từ năm 1831, vậy là sắp tuổi hai trăm hay là còn mấy năm lẻ nữa thì chẵn tuổi nghìn? Đôi khi ta lại tự hỏi không gian và thời gian trong hồn ta xem Hà Nội có phải là đã có từ trước khi quan viên cai trị ngoại bang lập ra La Thành chăng, có thần Ngựa Trắng đi quanh mà yếm đất? Cũng có phải là hơn mười năm thế kỷ, từng có ngôi chùa Hộ Quốc từ thời Tiền Lý mà nay dáng dấp mông lung còn ẩn hiện trên sóng nước Hồ Tây ngôi chùa Trấn Quốc có bóng cây đề khởi hành từ đất Phật Thích Ca Ấn Độ, về chốn này toả bóng xum xuê...?

Hà Nội đã thay đổi bấy lần tên gọi, nhưng hồn xưa, tình cũ, nét Văn hiến truyền đời thì chẳng đổi thay, chỉ có phát triển lên như cái vòng xoáy ốc, tưởng quay về chốn cũ, nhưng thực ra lại mở rộng vòng quay như tình yêu không hề đóng kín, cứ ngày một giao hoà và nghi ngút âm dương phát triển.

Đã có bao nhiêu du khách nước ngoài đến Hà Nội để mang theo Hà Nội về nơi xa ấy suốt đời. Đã có bao nhiêu trái tim rộn ràng thương nhớ từ Lũng Cú đến Cà Mau hướng về Hà Nội, nơi đến một lần thì tương tư mãi mãi, nếu chưa đến thì thấp thỏm yêu chờ được một làn hoan hỉ giao duyên....

Trên khắp đất nước ta ở đâu chẳng có những ao hồ, đầm phá, nhất là những chiếc ao cho lùm tre soi bóng, những đầm sen cho ngát lộng hương thơm.... nhưng ở đâu có hồ kỳ lạ đến mức thiêng liêng huyền thoại như Hồ Gươm, từng mang tên hồ Lục Thuỷ (nước xanh), hồ Tả Vọng và Hữu Vọng (hướng về Phủ Chúa từ bên trái và bên phải), hồ Thuỷ Quân (nơi thao diễn quân đội), hồ Hoàn Kiếm (trả lại gươm thiêng)...cho đến Thiên niên kỷ thứ III này, vẫn vòi voi cây bút viết lên trời xanh dòng thơ cảm khái nước non kinh thành, sau khi chấm vào nghiên mực đá có ba "cậu ông trời" ghé vai gánh vác một niềm trường tồn bất tận hào khí Thăng Long...

Chỉ là con hồ quen thuộc, chỉ là mây trắng bay qua và đậu lại, chỉ là sóng nước lăn tăn, đôi khi phẳng lì mặt gương cho cỏ cây soi bóng mà điểm trang như nàng tiểu thư ngượng ngùng soi tóc mượt mà gió liễu lại đôi khi nổi sóng bạc đầu kể về mình niềm thời gian ngưng đọng trong bão táp phong ba.... Hồ Trả Gươm gọi tắt là Hồ Gươm mà có nhà thơ Hy Lạp phải sững sờ như đứng trước giai nhân bằng câu thơ:

"Hồ gươm như một lẵng hoa giữa lòng thành phố"
Cầu Thê Húc Hà Nội
để "Con tầu đưa tôi đi về phía trước"
Nhưng "Trái tim tôi đi ngược về phía đằng sau..."


phía trước là đi về Hy Lạp, phía đằng sau chính là Hà Nội với Hồ Gươm, Hồ Tây với Hàng Đào đầy vải, Hàng Đường ngọt ngào, hàng Tiện đầy quân cờ, đầy đối chướng thêu rồng thêu phượng và tựu trung là có đến 80 phố mang chữ Hàng phía trước như câu ca dao cổ:

Hà Nội băm sáu phố phường
Hàng Gạo, Hàng Đường, Hàng Muối trắng tinh....


Một vòng quanh Hồ Hoàn Kiếm chỉ hai cây số, còn vòng qua Hồ Tây có mấy làng trồng hoa và cây cảnh, mấy làng nuôi cá vàng và đánh cá đánh tôm, có hồng xiêm ngọt lừ, có cành đào đón tết, có chợ từng bán lưới (Võng Thị) vòng Hồ Tây ấy hơn 17 cây số cho ta đi trong gió lộng, trong mây bay, trong hương hoa, trong khói nướng chả thơm lừng món ngon, trong vị giòn tan con ốc hấp thuốc bắc, và trong thấp thoáng mơ hồ đã mịt mùng khuấy lấp là bóng đàn chim sâm cầm lông chân đen đỏ về tìm nơi bèo nổi mây chìm sóng bạc... Con trâu vàng không còn, con cáo trắng bặt tăm, những cung phi dệt ra lụa trắng ngàn năm vô định, nàng công chúa dạy dân trồng dâu dệt lụa, bà chúa Liễu Hạnh hiện ra từ vóc dáng tiên nương hoạ thơ cùng chàng trẻ tuổi trạng nguyên kỳ tài Phùng Khắc Khoan..... Tất cả và tất cả đang là một Hồ Tây có đường phố Lạc Long Quân và đường phố Âu Cơ chứng giám cháu con mở hội liên hồi....

Không kể con sông Hồng, tên chính thức là sông Nhĩ (sông có dáng chiếc vành tai) đọc chệch ra là sông Nhị, rồi Hồng Hà (từng là sông Phú Lương), khúc cuối nguồn sông Thao.... dài như một tấm gương mê hoặc, như chiếc thắt lưng đỏ quấn quanh chiếc eo lưng cô gái Hà Thành (một ý thơ của thi sĩ phía cuối trời Nam).... Sông Hồng cũng từng là nỗi khát khao của người "trăm họ" chả thế mà có chàng trai Quảng Ngãi lần đầu tiên gặp Hà Nội, bất kể lúc âý là đêm khuya và trời lạnh, cứ nhảy ào xuống lòng sông cho phù sa sông Hồng thấm vào da thịt để thoả nỗi ước mong. Đó là chàng trai Võ Năng Lạc sau này là một giáo sư tiến sĩ về lòng đất, nói cách khác là về địa chất...

Ngoài sông Hồng uốn lượn mềm mại và ngang tàng ấy, Hà Nội còn bao nhiêu mặt nước để đắm say lòng người. Hồ Bẩy mẫu, Hồ Ba mẫu, hồ Thiền Quang, hồ Thủ Lệ, hồ đền Hai Bà Trưng, hồ Ngọc Khánh, hồ Linh Quang, hồ Văn trước Văn Miếu (nơi các nho sinh thầy giáo trước khi vào cửa Thánh phải ngắm mình vào đó mà sửa sang mũ áo cho chỉnh tề)...

Đi liền với niềm yêu bồng bềnh sóng nước ấy thì Hà Nội cũng là thành phố xanh rờn suốt bốn mùa, suốt đời người, suốt tuổi tác bao thế hệ. Mái ngói cứ lô xô trong cảnh một Đỗ Huân, trong tranh một Bùi Xuân Phái, trong món ngon một Thạch Lam.... trong tách cà phê Lâm nghi ngút thơm lừng giữa phố Nguyễn Hữu Huân.... thì cây xanh là một phần mê hồn hoặc của thời gian sinh tồn trong từng lõi gỗ.

Đường hoa sữa phố Nguyễn Du, đường Trần Hưng Đạo. Đường tán sấu biêng biếc tứ mùa Trần Phú, Phan Đình Phùng, Trần Hưng Đạo, đường sao đen lực lưỡng vững vàng Lò Đúc, đường chò nâu Hùng Vương, đường muồng hoa vàng như nắng đường Huỳnh Thúc Kháng, đường bằng lăng tím ngát Thợ Nhuộm.... Chỉ riêng quanh Bờ Hồ đã có hẳn một rừng cây, mọc mãi, mọc mãi thành kỷ niệm triệu hồn người trong lòng người, bất kể người ấy đang Hà Nội hay cuối phương trời hoặc dằng dặc nửa vòng trái đất tha phương. Thử xem kìa: Hai cây lộc vừng, một quằn quại vươn lên, một chín gốc quây quần. Bốn cây gỗ Tếch hiên ngang, bốn mươi cây liễu thả tóc vào chiều vi vút, hai cây hoa gạo quê xa, năm cây hoa vông chói đỏ đón hè sang, mười bẩy cây bàng thả thư đỏ đón mùa đông, mười một cây cọ lá xoè như trung du thoáng hiện, một cây sung trên dốc đá núi Đào Tai (hay Độc Tôn) cùng vô số cây hoa sưa (không phải là hoa sữa) nở trắng ngần băng tuyết hoa xuân, những cây nhội, trái ngựa, xà cừ, tre trúc và sấu cho bóng xanh, cho quả ngon cũng chen vai nhau hàng thế kỷ với con số ngàn....

Xưa nay Hà Nội vẫn được coi là địa linh, là văn vật, là hào khí.... Nơi phía Bắc Hồ Gươm đang có đài phun nước, tên chính là quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, từng là bãi chặt đầu ngưòi. Quân Pháp mang người Việt Nam yêu nước ra đây chém rồi bêu đầu..... nhưng thời nào Hà Nội cũng có rất nhiều anh hùng yêu nước, có người đầu độc quân thù, có người lên máy chém, có người chết trong tù, có người hy sinh tại mặt trận tít tận phương Nam và nay trên khắp các mặt trận, từ mặt trận văn hóa tư tưởng đến kinh tế, xã hội.... bao nhiêu anh hùng có tên và khuyết tên, cứ như hoa xuân Ngọc Hà Hữu Tiệp, cứ như hoa xuân Ngọc Hà Hữu Tiệp, cứ như cành đào mơn mởn Nhật Tân, Quảng Bá, cứ như ông quan án Sát không chỉ xử án mà còn làm thơ và dựng Đài Nghiên Tháp Bút cho hậu thế muôn đời...

Ta bước vào lịch sử phút giây sống với người xưa và ta lại về cuộc đời để sống cùng Hà Nội hiện tại. Những Bảo tàng lịch sử, Bảo tàng Cách mạng, Bảo tàng Quân đội, Bảo tàng Phụ nữ, Bảo tàng Chiến thắng B52, Bảo tàng Hồ Chí Minh.... hiện tại và lịch sử song trùng, đồng hành..... Có chiếc lờ chiếc đó để đơm con cá nơi hồ Hàng Đào trăm năm trước thì cũng có lá cờ đỏ sao vàng trên quảng trường Nhà hát lớn năm 1945 tháng Tám, nhân dân vùng lên đạp đổ ách gông cùm nô lệ.... và cũng có khói đen nghi ngút cho xăng Đức Giang cháy và xác pháo đài bay Mỹ rơi ngay vào ao làng, cạnh vườn trồng hoa của làng Ngọc Hà, như một chứng tích của tàn bạo chống lại nhân văn nhân bản....

Hà Nội đi lên, không đao to búa lớn, không mất gốc, đứt rễ. Vẫn còn hàng xôi lúa làm bằng hạt ngô nếp bung nhừ, vẫn còn sợi bún Phú Đô, Tứ Kỳ trắng tinh đi kèm con ốc thành món bún ốc ít nơi có được ngon bằng.... vẫn còn những sợi rau muống luộc và cô hàng bán cơm nắm muối vừng, có con tôm đầu gạch đuôi trứng, có món nõn rau bí ngô xào tỏi, vẫn còn món phở nạm, phở gầu ngon nhất nước không món quà sáng nào sánh kịp....

Hà Nội từng là quê hương của bao danh sĩ, thuyền quyên, tài tử, và cũng là quê hương của bao món ăn kỳ lạ xuất hiện từ những bàn tay kỳ tài, và quê hương của tấm áo dài "Lơ Muya" tức áo dài "Tân Thời" và nay là hồn Việt Nam, chỉ nói gọn là áo dài Việt Nam"....

Nguyễn Trãi từng "Góc Thành Nam lều một gian" suốt 10 năm bị giam lỏng ở Đông Quan này. Nguyễn Du viết "Người gẩy đàn cầm trên đất Thăng Long", Cao Bá Quát nhà ở phố Đình Ngang, Phạm Đình Hổ tự bảo rằng "Nhà ta ở phường Hà Khẩu"... và bà Huyện Thanh Quan, bà Đoàn Thị Điểm, bà Hồ Xuân Hương cùng hàng nghìn dòng tên trên bia tiến sĩ, Hà Nội là cái nôi, cái tổ của nền văn hiến Việt Nam, của Kẻ chợ, Kinh Kỳ, của Hà Thành linh ứng....

Hơn trăm năm phố thay cho một thời chỉ có băm sáu phố phường. Mấy cửa ô mờ tỏ những Ô Quan Chưởng, Đống Mác, Cầu Giấy, Cầu Diễn, Chợ Dừa, Yên Phụ.... của 24 cửa ô bao thời để lại, đâu phải chỉ có 5 cửa ô như lời một bài hát (5 cửa ô là 5 ngả quân ta vào tếp quản Hà Nội năm 1954 mà thôi)... Hà Nội đang rộng dài, đang nở hoa, đang lực lưỡng con thiên mã tung bờm trên đường thiên lý, nếu không nói là con rồng vùng vẫy với bao la, bao la trời đất và bao la lòng người.

Băng Sơn
 
Nhớ một thời “Hà Nội trong mắt ai”


Trong ký ức của nhiều thế hệ độc giả, “Hà Nội trong mắt ai” là bộ phim “có vấn đề”. Hồi đó, nhờ người bạn có bố công tác ở Bộ Nội vụ mà chúng tôi được xem phim. Từ ngạc nhiên, sửng sốt đến bái phục, ngưỡng mộ, đó là cảm xúc của tôi sau khi xem phim. Sao mà không ngạc nhiên, sửng sốt khi được xem bộ phim lạ như vậy? Sao mà không bái phục, ngưỡng mộ khi những ngưòi làm phim đã nói lên những điều ngay thẳng lại hay đến vậy? Đi đâu cũng thấy xôn xao, bàn tán về bộ phim, nhưng mọi người đều chung một câu hỏi: Tại sao nó bị “cấm”(?)…

Thực ra, lúc đó không có bất kỳ một văn bản nào cấm lưu hành bộ phim này. Thế nhưng, chỉ vài ba tháng kể từ khi phim được phát hành, không nơi nào còn dám công chiếu cũng như không ai dám công khai xem bộ phim. Còn đạo diễn Trần Văn Thuỷ rơi vào cảnh bị cô lập, đến mức có lần nghệ sĩ PH (nay là cố nghệ sỹ) đã hỏi thẳng: “Ơ! Cậu chưa bị bắt à?”!Chuyện đã hơn một phần tư thế kỷ. Ông Thủy không những “thoát” khỏi hoàn cảnh khó nói mà giờ đã là “Nghệ sĩ nhân dân”. Hầu hết những người có “duyên nợ”, “ân oán” với bộ phim đã đi vào dĩ vãng. Tuy nhiên, với ông Thủy, dường như mọi việc vẫn chưa qua. Có cái gì như nghèn nghẹn nơi ông khi nhớ lại chuyện này. Và có cái gì như ngài ngại nơi những người có trách nhiệm khi buộc phải nhắc đến chuyện này. Có lẽ bởi thế mà phải đến 5 lần gọi điện tôi đều nhận được câu trả lời: “Chuyện ấy qua lâu rồi. Tôi không muốn gợi lại nữa”. Đành mạnh dạn bấm chuông nhà ông, rất may hôm ấy cái điệp khúc kia không lặp lại.

… Ngày ấy, ông Thủy nhận được kịch bản phim “Hà Nội năm cửa ô” viết về du lịch Hà Nội, về phố cũ phố mới với chùa chiền lăng tẩm, khéo tay hay làm… Nhìn lại thực tế cuộc sống, ông thấy mất mát quá nhiều. Những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, Hà Nội khó khăn lắm, người dân phải ăn hạt bo bo. “Mình thấy kịch bản này không thể làm được. Nếu làm phim này lúc ấy thì chỉ có đóng mà thôi, lấy đâu ra quần chùng, áo dài…” – ông kể vậy. Kịch bản phim liên quan nhiều đến lịch sử, phải tìm sách đọc, đi điều tra, ví dụ như đoạn: “Ngôi nhà 80 – 82 phố Hàng Gai, nếu đang đi giữa cái nắng choáng ngợp của phố phường mà ta bước chân vào ngôi nhà cổ này, có những cái gác xép cửa lùa, có tiếng chim gù trên mái ngói thì lòng ta tĩnh lại”. Kịch bản viết thế, nhưng đi thực tế chỉ thấy một bên là cửa hiệu thêu, một bên là trụ sở HTX. Ông hỏi chủ nhà: “Cái nhà này sửa lại từ bao giờ?”, vì nom nó chẳng có gì khác biệt với những nhà cửa, phố xá, cửa hàng cửa hiệu khác. Ông đọc cho chủ nhà nghe đoạn kịch bản này. Ông chủ nhà hỏi lại: “Người viết cái này bao nhiêu tuổi?”. Ông đáp: “Cỡ bằng tuổi cháu”. Chủ nhà bèn khẳng định: “Thế thì anh ấy chép ở đâu ra ấy chứ. Năm 1946, Toàn quốc kháng chiến bùng nổ, bọn Tây ở bên kia, bọn tôi ở bên này, hai bên bắn nhau chí chết thì cái nhà nó đã thế này rồi, làm gì có cảnh như anh ấy viết trong đó”.

Đến Ô Quan Chưởng tìm văn bia của Tổng đốc Hoàng Diệu, gặp ông Nguyễn Vinh Phúc, gặp cụ Trần Huy Bá ông mới bừng tỉnh ra một điều: Những giá trị tinh thần của dân tộc thì tồn tại vĩnh cửu. “Thế thì thôi, đừng làm cái đẹp về mặt cảnh quan khi nó không còn, không có nữa. Hãy tìm đến những cái có thật, đích thật, rất cần cho đời nay – những giá trị tiêu biểu cho cách trị nước yên dân như thế nào” – Đạo diễn Trần Văn Thủy rút ra sau những đắn đo suy tính. Vào cái thời điểm đầu những năm 80 của thế kỷ trước, những điều này cần thiết biết bao! Xót xa với hiện thực của đời sống dân chúng thế nào, trọng dụng nhân tài ra làm sao?… Ông đã liệt kê ra giấy như vậy sau khi đã dày công đọc sách, điều tra. Quan niệm của ông là làm phim tài liệu không chỉ đúng và đủ như chuẩn mực của các công trình nghiên cứu khoa học. Muốn người xem “tiêu hoá” được thì phim phải hay. Bởi thế nhiều tích chuyện hay trong sử sách đã được ông đưa vào phim, như chuyện Tổng đốc Hoàng Diệu đặt văn bia ở Ô Quan Chưởng cấm các chức quan sách nhiễu dân lành; chuyện vua Lê Thánh Tông dựng đình Quản Văn ra sao… Chuyện Nguyễn Huệ sau khi đại thắng quân Xiêm trên sông Rạch Gầm-Xoài Mút đã vào thành Thăng Long thăm vua Lê Cảnh Hưng – ông vua già mất quyền đã lâu – như thế nào? Khi vào điện rồng vị tướng Tây Sơn vẫn đeo kiếm khiến quần thần nhà Lê sợ xanh mặt, chỉ riêng quan lễ tân Phương Đình Pháp dám góp ý. Nguyễn Huệ trừng mắt nhìn Phương Đình Pháp nhưng viên quan này vẫn điềm nhiên, cuối cùng người anh hùng áo vải đã tháo kiếm rồi mới bước lên điện.

Chuyện chỉ có thế nhưng ông Thủy nhận thấy rằng: Trong mắt Quang Trung lúc bấy giờ, quốc gia chỉ có thể trường tồn và hưng thịnh khi kẻ dưới dám nói những điều ngay thẳng, còn bề trên biết nghe theo lẽ phải. Hay là chuyện bức tượng ở Chùa Bộc (Hà Nội) bây giờ vẫn lưu giữ, trên đầu tượng có đề chữ Tâm. Trước đây nhiều nhà nghiên cứu đều chịu, không biết tượng tạc ai. Về sau cụ Trần Huy Bá mới đặt giấy bản sau bức tượng rồi dùng than củi trà lên, mới hiện ra dòng chữ: “Bính Ngọ tạo Quang Trung tượng”. Tức là, đúng vào cái năm Gia Long truy diệt tất cả những gì liên quan đến nhà Tây Sơn thì dân chúng Thăng Long vẫn dựng tượng Quang Trung… Rồi cả những chuyện tại sao Nguyễn Siêu lại cho dựng Tháp Bút bên Hồ Gươm? Tại sao Tổng đốc Hoàng Diệu lại cho đặt tấm bia kia ở Ô Quan Chưởng?… “Hà Nội trong mắt ai” đã ra đời và tập hợp những câu chuyện như thế!

Ông Thủy kể rằng: Ngay từ lần đầu chiếu phim để trình duyệt, Ban giám đốc Xưởng phim Tài liệu khoa học trung ương đã thấy “có gì đó không ổn”. Mời những người “có trọng trách” trong lĩnh vực tư tưởng văn hoá xem, họ kết luận ngay rằng “phim có vấn đề”! Cuối cùng giám đốc xưởng phim Lý Thái Bảo nói với ông Thủy rằng “bộ phim không được chiếu”! Thực ra, theo ông Thủy, “là do có một vài người xem phim xong tự “vơ vào” vì họ “… giật mình”. “Hà Nội trong mắt ai” có không ít chi tiết khiến nhiều người hiểu lầm. Như là đoạn nói về Bà Huyện Thanh Quan vào miền Trung, nơi chồng bà làm Tri huyện. Một hôm ông Huyện đi vắng, bà nhận được đơn của một người tên là Nguyễn Thị Đào xin được cải giá vì chồng đi lính thú (đóng ở biên ải) lâu ngày. Nhớ cảnh Tây Hồ, thương cảm cho người phụ nữ xa chồng, bà đã mạnh dạn phê vào đơn: “Phó cho con Nguyễn Thị Đào/ Nước trong leo lẻo cắm sào đợi ai…”. Thế là cô Đào được đi bước nữa, nhưng chẳng bao lâu sau chồng cô trở về và phát đơn kiện. Hậu quả là ông Huyện bị mất chức. Và lời bình của phim rằng: “Thế mới biết cái máu me văn nghệ dính vào việc quan trường gây ra nhiều sự rắc rối là thế!” (!)… Hay là đoạn nói về vua Lê Thánh Tông dựng đình Quản Văn, trong có đặt trống Đăng Văn cho dân chúng đến kêu oan. Phim liên tưởng: “Giá như thời Lê mạt cũng có một cái trống như vậy thì dân chúng ở đây sẽ phải đinh tai nhức óc”! Toàn là nói việc người xưa “trị nước yên dân”. Nhưng không may cho ông Thủy, có người lại nói chuyện xưa sao nó lại giống hiện thực (bấy giờ) đến thế?!

Của đáng tội phim cũng có vài đoạn theo kiểu “nhân chuyện xưa nói việc nay”, như nói về triều vua Lê Thánh Tông: Trong 38 năm vị vua này cầm quyền, đất nước thịnh trị. Vua đã cho xây dựng bộ luật Hồng Đức, thành lập hội Tao Đàn, viết Đại Việt sử ký toàn thư, dựng bia Văn Miếu… Hiếm có vị vua nào làm được nhiều việc lớn như thế. Vậy mà khi điện Huy Văn, nơi bà Ngô Thị Ngọc Giao sinh ra vua Lê Thánh Tông, bị xiêu vẹo rồi đổ nát, người ta đã dọn đi để lấy chỗ làm trụ sở UBND phường! Lẽ nào điều đó không đáng nói hay sao?

Ông Thuỷ nhớ lại: “Có lần bộ phim đã được chiếu đi chiếu lại tới bốn lượt trong một buổi sáng tại Quân uỷ Trung ương – một chuyện lạ chưa từng có. Về sau Uỷ ban Khoa học xã hội đã phải tổ chức một cuộc toạ đàm “nghiên cứu” bộ phim, có các đại biểu của Viện Sử học, Viện Triết học, Viện Hán Nôm cùng tham gia. Không đại biểu nào có thể tìm ra bất kỳ một sai sót nào của phim.

Ông Thủy tâm sự: “Phim có nhắc về quan hệ giữa Lê Lợi và Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi gốc người làng Nhị Khê (Hà Tây) nhưng sinh thành ở Hà Nội. Ông suốt đời mang nặng tâm huyết cho sự tồn vinh của đất nước và với thân phận của người dân: “Chăn lạnh vắt vai đêm chẳng ngủ/ Suốt đời ôm mãi nỗi lo dân”. Ông cùng Trần Nguyên Hãn từng “nếm mật năm gai” suốt 10 năm trời phò Lê Lợi, nhưng khi lên ngôi vị vua này đã nghi kỵ cận thần, phế truất cả Nguyễn Trãi, Phạm Văn Sảo và Trần Nguyên Hãn. Khi đã tống giam Nguyễn Trãi vào ngục rồi Lê Lợi còn hỏi ông nên viết quốc nhạc như thế nào? Nguyễn Trãi bình thản mà rằng: “Thưa bệ hạ, thương yêu dân chúng thì hãy làm những việc nhân đức. Đừng vì ơn riêng mà thưởng bậy. Đừng vì giận ai mà phản bội. Đó là cái gốc trường tồn nhất của quốc nhạc!”… Sau khi xem phim, một nhà nghiên cứu lịch sử của Học viện Nguyễn Ái Quốc quê Thanh Hoá phản đối ông Thủy ầm ầm, rằng “Lê Lợi chúng tôi chưa bao giờ được miêu tả như thế!”. Người ta tranh cãi rất dữ, rằng phim “ám chỉ ông này, ám chỉ ông kia”. Và thế là từ đấy, không ai dám nhắc đến việc tiếp tục cho chiếu bộ phim này nữa…

So với những sự kiện văn hóa văn nghệ diễn ra trước “thời kỳ đổi mới” như loạt bài viết về khoán 10, khoán 100, phóng sự “Cái đêm ấy đêm gì?”, tiểu thuyết “Cù lao Chàm”… hay hàng loạt vở kịch chấn động dư luận của Lưu Quang Vũ thì xét về mốc thời gian, “Hà Nội trong mắt ai” của đạo diễn Trần Văn Thủy “đi trước thời đại” hơn cả… “Cho đến năm 1985, mình không còn cái gì nữa” – ông Thủy chua chát kể lại: “Kể cả điều kiện làm việc cho đến “miếng cơm manh áo”, tất tật. Vợ mình bảo mình điên, bạn bè cũng nói vậy, nhưng khổ nhất là sự cô đơn. Đồng nghiệp bảy rưỡi, tám giờ sáng tề tựu ở cơ quan chỉ để xem mình… đã bị bắt chưa!”. Nhiều năm sau này, có tờ báo phỏng vấn “trong những năm “Hà Nội trong mắt ai” bị cấm, ông làm gì?”, ông Thủy trả lời rằng: “Trong quãng thời gian nhàn tản không có việc làm này, tôi đã đến những nơi mình từng đến quay phim để chiêm nghiệm, suy ngẫm. Và tôi thường thắp hương lên bàn thờ nhà mình mà khấn rằng: “Thưa các bậc tiên tổ, con có tội tình gì không?”… “Vì sao bộ phim không được chiếu? Xin các anh chỉ bảo cho những chỗ không phải, những chỗ sai để chúng tôi sửa” – Ông khẩn khoản “kêu”. Ban giám đốc Xí nghiệp (XN) “kính chuyển” nguyện vọng này lên những người “cầm cân nảy mực”. Họ đồng ý cho sửa bộ phim, nhưng khi hỏi “cần sửa chỗ nào” thì một người thốt lên: “Bộ phim này sai đến mức không thể sửa được”(!). Cùng kíp làm phim có Lưu Hà, con trai ông Lưu Xuân Thư, Phó giám đốc XN phim Tài liệu khoa học Trung ương lúc bấy giờ. Đây là bộ phim đầu tay anh bấm máy, đồng thời là bài thi tốt nghiệp trường SKĐA. Ông Thủy “xui” Hà đề nghị nhà trường tổ chức chiếu phim này ở Cung Thiếu nhi để “báo cáo tốt nghiệp”. Danh sách mời ngoài giáo viên của trường có các học giả, nhà nghiên cứu, lãnh đạo nhiều Cục, Vụ, Viện… Cung Thiếu nhi là điểm chiếu phim sang nhất Hà Nội lúc ấy với hơn 500 chỗ, màn ảnh cực trắng, ánh sáng cực mạnh. Ơn trời, kế họach được chấp thuận! Khán giả đến chật cứng các hàng ghế, reo hò, vỗ tay tán thưởng ầm cả rạp. Sau buổi chiếu, lãnh đạo XN đốc hỏi ông Thuỷ: “Bây giờ ý cậu thế nào?”. Ông đáp: “Bộ phim này ra đời không chỉ bởi cá nhân tôi mà còn do cả tập thể, của cả XN. Nếu phim hay, được khen ngợi thì là công chung, nhưng tại sao phim “có vấn đề” thì cả 100 roi các anh đánh cả vào tôi?”. Họ thành thật: “Cậu nói phải! Nhưng bây giờ sửa thế nào?”. Ông Thuỷ nói: “Sửa thế nào là chuỵện của các anh. Bác Hồ dạy phải biết lắng nghe ý kiến quần chúng. Ít nhất thì các anh cũng phải chiếu cho anh chị em trong XN, rồi chiếu cho XN phim truyện, Cục Điện ảnh, Xưởng phim quân đội, cho các hội văn học, nghệ thuật để người ta góp ý”. Ban giám đốc lên danh sách khách mời… Xem xong, nhiều người thốt lên: “Sao cái phim như thế này lại định “cấm” kia chứ?”. Không ai, kể cả các vị bên Viện Triết hay Viện Sử, Viện Hán Nôm…, có thể tìm ra bất cứ sai sót nào. Nhưng vẫn có lệnh bất thành văn từ đâu đó: “Không được chiếu bộ phim này dưới bất kỳ hình thức nào!”. Đó là vào giữa năm 1983. Ông Thủy bắt đầu hết hy vọng… Bỗng một hôm, ông Nguyễn Việt Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng (HĐBT) gọi điện đến XN, đề nghị mang phim “Hà Nội trong mắt ai” lên chiếu. Ông Bùi Đình Hạc (mới được bổ nhiệm Giám đốc thay ông Lý Thái Bảo) trả lời: “Đã có lệnh của cấp trên là không được chiếu!”. Ngày 15-10-1983, Văn phòng HĐBT lại gọi xuống. Ông Hạc lại từ chối với lý do: “Phim đang được cắt ra để sửa”. Nhưng từ đầu dây bên kia, giọng ông Dũng đĩnh đạc vang lên: “Chúng tôi biết phim ấy có thể chiếu được hay không chiếu được, nhưng đây là chỉ thị của Chủ tịch HĐBT Phạm Văn Đồng!”. Kế hoạch chiếu phim “Hà Nội trong mắt ai” cho Chủ tịch HĐBT Phạm Văn Đồng xem được ấn định lúc 3 giờ chiều ngày 18-10-1983. Ông Thuỷ đề nghị đi cùng, giám đốc Hạc bảo: “Đi sao được. Vào đấy phải qua “cổng đỏ”, người ta điểm danh đấy!”. “Anh Hạc ơi! Anh cứ cho tôi đi cùng vì tôi muốn nghe bằng chính cái tai của tôi xem Bác nói gì. Còn nếu có điều gì không phải thì chắc là Bác cũng thương mà chỉ bảo cho thôi”. Thế nhưng ông Hạc vẫn không đồng ý. Gần đến giờ hẹn, ông Thủy lẻn lên “con” Lada trắng của cơ quan, bụng bảo dạ: “Ngày xưa khẩu hiệu ở chiến trường là “nắm lấy thắt lưng địch mà đánh”, giờ tôi cũng phải nắm lấy thắt lưng anh thôi”… Kể đến đây, ông Thuỷ bật cười. Nụ cười đầu tiên tôi được chứng kiến đã xóa tan những ưu tư trên gương mặt ông… Đến nước ấy ông Hạc đành chấp thuận. Xe lăn bánh, đến Văn phòng HĐBT, bảo vệ từ chốt gác hỏi vọng ra: “Xe nào đấy?” – “Xe xưởng phim vào chiếu cho bác Đồng xem đây!”. Ông Thuỷ bê 5 hộp phim vào phòng khách. Có người ra thông báo: “Bác đang tiếp Phó chủ tịch HĐBT Liên Xô A-li-ep. Các anh chờ một lát”. Bỗng dưng ông Thuỷ thấy lo lo… Gần 30 phút sau bác Đồng đến. Ông Thủy kể: “Vừa trông thấy chúng tôi, Bác đã bảo: “Muốn xem một bộ phim mà khó thế à? Nếu khó quá thì tôi không phiền các đồng chí nữa”. Dù sao Bác đã phải chờ ngót nửa tháng kể từ lúc yêu cầu xem bộ phim…”. Linh tính mách bảo ông Thủy rằng ông đang gặp may. Ông vòng tay, nói: “Xin phép Bác cho cháu được thay mặt anh em trong đoàn làm phim bày tỏ lòng biết ơn Bác, vì việc nước bận như vậy mà Bác vẫn bớt chút thì giờ…”. Nói đến đây ông Thuỷ nghẹn ngào, không cầm được nước mắt. “Cháu ngồi xuống đây! Cháu ngồi xuống đây!”. Nghe giọng nói ân cần của Bác, ông Thuỷ bình tâm trở lại nhưng vẫn chưa dám ngồi. Bác cầm tay kéo ông Thuỷ ngồi xuống bên phải mình, bên trái là Giám đốc Bùi Đình Hạc… Khi phim hết, đèn bật sáng, Bác vẫn ngồi lặng lẽ, đầu hơi cúi, tay đặt lên trán. Những người có mặt trong phòng cũng im lặng, nghe rõ tiếng quạt trần quay lạch phạch trên đầu, tiếng chú cún con nô đùa quanh chân bác. Một lát sau Bác hỏi: “Những ai đã được xem phim này và họ nói những gì?”. Ông Hạc trình bày: “Thưa đồng chí! Đây là bộ phim được các đồng chí có trách nhiệm đánh giá là có vấn đề, mượn xưa để nói nay. Bộ phim đã không cùng Đảng giải quyết những khó khăn hiện tại mà nuối tiếc quá khứ phong kiến và gieo rắc vào quần chúng đảng viên những bi quan, hoài nghi và tiêu cực…”. Trong lúc ông Hạc nói, ông Thuỷ như ngồi trên đống lửa, cứ nhấp nha nhấp nhổm đến mức ông Dũng phải vít vai mấy lần… Cuối cùng, ông Hạc “chốt”: “Thưa đồng chí! Những người có trách nhiệm kết luận rằng tác giả bộ phim không phải là một nghệ sĩ cách mạng”… Bác quay sang hỏi ông Thuỷ: “Cháu có ý kiến gì không?”. Ông Thuỷ đứng lên thưa: “Thưa bác! Nếu bộ phim này có gì sai lầm thì đó là do lực bất tòng tâm chứ bụng dạ chúng cháu không nghĩ thế. Khi chúng cháu đến mộ bà Đoàn Thị Điểm thì thực sự chỗ đó là một đống rác. Chúng cháu phải thuê người dọn mất nửa ngày, rồi xin nước vôi quét lên bia mộ của bà, mượn một số chậu cảnh bày xung quanh rồi mới quay phim, để khỏi mang tội bất hiếu với tiền nhân…”. Linh cảm mách bảo với ông Thuỷ rằng, trong cơn bão tố cuồng phong đang trải qua, ông đã tìm được một chốn an lành để trú ngụ, đó là sự bao dung, che chở của Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Cuối cùng, Bác nói: “Tôi cũng không nghĩ sự thể lại quan trọng đến mức này”. Rồi Bác phân tích đoạn phim về Nguyễn Trãi là chuyện có thật trong lịch sử và nói về thân phận của Nguyễn Trãi chứ không chủ ý nói về Lê Lợi. Từng đoạn khác cũng được bác phân tích cặn kẽ… “Tôi thật sự kinh ngạc về trí nhớ tuyệt vời của Bác. Bác chỉ xem phim có một lần trong khi trăm công nghìn việc đang chờ đợi” – ông Thủy trầm trồ kể tiếp: “Bác kết luận: “Ý kiến thứ nhất của tôi là: Nếu đã là anh em văn nghệ với nhau thì phải biết thương yêu, bảo vệ nhau. Các anh mà không bênh vực cho nhau thì còn ai bênh vực các anh? Ý kiến thứ hai của tôi anh Dũng ghi vào biên bản để gửi sang Văn phòng Ban Bí thư: Tổ chức chiếu công khai bộ phim này cho nhân dân xem, chiếu càng rộng càng tốt, càng nhiều càng tốt. Chiếu ngay lập tức! Nếu phát hiện ra cái gì sai thì chỉnh sửa”. Bác còn dặn dò ông Thuỷ: “Khi nào cần cứ gặp bác. Cháu phải tìm mọi cách mà chủ động liên lạc với bác”… Không biết có phải vì bức xúc trước số phận của bộ phim hay không mà tại buổi khai mạc Đại hội Điện ảnh toàn quốc lần thứ II diễn ra tại Cung Thiếu nhi chỉ 2 ngày sau khi xem phim “Hà Nội trong mắt ai”, Chủ tịch HĐBT Phạm Văn Đồng đã có bài phát biểu hơn 1 giờ đồng hồ trước hơn 500 nghệ sĩ điện ảnh toàn quốc. Bác nói rất kỹ, rất mạnh mẽ, rất sâu sắc, về cách thức quản lý, lãnh đạo văn nghệ: “Đừng bắt anh em văn nghệ sĩ phải chui qua một cái lỗ kim, theo một khuôn mẫu có sẵn!”. Hẳn những người có mặt tại buổi lễ còn nhớ mãi hình ảnh đầy ấn tượng khi Bác hướng về phía Chủ tịch đoàn Đại hội mà rằng: “Tôi lạy các anh! Tôi xin các anh! Khi duyệt phim thì cố gắng rộng lượng như tôi”. Cả hội trường lập tức vỡ oà bởi những tràng vỗ tay. Ai nấy đều hiểu Bác đang nói gì. Với đạo diễn Trần Văn Thuỷ, có lẽ hôm ấy là một ngày hạnh phúc đến tột độ… Kể đến đây, ông không kìm được nỗi xúc động: “Một phần thưởng tâm linh, vô cùng cao quý hơn bất kỳ phần thưởng nào khác trong đời đã đến với tôi” – Ông nói trong nước mắt giàn giụa… Từ đó, bộ phim bắt đầu được công chiếu rộng khắp cho mọi tầng lớp nhân dân xem. Hàng tuần liền rạp Tháng Tám và nhiều rạp khác ở Hà Nội chiếu phim này tới 3 ca/ngày, vậy mà ca nào khán giả cũng xếp hàng mua vé đông nghịt. Nếu như ngày ấy mà có Ghi-nét Việt Nam thì phim này chắc chắn lập kỷ lục về “phim tài liệu ăn khách nhất”. Bộ phim đã tạo nên một cơn sốt khán giả, điều chưa từng xảy ra đối với phim tài liệu “nội”, bởi từ trước đến lúc bấy giờ phim tài liệu chỉ được chiếu “chùa”, chiếu kèm phim truyện. Tại Liên hoan phim quốc gia tổ chức tại Đà Nẵng tháng 3-1988, phim được nhận giải Bông sen vàng duy nhất cho thể loại phim tài liệu, ngoài ra còn được giải biên kịch hay nhất, đạo diễn hay nhất, quay phim hay nhất.


Theo :Trần Ngọc Kha _ hanoimoi.com.vn


 
Phải dựng vành đai xanh,

(Dân trí) -

Ứng xử với dự án nằm trong vành đai xanh như thế nào, nên hay không nên xây dựng trục Thăng Long, khai thác 2 bên bờ sông Hồng ra sao… là những vấn đề “nỏng bỏng” nhất tại phiên họp của BCH Đảng bộ Thành phố Hà Nội.

BCH Đảng bộ Thành phố đã dành trọn ngày 8/4 để cho ý kiến đóng góp với đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Không “cắt” dự án, không có vành đai xanh

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn, từ đô thị trung tâm (vành đai 4 trở vào) đến đô thị chuỗi dự kiến sẽ có một vành đai xanh với khoảng cách ngắn nhất là 300m. Tuy nhiên, hiện đang có một số dự án được cấp nằm trong vành đai này và bản thân trong nội bộ những người xây dựng đồ án quy hoạch cũng có những ý kiến khác nhau về hướng xử lý.

Góp ý với vấn đề này, Bí thư huyện ủy Từ Liêm Lê Xuân Trường cho rằng, bên cạnh các dự án, 2 bên bờ sông Nhuệ thuộc vành đai xanh cũng đã kín đặc người. Nếu giải phóng toàn bộ sẽ đòi hỏi không ít kinh phí cũng như quỹ đất.

Thêm nữa, theo ông Trường nhiều dự án thuộc khu vực này đã triển khai, nếu “đập đi” cũng là một vấn đề không đơn giản.

Tuy nhiên, ông Vũ Công Quảng, Bí thư quận Đống Đa lập luận, thủ đô rất cần một vành đai xanh tại khu vực trên. Theo ông, nếu nói không có vành đai trên chỉ bởi đã có các dự án là hết sức… vô lý.

Ông Quảng đề nghị, Thành ủy phải có thái độ dứt khoát trong việc rà soát các dự án và những dự án nào ảnh hưởng tới vành đai này phải loại bỏ. Với Bộ Xây dựng, ông cũng đề nghị: “Bộ vì cái chung mà kiên quyết đối với những dự án nằm trong vành đai, dù có chạm vào đại gia hay vào ai đi chăng nữa”.

qhoach_0804.jpg


Hệ thống hành lang xanh nói chung sẽ chiếm 70% tổng diện tích đất tự nhiên

Phó Chủ tịch HĐND Thành phố Lê Quang Nhuệ cũng đề nghị phải kiên quyết dành một số đất cho công viên, cây xanh. Theo ông Nhuệ, phải làm sao để ra khỏi khu Mỹ Đình phải có chỗ cho các cháu nhỏ vui chơi, chứ không thể xây dựng kín hết đất.

“Nếu chúng ta không làm như vậy, 10 - 15 năm sau con cháu chúng ta sẽ lại phải làm cương quyết”, ông Nhuệ nhấn mạnh.

Chủ tịch UBMT Tổ quốc Thành phố Phạm Xuân Hằng cũng đặt vấn đề về việc di chuyển các dự án thuộc vành đai này và theo ông, nếu không thực hiện như vậy, vành đai xanh sẽ không còn là vành đai xanh nữa.

Chuyển sang một điểm cần xanh khác, Bí thư huyện Thanh Trì Trần Đình Phúc cho rằng, đã đặt vấn đề thành phố xanh thì không thể “phố hóa” hai bên bờ sông Hồng. Theo ông Phúc, đề án thành phố hai bên sông trước đây đã được tư vấn nhất trí nâng lên nhưng cần phải thực hiện theo hướng giảm bớt công trình xây dựng.

Ông Lê Văn Hoạt, Bí thư huyện Mê Linh cũng chia sẻ: “Khai thác sông Hồng, nhưng phải giảm tải để phát triển không gian theo hướng đô thị sinh thái phục vụ vui chơi giải trí”.

Trục Thăng Long: “lửng lơ” giữa 2 con đường

Một nội dung “mới” khác của đồ án nhận được rất nhiều ý kiến phản biện là trục Thăng Long. Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn, trục này dài trên 30km (từ đầu đường Hoàng Quốc Việt tới chân núi Ba Vì), trong đó đoạn đầu chỉ mở 60m, nhưng đoạn sau mở tới 350m. Tại đoạn sau sẽ có các bảo tàng, thư viện công trình vui chơi giải trí nằm tại giữa trục…

Ông Toàn cho rằng, trục Thăng Long nhìn trên sơ đồ “có vẻ thừa”, nhưng chỉ sau 5 năm nữa, đô thị Hòa Lạc phát triển sẽ rất cần tới trục Đông - Tây này. “Hòa Lạc sẽ là một đô thị khả thi ngay chứ không như Xuân Hòa, Xuân Mai trước đây”, ông Toàn lập luận.

Tuy nhiên, Bí thư quận Đống Đa Vũ Công Quảng lại đặt vấn đề, tại sao không mở rộng quốc lộ 32 rồi đấu nối trực tiếp với trục Thăng Long. Làm như vậy sẽ bớt được một khoản tiền rất lớn đầu tư vào trục Thăng Long để chuyển sang làm việc khác.

Phó Chủ tịch UBND TP Phí Thái Bình phân tích, đô thị Sơn Tây đã có quốc lộ 32, đô thị Hòa Lạc đã có đường Láng - Hòa Lạc. Nếu trục Thăng Long là trục giao thông thì sẽ là một trục “lửng lơ”, với khoảng cách tới đường 32, đường Láng - Hòa Lạc có chỗ chưa tới 3km.

Thêm nữa, vị trí “bụng cá” của trục này rộng 350m, sau khi trừ phần làm đường 140m thì với trên 200m còn lại không thể làm công trình kẹt giữa… Phó Chủ tịch thành phố đề nghị cần xem lại trục Thăng Long với thái độ hết sức thận trọng, bởi “nhẩm tính” để xây dựng trục này phải cần tới trên 10.000 tỷ đồng.

Sau khi đề nghị làm rõ chức năng của trục Thăng Long, Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thế Thảo đề xuất nghiên cứu theo hướng, có thể làm từ bên trong ra tới vành đai 4, còn lại là đường cảnh quan, quy mô nhỏ.

Liên quan đến 5 đô thị vệ tinh, Chủ tịch UBMT Tổ quốc thành phố Phạm Xuân Hằng băn khoăn, trên trục đường 21 có các đô thị vệ tinh Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai với khoảng cách không lớn - liệu các đô thị này có bị hợp thành một sau ít năm nữa?

Bí thư Huyện ủy Sóc Sơn Nguyễn Văn Phong lại “thắc mắc”, đô thị vệ tinh có chức năng hút dân nội thành và giữ chân dân ngoại thành nhưng liên kết với đô thị vệ tinh Sóc Sơn, ngoài sân bay Nội Bài, không có tuyến đường sắt, xe buýt (các tuyến này chỉ dừng ở Mê Linh).
 
Vì sao con người nông dân chối từ làm nông dân?


Đứa con gái 6 tuổi của tôi đã giãy nảy như vậy khi nhắc tới hai chữ “nông dân”. Tôi - cha nó - một kẻ lớn lên từ bùn đất - thật sự đau xót! Có một cái gì đó gợn lạnh sống lưng tôi khi thấy con gái mình giãy nảy với hai từ “nông dân”. Tôi rất muốn nói gì đó với con gái mình, nhưng bất lực, nó còn quá bé để hiểu về nguồn cội của chính mình. Nhưng sự thật thì bây giờ, ngay ở đây, đất Hà Thành này, nó không thích hai từ “nông dân”. Đó là cái gì vậy?

Câu chuyện bắt đầu từ ngày cái trường tiểu học của nó tổ chức buổi cắm trại. Tôi không biết trường con gái mình tổ chức vui chơi nhân ngày lễ gì, tôi chỉ nhận được "lệnh" của bà xã rằng, hôm nay phải đón con gái lúc 5h chiều. Và tôi đến sớm hơn dự kiến 30 phút. Tôi đến sớm vì muốn xem con gái mình chơi như thế nào ở hội trại. Thế nhưng vừa nhìn thấy tôi, con bé đã ào ra và đòi về bằng được. Tôi ngạc nhiên vì hội trại đang rất vui, nhiều trò chơi đang diễn ra sôi nổi, sao con gái mình lại đòi về sớm vậy? Tôi gặng hỏi nhưng cháu không nói, nhất quyết đòi về. Nó mếu máo như muốn khóc nhè, lôi tay cha nó với một mệnh lệnh dứt khoát: đi về!

Đây là một hiện tượng lạ với cô bé. Cả đêm hôm qua nó mong trời sáng để đến trường cắm trại, để diễn văn nghệ, để vui chơi... nhưng sao bây giờ xoay ba trăm sáu mươi độ đòi về? Dù thắc mắc nhưng chiều con, tôi đưa cháu về. Và cả bữa cơm tối đó con gái tôi không nhắc một câu nào đến buổi cắm trại. Tôi bắt đầu khéo léo gợi chuyện để tìm nguyên nhân thì nó mếu máo: "... cô giáo bắt con đóng vai người nông dân cấy lúa... hu hu ... con muốn đóng vai công chúa cơ!". Và nó oà khóc - khóc nức nở - khóc như một sự oan uổng ghê gớm.

349.jpg


Nụ cười nông dân được mùa: Ảnh: baodatviet

Tôi phì cười rồi giải thích: nông dân cũng tốt chứ sao? Con bé giãy nảy, bỏ cơm rồi gào lên: "Nông dân ư? Con không thích!". Thì ra là vậy, con bé không được vào vai công chúa - thần tượng của muôn vàn đứa bé gái. Nó phải vào vai nông dân cấy lúa và nó buồn, nó đòi về và bây giờ đang nổi đoá với cha nó.

Cái thằng tôi đây - người sinh ra nó là một nông dân chính hiệu. Nó đâu biết được rằng, cái thằng cha nó là tôi đây mới chỉ rời bỏ ruộng đồng. Nó cũng đâu biết rằng, ông nó, cụ nó, kị nó... đều là nông dân - đều phải cấy lúa! Và giờ đây nó lại từ chối cái cội nguồn này! Tự nhiên tôi nổi giận và thấy mình cũng rất trẻ con.

Từ câu chuyện của con gái mình, tôi muốn đặt câu hỏi: tại sao chẳng ai thích nông dân? Ngay cả với một đứa bé lên 6 như con gái tôi cũng không thích vào vai nông dân dù nó chưa biết thế nào là người nông dân?

Có một sự thật rằng, hai từ "nông dân" bị coi nhẹ, bị xem thường đến nỗi bọn trẻ cũng sợ khi phải vào vai họ. Ai đã reo rắc sự sợ hãi này với lũ trẻ? Đương nhiên chỉ có người lớn - chỉ có người lớn mới hình thành cái khái niệm nông dân để mà miệt thị và coi thường.

Cách giáo dục của chúng ta có một cái gì đó đầy bất ổn, khi mà một đứa trẻ lớp 1 đã dị ứng với hai từ "nông dân". Cha mẹ khi giục con cái học bài thường có câu cửa miệng: chúng mày không học hành tử tế sau này chỉ có làm nông dân... Và cũng không ít vị trí thức khi muốn chê bai điều gì đó liền mở miệng: "Cái thằng X làm ăn nông dân bỏ xừ.". Nhưng chính các vị hoặc cha mẹ các vị là nông dân chính hiệu, hoặc mới chỉ thoát khỏi ruộng đồng một thời gian chưa dài. Vậy mà không hiểu sao hai từ ấy lại được chính các vị dùng vào cái ngữ cảnh đầy tính coi thường như vậy?

Người Việt bây giờ vẫn trên 80% là nông dân, số còn lại được tạm gọi là tầng lớp khác, trong đó có trí thức và tôi tin rằng, trong số trí thức đó hơn nửa từ nông dân mà thành. Có học đến tiến sĩ cũng vẫn là nông dân bởi anh ta lớn lên từ làng quê, từ đồng ruộng, từ mùa màng... Chỉ chừng ấy thời gian, không thể xoá hết mùi bùn đất bám vẩn vơ trên người. Vậy mà con cái anh ta đã được giáo dục, được nhồi nhét hình ảnh người nông dân dưới một góc nhìn lệch lạc.

Quay trở lại với cô con gái 6 tuổi của mình, tôi bắt đầu thử tìm hiểu: tại sao cháu không thích vào vai một nông dân? Cháu nói rằng, không thích vì đóng vai nông dân phải mặc quần áo nâu xấu mù, lại phải cày ruộng, nấu bánh chưng và... hầu công chúa... Và tệ hại hơn nữa là khi đóng vai nông dân liền bị người khác sai khiến, hết vở kịch chưa kịp thay quần áo liền bị các bạn trêu chọc: "...Ê đồ nông dân, đi cày ruộng đi...". Thì ra là vậy, cái lý do không thích của con trẻ thật đơn giản. Nó đơn giản nhưng nguy hại vô cùng. Và cũng hết sức đơn giản vì chúng học tập được chính cách tư duy của người lớn: nông dân là tầng lớp dưới, bị coi thường! Nói một cách khác, chúng ta coi thường chính chúng ta!

ResizedImage270228-11384-350.jpg


Ảnh: baodatviet

Tôi không biết trong giáo trình học tập ở bậc tiểu học có một bài giảng nào về người nông dân, hoặc khái niệm nông dân, vai trò ý nghĩa hay cái gì khác về người nông dân? Nhưng sự thật thì bọn trẻ không thích hai từ đó.
Chúng không thích vì hình ảnh người nông dân được chúng ta dựng lên với sự sơ sài, nghèo nàn, buồn tẻ... trong khi đó những hình ảnh khác: công chúa, hoàng tử, nhà vua... được miêu tả lung linh đẹp đẽ đến nỗi bọn trẻ quên mất hình ảnh đẹp của người nông dân. Một đứa trẻ được giáo dục như vậy khi lớn lên chúng sẽ nghĩ thế nào về người nông dân? Sự thật thì người nông dân đâu có thế. Đâu chỉ áo nâu xấu mù, chỉ biết cày ruộng, nấu bánh chưng và hầu công chúa? Không chỉ trẻ con ngay cả người lớn chúng ta không ít người khi nói đến nông dân ngay lập tức nghĩ ngay đến sự coi thường.

Người Tày ở bản Pác Thay (Cao Bằng) của tôi vẫn nhớ mãi câu chuyện về một anh chàng đi thoát ly vài năm, khi quay về liền quên mất tiếng mẹ đẻ (tiếng Tày), nếu ai đó hỏi anh ta bằng tiếng Tày nhất định không thưa. Một cụ trong bản tức quá liền mắng: "Po mầư khần Thày dời né!" (Bố mày người Tày đấy). Nghe xong câu ấy vì bực quá anh ta quên mất rằng mình đang đóng kịch quên tiếng Tày nên trả đũa bằng tiếng Kinh: "Bố ông cũng là người Tày...".

Thì ra là vậy, vẫn nghe được tiếng mẹ đẻ, nhưng vì sự sĩ diện ngốc xuẩn mà vờ quên. Cái sự vờ quên này để làm gì? Có lẽ anh ta chỉ muốn chứng tỏ mình là cán bộ ở tỉnh, là người quan trọng nhất cái bản Pác Thay, là người được học hành gì gì đó... Và chính cái ngốc xuẩn ấy xui khiến anh ta coi thường nguồn cội của mình. Vài năm sau, không hiểu vì lý do gì anh ta lại trở về bản, lại trở thành người nông dân và lại nhớ tiếng Tày... Hay thật!
Tôi không muốn so sánh nhưng vẫn tin rằng, những trí thức vừa thoát khỏi ruộng đồng lên thành phố cũng na ná như vậy khi khinh miệt người nông dân, nhồi nhét vào tâm hồn con trẻ hình ảnh rất lệch lạc về người nông dân. Vì sao vậy? Vì ngốc xuẩn mà thôi!


ResizedImage300178-11384-351.jpg


Con hãy ra cánh đồng, hãy áp bàn tay vào đất đai, hãy hít thở
linh khí của mùa màng... con sẽ thấy sự đáng yêu của
người nông dân và con sẽ không ghét hai từ "nông dân" nữa.
Ảnh: baodatviet


Không chỉ dừng lại ở mấy vị trí thức nửa mùa, mấy bạn trẻ tài cán, du học trời Tây vài năm khi quay về cũng cái thói khinh miệt ấy với người nhà mình. Cái khẩu ngữ: "đầu đen" được họ dùng khá nhiều mỗi khi muốn chê bai ai đó. Rồi thì luôn miệng rằng, bên Tây họ thế này, Châu Âu họ thế kia, Mỹ họ thế này, Pháp họ thế kia... Thu nhập họ thế này, điều kiện họ thế kia... Về bên mình chán lắm, muốn cống hiến không được... Nhiều người nghe mãi kiểu phàn nàn nên phát cáu cãi lại: "Chán thế sao ông không ở bên ấy cho rồi, về làm gì cho khổ? Nhà mình chỉ thế thôi...".

Nghe vậy lập tức họ biện hộ giỏi vô cùng: nào là muốn cống hiến, muốn đem cái mới, cái hiện đại về bên này... Tất cả những lý lẽ này đều nguỵ tạo, đều ngốc xuẩn núp dưới mặt nạ thông minh. Nếu muốn cống hiến thật sự sẽ có cách, ở hoàn cảnh nào cũng sẽ có cách làm việc phù hợp, với điều kiện phải thật sự muốn mà thôi. Tôi không tin những người như vậy lại quên hoàn cảnh của dân tộc mình một cách nhanh chóng đến thế, họ sinh ra lớn lên ở mảnh đất này mà không hiểu, cố tình không hiểu thì chỉ có nguỵ tạo, hoặc ngốc xuẩn không hơn không kém!

Lại có vị sống sờ sờ ở đất Việt, cho con đi học trường quốc tế và rất tự hào khoe rằng, cháu nó nói tiếng Anh giỏi hơn tiếng Việt, nó nói: "Gội đầu là giặt đầu mới hay chứ...". Một đứa trẻ Tây chẳng ra Tây, Việt chẳng ra Việt thì sung sướng cái gì!? Đơn giản cũng chỉ vì cái ngốc xuẩn của người lớn mà thôi.

Tôi - một gã mà phẩm chất nông dân vẫn còn đến hơn 50% trong người rất muốn giải thích cho con gái mình sự đáng yêu của hai từ "nông dân". Rất muốn nói với khúc ruột của mình rằng, nông dân là một tầng lớp lao động đáng trân trọng. Con hãy ra cánh đồng, hãy áp bàn tay vào đất đai, hãy hít thở linh khí của mùa màng... con sẽ thấy sự đáng yêu của người nông dân và con sẽ không ghét hai từ "nông dân" nữa.

Bởi đơn giản một điều rằng, nếu con muốn trở thành một cái gì thật sang trọng thì việc đầu tiên hãy hiểu tận cùng về nguồn cội của con, đó chính là nông dân! Nhưng, ngay bây giờ và tại đây tôi không thể, bởi nó còn quá bé và hàng ngày nó vẫn bị nhồi nhét vào đầu rằng, nông dân là một cái gì đó không đẹp, dù chỉ là vở kịch. Sự thật là như vậy.


Nguồn :Tuanvietnam.net
 
Quy hoạch Hà Nội như vậy: Lo quá!

Tác giả: Hiền Anh
Nguồn :Tuanvietnam.net


Với cách tổ chức… và quy trình như thế nên đến thời điểm chuẩn bị phải trình Quốc hội, Đồ án vẫn còn nhiều vấn đề lớn chưa được thống nhất ngay trong nội bộ nhóm nghiên cứu; giữa các chuyên gia nước ngoài với trong nước; giữa các chuyên gia trong nước với nhau

LTS: Kiến trúc sư Quy hoạch Lê Mạnh Cường, sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Tốt nghiệp khoa Quy hoạch- ĐHKT HN năm 1972, công tác tại Viện Quy hoạch HN, chuyên nghiên cứu về quy hoạch t/p HN. Năm 1998, là đồng Chủ nhiệm Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô HN đã được Thủ tướng CP phê duyệt tại Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg, ngày 20/6/1998 (gọi tắt là QHC 108). Sau 38 năm công tác, là KTS Quy hoạch, đã gắn cả cuộc đời với công tác nghiên cứu quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng HN, ông có nhiều suy nghĩ và trăn trở về Đồ án Quy hoạch chung HN 2030 tầm nhìn 2050 đang được dư luận rất quan tâm.

Nhiều vấn đề lớn chưa được thống nhất


ResizedImage268299-11418-369.jpg


KTS Quy hoạch Lê Mạnh Cường (đứng giữa , áo gilê mầu trắng) và các thành viên Hội KTS Hà Nội bên tượng đài Chiến Thắng Sông Lô ngày 3-4-2010

- Trải qua vai trò là đồng chủ nhiệm một đồ án quy hoạch HN đã được Thủ tướng CP phê duyệt- là cơ sở để phát triển đô thị HN trong 10 năm qua, ông cho biết quy trình khảo sát, nghiên cứu, lập và trình duyệt đồ án đó diễn ra thế nào? Đồ án QHC 108 đã được nghiên cứu trong thời gian khoảng 30 tháng (từ tháng 01/1996 đến tháng 6/1998), chia làm 3 giai đoạn: (1) Lập nhiệm vụ thiết kế trong 6 tháng. (2) Nghiên cứu khoảng 18 tháng. (3) Hoàn chỉnh hồ sơ, khoảng 6 tháng để trình Quốc hội thông qua và Bộ Chính trị xem xét trước khi Thủ tướng CP phê duyệt.

Trong thời gian nghiên cứu, Bộ Xây dựng (trực tiếp là Vụ quản lý KT-QH) và UBND t/p HN (Văn phòng KTS trưỏng, nay là Sở QH-KT) đã phối hợp với nhau khá chặt chẽ. Tổ công tác chuyên trách gồm 20 KTS và kỹ sư các chuyên ngành của hai viện: Viện Quy hoạch ĐT và NT (Bộ Xây dựng) và Viện Quy hoạch Xây dựng HN; do 2 KTS đồng chủ nhiệm, đồng tác giả. Tổ công tác là nhóm nghiên cứu, tư vấn chính. Tư vấn phụ gồm: Daewoo (Hàn Quốc), Bechtel (Mỹ), SOM (Mỹ), OMA (Hà Lan).

Cách tổ chức quy củ, quy trình chặt chẽ nên triển khai khá thuận lợi, tranh thủ được nhiều ý kiến đóng góp ngay từ đầu, đặc biệt là ý kiến của Bộ Chính trị và Quốc hội. Các ý kiến khá thống nhất trong suốt quá trình nghiên cứu cũng như thẩm định và phê duyệt sau này. Do vậy, không phải chỉnh sửa nhiều lần gây lãng phí cả về công sức cũng như thời gian.

- Trong bối cảnh HN mở rộng, với bản quy hoạch chung HN đến 2030 tầm nhìn 2050 (Gọi tắt là QH mở rộng HN, ông có so sánh sự khác biệt nào về quy trình nghiên cứu?

Có một số khác biệt như: Việc báo cáo Quốc hội và Bộ Chính trị lại gần như ở giai đoạn cuối cùng. Tư vấn chính là người nước ngoài, chưa từng nghiên cứu tiếp cận với HN. Tư vấn phụ là các chuyên gia trong nước, trong đó vai trò của HN lại hầu như không có, rất mờ nhạt.

Với cách tổ chức như trên, và quy trình như thế nên đến thời điểm chuẩn bị phải trình Quốc hội, Đồ án vẫn còn nhiều vấn đề lớn chưa được thống nhất ngay trong nội bộ nhóm nghiên cứu; giữa các chuyên gia nước ngoài với trong nước; giữa các chuyên gia trong nước với nhau.

- Theo ông vấn đề nào là lớn , là cơ bản nhấ còn tồn tại cần khắc phục trong bản Quy hoạch mở rộng HN?

Có 4 vấn đề: (1)Quy mô dân số và định hướng phát triển không gian; (2) Phân bổ mạng lưới công nghiệp; (3) Vị trí trung tâm hành chính Quốc gia; (4) Trục Thăng Long.


Đi ngược lại với động lực phát triển kinh tế xã hội

- Ông có thể nêu rõ hơn về quy mô phân bổ dân số trong các đô thị vệ tinh với những trải nghiệm của ông từ các khảo sát tại các đô thị trên thế giới?
Việc tổ chức không gian và phân bổ dân cư gần như đi ngược lại với động lực phát triển KTXH: Các vùng phát triển công nghiệp chủ yếu ở phía Bắc và phía Đông. Trong khi định hướng để phát triển các đô thị lại ở phía Tây và phía Nam như : Sơn Tây , Hòa Lạc, Xuân Mai, Phú Xuyên. Các đô thị vệ tinh này chỉ có một số các cơ sở như: Trường đại học và cao đẳng, một số trung tâm y tế, dịch vụ nghỉ dưỡng với quy mô nhỏ. Công nghiệp hầu như chưa có.

370.jpg


Các đô thị vệ tinh mới xuất hiện ở phía Tây , Đô thị lõi mở rộng cũng nằm phía Tây TP cũ (trái).
Các trung tâm CN- nơi tạo ra nhiều việc làm và là động lực phát triển kinh tế lại ở phía Đông (phải)

Thực tế Khu công nghệ cao Hòa Lạc, làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam cũng vậy, đã triển khai được hơn 10 năm nhưng đến nay mới chỉ ở giai đoạn khởi động. Lập quy hoạch mà vẫn duy ý chí, thiếu cơ sở khoa học như vậy có thể làm mất đi cả một giai đoạn phát triển và hàng nghìn tỷ đồng đầu tư không hiệu quả. Và điều quan trọng nhất là sẽ làm mất đi cơ hội, vận hội của cả một đất nước khi đã bỏ lỡ thì không gì bù đắp nổi. Nước Pháp mà cụ thể là vùng Ile-de-France sau hơn 40 năm xây dựng 05 t/p vệ tinh, cuối cùng cũng chỉ thành công ở 02 t/p là Cergy-Pontoin và St-Quentin, do hai t/p này có nhiều việc làm và khá năng động. Còn 03 t/p khác không được như dự tính.

371.jpg


Vùng Il-de -France , 2 vòng tròn đỏ là Cergy-Pontoin ở Tây Bắc và St-Quentin ở Tây Nam Paris

- Ông lấy ví dụ về nước Pháp có vẻ hơi xa xôi, bởi lẽ HN ta năm 2007 xuất khẩu đạt 4 tỷ USD, thu ngân sách khoảng 3 tỷ US . Trong khi GDP của vùng Ile-de France năm 2006 là gần 700 tỷ USD - tương đương với GDP của cả nước Hà Lan. Đó là chưa kể vị thế của các nhà quy hoạch đô thị của Pháp rất cao. Vậy Hà Nội ta dựa vào động lực phát triển nào là cơ bản ?


Yếu tố cơ bản nhất có thể tạo lập đô thị đó là các khu công nghiệp, nhất là nước ta đang ở giai đọan đầu của CNH-HĐH. Tổng diện tích dành cho công nghiệp t/p có đến 8.000ha, nhưng cơ sở khoa học và điều kiện thực tế để có thể lấp đầy diện tích này lại không có. Quy mô quá lớn so với khả năng quỹ đất, cơ sở để có thể hình thành: Mê Linh dự tính 1000ha, thực tế chỉ có khoảng 700ha; Sóc Sơn tổng 3 cụm công nghiệp có 300ha, phân bổ đến hàng nghìn. Công nghiệp Long Biên - Gia Lâm dự tính 1000ha nhưng không thể còn đất để xây dựng. Đặc biệt là khu công nghiệp Phú Xuyên còn dự tính đến 2000ha; trong khi đó Đồ án lại thể hiện là vùng Hành lang xanh.

372.jpg


Ảnh hưỏng các vùng kinh tế ven biển , hành lang nối hải cảng với vùng Nam Trung Hoa với Hà Nội

Ngưòi nào mạo hiểm đầu tư nhà máy vào trong vùng khả năng ngập úng lại rất cao như vậy? Rủi ro có thể nhìn thấy ngay khi lập dự án. Nhập nguyên liệu vào bằng loại hình vận tải nào? Xuất đi bằng gì? Đến cảng nào? Đường bộ không thuận, cảng ở xa, phí vận chuyển rất lớn...Không có tính cạnh tranh trong thời kỳ mà hàng hóa đang khủng hoảng thừa. Đó là điều cần phải cân nhắc.

- Theo ông, vị trí Trung tâm hành chính Quốc gia và t/p ở đâu sẽ thuận lợi?


Nên chuyển Trung tâm hành chính (TTHC) của t/p về Tây- Hồ Tây, lấy trục không gian này làm chủ thể của một trung tâm HN mới, dành lại Hồ Gươm và khu vực phụ cận làm khu Văn hóa truyền thống cho HN 1000 năm.


375.jpg


TT Hành chính Quốc gia và TP : so sánh các vị trí Ba Vì ,Tây Hồ Tây, và
Phương Trạch ( Bắc Sông Hồng)


Đối với TTHC Quốc gia nên tập trung ở phía Bắc sông Hồng (trung tâm Phương Trạch), sẽ khai thác được lợi thế về đất đai cảnh quan và hàng nghìn tỷ đồng chúng ta đã đầu tư trong suốt thời gian qua.

Ý tưởng này hầu như các Đồ án trước đây và cả Đồ án lần này đều đề xuất một Trung tâm lớn cho HN tại khu Phương Trạch. Tại đây có địa hình cao ráo, cảnh quan đẹp, có sông Thiếp, đầm Vân Trì, có hồ (dự kiến tại đồ án 108). Ở phía Nam là khu bãi Tầm Xá có diện tích xấp xỉ Hồ Tây (khoảng 500ha) đón gió sông Hồng và hồ thổi vào khu trung tâm, khí hậu tốt, cảnh quan đẹp, phù hợp cho trước mắt và cả mai sau, tạo động lực để phát triển phía Bắc sông Hồng


Nhìn người để nghĩ về ta

Nhìn ra ngoài, t/p Thượng Hải (Trung Quốc) là một thành công về quy hoạch: một bên là khu phố cũ ở phía Tây, còn khu phố hiện đại được xây dựng ở phía Đông, tạo thành một t/p hai bên sông nổi tiếng bởi tháp Đông Phương Minh Châu và các tòa nhà văn phòng cao tầng, trung tâm thương mại cỡ lớn thế giới.

373.jpg


Phương án chấp thuận khi BC lần 3 chưa có Trục Thăng Long ,
chỉ xuất hiện trong BC lần 4 (tháng3/2010)

Dự kiến đưa TTHC Quốc gia về Mỹ Đình trong giai đoạn trước mắt là không tương xứng với tầm của một TTHC Quốc gia, nhất là sau này, dự kiến đưa về khu vực Ba Vì thì lại quá xa t/p hiện tại. Còn quốc gia Malaysia xây dựng TTHC Putrajaya cách Kuala Lumpur khoảng 30km, Hàn Quốc xây dựng TTHC Quốc gia ở Punđang cách Seoul khoảng 30km cũng vậy, đều không thành công. Australia xây dựng Canbera hoàn toàn mới, không có các trung tâm thương mại dịch vụ lớn, chỉ là TTHC Quốc gia, tách ra khỏi khu vực thành phố cũ, đến nay được coi là thành phố buồn tẻ, thiếu sức sống nhất thế giới.

- Theo phân tích của ông thì TTHC Quốc gia không nên ở Ba Vì, thì trục Thăng Long sẽ đóng vai trò gì?

Có lẽ đây không phải ý tưởng của các chuyên gia PPJ mà là ý tưởng của chúng ta. Một ai đó ngẫu hứng nghĩ ra mà không dựa theo một cơ sở khoa học nào hoặc một luận lý nào về tâm linh cho thấu đáo. Vì vậy, trục không gian chẳng có cảnh quan, cũng chẳng có điểm khởi đầu và kết thúc. Hai bên trục, nhất là đoạn từ vành đai 4 đến chân núi Ba Vì chiếm đến 2/3 chiều dài đường mà không có công trình gì ngoài cây xanh sinh thái, làng mạc.

Vào đến cuối đường Hoàng Quốc Việt lại kết thúc một cách ngẫu nhiên và vô tình. Trục giao thông dài gần 30km lại quá thẳng, vừa căng cứng, vừa thô bạo, không hài hòa với mạng lưới giao thông đã có và đề xuất. Trong đồ án này, tôi thấy không có cơ sở thuyết phục nào khi đề xuất trục đường quá lớn như thế.

374.jpg


Trục Thăng Long , chỉ xuất hiện trong BC tháng lần 4 - tháng 3/2010

Thực lòng, tôi rất lo cho t/p chúng ta, nếu theo kế hoạch và tiến độ được đặt ra trong Nghị quyết số 12/NQ-CP, thì không còn đủ thời gian để chỉnh sửa và cập nhật nữa. Sau này khi Đồ án được duyệt, việc thường xuyên phải báo cáo xin Chính phủ cho điều chỉnh cục bộ sẽ là tất yếu không thể tránh khỏi trong quá trình triển khai thực hiện. Điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đầu tư và hiệu quả đầu tư phát triển Thủ đô....
 
Thư ngỏ gửi Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo

Tác giả: KTS Ngô Huy Giao
Nguồn :Vietnamnet.vn


Cơ quan thiết kế phải lập phương án quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị. Chưa lập phương án tổng thể, không thể “cắt đất chia phần”. Bởi làm như vậy là trái với chủ trương chỉnh trang đô thị, gây thêm áp lực cho hạ tầng, đặc biệt là giao thông, dẫn đến phá vỡ cảnh quan đô thị.

LTS: Ngay sau khi đăng tải bài viết "Quy hoạch Hà Nội như vậy: Lo quá!" nêu ý kiến của Kiến trúc sư Quy hoạch Lê Mạnh Cường, chúng tôi nhận được bức thư của KTS lão thành Ngô Huy Giao, năm nay gần 80 tuổi, gửi Chủ tịch UBND t/p Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, bày tỏ mối lo ngại sâu sắc trước hiện trạng quy hoạch t/p, đặc biệt quanh Hồ Gươm. Để rộng đường dư luận, Tuần Việt Nam xin trân trọng đăng tải bức thư này. Và hy vọng bạn đọc gần xa có những kiến giải hay cho việc quy hoạch và kiến trúc Hà Nội nói chung, Hồ Gươm nói riêng

Kính gửi Chủ tịch UBND t/p Hà Nội Nguyễn Thế Thảo

Day dứt và lo lắng, tôi viết thư này gửi lên ông Chủ tịch UBND t/p Hà Nội, xuất thân là đồng nghiệp đáng kính, vị kiến trúc sư đầu tiên giữ trọng trách đứng đầu Thủ đô.

Năm 2008 và 2009, Hà Nội nổi lên mấy dự án kiến trúc chẳng làm đẹp lòng người: Khách sạn lấn vào đất Công viên Thống Nhất, Trung tâm Thương mại thuộc đường 19/12, Trung tâm thương mại- Tài chính cao tầng ven Hồ Gươm, nhà cao tầng vượt giới hạn... Ông và các nhà lãnh đạo t/p đã quyết tâm xử lý. Kết quả, những "di sản" do người tiền nhiệm để lại đã được khắc phục. Sau đó UBND t/p phát động cuộc thi: "Tìm ý tưởng quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị Hồ Gươm và vùng phụ cận" do ông làm Chủ tịch Hội đồng giám khảo.

td8.jpg

Dù quy hoạch kiến trúc khu vực quanh Hồ Gươm đã được quy định phải khống chế chiều caophù hợp hợp với cảnh quan của Hồ Gươm....Ảnh: vn.360plus.yahoo.com

Chúng tôi hồ hởi và tin tưởng. Bản thân tôi cũng dự thi. Nhưng hơn một năm qua, Hồ Gươm vẫn bình lặng, chưa có thiết kế chính thức khai thác ý tưởng do cuộc thi mang lại. Nay UBND t/p lại thỏa thuận cho Tập đoàn Điện lực lập dự án Trung tâm Thương mại tại phố Trần Nguyên Hãn và phố Lý Thái Tổ (tuy có độ lùi xa mép nước Hồ Gươm nhưng vẫn là ven đường Đinh Tiên Hoàng trong không gian Hồ Gươm) với chiều cao 24m và 32m.

Tôi xin được trình bày đôi điều suy nghĩ:

1-Tập đoàn Điện lực dai dẳng bám vào mảnh đất kim cương phía đông Hồ Gươm, là hợp quy luật kinh tế tư bản. TS. Arvanitis, nhà vật lý học, nhà khoa học kinh tế Hoa Kỳ đề xuất 5 định luật kinh tế, mà định luật thứ ba là: "Các doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực tìm kiếm lợi nhuận tối đa. Họ tìm cách lách luật, luôn tìm kẽ hở " (KH-TQ số 1-2/2010). Đó là một thực tế đang diễn ra trước mắt chúng ta.

2- Theo Quyết định số 448/BXD-KTQH ngày 03/8/95 (hiện đang còn hiệu lực) do Bộ trưởng Ngô Xuân Lộc thừa uỷ quyền Thủ tướng Võ Văn Kiệt (lúc đó) ký, phê duyệt quy hoạch chi tiết Hồ Gươm và phụ cận. Khu đất điện lực thuộc lô đất ký hiệu L15, giới hạn bởi các đường Đinh Tiên Hoàng -Trần Nguyên Hãn - Lý Thái Tổ - Lò Sũ diện tích 28.000m2 với các thông số - tầng cao trung bình: 3,8; hệ số sử dụng đất: 2,39, chiều cao công trình không quá 15m, lui về phía đường Lý Thái Tổ có thể cao hơn, nhưng không quá 7 tầng.

Để rộng mở cho các giải pháp xử lý, trong thuyết minh thiết kế đã viết: "Có thể điều chỉnh chức năng công trình cho phù hợp với tình hình xã hội phát triển nhưng vẫn phải khống chế chiều cao cho phù hợp với cảnh quan Hồ Gươm".

Theo thông báo của UBND t/p (Hà Nội Mới 29/3/2010): "... Tuân thủ quy hoạch kiến trúc khu vực quanh Hồ Gươm... bám sát chỉ đạo của Thủ tướng về việc xây dựng tại khu vực nội đô... Mục tiêu của xây dựng trung tâm thương mại, dịch vụ chất lượng cao gắn với chỉnh trang đô thị..."

407.jpg

... Thế nhưng những công trình lộn xộn cao, thấp vẫn ung dung mọc lên quanh
khu vực phụ cận Hồ Gươm. Ảnh: my.opera.com

Điều khó hiểu ở đây là tuân thủ theo quy hoạch kiến trúc nào? Thói quen hiện nay là người ta chỉ nghiên cứu cục bộ khi có yêu cầu của chủ đầu tư, như vậy không thể gọi là quy hoạch chi tiết. Cần nói rõ thêm những thông số trên chỉ là nền để thẩm mỹ kiến trúc phát triển. Thể lệ quản lý đô thị hiện hành giai đoạn thoả thuận để nghiên cứu khả thi là cực kỳ quan trọng, mang tính quyết định, cơ sở pháp lý, nghiên cứu đô thị cho các giai đoạn tiếp sau.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng, thì cơ quan thiết kế phải lập phương án quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, chưa lập phương án tổng thể, không thể "cắt đất chia phần". Bởi làm như vậy là trái với chủ trương chỉnh trang đô thị, gây thêm áp lực cho hạ tầng, đặc biệt là giao thông, dẫn đến phá vỡ cảnh quan đô thị.

Theo báo cáo của PPJ đã được Thủ tướng đồng ý thì các khu nhà ở cũ khi xây dựng lại không được cao quá 8 tầng, thế mà khu phụ cận Hồ Gươm lại vọt lên tới 10 tầng. Vậy đó là giảm tải hay chất thêm tải?

3- Tại Hội nghị tổng kết ngành xây dựng năm 2005, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phê phán "kiến trúc tùy tiện". Muốn chấm dứt sự "tùy tiện", nhất thiết phải quản lý đô thị theo quy hoạch, có thiết kế hoàn chỉnh hợp pháp. Vậy vì lý do nào đó cuộc thi "Tìm hiểu ý tưởng" chưa được thiết kế chính thức có giá trị pháp lý, vẫn có thể từng bước nghiên cứu định hướng để có cơ sở giải quyết những yêu cầu cấp thiết xã hội đòi hỏi? Rõ ràng, thỏa thuận mới này không phù hợp: Chức năng công trình, quy mô, khối tích...khiến dư luận phải lên tiếng.

Cách đây khoảng hơn chục năm, nguyên Chủ tịch UBND t/p, TS Lê Ất Hợi đã kiên quyết giữ không gian linh thiêng này. Ông tâm sự với giới KTS: "Họ mang đô la vào đòi xây dựng quanh Hồ Gươm, không được đồng ý, họ đã bỏ đi...". Ông đã giữ được vẹn toàn không gian Hồ Gươm. Nay đến lượt các nhà "tư bản" (chủ đầu tư) nội địa, đang tìm cách chiếm lĩnh không gian kim cương này mà ngay cả Trung Hoa cẩm tú cũng khó có nơi nào sánh kịp (cố GS. Trần Quốc Vượng).

4- Là người đứng đầu Thủ đô diện tích 3.334km2, dân số 6,5 triệu đang mở rộng trong điều kiện cực kỳ khó khăn, ông có "ngàn công, vạn việc", cần bộ máy tham mưu giỏi và có bản lĩnh. Người xưa nói:" "Thần thiêng nhờ bộ hạ. Ông hiện có 2 khối KTS tham mưu:

- Thứ nhất là các KTS đang giữ nhiệm vụ trong bộ máy quản lý đô thị, họ đủ năng động và tài giỏi. Cái khó của họ là chịu nhiều "sức ép". Có những dẫn chứng "sức ép" mà không thể dài dòng trong thư này.

- Thứ hai là khối KTS tập hợp trong đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp. Họ không nhận "sức ép" nào. Lấy ý kiến họ là phù hợp với chủ trương tăng cường giám định, phản biện xã hội hiện nay.

Toi xin được trích dẫn thư cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt gửi giới KTS : "Xã hội chờ đợi Hội KTS làm tốt vai trò của mình, vai trò của cơ quan phản biện, hoạt động hết sức độc lập và chỉ dựa vào trí thức chuyên môn, kiên trì bảo vệ những giá trị lao động sáng tạo".

Mấy lời tâm huyết, tôi mong được ông xem xét.
 
Trường học, nhà trẻ ở đâu trong bản Quy hoạch HN?

Tác giả: KTS Trần Huy Ánh
Nguồn :Vietnamnet.vn


Hướng tới 1000 năm Thăng Long, giá như trên 500 xã phường Hà Nội có phương án định vị trên bản vẽ 1000 trường học nhà trẻ mới, thì hàng triệu mầm non đất nước vinh dự sống ở Thủ Đô có thêm niềm vui được nhân lên 1000 lần.

Bản QH trường học Hà Nội ra đời bởi kiến trúc sư và bác sĩ

Đầu những năm 2000, Hà Nội dồn dập những dự án phía Tây sông Tô Lịch, hàng ngàn ha đất ruộng chuyển đổi thành đất đô thị. Tháng 9/2003, TP Hà Nội phê duyệt "Quy hoạch mạng lưới trường học thủ đô Hà Nội đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020" phạm vi nghiên cứu là 14 quận huyện.

Ví dụ quận Cầu Giấy, diện tích hơn 1.200 Ha, 1997 dân số 9 vạn, lên đến 14 vạn người năm 2001. Tài liệu QH này lại viện dẫn dân số hiện trạng (2003) vẫn là 9 vạn, học sinh gần 2 vạn. Dự báo 2020 gần 15 vạn dân, hơn 4 vạn học sinh. Với số học sinh ấy, dành ra gần 60 ha đất xây trường đã là thừa, còn đâu tha hồ làm nhà ở chia lô, cao tầng, trung tâm thương mại, khách sạn nhà hàng...

Thực tế, năm 2008 dân số đã trên 20 vạn, số học sinh gần 5 vạn. Chưa qua nửa thời gian, xây hết quỹ đất quy hoạch dự trù cho cả chục năm sau mà vẫn thiếu hàng chục Ha, tính đến năm 2020 thì còn thiếu một nửa. Quỹ đất dự trữ đã hết từ lâu.

Trước khi đô thị hoá, các trường hoc ven con sông Tô ...nằm ở bìa làng, thoáng mát tĩnh mịch, cửa sổ lớp trông ra đồng lúa xanh rờn. Em bé thì được làng xóm thương quý hơn nên đặt nhà trẻ giữa làng, dưới bóng đa mát rượi sân chùa, nhìn ra giếng đình trong veo.

Giờ đây, ruộng thành nhà, ao mương lấp sạch dành chỗ KĐT áp sát. Chen chúc giữa khu dân cư, có trường còn chung tường với nhà tang lễ bệnh viện, cảnh tắc đường, tiếng còi xe với âm thanh kèn trống, lời giảng gào to... nghe mãi thành quen.

Trong các KĐT, trường xây bởi nguồn vốn xã hội hoá, nên học phí cao, vì họ phải thu hồi vốn - trò nghèo chỉ đứng ngoài. Trường công lập, địa phương chỉ còn cách mở rộng lớp ra sân hay nâng tầng.Có sáng kiến làm nơi để xe tầng hầm dành chỗ làm sân chơi hay lắp thang máy cho các cháu.

Kiến trúc sư thiếu cẩn trọng trong nghiên cứu quy hoạch phát triển đô thị sẽ có tác động tiêu cực tới xã hội, giống như bác sĩ vụng kê nhầm toa thuốc cho bệnh nhân nan y - hy vọng sống sót của họ là rất mong manh.
Nếu như BS có nhiệm vụ chữa bệnh cho người, thì KTS phải làm sao để không gian đô thị không có khuyết tật; có chỗ nào bất ổn, họ phải can thiệp ngay để công trình hay không gian đô thị trở nên tốt đẹp hơn, có sức sống hơn.

Khác với BS, sai lầm của họ được chôn dưới ba thước đất hoặc vài cá nhân phải chịu đựng, còn sai lầm của KTS thì nằm chềnh ềnh trên mặt đất, phơi ra cái xấu xí trong suốt quãng thời gian dài, ảnh hưởng đến hàng vạn con người. Như vậy, xét về mục đích phấn đấu và hậu quả nghề nghiệp, BS và KTS có điểm tương đồng, có điểm khác biệt.

ResizedImage516352-11187-2103truonghoc1.JPG

Định hướng không gian phía Bắc HN - phương án chon tháng3/2010: Đô thị lõi mở rộng 264km2 và Khu công nghệ cao Hoà Lạc 97 Km2

Trường học, nhà trẻ có nhiều hơn trong bản QH Thành phố rộng gấp 3 lần

Quy hoạch chung Hà Nội đang sắp hoàn thành. Sơ đồ cho thấy nơi có khả năng hiện thực số một là Đô thị lõi mở rộng từ sông Nhuệ cho đến vành đai 4, diện tích 264 km2, dân số đạt 1,3 triệu vào 2030- Tận dụng vị trí áp sát đô thị, đã có cả trăm dự án BĐS phục sẵn lâu nay rồi. Số hai là khu công nghệ cao Hoà Lạc, diện tích 97km2 dân số 0,7 triệu người- Đô thị này đang hiện thực hoá bởi có nhiều đầu tư từ NSNN cho hạ tầng đô thị, tuyến đường giao thông lớn nối với trung tâm HN hoàn thành nay mai.

Định hướng QH là chuyển một bộ phận các trường ĐHCĐ ra ngoài trung tâm mà Hoà Lạc là một cực hút với Đại học Quốc gia, các ĐH tập trung, TT đào tạo nhân lực chất lượng cao...Hệ thống giáo dục phổ thông nội đô thì: "..cải tạo và nâng cấp các trường hiện có, tăng cường diện tích xây dựng trường thông qua các dự án tái đầu tư quỹ đất từ cải tạo khu chung cư cũ, chuyển đổi chức năng KCN, các trụ sở cơ quan...hòa nhập tiêu chuẩn giữa trường học ở nội đô và ngoại đô. Đối với các đô thị mới, kiểm soát chặt chẽ việc bố trí quỹ đất xây dựng trường học theo tiêu chuẩn quốc gia..." (*).

Thuyết minh có vậy thì vẫn mờ mịt, vì tình huống đô thị hoá mở rộng phía Tây sông Nhuệ giống như cách đây 10 năm ở phía Tây sông Tô: Các dự án BĐS định vị trên toàn bộ đất ruộng, bao vây các làng xóm vốn canh tác trên các cánh đồng ấy. Liệu có diễn lại cái cảnh trường làng thì bị quây kín, trường trong KĐT thì xã hội hoá với giá học phí cao? Có điều khác biệt thấy ngay: chỉ tính riêng diện tích Đô thị lõi mở rộng đã lớn gấp 20 lần cách đây 10 năm.

Quy hoạch mạng lưới trường học 4 cấp ( mầm non, tiểu học, THCS, THPT) Hà nội đang đặt ra câu hỏi: Các dự án BĐS có trách nhiệm gì trong việc nâng cao phúc lợi giáo dục công cộng tại chính các địa phương các dự án này chiếm đất ? Ngay trong các dự án BĐS, tỷ trọng giáo dục công là bao nhiêu ? Và bên cạnh mạng lưới giáo dục phổ cập cần phân bố đều trên 29 quận huyện HN thì giáo dục phổ thông nâng cao, chuyên sâu, không gian thực nghiệm giáo dục hiện đại sẽ đặt ở đâu trong bản QH Thành phố mở rộng diện tích gấp 3 trước đây?

Đề xuất vị trí Đô thị Giáo dục phổ thông trong Tp Hà Nội

Để phù hợp lứa tuổi phổ thông, mô hình bán trú,khoảng cách đi từ nhà đến trường 15-20 phút ô tô xe máy hay 30-45 phút xe đạp. Địa bàn nào của Hà Nội thuận tiện cho việc lưu thông từ trong ra ngoài, bán kính 5-7 km, sẵn hạ tầng và quan trọng nhất là có đủ quỹ đất dự trữ để chuyển đổi.

Khảo sát 2009, các quận nội thành như Ba Đình, Hoàn kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng ...không có khả năng ( tuy vẫn có nhiều không gian đang khẩn trương xây trung tâm thương mại, căn hộ giá cao, KS ...)

ResizedImage507254-11187-2103truonghoc6.JPG

Trái: Vị trí quận Cầu Giấy nằm giữa đô thị trung tâm và đô thị lõi trung tâm.
Phải: Vòng tròn mầu đỏ đề xuất chuyển đổi thành đất giáo dục phổ thông, đáp ứng nhu cầu tại chỗ và các vùng lân cận.

Nơi khả thi nhất là quận Cầu Giấy: nhiều trường đại học, viện nghiên cứu đã có phương án lên Hoà Lạc, Xuân Mai.Một số nhà máy, bệnh viện cần đưa khỏi trung tâm. Văn phòng các cơ quan TP dự kiến từ trước, nay TP đã mở rộng, trụ sở tỉnh Hà Tây cũ chắc còn trống trải, lý gì phải chen chúc nơi đây.

Các đơn vị quân đội vốn là các trận địa phòng không bảo vệ vùng trời ngoại ô Hà nội năm xưa nay lọt thỏm giữa đô thị đông đúc thì vai trò ấy không còn nữa ....Sơ bộ các quỹ đất này gần 100 Ha.

Thật không dễ gì các đơn vị này trả đất xây trường học, nhưng đấy là hạn chế của các KTS. Nhiều dự án các KTS đã thuyết phục các nhà quản lý giao đất ruộng mầu mỡ làm chỗ vui chơi, xây chợ trên di tích lịch sử, xén đất công viên làm khách sạn, xây đô thị cao cấp ở nơi trũng ngập nước hay làm sân golf vào đồng cỏ trại bò giống....

Vậy thì các KTS hãy dùng những ngôn từ điêu luyện ấy mà thuyết phục những ai quan tâm đến tương lai Thành phố trí tuệ, văn hiến này dành đất cho giáo dục.

Hướng tới 1000 năm Thăng Long, đã có sáng kiến làm ra 1000 bài thơ, bức tranh, bài hát, đúc 1000 con rồng... Giá như trên 500 xã phường Hà Nội có phương án định vị trên bản vẽ 1000 trường học nhà trẻ mới (chỉ cần trên bản vẽ thôi, còn xây dựng thì phải lâu dài). Nếu có, thì hàng triệu mầm non đất nước vinh dự sống ở Thủ Đô có thêm niềm vui được nhân lên 1000 lần.

Ghi chú (*) Trích báo cáo thuyết minh tóm tắt Quy hoạch chung XD Thủ đô ....trình thẩm định 4/3/2010. Số liệu trong "báo cáo khảo sát hiện trang trường học... Cầu Giấy 2008"
 
Trường học ở đây thưa KTS Trần Huy Ánh!

Tác giả: Hoàng Hường
Nguồn :Tuanvietnam.net


Trong buổi lễ, các cháu phát biểu cảm xúc đầy xúc động chào mừng 1000 năm Thăng Long sắp đến, nhưng trong lịch sử 1000 năm ấy Thăng Long - Hà Nội đã làm gì để chào mừng các cháu? Hẳn khi định đô ở đất rồng bay nơi đây, Đức Lý Thái Tổ cũng không nghĩ 1000 năm sau, hậu duệ của Người phải xếp hàng tưởng nhớ mình dưới lòng đường như thế.

Sau khi bài viết Trường học, nhà trẻ ở đâu trong bản Quy hoạch HN? của KTS Trần Huy Ánh được đăng tải trên chuyên trang Tuần Việt Nam, chúng tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi từ phía độc giả và các phụ huynh.

Và chúng tôi đã sớm có câu trả lời cho câu hỏi của KTS Trần Huy Ánh: Trường học nhà trẻ hiện nay là ở dưới lòng đường, trên gác xép, trong các khe hẻm phố chật chội hoặc núp dưới các tòa nhà cao tầng.

Ngôi trường với những lễ khai giảng trên vỉa hè

Trường tiểu học Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội là một ví dụ điển hình của các ngôi trường như thế. Trường đóng đô tại ngã tư Tô Hiến Thành - Bùi Thị Xuân, khu phố trung tâm có lưu lượng người qua lại lớn. Tiếng ồn và khói bụi là "nỗi niềm" chung của tất cả người dân phố thị, đương nhiên các cháu không ngoại lệ.

Trường được đóng đô tại một biệt thự Pháp cổ với các phòng họp hẹp và tối. Văn phòng đồng thời là nơi làm việc của các giáo viên tại một phòng hẹp tầng một. Trường hoàn toàn không có sân và hành lang rộng. Giờ ra chơi, học sinh giải lao tại chỗ. Mỗi lần có dịp lễ lạt hội họp, cô trò toàn trường lại tập trung ở... vỉa hè.

Phóng viên Tuần Việt Nam đã từng chứng kiến một buổi tập duyệt văn nghệ của trường. Mấy chục học sinh lớp 4 nhốn nháo trên vỉa hè hẹp, các học sinh nam đùa nghịch xô đẩy nhau xuống lòng đường, nơi ô tô xe máy đang phóng vùn vụt trong khi cô giáo đang bận rộn việc khác.

Phóng viên quá lo sợ cho tính mạng các cháu đã phải chạy vào trường đề nghị các cô quản lý chặt các cháu, hoặc đưa các cháu vào lớp. Các cô phân bua vì trường quá chật và hứa sẽ xử lý ngay. Tâm sự của các cô có thể hiểu được, nhưng mọi chuyện đều có thể xảy ra trong một tích tắc.

p1010079500.jpg


Vỉa hè không đủ rộng cho đội nhạc, Ảnh Website Tiểu học Bà Triệu

Chặn đường phố để cô trò... múa hát

Ngày 8/4/2010, phóng viên có ghi lại được cảnh cô trò Trường tiểu học Bà Triệu tổ chức Lễ chào mừng 1000 năm Thăng Long. Sân khấu và nơi thầy cô và đại biểu được bố trí trên vỉa hè, còn toàn bộ học sinh ngồi dưới... lòng đường. Hai đầu tuyến phố được công an chặn đường bảo vệ.

Buổi lễ được diễn ra, chương trình tối giản tuyệt đối ngắn gọn với màn phát biểu, văn nghệ chào mừng và trao giải thưởng cho các học sinh có thành tích. Sau màn múa tập thể... tại chỗ, học sinh nhanh chóng được giải tán để trả đường phố cho người đi đường.

Nhìn cảnh đó, người viết bài không khỏi cám cảnh thương các cháu. Niềm vui tuổi thơ hầu như bị "cắt gọt " tuyệt đối, làm sao những kí ức đẹp đẽ được chắp cánh từ những 'ngày hội' vội vã như thế.

tieuhocbatrieu500.jpg


Ảnh Website Tiểu học Bà Triệu

Trong buổi lễ, các cháu phát biểu đầy xúc động chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long sắp đến, nhưng trong lịch sử 1000 năm ấy Thăng Long - Hà Nội đã làm những gì để chào mừng các cháu? Hẳn khi định đô ở đất rồng bay nơi đây, Đức Lý Thái Tổ cũng không nghĩ 1000 năm sau, hậu duệ của Người phải xếp hàng tưởng nhớ mình dưới lòng đường như thế.

KTS Trần Huy Ánh hỏi trường học nhà trẻ ở đâu trong quy hoạch Hà Nội 30 - 50 năm nữa. Người viết bài cũng băn khoăn tự hỏi, những nhà quy hoạch đưa ra những ý tưởng thật cao vời, những tòa nhà thật đẹp đẽ, những khu vui chơi sinh thái thật xa xỉ, những khu dịch vụ thật văn minh. Một 'Great Hà Nội' đáng mơ ước trong tương lai.

Nhưng trường học nhà trẻ ở đâu trong cái 'Hà Nội tuyệt diệu' của tưong lai ấy?
 
Không hiểu Hà Nội thì đừng nói chuyện làm Luật Thủ đô

Tác giả: TS Nguyễn Sỹ Phương (CHLB Đức)
Nguồn :Tuanvietnam.net

Nếu cho rằng chủ trương nhà nước phải hướng ưu tiên vào những gì cấp bách và lâu dài nhất, thì cơ sở hạ tầng Hà Nội hiện đang báo động phải là ưu tiên số một, rất cần đến sức lực cả nước. Và nếu phải được bảo đảm bằng văn bản pháp lý đủ mạnh, thì đó mới là đối tượng cần điều chỉnh.


Khác với Luật Thủ đô của 11 nước được chọn làm đối tượng nghiên cứu (xem Báo cáo Luật Thủ đô nước ngoài), dự thảo Luật Thủ đô của ta có thể coi là tập hợp những chọn lọc từ các văn bản riêng rẽ, bao quát phần lớn các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người dân, đến phân định quyền và trách nhiệm của các bộ, chính phủ, UBND t/p trên mọi lĩnh vực, từ xây dựng, đầu tư, hợp tác quốc tế, đến văn hoá, y tế, giáo dục- đào tạo...

Dễ rủi ro lớn về mặt chính sách

Đánh giá Dự thảo này, trước hết phải bắt đầu từ nguồn gốc đẻ ra nó, đường lối chủ trương đối với Hà Nội, thể hiện ở mục 1.2. Mục tiêu ban hành luật, trong Báo cáo đánh giá tác động Dự thảo Luật Thủ đô, đưa ra tới 14 tiêu chí, tất cả đều nhằm xây dựng thủ đô giầu đẹp, văn minh, hiện đại, tiêu biểu cho cả nước.

Từ mục tiêu mong muốn tổng quát đó, mô hình Hà Nội được chọn hoặc đứng hàng đầu, hoặc đóng vai trò trung tâm, từ con người văn minh, thanh lịch, thu hút nhân tài, cho đến mọi lĩnh vực văn hoá khoa học kỹ thuật, mọi ngành nghề kinh tế của một quốc gia, kể cả quốc phòng, ngoại giao.

Trước hết cần khẳng định, bất cứ đường lối chủ trương nào của bất cứ đảng, nhà nước nào trên thế giới cũng đều không phải là chân lý mà chỉ là một phương án lựa chọn. Thước đo lựa chọn chính là lợi ích mà nó kỳ vọng đem lại. Căn cứ khoa học được sử dụng làm cơ sở cũng không ngoài mục đích bảo đảm cho kỳ vọng đó được chắc chắn.

b2.jpg


Dự thảo Luật Thủ đô đều đưa ra các tiêu chí nhằm xây dựng thủ đô giầu đẹp, văn minh,hiện đại, tiêu biểu cho cả nước. Ảnh: my.opera.com

Mục tiêu giàu đẹp, văn minh, hiện đại, tiêu biểu cho cả nước, không chỉ Hà Nội mà bất cứ thành phố nào trên thế giới cũng đều mong muốn. Nhưng TOP các thành phố lớn trên thế giới hiện nay, đạt được đích trên, đều bằng chính sức của họ chứ không phải của cả nước họ. Hà Nội đặt ra mục tiêu đó cho riêng mình là đúng lẽ tự nhiên, nhưng nếu đặt ra cho cả nước, mà không có định lượng, lại được luật hoá cái không định lượng đó, thì sẽ trở thành một vấn đề rủi ro lớn về mặt chính sách.

Trên phương diện quốc gia, Hà Nội dù là thủ đô cũng chỉ là một đơn vị hành chính, phân cấp như bất kỳ đơn vị hành chính tương đương nào khác của cả nước, không phải là một đặc khu như Hồng Kông tách khỏi đại lục. Phát triển nó phải đặt trong phát triển chung của quốc gia, theo nguyên lý cân bằng (không đồng nhất với bình quân), bằng không hậu hoạ sẽ ngược lại.
Từ khi Hà Nội được mở rộng đột ngột, nay lại thêm chủ trương xây dựng Thủ đô trở thành hàng đầu, trung tâm, bằng sức mạnh tổng hợp của cả nước, sẽ càng làm cho khoảng chênh lệch trên thêm xa, động lực chuyển dịch kinh tế và dân số về Hà Nội càng mạnh hơn nữa, khủng hoảng quá tải hạ tầng sẽ càng thêm trầm trọng.

Có thể hình dung quy mô khủng hoảng, nếu tưởng tượng Hà Nội bỗng biến thành Tokyo, Pari, Washington DC, trong khi các tỉnh thành còn lại vẫn là Việt Nam chứ không phải Nhật, Pháp, hay Mỹ, sẽ thấy ngay vấn đề. Khi đó, sẽ không có một giải pháp nào ngăn cản nổi cả nước di dân tràn ngập Thủ đô, ngoài việc phong toả địa giới Hà Nội, như Hồng Kông dựng biên giới đối với lục điạ, nếu không, dù hạ tầng vững như 3 thành phố trên vẫn bị quá tải, tê liệt.

Nguy cơ bất ổn bởi chênh lệch giàu nghèo

Ở các nước đã phát triển, các tỉnh thành tự mình phát triển; ưu tiên đầu tư quốc gia nhắm vào những nơi thấp kém chứ không phải ngược lại, giải thích tại sao nước họ cân bằng, không tạo ra chênh lệch điạ kinh tế quá mức, hay đột ngột; người dân sống ở đâu cũng được cả, phân bố cân đối.

Để có được vị trí vai trò thủ đô, họ cũng mở rộng điạ lý, chẳng hạn Đức sát nhập cả một Tiểu bang Brandenburg vào Thủ Đô Berlin được khởi đầu từ việc điều chỉnh Hiến Pháp Liên bang năm 1995, đến nay đã 15 năm, vẫn còn nguyên chính quyền độc lập của hai Tiểu bang, phối hợp với nhau, theo hiệp định ký kết giữa 2 bên, không liên quan mấy đến Liên bang.

Họ cũng không lựa chọn phương án đột ngột như ta, nhập Hà Tây ngay lập tức vào Hà Nội, và Hiến Pháp Berlin năm 1995, sửa đổi năm 2006 cũng không hề đặt ra một chủ trương tập trung cả nước xây dựng thủ đô giàu đẹp, tiêu biểu, hàng đầu, trung tâm kiểu như ta.

b23.jpg


Những em bé Hà Tây nay thành công dân Hà Nội. Ảnh: vietnam.vnanet.vn

Chỉ nói riêng về mục tiêu giàu đẹp, Berlin hiện có số lượng người hưởng trợ cấp xã hội đứng đầu tổng số 16 tiểu bang Đức, nói cách khác, Berlin nghèo bậc nhất, nhưng chưa có bất kỳ ý kiến nào cho rằng Berlin không xứng đáng là thủ đô. Tuy nhiên chủ trương họ cũng chỉ là một trong vô vàn phương án lựa chọn.

Nếu quả thực nước ta phải chọn phương án phát triển Hà Nội với mục tiêu giàu đẹp, văn minh, hiện đại, tiêu biểu cho cả nước và luật hoá nó, thì cần phải định lượng các mục tiêu đó thành chuẩn mực có thể đo lường được, trên cơ sở so sánh, cân đối với các đơn vị hành chính tương đương khác.
Xây dựng kinh tế thị trường, nước ta đã dần nhận rõ bức xúc và nguy cơ bất ổn bởi chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp thu nhập, nhưng lại chưa đặt ra đúng mức giữa các vùng, mà bất ổn một khi xảy ra, còn ghê gớm hơn nhiều. Có thể nhìn vào bất ổn Thái Lan hiện nay, dù gây ra bởi lực lượng chính trị nào, thì người ta cũng dễ dàng nhận thấy nguồn gốc kinh tế của nó với chỉ số Gini đặc trưng cho chênh lệch giàu nghèo (dao động từ 0 đến 1), đặc biệt giữa Bangkok và phần đất nước còn lại, ở mức báo động 43,2% - đứng hàng đầu Đông Nam Á.

Việt Nam cách đây 8 năm đã ở mức 37,8%. Trước mắt, nếu cho rằng chủ trương nhà nước phải hướng ưu tiên vào những gì cấp bách và lâu dài nhất, thì cơ sở hạ tầng Hà Nội hiện đang báo động phải là ưu tiên số một, rất cần đến sức lực cả nứơc. Và nếu phải được bảo đảm bằng văn bản pháp lý đủ mạnh, thì đó mới là đối tượng cần điều chỉnh.

Chừng nào chưa thể bắt đầu, chừng đó không nên tăng tốc đầu tư phát triển tổng thể Hà Nội, như mục tiêu Dự thảo đặt ra, nhất là xây dựng cao ốc, trung tâm mua sắm, các công trình du lịch, luôn thu hút chuyển dịch dân số cơ học.
 
Phong thủy trong quy hoạch Thủ đô: Thăng Long hay "Ẩn Long"?


Đỉnh Ba Vì là nơi tỏa khí thì chân Ba Vì không thể là nơi thụ khí. Đó là "góc chết" của vòng tròn vận khí. Đặt Trung tâm hành chính Quốc gia ở chân núi Ba Vì là ta xây một "Ẩn Long", không còn là một Thăng Long nữa.

Cách đây không lâu, ngày 15/12/2009, lần đầu tiên tại Hà Nội, Hội thảo "Tính khoa học của phong thủy trong kiến trúc và xây dựng" do Trung tâm Lý học Đông phương thuộc Trung ương Hội nghiên cứu khoa học Đông Nam Á tổ chức đã diễn ra sôi động; thu được kết quả rất đáng ghi nhận.

Muốn hạnh phúc ấm êm

Lần đầu tiên trước đông đảo người nghe, các chuyên gia đã phân tích mối quan hệ tương tác giữa con người với thiên nhiên, nêu rõ để có một cuộc sống gia đình hạnh phúc êm ấm, thì gia chủ phải biết chọn hướng nhà, mở ngõ, trổ cửa, phải biết đón ngọn gió lành, hứng dòng nước trong...

Cũng như xây dựng một đô thị, một vùng dân cư, các nhà quy hoạch phải biết xác định các địa điểm công năng hợp với thiên nhiên, khí hậu, địa hình địa chất và thủy văn, đảm bảo cho đô thị phát triển bền vững và trường tồn. Hội thảo đã được chuẩn bị công phu, tuy chưa bàn hết mọi điều cần thiết nhất, nhưng đã giúp ta hiểu về cấu trúc phong thủy tựa Núi nhìn Sôngvà Rồng cuộn Hổ chầu, một cơ sở khoa học mà Đức Lý Thái Tổ đã viết ra trong bản Thiên Đô Chiếu 1000 năm trước.

Sau 1000 năm, Thủ đô Hà Nội đã có rất nhiều thay đổi, ảnh hưởng không nhỏ tới cấu trúc phong thủy, trong đó thay đổi lớn nhất là là dân số đã phát triển lên gấp trên 10 lần năm 1010. Đất chật người đông là một vấn nạn rất lớn khiến chúng ta phải chật vật xoay xở khéo ăn thì no, khéo co thì ấm.

Thay đổi tiếp theo là hệ thống đê điều dài 1600 km đã ngăn sông Hồng đưa phù sa bồi đắp làm mầu mỡ đồng bằng Bắc Bộ sau mỗi mùa nước lên, khiến cho vựa lúa sông Hồng ngày nay trở nên nghèo kiệt, sụt lún, đáy con sông mỗi năm một nâng cao, nên mùa mưa thì nước lũ như sắp tràn mặt đê và luôn luôn đe dọa vỡ đê, còn mùa khô thì dòng sông bị cạn kiệt, trơ đáy, nạn hạn hán đe dọa mùa màng, đời sống dân cư hàng ngày.

Phong là gió, thủy là nước. Dòng nước trong và ngọn gió lành là hai yếu tố thiên nhiên quan trọng mà con người muốn sống tốt, muốn phát triển tốt phải biết tôn trọng và gìn giữ. Đó là chưa nói đến vấn nạn lớn nhất mà cả nhân loại đang bị uy hiếp là biến đổi khí hậu sẽ đưa đến những tai họa đột ngột ngoài sự dự báo thông thường của con người như động đất, núi lửa, sóng thần, lũ quét, mưa bụi mang khí độc hại dẫn tới hủy diệt...

Thủ đô hôm nay đã mở rộng tới 3344 km2 là một thuận lợi rất lớn và cũng đặt ra nhiều thử thách mà các nhà quy hoạch phải biết vận dụng sự hiểu biết rất tổng hợp để hoạch định bức tranh đô thị trong tương lai.

Thụ khí và tỏa khí

minhhoa.jpg


Năm 2000, Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương (1927-2003) đã hoàn thành công trình nghiên cứu đồ sộ dùng khoa học hiện đại phương Tây là Toán học và Vật lý lý thuyết, để lý giải triết học cổ Đông phương, trong đó ông đặc biệt coi trọng cơ sở Kinh dịch cổ và Lý thuyết Tập mờ của nhà toán học người Mỹ L.A.Zadeh mới xuất hiện năm 1965.

GS Hoàng Phương cũng là một tín đồ trung thành với lý thuyết tương đối của Albert Einstein. Một trong những đóng góp lớn của GS là ông đã dùng lý thuyết Y học Đông phương để "giải phẫu" một cơ thể người, khẳng định con người là một vũ trụ thu nhỏ. Trên cơ sở đó, ông lý giải một quốc gia, hay một đô thị, cũng giống như một cơ thể người. Cơ thể đó cần có một cái đầu chứa bộ não thông minh, một bộ khung xương vững vàng, các khớp xương linh hoạt, một hệ tuần hoàn lưu thông máu để nuôi mọi bộ phận trên cơ thể.

Trong suốt 700 năm của ba triều đại Lý, Trần, Lê, dân số rất ít nên Thăng Long gần như không thay đổi. Hoàng thành nhỏ hẹp ở phía Nam Hồ Tây, quân lính bảo vệ kinh thành đồn trú ở phường Nhật Chiêu phía Bắc Hồ Tây, án ngữ toàn bộ sông Hồng và ngã sông Đuống.

Nằm giữa hai bộ phận trên là "não thủy" Hồ Tây. Nơi đó cách đỉnh Ba Vì 26 km theo đường chim bay. Nếu đỉnh Ba Vì là nơi "tỏa khi", thì vùng này là nợi "thụ khí". Hồ Tây là nơi tạo nên niềm kiêu hãnh của văn hóa Thăng Long, nơi có huyệt đạo quốc gia, nơi lui tới của anh hùng hào kiệt, nơi tập trung các phường hội thủ công buôn bán.

Đặc biệt góc Tây Nam là Bến Hồng Tân (Chợ Bưởi ngày nay ) là Ngã ba Tam hợp, nơi sông Tô Lịch gặp sông Thiên Phù nối với Hồ Tây qua phường Hồ Khẩu, có thuyền buôn trong nước ngoài nước ra vào tấp nập. Các làng quanh Hồ Tây xưa đều được gọi là "phường" và sông Thiên Phù (Trời giúp) làng Bái Ân và Đình, Chùa Bái Ân (nơi Vua tôi xưa đến làm lễ tạ ơn trời đất)

Từ đầu thế kỷ 19, Kinh đô chuyển vào Huế, thành phố Hà Nội đô thị hành chính phục vụ Chính quyền bảo hộ xuất hiện. Sông Tô Lịch bị lấp, Ngã ba Tam hợp bị xóa, Trung tâm thương mại chuyển sang phía Đông Nam thành phố. Hồ Lục Thủy, nơi thủy binh tập trận thời Lê Trịnh trở thành Hồ Hoàn Kiếm, còn Hồ Tây và các phường hội quanh hồ trở thành làng xã của huyện ngoại thành Từ Liêm. Quy hoạch cũ của người Pháp có lúc vẽ Hồ Tây là một "Đại công viên", nhưng có lẽ vì thiếu ngân sách, ý tưởng đó mới chỉ dừng lại trên bản vẽ.

Từ khi Hà Nội là Thủ đô của nước Việt Nam dân chủ công hòa (năm 1945) cho đến nay, Hà Nội xinh đẹp khi xưa bị phá nát từng ngày. Hà Nội - "thành phố trong sông" ngày càng chật chội, tù túng. Người Hà Nội sống khép mình, không dám nghĩ, không dám làm và không sao thoát ra khỏi tâm lý tự ty, mặc cảm. Từ ngày Quốc hội thông qua nghị quyết mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, các nhà quy hoạch, các nhà chiến lược bị ngợp trước cánh cửa đã mở rộng và không ý thức được bước đi của mình phải từ đâu đến đâu?

"Ẩn Long" hay Thăng Long?

Qua bốn lần báo cáo, bản vẽ ngày càng nhiều, thuyết minh ngày càng dài, Video clip hiện lên một đô thị lõi và 5 đô thị vệ tinh lộng lẫy rực rỡ ánh đèn, ở đâu cũng thấy nhà cao tầng, ở đâu cũng có đường giao thông trên cao bay lượn như những con Rồng khổng lồ. Xem xong, đọc xong những sản phẩm đó, người có ý thức không thể không đặt ra câu hỏi:

1- Hoàng thành Hà Nội ở đâu? Hoàng thành là nơi Vua ở, là bộ mặt của đất nước, là nơi phát ra "Lệnh Trời". Ngày nay không có Vua nhưng vẫn có những người cầm đầu đất nước. Ta gọi đó là trung tâm chính trị hay trung tâm hành chính quốc gia đều được. Nhưng phải là nơi thể hiện bộ mặt của Thủ đô, nơi linh thiêng, ổn định, trường tồn. Để đảm bảo vị thế của dân tộc với bên ngoài, lòng tin của nhân dân và biểu tượng trường tồn của đất nước, Thủ đô của quốc gia nào cũng cần phải có Hoàng thành xứng đáng.

Năm 1945 đến nay, Hoàng thành ở tạm tòa nhà Phủ toàn quyền Đông Dương và các nhà phụ kế bên. Đã đến lúc dứt khoát Thủ đô ta phải có một Hoàng thành hoàn chỉnh, thể hiện rõ tư thế, bộ mặt của đất nước.

Không thể tiếp tục tình trạng trước kia ở trong phố cũ là tạm, nay đưa một phần ra Mỹ Đình cũng tạm, để tương lai rất xa sau này sẽ chui vào chân núi Ba Vì? Đỉnh Ba Vì là nơi tỏa khí thì chân Ba Vì không thể là nơi thụ khí. Đó là "góc chết" của vòng tròn vận khí, đặt Trung tâm hành chính Quốc gia ở chân núi Ba Vì là ta xây một "Ẩn Long" không còn là một Thăng Long nữa.

Theo các chuyên gia về phong thủy kiến trúc, chọn đất xây dựng Hoàng thành cần xem xét một trong 2 khả năng:

- Chọn nơi thụ khí linh thiêng nhất là Tây Hồ Tây. Hồ Tây hiện nay chỉ còn Tây Hồ Tây thuộc phường Xuân La, nhưng Hà Nội đã duyệt chỗ đó cho khu đô thị mới 210 ha gồm trung tâm thương mại, tài chính, khách sạn, biệt thư do Hàn Quốc đầu tư. Đó là nơi duy nhất còn lại của "não thủy". Bởi vậy dù ai là chủ đầu tư cũng không bao giờ được biến nơi đây thành nơi buôn bán lừa lọc để kiếm lợi. Hơn nữa, về quy hoạch không nên là bàn cờ ô vuông như đã duyệt. Đất nước sẽ thịnh hay suy chính là việc nhìn nhận cho đúng vùng đất này.

- Chọn nơi ổn định địa tầng không bị sụt lún, đảm bảo trường tồn vĩnh cửu là vùng huyện Quốc Oai, bên bờ sông Đáy. Muốn vùng này có khả năng "thụ khí" tốt, dứt khoát phải cải tạo đập Phùng và khơi lại sông Đáy để đưa được nước sông Hồng vào sông Đáy và làm mát vùng đất này.

2 -Trục Thăng Long đi từ đâu đến đâu? Theo sơ đồ PPJ đưa ra thì Trục Thăng Long đi qua Phủ Tây Hồ, tức là trên đường 21 độ Vĩ Bắc, 3' cộng trừ 30''. Nhưng báo cáo lần 4 nói nhiều tới Trục Thăng Long kéo dài đường Hoàng Quốc Việt tới chân núi Ba Vì. Trục này sẽ có giao thông bộ, giao thông ngầm, giao thông trên cao và rất nhiều nội dung phong phú khác.

Dư luận đang xôn xao muốn biết đề xuất này xuất phát từ nhu cầu nào? Lưu lượng giao thông sẽ là bao nhiêu? Trục Thăng Long nối Ba Vì với trung tâm thành phố, vậy "trung tâm" sẽ là dốc Chợ Bưởi hay còn đi tiếp đến làng Yên Thái? Phải chăng ý đề xuất trên còn quá sơ sài và khiên cưỡng, nhưng lại được dự định bắt đầu khởi công từ năm 2011.

Đề xuất này có thể sẽ biến con đường rất tốn kém này thành "con đường chết" vì sẽ không ai có nhu cầu đi 30 km từ Ba Vì đến mua một bó hoa ở Chợ Bưởi và nhìn sông Tô Lịch bị chặt cụt ở đầu đường Hoàng Quốc Việt một lát rồi quay về.

Nếu các tác giả muốn có một đề xuất hoàn chỉnh nối sông Tô Lịch, sông Nhuệ với Hồ Tây, tái tạo một ngã ba Tam hợp đô hội sầm uất như khi xưa thì phải có một phương án nghiên cứu tổng hợp và khái quát sơ bộ. Còn hiện nay, bỗng dưng chúng ta bàn đến việc năm 2011 khởi công Trục Thăng Long để nối văn hóa Thăng Long với văn hóa Xứ Đoài, nghe ra hơi hấp tấp và khập khiễng.

Dư luận cũng cho rằng nếu các tác giả đồ án muốn coi đây là một "Trục tâm linh" thì cần xem xét lại, vì "Trục tâm linh" là trục không gian được nối bằng đường đi xoáy trôn ốc và phải dịch lên hướng Bắc 1 km nữa, vì đó mới là Đại Minh Đường. Khi nói đến tâm linh, người ta kiêng một đường thẳng tắp đi đến một địa điểm giống như một mũi tên xuyên thẳng vào tim, mà cần phải tạo nên đường chéo, đường xoáy trôn ốc hoặc dùng biện pháp "yếm cảnh" (trốn) và "chướng cảnh" (che chắn)

3-Bảo tồn đô thị lõi. Đô thị lõi của Hà Nội nên hiểu gồm 2 khu vực: Khu vực bên trong vành đai 1 là khu Hà Nội cũ của người Pháp để lại và khu vực mở rộng ra tới đường vành đai 3 là khu mới hình thành 30 năm qua.

Khu vực bên trong vành đai 1 sẽ "bảo tồn" ra sao nếu Hà Nội vẫn tiếp tục cho xóa kiến trúc thấp tầng để xây dựng trung tâm thương mại và khách sạn cao tầng? Để thu hút ngày càng nhiều người đến chen chúc kinh doanh buôn bán? Để diện mạo Hà Nội không ngừng thay đổi, càng thêm tắc nghẽn giao thông, càng thêm ngột ngạt? Hơn nữa, để hiểu đúng nghĩa "bảo tồn" thì không chỉ cần bảo tồn công trình kiến trúc mà còn rất cần bảo tồn giá trị văn hóa, bảo tồn "thần thái" của Hà Nội thanh lịch.

Nguồn :Tuanvietnam.net
-------------------------------------

Một bài viết rất có giá trị. Tôi đọc xong như đuợc người mở cho con mắt mình vậy !

Cảm ơn tác giả KTS Trần Thanh Vân !
 
Quanh Hồ Gươm chỉ nên bớt, không thêm bất cứ gì



Ở khu vực này tốt nhất là bớt đi chứ không thêm bất cứ gì. Tuy vậy, giá trị đất đai ở đây không bao giờ làm nguội ý chí kinh doanh, vậy làm sao để hài hoà lợi ích.

LTS: Ngay sau khi đăng bài viết "Quy hoạch Hà Nội như vậy: Lo quá" của KTS Quy hoạch Lê Mạnh Cường, bàn về quy hoach Hà Nội, đặc biệt là khu vực Hồ Gươm, đã có nhiều ý kiến của các KTS, các chuyên gia, các nhà chuyên môn. Tuần Việt Nam chúng tôi xin trân trọng đăng bài trả lời phỏng vấn của KTS Trần Huy Ánh về vấn đề này.

Đo đạc vận dụng linh hoạt, sẽ có nhiều khái niệm mới (!)

- Ông bình luận thế nào về công văn mới nhất của UBND TP Hà Nội đồng ý về mặt nguyên tắc để Tổng Công ty Thiết bị điện Việt Nam nghiên cứu, lập Dự án Trung tâm thương mại, khách sạn, văn phòng cao 8 tầng cạnh Hồ Gươm?


ResizedImage213153-11531-Tran-Huy-anh.jpg
KTS Trần Huy Ánh - Hội viên Hội KTS VN

Việc giao Chủ sử dụng khu đất nghiên cứu lập dự án là quyền của TP, còn bình luận thì phải biết dự án có nội dung như thế nào thì mới có ý kiến. Giá như là TP cho phép họ làm gì, Chủ sử dụng đất lập dự án có quy mô hình thức ra sao và được công bố công khai từng giai đoạn thì có lẽ cư dân TP có cảm giác được tôn trọng và tham gia chân tình hơn, văn hoá cư xử với nhau vậy cũng đẹp hơn.

- Theo quy hoạch chi tiết khu vực Hồ Gươm và vùng phụ cận TP Hà Nội kèm theo Quyết định số 448/BXD-

KTQH ngày 3-8-1996 của Bộ Xây Dựng, đối với các công trình tại các lô đất tiếp giáp bên bờ hồ Hoàn Kiếm, chiều cao tối đa không vượt quá 16m. Chiếu theo quy hoạch này, việc xây dựng công trình cao 8 tầng có vi phạm gì không?

Đơn vị đo đạc của Việt Nam thống nhất là mét (m) hay bằng tầng cao thì ông Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội (QHKT) có trách nhiệm tham mưu với lãnh đạo TP, trả lời công khai với cư dân. Tôi đã từng thấy ở nơi khác có bản vẽ 1 tầng nhà cao 7m, bằng chiều cao thông thường của 2 tầng nhà. Nếu đơn vị đo đạc vận dụng linh động thì ngày nào đó chúng ta sẽ có nhiều khái niệm mới. Tỷ như nước đo bằng cân (kg) hay đo khoảng cách từ nhà mình lên Hồ Gươm dài bằng "mấy con dao quăng"(!)

Tôi không rõ có cái bản Quy hoạch (QH) mới nào thay thế QH 448 / BXD-KTQH chưa. Nếu có cái gì đã thay thì Sở QHKT hay TP thông báo công khai cũng không có gì khó. Còn nếu QH 448 vẫn còn giá trị thì họ xây 8 tầng cao 16 m cũng được, nếu họ chôn ngầm chỉ nhô cao lên khỏi mặt vỉa hè 16 mét thì cũng là hợp với QH, hoặc có thể mỗi tầng cao 2 mét thì cũng là một giải pháp mới lạ, tài tình.

TTDC-24anh-1.jpg
Phương án KTS Hoàng Thúc Hào chủ trì – Giải nhì cuộc thi “Quy hoạch Hồ Gươm….”, dành không gian trống tiếp cận với mặt nước Hồ Gươm. Bên cạnh là P/A dự thi do KTS Ngô Huy Giao chủ trì


Tốt nhất là bớt đi, không thêm bất cứ gì


- Nếu dự án được triển khai trên thực tế, điều này có ảnh hưởng gì đến cảnh quan, môi trường cũng như các yếu tố phát sinh khác?

Hồ Gươm vốn là một cái ao lớn hồn nhiên, các nhà QH tài hoa ngưòi Pháp đã gọt rũa cảnh quan đô thị theo phong cách Châu Âu đạt đến sự hoàn chỉnh trong suốt 50 năm. Giờ đây quanh Hồ Gươm có nhiều công trình cao tầng, phần lớn làm hỏng dần cái cấu trúc không gian kiến trúc quy hoạch khá mẫu mực của Hà Nội.

Ngoài công trình Thành ủy- vốn là biệt thự Pháp cũ kết hợp với công trình xây mới vừa phải thì Cung Thiếu nhi lại là một tác phẩm kiến trúc có giá trị đặc biệt. Nó đẹp vì tỷ lệ, ngôn ngữ mới mẻ, không gian sang trọng với cây xanh sân vườn diện tích lớn. Nó đẹp vì ra đời trong khó khăn nhưng cả TP đã chắt chiu dồn lực làm ra nơi vui chơi cho thiếu nhi, đạt cả giá trị vật chất lẫn tinh thần.

Nhưng những tác phẩm kiến trúc là niềm mong mỏi, tự hào của cư dân Thủ đô như công trình này gần đây hiếm quá. Còn tất cả các công trình mới xây như trụ sở UBND, Bách hoá tổng hợp, toà nhà Bảo Việt...lại phá vỡ không gian kiến trúc đã được bàn luận nhiều.

Ở khu vực này tốt nhất là bớt đi chứ không thêm bất cứ gì. Tuy vậy, giá trị đất đai ở đây không bao giờ làm nguội ý chí kinh doanh, vậy làm sao để hài hoà lợi ích.

Theo TS Phạm Sĩ Liêm, nên mở rộng cơ quan TP tại đây và theo tôi, nhân tiện tăng diện tích quảng trường, cây xanh. Như vậy TP phải đền bù, hoán đổi đất đai chỗ khác có giá trị tương xứng như đã từng làm (vườn hoa trước Nhà Hát Lớn hay KS trong Công viên Thống nhất)

- Ở góc độ chuyên gia, ông đánh giá như thế nào về mật độ cũng như tỷ lệ xây dựng các công trình gần Hồ Gươm?


Tôi chỉ là công dân Hà Nội, tốt nghiệp Đại học Kiến trúc và hoạt động trong lĩnh vực này...Có nhiều vị xứng đáng hơn, như hai ông Giám đốc và Phó GĐ Sở QHKT - họ đều là Tiến sĩ KTS, không những học cao mà thực tế nghiên cứu thiết kế nhiều, họ đánh giá chắc là sâu sắc hơn, xứng đáng với học vị và chức vị của mình.


TTDC-24anh-2.jpg
Khu La Défense – Paris. Bên dưới quảng trường rộng mênh mông ngút mắt là các trung tâm thương mại khổng lồ , các ga ngầm nhiều tầng kết nối các tuyến metro như mạng nhện dưói mặt đất Paris

- Sự ra đời của Trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê tại khu đất của ngành điện lực sẽ gây áp lực lớn đến giao thông chung quanh khu vực Hồ Gươm? hiện các bộ phận liên quan đến kiến trúc, quy hoạch đô thị đã có ý kiến tham vấn cho UBND TP Hà Nội về việc triển khai dự án?


Nếu như dự án đào một cái hố rộng 10.000m2, sâu 50m, với 15 tầng hầm, trong đó 5 tầng dành cho ga metro (vốn đang là bế tắc của QH ga metro tại khu vực quanh Hồ Gươm), 5 tầng làm nơi cất ô tô xe máy, 5 tầng làm trung tâm thương mại ...còn trên mặt đất thì là quảng trường, thảm cỏ, nơi vui chơi công cộng (như mô hình khu La Défense- Paris) thì không gây áp lực giao thông chút nào mà còn giảm đáng kể nạn tắc đường, thiếu chỗ đỗ xe…

Ngành điện thiếu gì tiền, biết đâu họ làm cho cư dân Hà Nội “choáng váng” với dự án vĩ đại, hết lòng vì Thủ đô thân yêu thì sao.

Hồ Gươm luôn là tâm điểm tranh luận mỗi khi có dự án xây dựng mới chung quanh. Tính phức tạp của nó xuất hiện gay gắt từ 1990- thời mới mở cửa, vậy nên Bộ Xây dựng phải vào cuộc với kết quả ra đời bản QH 448/BXD-KTQH. Cơ quan tham mưu của TP thì đã có Sở QHKT, nhưng trong thời điểm này thì Hà Nội đang tiến hành lập QH chung đến 2030 tầm nhìn 2050. Chưa rõ là bản QH này có ảnh hưởng gì đến QH quận Hoàn Kiếm, Hồ Gươm đã duyệt không. Cái này nhà báo nên hỏi Sở QHKT Hà Nội hay Bộ Xây Dựng thì có câu trả lời chắc chắn hơn.

Cá nhân tôi thì cảm kích trước việc làm thực tế của ông Chủ tịch TP- đã chỉ đạo những việc xứng đáng với sứ mệnh của ngưòi KTS khi xử lý cái vườn hoa trước Nhà Hát Lớn, Chợ 19-12, sân Con Voi- KTT Trung Tự, hay không cho xây KS trong công viên...Nhiều năm nay Hà Nội mới có một KTS như vậy. Nhiều KTS nổi tiếng của Đan Mạch, Na Uy, Bỉ đồng cảm với tôi và họ đã từng ngợi ca việc làm này trên các diễn đàn hay báo chí...Chính vì vậy tôi rất hy vọng ông thể hiện bản lĩnh, tài năng của mình khi quyết định nên làm gì, không nên làm gì quanh Hồ Gươm.


Tuanvietnam.net
 
Trục Thăng Long khó là Champs-Élysées Hà Nội

- Paris danh tiếng là hình mẫu cho nhiều đô thị đang phát triển nhưng không thể kể hết tên các đô thị vẫn ôm mộng trong lam lũ nhiều chục năm nay. Có nhìn ở tầm xa mấy cũng không dễ gì đem Champs - Élysées về Hà Nội, vì nó ở tận Paris...
https://dantri.com.vn/c20/s20-391449/Cach-nhin-moi-tu-de-xuat-lam-truc-Thang-Long.htmhttps://dantri.com.vn/c20/s20-391037/Hoi-khoa-hoc-Lich-su-de-nghi-bo-truc-Thang-Long.htm
Trong chương trình đối thoại trực tiếp trên VTV1 sáng 24/4, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn cho biết, chỉ ít ngày triển lãm đồ án Quy hoạch chung Hà Nội đã có gần 1.000 ý kiến đóng góp về các vấn đề liên quan như xây dựng thành phố bên sông Hồng, giãn dân nội thành, trục Thăng Long... chứng tỏ sự quan tâm của dư luận.

Bộ Xây dựng đã chỉ đạo tập hợp các ý kiến xây để các đơn vị thực hiện tiếp tục hoàn thiện đồ án trước khi trình Quốc hội. Quanh nội dung “trục Thăng Long”, Dân trí tiếp tục ghi nhận một ý kiến biện giải của KTS Nguyễn Quang Minh về “trục đường hình mũi tên” đã gây nhiều tranh luận.

Bất lợi từ mô hình trục “mũi tên”?



thanh%20nha%20Ho.jpg


Thành nhà Hồ, dấu tích trục đường Bắc Nam xuyên qua thành nối với đàn tế Nam Giao.


Xưa có người muốn hại nhà Hồ nên hiến kế làm trục đường thẳng chạy xuyên trục Bắc Nam của thành vươn đến tận chân núi, nơi dựng đàn tế Nam Giao của triều Hồ - con đường ấy tạo thành mũi tên bắn thẳng vào thành Tây Đô, góp phần làm nhà Hồ nhanh lụn bại.

Thực hư còn bàn nhưng ở ta thời nào cũng vậy, ai có tậu đất mua nhà thì đều tránh vị trí có con đường cái ngõ đâm thẳng vào giữa cửa.

Tại Paris, trục đường Champs-Élysées nổi tiếng rộng cả trăm mét, dài gần 2km chạy từ Concorde đến Khải Hoàn Môn, nối tiếp hơn 4km nữa bởi đại lộ Charlles de Gaulle, kết thúc ở khu La Défense. Tuy nhiên, đó không chỉ là trục đường thẳng, mà vượt qua 5 quảng trường lớn - nơi hội tụ từ 6 đến 12 đại lộ.

Champs-Élysées xuất hiện từ đầu thế kỷ 17, hình thành trong dự án cải tạo Paris của Haussmann giữa thế kỷ 19 và hoàn thành ở cuối thế kỷ 20.

Trục đường nằm giữa trung tâm thành phố, xuyên qua khu phố cổ tới vùng đô thị hiện đại nhất hành tinh. Các trục đường thẳng ở nhiều thành phố trên thế giới đều có duyên cớ sinh thành và tương quan với thành phố nó đi qua tương tự như Champs-Élysées.



Champs-Élysées ở quá xa!



truc%20TL%20thang%20tap.jpg


Đại lộ Champs-Élysées đi qua 5 quảng trường.

Quốc lộ 5 (Hà Nội - Hải Phòng) khai thông vài năm thì hàng trăm dự án đô thị, khu công nghiệp hai bên đường mọc lên, nối nhau kéo dài vô tận, biến quốc lộ này thành đường phố có chiều dài kỷ lục. Chứng bệnh “Đô thị hoá tự phát theo kiểu vết dầu loang” được định nghĩa như thế.

Đường sinh ra nối Hà Nội với Hoà Lạc năm 2006 tiếp tục được mở rộng để đánh thức một khu vực mấy chục năm ngủ vùi. Đường thì đến nay vẫn ngổn ngang nhưng đô thị 2 bên đường thì đã nối nhau chạy dọc hơn 1/2 tổng chiều dài.

Đường chính lan ra đường nhánh, đường trục Bắc Nam, để ven các đường ấy cũng hàng trăm dự án đô thị, sân golf, nhà vườn khai sinh.

Đường 32 có đoạn nham nhở hàng chục năm nay nhưng hai bên đường từ Sơn Tây đi xuống từ Hoài Đức, đi lên qua Đan Phượng, Phúc Thọ, Thạch Thất cũng đã mấy trăm dự án mà nhiều người đã thuộc nằm lòng.



quy%20hoach%20doc%20Lang%20Hoa%20Lac%201.jpg


Bản đồ hiện trạng các dự án Hà Nội, mật độ dày đặc ven đường Láng - Hoà Lạc, đường 32...

Lại thêm đường Tây Thăng Long nằm giữa sông Hồng với đường 32, mới có trên bản vẽ thôi mà đô thị ven đường đã dày đặc. Căn bệnh lại được gọi tên “Đô thị hoá tự phát giống như vòi bạch tuộc”. Sức sống, mạch máu chính của những vòi bạch tuộc chính là các trục giao thông.

Bản Quy họach chung Hà Nội đang đảm đương nhiệm vụ xắp xếp không gian mới trong khi phải đối mặt với hàng trăm dự án cái thì hung dữ như vòi bạch tuộc, cái thì loang nhanh như vết dầu. Nay lại thêm một trục đường “mũi tên” thọc giữa những trục đường đã có. E rằng “bệnh” cũ chưa chữa xong lại vơ thêm “bệnh” mới.

Paris danh tiếng là hình mẫu cho nhiều đô thị của các quốc gia đang phát triển nhưng không thể kể hết tên các đô thị vẫn ôm cái giấc mộng ấy trong lam lũ nhiều chục năm nay. Có nhìn ở tầm xa mấy cũng không dễ gì đem Champs-Élysées về Hà Nội, vì nó khá xa ở tận Paris.

Theo: KTS Nguyễn Quang Minh
 
Xét từ quan điểm cá nhân nghiên cứu dưới góc độ phong thủy, tôi không tán thành đưa trung tâm hành chính quốc gia vào khu vực Ba Vì.


Hiện nay dư luận đang rất quan tâm đến chuyện đặt trung tâm hành chính quốc gia về chân núi Ba Vì. Từ góc độ khoa học phong thủy, ông có thể nói gì về điều này?


Tôi có đến xem mô hình quy hoạch Hà Nội, theo cảm quan riêng - có thể rất chủ quan, vì tôi không được trực tiếp cung cấp thông tin nào cụ thể - thì với cách đặt trung tâm hành chính ở đó, có thể là người quyết định đặt ở vị trí này có tư duy về phong thủy. Đằng trước có hồ Đồng Mô, đằng sau tựa núi Ba Vì, ở giữa có khoảng đất trống, đặt trung tâm hành chính quốc gia vào đó.

Nhưng tôi e rằng, đó là kiến thức sai. Vì khu vực này khí chất rất hẹp, không đủ tụ khí. Xét từ quan điểm cá nhân nghiên cứu dưới góc độ phong thủy, tôi không tán thành đưa trung tâm hành chính quốc gia vào khu vực này.

Hầu hết các thành phố lớn trên thế giới nằm ở hữu ngạn sông nếu nhìn từ đầu nguồn xuống. Trong lý luận phong thủy của tôi, khí gặp gió thì tán, gặp thủy thì tụ. Trong sự vận động của trái đất ngược chiều kim đồng hồ, thì bên hữu ngạn sông khí tụ, bên tả ngạn thì khí tán.


IMG2355.jpg




Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Ảnh: LAD

Vậy ông có suy nghĩ gì về hướng quy hoạch cho phù hợp với khoa học phong thủy?


Từ thời điểm đặt thành Đại La đến nay đã hơn ngàn năm, khí đã tụ nhiều. Do đó tôi tán thành với quan điểm mở rộng Thủ đô. Nhưng mở như thế nào lại là chuyện khác. Tất nhiên không thể cố chấp là phải dồn mọi thứ vào khu khí tụ. Nguyên tắc căn bản nhất là phải tôn trọng sự hòa nhập với thiên nhiên cao.

Hiện nay nhiều người đòi trung tâm hành chính phải chuyển về gần Hồ Tây. Những người có kiến thức sơ sơ về phong thủy cũng đều biết là nơi gần hồ nước lớn thì đều là nơi tụ khí, âm dương hài hòa. Nhưng vùng đất đó, khí tụ đến đâu thì chưa hẳn là lấy hồ nước đó làm trọng tâm, có thể lùi lại, tiến lên, sang phải trái tùy tính toán cụ thể.


Còn những thảo luận về vấn đề trục Thăng Long - một dự án lớn của Thủ đô, ông có ý kiến như thế nào?


Khí sinh ra sự tương tác của các vật thể. Sự di chuyển vận động trên con đường tạo ra khí. Nếu con đường càng thẳng, luồng xung xát khí càng mạnh. Bởi vậy, trong phong thủy thường kiêng con đường thẳng đâm thẳng vào nhà.

Nếu mình muốn làm con đường thẳng, phải tùy vào con đường đó đâm vào đâu. Xấu tốt là quan niệm của con người, chứ bản thân thiên nhiên không có vấn đề đó. Con đường tạo ra xung xát khí, chưa hẳn là xấu. Phải xem con đường đi vào đâu, nối với cái gì thì trở thành tốt.

Tôi chưa có ý kiến cụ thể về con đường này vì chưa được xem kĩ lưỡng toàn bộ các quy hoạch xung quanh nó, và chưa thật hiểu ý đồ của người vẽ dự án.


Sẵn lòng chia sẻ "Luận tuổi Lạc Việt"

Một câu chuyện khác cũng rất thú vị là, trong dân gian hiện đang phổ biến cách tính tuổi tác để quyết định nhiều việc lớn trong cuộc đời theo phương pháp Âm dương, vậy làm thế nào để xác định được cách tính toán có đúng không?


Tôi cũng trăn trở là nhiều người chỉ học sách và đem ra áp dụng cứng nhắc, có khi đúng khi sai. Nhưng vì họ có tâm, và khách quan, không ảnh hưởng lớn lắm đển quan hệ xã hội.

Song cũng có người dùng điều này để mưu lợi bản thân và dọa dẫm thân chủ, thì rất không tốt.
Tôi mong muốn có những nghiên cứu đích thực và phổ biến để dẹp mê tín dị đoan. Để xem cho chính xác, chẳng hạn chỉ để bốc được một quẻ dịch thì cần những nhà chuyên môn nghiên cứu rất lâu và phải có kinh nghiệm.

Còn những cách tính tuổi vợ chồng lấy nhau có hợp hay không, thì thực ra rất khập khiễng. Tôi có quan điểm là yêu nhau cứ việc lấy. Không có vợ chồng nào khắc nhau cả.

Bằng chứng là tôi đã làm những thống kê tuổi vợ chồng rất là khắc, thậm chí cả tuổi tôi và bà xã tôi, trong sách nói là rất xấu. Nhưng thực tế là nhiều cặp vợ chồng rất giàu có hạnh phúc.

Tôi tìm hiểu ra một phương pháp nữa là luận tuổi Lạc Việt. Xác định rằng đứa con trong gia đình ảnh hưởng đến hạnh phúc như thế nào.

Kết luận của tôi là yêu nhau cứ việc lấy, miễn là sinh tuổi con đừng khắc tuổi mẹ. Nhiều người không biết, cứ kiên quyết là tuổi này không được lấy tuổi kia, gây nên sự chia ly đau lòng cho nam nữ.

Cái lý của việc tính tuổi để kết hôn là gì? Và cái không hợp lý của nó là gì?


Có nhiều phương pháp tính tuổi vợ chồng. Người ta chia tuổi người nam và tuổi người nữ ra 8 cung bát quái. Phối 8 cung lại ra quy ước tốt xấu, tổng cộng 64 trường hợp. Trong trường hợp sự kết hợp ra ô xấu, thì họ đưa ra kết luận là cặp này lấy nhau sẽ xấu.

Phương pháp tính khác là Cao Ly đồ hình, dùng thập thiên can của người nam, phối với 12 địa chi của người nữ, ra 120 trường hợp tuổi nam nữ lấy nhau.

Ngoài ra, còn có cách tính 12 địa chi phối với 12 địa chi, ra 144 trường hợp.

Với dữ kiện ban đầu chỉ có như vậy, thì các kết quả không thể vượt quá con số trên. Nhưng thế giới có ít nhất có 6 tỉ người, tính tối thiểu là có 1,5 tỉ cặp vợ chồng. Nếu cứ tính theo kiểu tốt xấu như các phương pháp trên, thì không lẽ có nửa số vợ chồng lấy nhau phải nghèo hoặc gặp hoạn nạn ngay? Điều này vô lý ngay trên thực tế và dễ dàng thấy sai.


IMG2381.jpg


Nhưng cách tính dân gian lại có một cơ sở trên thuyết Âm Dương ngũ hành như trên vừa nói. Vậy từ đó, tìm ra một phương pháp đúng như thế nào?



Qua tính toán, tôi thấy là tuổi người con út ảnh hưởng rất lớn. Có những cặp vợ chồng lấy nhau, nếu xét tuổi theo phương pháp cũ thì rất xấu, và ngược lại.

Tôi đã ứng dụng luôn để khuyên nam nữ yêu nhau thì cứ lấy, chỉ căn làm sao để có đứa con hợp với tuổi mẹ. Vì người nữ trong thuyết Âm dương ngũ hành, thuộc về âm - âm là sự tăng trưởng, nền tảng gia đình.

Thực tế là cách tính tuổi tác để kết hôn đã gây đau khổ chia rẽ cho nhiều đôi nam nữ. Nó tuy không được nói trên thông tin đại chúng, nhưng lại phổ biến ngấm ngầm nhiều đời nay và rất khó thay đổi.

Cá nhân tôi rất sẵn sàng chia sẻ phương pháp của mình, không cần bản quyền, để giúp mọi người hiểu hơn.


Về mặt lý thuyết, đối với những vấn đề đã tiên tri được, bản thân người nghiên cứu và dự đoán trước được sự việc, có cách gì để thay đổi trong tương lai không?


Điều này rất phức tạp. Chẳng hạn, tôi và 2 người nữa đã dự đoán được cuộc chiến tranh Iraq sẽ xảy ra, nhưng sức mình không thay đổi được. Chỉ trừ phi những điều dự đoán này được nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người có trách nhiệm, thì có thể hành động để hạn chế bớt.
Biết trước là một chuyện, điều kiện tác động lại là chuyện khác.


Nguồn :Tuanvietnam.net
 
Đường Hoàng Hoa Thám là một con đường giao thông được xây dựng trên một đoạn Hoàng thành Thăng Long xưa... Nguyên nhân căn bản là cho đến nay Thủ đô Hà Nội vẫn chưa xây dựng được một qui hoạch khảo cổ học...

LTS: Việc làm đường giao thông ở một đoạn đường Hoàng Hoa Thám đang gây ra những dư luận xã hội khá bức xúc, với nghi vấn đó là di tích Hoàng thành Thăng Long. Để sáng tỏ vấn đề này, mới đây, Tuần Việt Nam đã phỏng vấn GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam.

Tôi khẳng định đây là một đoạn Hoàng thành Thăng Long

Gần đây, một số nhà khoa học đã lên tiếng về đoạn đường Hoàng Hoa Thám khá dài (gần ngã cắt với phố Văn Cao) đang bị đào bới, hình như để làm cầu vượt, và cho rằng đó là di tích Hoàng thành Thăng Long. GS có ý kiến gì về vấn đề này?

GS Phan Huy Lê:- Tôi có theo dõi việc này và đã gần đây có nhận được thư của các cụ lão thành cách mạng, cán bộ và nhân dân phường Thụy Khuê (50 người ký tên) gửi cho cá nhân tôi và Hội Khoa học lịch sử VN "báo động" về việc này, khẩn thiết đề nghị cần bảo tồn di tích thành Thăng Long mà nhân dân địa phương quen gọi là "đường thành".

Ngày 29/4/2010, tôi cùng PGS Tống Trung Tín, Viện trưởng Viện Khảo cổ học, và một số chuyên gia khảo cổ học, sử học, đã đến tận nơi để điều tra, xem xét thực trạng.

anh.jpg


Bản đồ thành Đông Kinh thời Lê Sơ, so sánh với bản đồ Hà Nội ngày nay,
đoạn màu tím chấm đã bị phá hủy


Trước hết tôi khẳng định đường Hoàng Hoa Thám là một con đường giao thông được xây dựng trên một đoạn Hoàng thành Thăng Long xưa. Chỉ cần xem lại bản đồ thành Đông Kinh (tên gọi thành Thăng Long thời Lê sơ) trong tập Bản đồ Hồng Đức vẽ năm 1490 mà hiện nay còn lưu giữ nhiều bản vẽ lại thời cuối Lê đầu Nguyễn, đem đối chiếu với bản đồ Hà Nội hiện nay thì có thể xác định đoạn đường Hoàng Hoa Thám.

Theo bản đồ Hồng Đức thì đoạn Hoàng thành phía bắc giáp sông Tô Lịch, có hai lớp thành. Lớp thành ngoài giáp bờ sông Tô là một vấn đề mà các nhà khoa học còn có ý kiến khác nhau. Có người cho đó là thành Đại La, có người cho đó là đoạn Hoàng thành do vua Tương Dực mở rộng năm Bính Tý (1516).

Còn lớp thành phía trong thì rõ ràng là đoạn Hoàng thành Thăng Long thời Lê sơ và có thể xác định chính là đường Hoàng Hoa Thám hiện nay, từ vườn hoa Bách Thảo đến Bưởi (màu tím liền).
Đoạn bị cắt thẳng theo đường Liễu Giai (màu trắng), qua vết cắt và các di vật, cho thấy phía trên là cát, đất bồi, lớp dưới cùng đã xuất hiện một số di vật thời Nguyễn và Lê, đúng như nhận xét của PGS khảo cổ học Trịnh Sinh.

Nếu tiến hành khai quật theo phương pháp khảo cổ học cho đến hết chân thành, đến lớp sinh thổ thì sẽ cung cấp nhiều cứ liệu có giá trị khoa học cao để góp phần nghiên cứu lịch sử bồi trúc của đoạn thành này, mối quan hệ giữa thành thời Lê sơ với thời Lý, Trần trước đó.

Cho đến nay, giới khoa học còn bàn cãi về phạm vi của Hoàng thành thời Lý, Trần có mở rộng về phía tây như Hoàng thành thời Lê sơ không.

Cũng theo bản đồ Hồng Đức, Hoàng thành thời Lê tiếp tục chạy theo bờ phía đông của sông Tô Lịch cho đến Cầu Giấy rồi chuyển sang hướng đông theo đường La Thành, rồi lại chuyển hướng đông bắc, theo phố Giảng Võ đến khoảng Kim Mã trên phố Nguyễn Thái Học.

Trên bản đồ Hồng Đức, trên đoạn Hoàng thành phía Nam có ghi cửa Bảo Khánh. Địa danh Bảo Khánh còn được lưu giữ qua tên thôn Bảo Khánh, cổng đình Bảo Khánh thuộc trại Giảng Võ, tổng Nội, huyện Vĩnh Thuận thời Nguyễn mà dấu tích vẫn còn ở gần cổng đình Giảng Võ hiện nay.

Khu vực hình gần tam giác giữa phố Kim Mã, đường La Thành và phố Giảng Võ, tức khu Giảng Võ hiện nay, do Lê Thánh Tông mở rộng Hoàng thành năm 1490. Đoạn Hoàng thành từ Bưởi đến Cầu Giấy và từ Cầu Giấy theo đường La Thành đến phố Giảng Võ trùng với La thành và di tích còn khá rõ. Còn đoạn phố Giảng Võ thì di tích vẫn còn, nhất là đoạn đường phố cao cho đến gần phố Cát Linh.

Còn phần Hoàng thành phía Đông, gồm các đoạn Hoàng thành phía bắc, phía đông và phía Nam thể hiện bằng đường màu tím chấm chấm thì đã hoàn toàn bị san bằng và các nhà khoa học phải xác định một các tương đối dựa trên bản đồ cổ kết hợp với nhiều tư liệu khác và một số di tích đền chùa liên quan.


Bai-1-di-tich-tran-duoi-nen-Doan-Mon.jpg


Di tích thời Trần dưới nền Đoan Môn


Phần Hoàng thành phía đông đã hoàn toàn bị san bằng


Vậy là dù vô tình hay hữu ý, chúng ta cũng đã phá hủy một phần không nhỏ của Hoàng thành Thăng Long xưa. Giờ thì đoạn đường Hoàng Hoa Thám chỗ cắt với phố Văn Cao cũng đang "chịu chung số phận"?


GS Phan Huy Lê: - Thành Thăng Long từ thời Lý đã gồm ba vòng thành: vòng ngoài cùng gọi là thành Đại La hay La thành, vòng thành giữa từ thời Lê gọi là Hoàng thành và vòng thành trong cùng thời Lý gọi là Cấm thành hay Cấm trung, thời Lê gọi là Cấm thành hay Cung thành. Cấm thành đã hoàn toàn bị san bằng khi nhà Nguyễn xây dựng tòa thành mới làm trị sở Bắc Thành theo kiểu Vauban mà từ năm 1831 gọi là thành Hà Nội. Qua thời gian, La thành và Hoàng thành Thăng Long chỉ còn lại một số đoạn. Trước hết tôi nói về di tích Hoàng thành Thăng Long.

Nói đến di sản Thăng Long-Hà Nội, chúng ta đã xác định đúng là gồm di sản vật thể và phi vật thể. Về di sản vật thể, những di tích còn lại trên mặt đất không còn bao nhiêu và chúng ta thường quan tâm nặng về các di tích đền, chùa, đình, miếu, quán nghĩa là các di tích tôn giáo, tín ngưỡng. Những di tích này đều trải qua nhiều lần trùng tu và những yếu tố gốc còn giữ lại được phần lớn là từ thời Lê Trung hưng, hầu hết là thời Nguyễn. Dù niên đại của di tích còn lại không sớm lắm nhưng rất quý và cần được bảo tồn nghiêm ngặt, nhất là khi trùng tu phải đặc biệt coi trọng việc giữ gìn các yếu tố gốc như qui định của Luật di sản văn hóa.

Một số di tích kiến trúc cung đình còn lại trên mặt đất rất ít như nền điện Kính Thiên, Đoan Môn... Di tích cổ xưa nhất của thành Thăng Long được bảo tồn trong lòng đất mà thỉnh thoảng được phát hiện ngẫu nhiên qua việc đào móng xây nhà, đào giếng...và đặc biệt qua các cuộc thám sát và khai quật khảo cổ học. Những hố đào thám sát nền Đoan Môn, Hậu Lâu, Cửa Bắc... và tiêu biểu nhất là việc phát lộ khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long ở 18 Hoàng Diệu với diện tích khai quật 19.000 m2, cho thấy trong lòng đất kinh thành Thăng Long, nhất là trong những khu vực quan trọng như Cấm thành, Hoàng thành, còn lưu giữ một kho tàng di tích và di vật phong phú, vô cùng quý giá.


ResizedImage522392-11641-Bai-1-khu-di-tich-18-Hoang-Dieu.jpg


Khu di tích 18 Hoàng Diệu


Coi di tích chỉ là đường giao thông nội đô (!)


Với những đoạn thành đã sử dụng làm đường giao thông, hình như chúng ta chỉ ứng xử như vô vàn những con đường giao thông khác?


Đúng là còn một số đoạn di tích Hoàng thành và La thành Thăng Long thì rất tiếc là gần như bị lãng quên và bị xâm hại.

Trước đây, trong khu Kim Liên, trên giải đất giữa phố Đào Duy Anh và đền Kim Liên có một đoạn La thành của "đường đê La thành" bị cắt ra, còn khá nguyên vẹn. GS Trần Quốc Vương và tôi đã đề nghị bảo tồn, nhưng chẳng được ngành văn hóa quan tâm và nay đã bị san bằng để xây dựng hai tòa nhà cao tầng. Một đoạn đường Hoàng Hoa Thám bị đào gần đây cũng vì người ta coi đây chỉ là đường giao thông nội thành.

Nguyên nhân căn bản là cho đến nay Thủ đô Hà Nội vẫn chưa xây dựng được một qui hoạch khảo cổ học, trên đó chỉ rõ những di tích trên mặt đất cần được bảo tồn, kể cả những di tích đã được xếp hạng và những di tích chưa được nghiên cứu, chưa lập hồ sơ và xếp hạng. Cả những khu vực có khả năng có những di tích trong lòng đất cần quan tâm khi lập qui hoạch xây dựng hay cần thám sát, khai quật khảo cổ học trước khi xây dựng công trình mới.


(Còn nữa)


Nguồn :Tuanvietnam.net
 
Thiếu qui hoạch khảo cổ học, thiếu hiểu biết về lịch sử văn hóa Thăng Long-Hà Nội và có thể do cả thiếu tinh thần trách nhiệm nên người ta đã đối xử với một di tích lịch sử như một con đường giao thông đơn thuần - GS Phan Huy Lê.


Hà Nội "treo" kiến nghị khảo cổ!


Nghĩa là giới khảo cổ đã lên tiếng về sự cần thiết phải quy hoạch khảo cổ học từ rất lâu nhưng vẫn không được Hà Nội chấp nhận?


GS Phan Huy Lê: - Đề xuất này đã được nêu lên từ lâu và đã từng được UBND Hà Nội giao cho Viện Khảo cổ học nghiên cứu như một đề tài khoa học. Đề tài đã được nghiệm thu, nhưng qui hoạch khảo cổ học thì cũng gần như bị lãng quên.

Điều 37, điểm 1 của Luật Di sản được sửa đổi, bổ sung năm 2009, có hiệu lực từ 1-2010, qui định: "Chủ tịch UBND cấp tỉnh tổ chức việc lập qui hoạch khảo cổ học ở địa phương, phê duyệt và công bố qui hoạch sau khi được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch". Điểm 2 qui định tiếp: "Chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng công trình ở địa điểm thuộc qui hoạch khảo cổ học có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện để cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch tiến hành thăm dò, khai quật khảo cổ học trước khi triển khai dự án và thực hiện việc giám sát quá trình cải tạo, xây dựng công trình đó".

Giá như Hà Nội có một qui hoạch khảo cổ học thì chắc chắn không xẩy ra hiện tượng đào phá một đoạn đường Hoàng Hoa Thám vốn là một đoạn Hoàng thành Thăng Long. Thiếu qui hoạch khảo cổ học, thiếu hiểu biết về lịch sử văn hóa Thăng Long-Hà Nội và có thể do cả thiếu tinh thần trách nhiệm nên người ta đã đối xử với một di tích lịch sử như một con đường giao thông đơn thuần.

Vì vậy kiến nghị thứ nhất của tôi là UBND mà cơ quan chức năng là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cần sớm xây dựng Qui hoạch khảo cổ học Hà Nội. Hơn bất cứ một tỉnh, thành phố nào, Hà Nội là Thủ đô, có bề dày lịch sử văn hóa nghìn năm, chưa kể thời tiền Thăng Long hàng mấy thế kỷ trước đó, đặc biệt là khu trung tâm tức khu kinh thành Thăng Long xưa, các loại hình di tích phân bố khá dày đặc trên mặt đất và dưới mặt đất là cả một Thăng Long trong lòng đất, nên việc xây dựng một Qui hoạch khảo cổ học đặt ra rất cấp thiết, bức xúc. Có một Quy hoạch khảo cổ học có chất lượng cao thì công việc qui hoạch, xây dựng sẽ được triển khai một cách chủ động, có kế hoạch trên cơ sở kết hợp giữa bảo tồn và phát triển một cách hài hòa.


ResizedImage513373-11646-Bai-2-ban-do-HN-1831.jpg



Bản đồ Hà Nội năm 1831


Vậy với đoạn đường Hoàng Hoa Thám đã bị đào bới, nhiều đoạn xuống rất sâu, thì sao, thưa GS? Ta có thể làm gì để "chữa cháy" bây giờ?


GS Phan Huy Lê: - Đối với đoạn bi đào trên đường Hoàng Hoa Thám, tôi kiến nghị cần xử lý theo đúng Luật Di sản văn hóa. Điều 32, điểm 3 qui định: "Trong quá trình cải tạo xây dựng công trình mà thấy có khả năng có di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hoặc phát hiện được di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thì chủ dự án phải tạm ngừng thi công và thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch. Khi nhận được thông báo, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch phải có biện pháp lý kịp thời để bảo đảm tiến độ xây dựng. Trường hợp xét thấy cần đình chỉ xây dựng công trình tại địa điểm đó để bảo vệ di tích thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch phải báo cáo lên cơ quan cấp trên có thẩm quyền quyết định".

Vì chưa xếp hạng, chưa có qui hoạch khảo cổ học nên việc đào phá đoạn đường Hoàng Hoa Thám không thể nói là đã phạm luật. Nhưng khi đã phát hiện di tích, di vật và đã được báo chí, một số nhà khoa học nêu lên mà chủ dự án không tạm dừng thi công để thông báo cho cơ quan có thẩm quyền xem xét là vi phạm Luật Di sản văn hóa.

Đối với đoạn Hoàng thành còn lại đến nay, theo tôi cần nhìn nhận là một di tích quý giá. Do đó, cơ quan có trách nhiệm của Hà Nội và Bộ VH-TT-DL nên tổ chức hội thảo khoa học hay lập hội đồng khoa học để xem xét, thẩm định một cách khoa học và kiến nghị phương án bảo tồn. Đối với đoạn đã bị đào phá thì cần cân nhắc kỹ và đưa ra phương án xử lý thỏa đáng. Dù chọn phương án nào thì luôn luôn phải ứng xử một cách văn hóa đối với một di sản văn hóa của Thăng Long nghìn năm văn hiến, nhất là khi đang chuẩn bị kỷ niệm nghìn năm Thăng Long.


Bai-2-ban-do-HN-1873.jpg



Bản đồ Hà Nội năm 1873


Không chỉ phá Hoàng thành, La thành cũng đã bị phá!

Còn đối với đoạn di tích La thành thì ý kiến GS thế nào?


GS Phan Huy Lê: - Trước hết cần phân biệt La thành của kinh thành Thăng Long thời Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê - Trịnh và La thành của thành Đại Đô cuối thời Lê - Trịnh, thành Bắc Thành rồi thành Hà Nội thời Nguyễn.

Năm 1749 do sự đe dọa của khởi nghĩa nông dân, chúa Trịnh Doanh cho đắp lại La thành và thu nhỏ lại, loại bỏ phần phía tây ra khỏi kinh thành. Thành này mang tên thành Đại Đô. La thành mới bắt đầu từ Yên Phụ (Yên Hoa), qua đường Thanh Niên, tiếp theo một đoạn đường Hoàng Hoa Thám, vòng theo đường Ngọc Hà, ôm lấy vườn hoa Bách Thảo, theo phố Giảng Võ, đường đê La Thành, đường Đại Cồ Viêt, phố Trần Khát Chân đên Ô Đống Mác rồi theo đê sông Hồng nối với Yên Phụ.

Khi mới xây dựng, thành này mở 8 cửa, mỗi cửa có hai cửa ô tả và hữu. Nhưng trong thời nhà Nguyễn, số cửa ô và tên cửa ô có nhiều thay đổi, điều này đã từng gây ra cuộc thảo luận về số lượng và tên gọi các cửa ô.

Bản đồ Hoài Đức phủ toàn đồ do Lê Dức Lộc, Nguyễn Công Tiến vẽ năm 1831 mà nguyên bản đang bảo quản tại Thư viện Viện Thông tin khoa học xã hội, chưa công bố, tạm dùng bản vẽ lại của Trần Huy Bá, bản đồ Hà Nội do Phạm Văn Bách vẽ năm 1873 và Sở địa chất Đông Dương in năm 1916, cho thấy khá rõ qui mô và các cửa ô của thành Đại Đô thời Lê-Trịnh và thành Hà Nội thời Nguyễn. Trong bài này, tôi chưa phát biểu về La thành của thành Đại Đô/Hà Nội này.
Còn La thành của kinh thành Thăng Long thì ngoài những đoạn có thể trùng với Hoàng thành thời Lê sơ, chỉ còn một đoạn khá rõ nét là đoạn đường đê La Thành từ Giảng Võ đến Kim Liên. Trên đoạn này, còn dấu vết cửa ô Trường Quảng thời Lý, Trần, sau gọi là cửa ô Thịnh Quang, tên dân gian là Ô Chợ Dừa, phía nam là di tích đàn Xã Tắc đã phát lộ và được bảo tồn theo phương pháp lấp cát rồi gia cố trong lòng đất.

Cửa Tây Dương hay Cửa Tây tại vị trí Cầu Giấy hiện nay cũng là một cửa ô của La thành nhưng gần như trùng với Hoàng thành thời Lê sơ. Những di tích này cũng cần đưa vào Quy hoạch khảo cổ học và cần có giải pháp bảo tồn trong tổng thể các di tích của kinh thành Thăng Long gắn liền với di tích Thăng Long tứ trấn (đền Kim Liên là Trấn Nam phương mới dựng từ thời Lê).


Tôi vẫn kiên trì kiến nghị


Cá nhân GS và Hội Khoa học lịch sử VN sẽ kiến nghị gì về việc bảo tồn di tích Hoàng thành và La thành của kinh thành Thăng Long?

GS Phan Huy Lê: - Riêng tôi, tôi đề nghị trước hết cần nhận thức cho đúng giá trị của di tích Hoàng thành và La thành của kinh thành Thăng Long. Đây là những đoạn thành trải qua nghìn năm còn may mắn tồn tại cho đến nay, cho đến đại lễ nghìn năm Thăng Long. Những đoạn thành này, ngoài bộ phận tồn tại trên mặt đất còn có bộ phận nằm trong lòng đất và mang dấu tích của nhiều lần xây dựng, bồi trúc qua các thời kỳ lịch sử. Có thể nói những đoạn thành đó chứa đựng những thông tin có giá trị như một bộ sử bằng di tích, di vật về quá trình xây đắp và chỉnh sửa, thay đổi của các vòng thành của Thăng Long từ thời Lý đến Lê Trung hưng, từ đầu thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XVIII. Do đó, cần khẳng định đây là những di tích quý giá, một bộ phận gốc tạo thành di sản vật thể của kinh thành Thăng Long.

Từ nhận thức trên, tôi có mấy đề xuất sau:

1. Đối với đoạn thành tại đường Hoàng Hoa Thám đã bị đào phá, cần tạm đình chỉ thi công để các nhà khảo cổ học đến khảo sát, khai quật sâu cho đến hết chân thành, xác định quá trình xây đắp, tu bổ qua các thời kỳ. Trên cơ sở đó, lập hồ sơ khoa học cung cấp những cứ liệu khoa học hết sức quan trọng để góp phần nghiên cứu lịch sử các vòng thành. Các di vật cần thu thập, chỉnh lý, lập hồ sơ khoa học, đưa vào trưng bày tạo Bảo tàng Hà Nội. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và đánh giá đó, các nhà khoa học sẽ đề xuất giải pháp xử lý theo đúng Luật Di sản văn hóa và cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét, quyết định.

2. Toàn bộ những đoạn Hoàng thành và La thành còn tồn tại đến nay, cần nghiên cứu, xác minh rõ ràng và lập hồ sơ xếp hạng di tích quốc gia, đưa vào kế hoạch bảo tồn. Trên thực tế, những đoạn thành này từ lâu đã được sử dụng làm đường đi mà nhân dân quen gọi là "đường thành", "đường đê La thành".

Trong tình trạng của giao thông vùng nội đô của Hà Nội hiện nay, chức năng giao thông đó cần được tiếp tục, nghĩa là vừa bảo tồn toàn bộ, vừa sử dụng mặt trên làm đường giao thông, kết hợp giữa bảo tồn với phát triển. Trong trường hợp cần thiết phải cắt hay sử dụng một đoạn nào đó trong kế hoạch cải tạo giao thông của thành phố, cần xử lý theo đúng Luật Di sản văn hóa, nghĩa là phải được cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định và nhất thiết phải tiến hành khai quật khảo cổ học trước khi sử dụng.

Trên đây là ý kiến của cá nhân tôi, còn Hội KHLSVN, chúng tôi đã có kiến nghị khẩn trương gửi lên cấp có thẩm quyền ngày 5-5-2010.


Xin cảm ơn GS, và mong sao những đề xuất của GS sẽ sớm được chấp thuận.

Theo : Tuanvietnam
 
Cứu Hoàng thành Thăng Long chỉ bằng... ‎ý chí, văn bản?

Tác giả: Khánh Linh
Tuanvietnam.net






Liên quan đến đoạn Hoàng thành Thăng Long đang thu hút sự quan tâm của dư luận, PGS Tống Trung Tín quả quyết, quan điểm "theo dõi thi công" là không chấp nhận được, vì không thể xử lý khoa học, chưa kể điều đó sẽ làm chậm tiến độ hơn rất nhiều, bởi cứ thấy hiện vật lại phải dừng.


LTS: Ngay sau loạt 3 bài về số phận long đong của một đoạn Hoàng thành Thăng Long đăng trên Tuần Việt Nam, ngày 10/5, TP Hà Nội đã có một quyết định đúng luật: dừng thi công đoạn đường Văn Cao cắt đường Hoàng Hoa Thám, cho phép giới khảo cổ vào cuộc nghiên cứu. Nhưng 3 ngày sau, chính xác là chiều 13/5, TP. Hà Nội lại có ngay văn bản mới, cho phép tiếp tục thi công dự án đường Văn Cao - Hồ Tây. Nội dung của văn bản này chẳng khác nào "trói voi bỏ rọ", đánh đố cả giới Khảo cổ học! Để rộng đường dư luận, cũng nhằm làm rõ vấn đề, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện "nóng" với PGS Tống Trung Tín, Viện trưởng Viện Khảo cổ học VN.
74.jpg


Đoạn đường đang thi công.

Ngay dưới mặt đường nhựa đã là di tích


Là Viện trưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam, ông có nắm được thông tin về công văn 3363/UBND-GT mới nhất của UBND Hà Nội (chiều 13/5/2010) cho tiếp tục thi công đoạn đường Văn Cao - Hồ Tây ngoài phạm vi nhỏ để nghiên cứu, thu thập hiện vật?

- Chưa, Viện Khảo cổ học chưa nhận được văn bản thông báo nào với nội dung đó. Nhân tiện tôi cũng nói luôn, ngay cả văn bản 3299/UBND-VHKG (ký ngày 10/5/2010) dù trong nội dung có đề gửi Viện Khảo cổ học đầu tiên, nhưng đến nay Viện cũng chưa nhận được. Tôi chỉ nhận được văn bản này từ Ban quản lý dự án Giao thông đô thị khi tham gia cuộc họp hôm 12/5 . Không hiểu sao văn bản lại đi chậm như thế? Rất nhiều lần anh em báo chí còn biết trước cả chúng tôi.


Câu trả lời của ông gián tiếp khẳng định Viện KCH đã có mặt trong buổi làm việc ngày 12/5 do Sở VH - TT - DL Hà Nội chủ trì. Vậy quan điểm của ông trong buổi họp đó như thế nào?


- Cuộc họp do PGĐ Sở VH - TT - DL Nguyễn Đức Hòa chủ trì, có các cán bộ của Ban quản lý dự án Giao thông đô thị, đại diện UBND quận Ba Đình, đại diện Viện khảo cổ học có tôi và một vài chuyên viên nữa. Cùng họp còn có TS Nguyễn Doãn Tuân, Trưởng Ban quản lý di tích danh thắng Hà Nội cùng một số cán bộ của Ban.

Trong cuộc họp đó, tôi đã trình bày rõ quan điểm đối với việc xử lý đoạn đường Văn Cao - Hồ Tây qua đê Hoàng Hoa Thám. Tại hiện trường người ta đã đào một hố rất lớn và sâu, đã đổ bê tông cho trụ mấu cầu. Ngoài ra, rất nhiều phần đã bị đào cơ bản ở bên trên, chỉ trừ một số đoạn còn nhà dân nên mới còn để lại. Chính ở những vách còn lại đó có thể thấy rõ ngay dưới mặt đường nhựa đã là tầng văn hóa, đã là di tích rồi.

Tôi cũng hiểu đây là công trình trọng điểm của Hà Nội nhằm cải tạo nút giao thông, đồng thời hướng tới đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, nên tính chất nhạy cảm rất cao, nhất là lại dính đến đường đi lối lại của người dân.

Giờ đã xảy ra chuyện chẳng đặng đừng, gọi là không vi phạm nhưng cũng là vi phạm Luật, hiểu theo các nghĩa tôi đã nói trong bài phỏng vấn trước.

Vấn đề bây giờ là xử lý thế nào cho hài hòa? Theo tôi, được khai quật khảo cổ học tổng thể, một cách bài bản cả khu vực này là lý tưởng nhất, nhưng làm như thế thì tiến độ sẽ bị ảnh hưởng, hơn nữa những phần di tích đã phá thì về cơ bản đã xúc hết rồi.

Sau khi tìm hiểu, tôi đề nghị có 2 phần việc phải làm ở đây.

Thứ nhất, với những vách của tường thành đã lộ ra may mắn còn lại, sẽ tiến hành nạo vét khảo cổ học (dĩ nhiên không phải nạo vét thông thường), để tìm hiểu mặt cắt và mặt bằng. Về mặt bằng, sẽ tìm hiểu di vật đã xuất lộ, cũng để tìm xem có dấu tích gì đặc biệt không. Với mặt cắt, ta sẽ xem các lớp đất được đắp qua các thời kỳ lịch sử như thế nào? kỹ thuật đắp thành ra sao? vật liệu xây dựng gì? Mọi diễn biến về thời gian của La thành hay Hoàng thành sẽ thể hiện qua lớp đất đắp thành đó.

72.jpg


Tất nhiên, chúng tôi sẽ làm theo đúng thiết kế của giao thông, thiết kế phần đó đào sâu đến đâu thì sẽ nạo vét KCH đến đó. Ở những phần diện tích còn lại mà bên giao thông định dùng để xây mấu trụ, chúng tôi đề nghị được khai quật KCH chính thức. Bởi quan sát ở mấu trụ thứ nhất (đã thi công xong cơ bản nên không xử lý KCH được nữa), thấy rõ các lớp đất đắp thành nằm từ mặt đường Hoàng Hoa Thám xuống đến độ sâu trên dưới 10m.

Đó là quan điểm của tôi, đại diện Viện Khảo cổ học.

Tôi cũng xin nói rõ, quan điểm "theo dõi thi công" là không chấp nhận được, vì không thể xử lý khoa học được, chưa kể còn chậm tiến độ hơn rất nhiều. Bởi cứ thấy hiện vật lại phải dừng lại. Thà rằng tập trung khai quật khảo cổ trong một thời gian cấp tập rồi trả lại mặt bằng đã "sạch" còn nhanh và hiệu quả hơn.


Thành phá hết rồi, bảo tồn làm sao được!


Thời hạn Hà Nội đưa ra là đến 20/5/2010 sẽ phải hoàn thành việc nghiên cứu, thực hiện thu thập hiện vật trong phạm vi đã phát lộ? Thời gian còn chưa đến 1 tuần, các ông sẽ xoay sở thế nào?


- Đó là ý chí của những người chủ trì, họ muốn đáp ứng tiến độ để làm cho nhanh. Nhưng hôm nay đã là 15/5 rồi, làm sao mà làm kịp được? Cứ thử hình dung bao nhiêu công đoạn, phải lập dự án, phê duyệt dự án, phải bày binh bố trận. Dù có điều động "hết công suất" công nhân, cán bộ, có làm thần tốc cũng phải mất 10, 15 ngày.

Tôi cũng hiểu họ có ý tốt muốn mọi việc xúc tiến cho nhanh, bên khảo cổ học chúng tôi có quân có người thì "ào" lên đi. Lý tưởng thế thôi, chứ thực tế làm sao được như thế?


Có lẽ do dự án đã chậm tiến độ quá rồi, nên mặc dù không có lỗi nhưng các ông đang phải chạy theo họ?


- Theo tôi cảm nhận thì những người bên giao thông, bên dự án cũng như lãnh đạo của Sở Giao thông vận tải đều thể hiện tinh thần thoải mái. Trao đổi với tôi, họ khẳng định trước đây không biết nên mới làm sai, giờ khoa học vào cuộc rồi thì cứ thực hiện theo đúng luật thôi. Chưa thấy họ nói gì về tiến độ cả?


Vừa rồi ông có theo dõi những ý kiến "ngược" trên một số báo, rằng phải coi trọng phát triển hơn bảo tồn, nói thẳng ra là không nên giữ đoạn Hoàng thành thời Lê này. Kể cũng lạ...?


- Trước những vấn đề thế này, không nên cứ tranh qua cãi lại, một số ý kiến bảo rằng nên bảo tồn, rồi một vài ý kiến lại nói không nên. Lẽ ra các cơ quan có thẩm quyền nên hết sức nghiêm túc xem xét theo trách nhiệm của mình để cùng nhau giải quyết vấn đề. Cụ thể như trong chuyện này, UBND Thành phố Hà Nội nên tổ chức hội nghị tư vấn (có thể quy mô nhỏ), mời những người trách nhiệm, ít nhất những bên đã có công văn, thư kiến nghị như Viện KCH hay Hội Khoa học lịch sử Việt Nam phải được mời đến để cùng nhau bàn thảo, tìm một tiếng nói thống nhất chung, để giải quyết trọn vẹn cả hai đường.

Khi đã có thư kiến nghị, rất cần có trả lời của các cơ quan công quyền xem họ xử lý ra sao, có vấn đề gì thì trao đổi thẳng thắn chính thức, không nên để mỗi báo tự đi hỏi rồi trích dẫn ý kiến theo chủ ý của tờ báo, sẽ làm rối vấn đề một cách không cần thiết.

Có những người không hiểu nên sợ đề nghị bảo tồn của chúng tôi làm ảnh hưởng đến dự án đường giao thông. Thành đã phá hết rồi, bảo tồn làm sao được nữa? Cái cần nhất là rút kinh nghiệm để bảo tồn tốt nhất những đoạn thành hiếm hoi còn lại.
 
Là một người sống ở Hà Nội, tôi tha thiết mong mỏi mọi các nhân, tổ chức, các tập thể sinh viên và mọi người dân yêu mến Hà Nội bày tỏ quan điểm của mình. Biến những khó khăn, những trở ngại trong quá trình bảo tồn, duy trì và làm sáng lên những giá trị văn hiến ngàn đời nay của Hà Nội. Hơn bao giờ hết, mỗi hành động của chúng ta hôm này sẽ là vô giá cho hậu thế ngày mai. Tôi không muốn hổ thẹn với bạn bè Quốc tế về một Hà Nội - Thủ đô đang ngày càng mất dần đi giá trị văn hiến ngàn đời của mình !

Hãy thể hiện bằng hành động đi nào các bạn ơi !


Cứu Hoàng thành Thăng Long: "Muộn nhưng còn kịp"

Tác giả: Khánh Linh (thực hiện)
Nguồn : Tuanvietnam.net


Riêng đoạn đê Hoàng Hoa Thám vừa bị phá, chúng tôi thật sự rất tiếc, vì đoạn này thể hiện rất rõ tính chất của Hoàng thành Thăng Long cổ, vừa là lũy thành, vừa là đê trị thủy, còn lại được thế này với thế giới sẽ là rất quý hiếm. Vậy mà ta thì thản nhiên phá bỏ- PGS Tống Trung Tín.
Không nên lập luận "không biết" mãi.


GS Phan Huy Lê khẳng định đoạn đường Hoàng Hoa Thám cắt phố Văn Cao, nơi đang là công trường xây dựng quy mô lớn, là một đoạn Hoàng thành Thăng Long thời Lê. Đã trực tiếp có mặt ở hiện trường, ông và các đồng nghiệp đã tìm thấy những dấu tích kiến trúc, những di vật gì để khẳng định ý kiến này?


PGS. Tống Trung Tín: Ngày 29/4/2010, sau khi nhận được thư kiến nghị của những người dân xung quanh khu vực, tôi đã xuống trực tiếp hiện trường để quan sát. Hiện trường đã bị đào phá đoạn Văn Cao - Hồ Tây cắt qua đường Hoàng Hoa Thám. Có những hố móng rất sâu ở giữa tim đường Hoàng Hoa Thám. Trên các vách hố đã nhận thấy rải rác các mảnh gạch và gốm cổ. Đặc biệt có một đoạn lớp gốm cổ nằm ngay trên lớp mặt cho thấy ngay bên dưới lớp nhựa rải đường đã là dấu tích của lớp đất văn hoá khảo cổ rồi.

Vương vãi trên mặt các hố đào, chúng tôi đã nhặt được gạch vỡ thời Lê, các mảnh gốm tiền Thăng Long và Thăng Long dưới các thời Lý-Trần-Lê. Có thể khẳng định đoạn đường Hoàng Hoa Thám đã đào phá chính là một đoạn tường Hoàng thành Thăng Long thời Lê (thế kỷ XV-XVI) đúng như ý kiến của GS. Phan Huy Lê.


tin1.jpg


Đoạn đường Hoàng Hoa Thám bị đào sâu tới vài mét (Ảnh: Khánh Linh)


Những người đã "lỡ" phá đoạn Hoàng thành đường Hoàng Hoa Thám để mở đường có thể đưa ra nhiều lý do, như họ không biết đây là đoạn Hoàng thành, thậm chí khi họ làm đường, có phát hiện được di vật nào đâu? Liệu có thể tin những lý do ấy không?

PGS Tống Trung Tín:
Đúng là có thể họ không biết thật do chúng ta chưa có hình thức thích hợp như một quy chế, quy định hay hình thức tuyên truyền nào đó để bảo vệ đoạn thành. Ngay cả khi thấy gốm, thấy tường thành mà không có chuyên môn thì cũng có thể họ không dễ nhận dạng được di tích. Nhưng khi báo chí đã đưa tin cách đây vài tháng rồi mà họ vẫn "lờ" đi thì thật đáng trách hay nói thẳng ra là đã vi phạm Luật Di sản văn hoá.

Cũng qua đây, càng thấy cần lắm quy định với các chế tài cho việc bảo vệ di sản. Vì cứ như trường hợp này và cứ lý do kiểu này, chúng ta sẽ phá hoại hết các di sản dưới lòng đất của Hà Nội. Chẳng hạn việc xây dựng những tòa nhà đồ sộ ở chợ Hàng Da, chợ Cửa Nam...đều là thuộc khu vực Hoàng thành Thăng Long và cận Hoàng thành. Ở đây chắc chắn sẽ có tầng văn hóa dày và có thể còn các di tích quan trọng, giờ xây đã gần xong rồi mà không thấy một cơ quan quản lý văn hóa nào lên tiếng cần phải khảo cổ.

Đáng lẽ cơ quan xây dựng phải tham khảo các cơ quan quản lý văn hóa, để có kế hoạch thám sát, khai quật di dời di tích, di vật đi trước khi xây dựng ở các khu vực vốn đã được dự báo suốt từ ngày phát hiện di tích Hoàng thành Thăng Long năm 2002 đến nay. Cũng cần phải nói rằng ở những cơ quan xây dựng lớn như thế, thường "đụng chạm" nhiều như thế thì không nên lập luận "không biết" mãi (!).

Ở các cơ quan đó đều có các nhà trí thức, hoặc các nhà quản lý có trình độ cao. Họ phải biết Luật Di sản văn hoá đã quy định trong quá trình xây dựng, nếu phát hiện có di tích, di vật thì phải tạm dừng lại để báo với các cơ quan văn hóa. Còn đằng này báo chí lên tiếng rồi, thậm chí tôi được biết Cục Di sản cũng có văn bản rồi mà họ vẫn phớt lờ thì thật đáng trách.


"Tiếng kèn ngập ngừng" của giới khảo cổ học

Còn lập luận HN đụng đâu chẳng là di sản, nếu chỗ nào cũng phải bảo tồn thì còn đâu đất cho phát triển thì sao, thưa PGS?


ResizedImage296166-11657-tin2.jpg
ResizedImage293164-11657-tin3.jpg


GS Phan Huy Lê và PGS Tống Trung Tín "săm soi" di vật tại hiện trường (Ảnh: Khánh Linh)

PGS Tống Trung Tín: Cũng không thể lập luận như thế được. HN một năm xây dựng biết bao nhiêu công trình, mở biết bao nhiêu con đường, giới khảo cổ học- sử học có ý kiến gì đâu? Chỉ vài địa điểm thuộc trung tâm của kinh thành Thăng Long qua suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, đã được xác định tương đối rõ ràng, thì chúng tôi mới buộc phải lên tiếng như di tích Đàn Xã Tắc, di tích Nam Giao. Ngay trong khu vực ấy khai quật xong rồi vẫn xây dựng đấy chứ. Chỉ có những vùng tối quan trọng như khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long thì chúng tôi đã đề nghị nhà nước cho phép bảo vệ nguyên trạng. Tức là khoa học chúng tôi cũng lên tiếng nhưng cũng rất phải chăng, chứ không phải chỗ nào cũng kêu, chỗ nào cũng bảo tồn. Mà thực ra khoa học cũng chỉ là tham mưu, kiến nghị dưới ánh sáng của Luật Di sản văn hoá với các cấp có thẩm quyền thôi.
Riêng đoạn đê Hoàng Hoa Thám vừa bị phá, chúng tôi thật sự rất tiếc, vì đoạn này là một trong những đoạn thể hiện rất rõ tính chất điển hình của Hoàng thành Thăng Long thời Lê, vừa là lũy thành, vừa là đê trị thủy. Trong các kinh đô cổ ở Đông Á giữa lòng đô thị hiện đại rất hiếm còn loại thành luỹ rất đặc trưng của Việt Nam và HN như ở ta vậy. Vậy mà ta cứ thản nhiên dự án, thản nhiên phá bỏ.

Giờ đã "lỡ" phá rồi, PGS có đề xuất cách xử lý nào hợp lý nhất không?


PGS Tống Trung Tín: - Tuy đoạn thành đã bị phá, nhưng vẫn còn có thể tạm dừng cho giới khảo cổ - lịch sử vào nghiên cứu đoạn thành đó. Có thể nhân đây đào 01 hố thám sát xuống tận sinh thổ (đất cái) để xác định chính xác các "lớp" đất đắp thành thời Lê sơ. Rồi lại tìm xem dưới lớp thời Lê sơ có lớp đất đắp thành của các thời kỳ Lý - Trần hay không? Kỹ thuật đắp thành, đặc điểm lịch sử văn hóa mỗi thời kỳ thể hiện qua vật liệu xây dựng? Đó là cách "vớt vát" để có những tư liệu chính xác, góp phần giải đáp phần nào về quy mô, tính chất của vòng thành qua thời kỳ lịch sử biến diễn ra sao.

Người ta thường nói "trong cái rủi, có cái may". Nếu ta "vớt vát" khảo cổ như thế để "vớt vát" lấy chút tư liệu khoa học thì ta có thể có chút ít "may mắn" nào đó mà thực ra chẳng nhà khoa học nào muốn như vậy. Tức là bình thường chúng ta khó có cơ hội để đụng chạm những tầng văn hóa ở sâu trong lòng đất mà lại đang là công trình dân sinh như đoạn đường này.

Nay nhân việc đào đường, khảo cổ học kết hợp "chữa cháy" lấy một ít tư liệu. Và cũng từ kết quả nghiên cứu ấy, hai bên có thể cùng bàn thảo để đưa ra thiết kế tốt nhất cho dự án mở đường đang tiến hành rầm rộ này. Những trường hợp kết hợp nghiên cứu di tích với công trình dân sinh như vườn hoa Đàn Nam Giao (thuộc khuôn viên của trung tâm thương mại Vincom) là một ví dụ cho thấy, luôn có thể tìm ra giải pháp phù hợp nếu hai bên cùng có tâm. Muộn, nhưng vẫn còn kịp!


tin4.jpg


Di vật với nhà khoa học, đồ bỏ đi với... (Ảnh: Khánh Linh)

Phải chăng chính giới khảo cố học cũng có "chút" lỗi khi không lên tiếng mạnh mẽ hơn từ sớm? Để đến giờ, giải pháp thế nào cũng có vẻ dang dở?

PGS Tống Trung Tín:
- Đúng là chúng tôi có lỗi lên tiếng chậm. Nhưng từng có ý kiến cho rằng giới khảo cổ học chuyên làm chậm dự án và đòi nghiên cứu như thế chỉ để "có thêm chút tiền", khiến giới khảo cổ học mà cụ thể là bản thân tôi cũng ở tình trạng "tiếng kèn ngập ngừng". Nhưng tôi nghĩ lại rồi, đã là Luật thì mình vẫn phải nói thôi.


Kiến nghị về một kiến nghị đã bị lãng quên


Để tránh tình trạng bị động như bấy lâu nay, ngoài việc trông chờ thái độ hợp tác của của các chủ đầu tư, giới khảo cổ học phải chủ động đưa ra quy hoạch khảo cổ học của Thủ đô HN chứ?

PGS Tống Trung Tín: - Đúng là để tránh những hiện tượng tương tự xảy ra, việc đầu tiên phải tiến hành xây dựng quy hoạch khảo cổ học, trong đó xác định tương đối những khu vực nào có các di tích khảo cố học dày đặc và quan trọng, khu vực nào di tích vừa phải, khu nào không có di tích. Rồi quy hoạch, đó phải được chính thức hóa về mặt nhà nước, được phê duyệt, công bố bởi các cấp có thẩm quyền.

Thực ra đã từng có một quy hoạch như thế của HN. Trước đây, năm 2001-2002, Viện Khảo cố học và Sở Văn hóa- Thông tin HN (khi đó), do ông Nguyễn Viết Chức- nguyên Giám đốc Sở chủ trì, Viện Khảo cổ học thực hiện, phụ trách đề án là GS. Hà Văn Tấn, người thực hiện là tôi và các cộng sự. Đề tài nghiệm thu xuất sắc, vẽ ra quy hoạch khảo cổ học ở vùng nội đô, Đông Anh, Từ Liêm, Thanh Trì, Gia Lâm và có cả các kiến nghị hẳn hoi, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường HN quản lý.

Chúng tôi trình kiến nghị năm 2002. Sau đó không thấy có tiến triển gì thêm, . Tên đề tài là "Khảo cổ học với việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc ở Thủ đô HN - kiến nghị và giải pháp", thuộc chương trình gìn giữ và phát huy những giá trị lịch sử văn hóa 1000 năm Thăng Long. Nay xem lại nó cũng có nhiều điều đã lạc hậu. Nhưng rõ ràng người đứng đầu ngành văn hoá HN thời đó đã có trách nhiệm rất cao với việc bảo vệ di sản văn hoá HN. Nay công việc nghìn năm bận rộn quá. Nhân việc đào phá một đoạn thành, đã đến lúc ta nên suy nghĩ về kế hoạch bảo tồn tổng thể này.

Riêng với những đoạn còn lại của La thành hay Hoàng thành, Viện Khảo cổ có kiến nghị gì không?
PGS Tống Trung Tín: - Để bảo vệ và phát huy tốt giá trị lịch sử văn hoá của những đoạn thành đất này, chúng tôi sẽ kiến nghị Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, UBND thành phố HN xem xét chỉ đạo các cơ quan chuyên môn liên quan xây dựng kế hoạch khảo sát điều tra tổng thể để đề ra các giải pháp tối ưu cho việc bảo vệ nguyên trạng và lâu dài các đoạn thành còn lại. Có thể là xếp hạng các đoạn thành tiêu biểu chẳng hạn. Cũng có thể là những sơ đồ, bản đồ đánh dấu các đoạn thành luỹ cổ đó để mọi người đều biết đó là một loại di tích cho biết rõ quy mô của một Thăng Long lớn rộng ngày xưa.

Cũng chẳng còn nhiều đâu, giờ có giữ lại mới mong sau này các thế hệ con cháu học lịch sử còn được biết "mặt mũi" của những đoạn tường của kinh thành Thăng Long chứ và khi đã có giải pháp, việc bảo vệ cũng không phải là quá khó vì toàn bộ di tích đã nằm yên dưới mặt đường nhựa. Nó chỉ cao hơn tất cả các con đường khác, thể hiện rõ đặc trưng của một loại thành luỹ của Thăng Long. Khi cần có cải tạo, xây dựng, hai bên văn hoá- xây dựng cùng thảo luận với nhau để bàn bạc thống nhất cách giải quyết.
 
Từ Washington DC nhỏ nghĩ về Hà Nội "to"

Tác giả: Hiệu Minh
Nguồn : tuanvietnam




Hà Nội chúng ta từng có hình vuông, thủ đô nước Mỹ có hình vuông. Hai thành phố cách nhau nửa vòng trái đất. Hà Nội đang mở rộng nên cần tìm hiểu đôi chút xem nước người làm gì để tránh những bài học đắt giá.

Qui hoạch Hà Nội - nẩy ra từ "chân"

Người bạn tôi đang làm cho một tổ chức quốc tế lớn nhằm giúp cải cách cơ cấu tại Việt Nam tâm sự rằng, mỗi khi bàn đến chuyện thay đổi, đối tác nhà ta thường có câu muôn thưở "Việt Nam đã trải qua chiến tranh, điều kiện rất đặc thù và hệ thống của chúng tôi rất đặc biệt". Đại loại chúng ta khác người nên cái gì cũng khác.

Tư duy đó ăn sâu cả vào những quyết định quan trọng như mở rộng Thủ đô hai năm trước và dự định xây trung tâm hành chính gần đây.

"Đặc thù" ở chỗ là quyết đinh ra trước, cứ mở rộng lên tận Hòa Bình, nuốt Hà Tây, rồi... tính sau. Sau hai năm chưa biết việc mở rộng có hiệu quả kinh tế như thế nào thì mấy hôm nay bỗng rộ lên như nhà quê mổ bò, Ba Vì có nên là trung tâm hành chính quốc gia (?)

Đó là cung cách làm ăn với tư duy nẩy ra từ "chân"- đi tới đâu, nghĩ tới đó, thường được chúng ta nói rất hay là "lấy từ thực tiễn cuộc sống".

Dân tưởng khi quyết định mở rộng Thủ đô với những lời phát biểu đầy mỹ từ thì đã có kế hoạch đâu là trung tâm hành chính quốc gia. Hóa ra hiện giờ mới mang ra góp ý.

Ph-c-M-G.jpg


Phố cổ Georgetown - Ảnh Vinh Quang.

Chưa biết những góp ý của dân có đóng vai trò gì hay Quốc hội cần biểu quyết không thì đùng một cái, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn hùng hồn tuyên bố "có thể xây dựng trục Thăng Long ngay từ năm 2011".

Thế thì mang ra cho dân góp ý làm gì nhỉ? Các nhà hoạch định chính sách nghĩ hộ, làm hộ hết rồi.

Việt Nam có số dân gần 100 triệu thì Thủ đô cũng nên sắp xếp thế nào cho xứng tầm khu vực. Nhưng thực ra, chiều rộng, chiều dài, diện tích hàng ngàn km2, dân "đa dạng từ Mường tới Kinh" của Hà Nội chẳng nói lên sức mạnh của đất nước. Sức mạnh nằm trong thể chế chính trị, sức mạnh mềm, trong đó có văn hóa và kiến trúc.

Thú thật, người viết bài này rất sợ chuyện phong thủy, nhất là đưa "kiến thức mê tín" đó vào xây dựng đất nước hay Thủ đô. Thời đại khoa học tiên tiến của thế kỷ 21 không thể để vận mệnh, điểm huyệt quốc gia, tâm linh hay trục tụ khí cho vài "thầy" phán đại.

Tuy nhiên, "tâm linh hay điểm huyệt" dựa trên số liệu khoa học về đất, nước, lượng mưa, tầng địa chấn để giúp cho xây dựng lại rất cần.

Hãy áp dụng "tụ khí" sao cho khi người ta nhìn vào đó thấy chính quyền là tinh hoa của dân tộc, không phải quan trí thấp, quản lý yếu kém, tư duy nhiệm kỳ, ít tham nhũng hay lạm quyền.

Washington DC - thủ đô... vuông

Ai đến Washington DC (gọi tắt là DC) đều cảm thấy thủ đô nước Mỹ bé tý, không xứng tầm với cường quốc số 1 thế giới. So với Hà Nội chúng ta mở rộng đến Hòa Bình, Hà Tây thì DC chỉ bé bằng cụ Rùa đang bơi so với hồ Hoàn Kiếm. Số dân Hà nội "mới" gấp 15 lần DC.

Thủ đô Mỹ không có nhà cao tầng chót vót, nằm giữa hai bang Maryland và Virginia, với nửa triệu người. Vào ngày làm việc, "cán bộ nhà nước" ở hai bang lân cận đổ vào làm việc, DC "thành" hơn một triệu, nhưng chiều tối lại yên tĩnh, không sôi động như bờ Hồ Hà Nội, xe máy phóng như bay, còi inh ỏi.

Tìm hiểu kỹ mới biết, Washington có những qui định rất ngặt nghèo. Điều 1 trong Hiến pháp Hoa Kỳ đã ghi rõ từ năm 1790 rằng thủ đô phải là...hình vuông, mỗi cạnh 10 miles (16km), diện tích là 260km2. Các nhà quản lý thành phố từ thời đó đã đặt những cột bê tông, mỗi mile (1.6km) một cái, để đánh dấu thủ đô...giới, một số cột mốc hiện vẫn còn.

May mà có sông Potomac ngăn với bang Virginia, nếu không, có lẽ đây là thành phố vuông nhất trên thế giới.

Tổng thống Hoa Kỳ Thomas Jefferson (thời kỳ 1801-1809) luôn mơ ước DC là "Paris của người Mỹ", nhà xây thấp, tiện lợi, phố rộng và sáng sủa. Quốc hội Mỹ qui định từ năm 1889, trong thủ đô DC không có tòa nhà nào được phép cao vượt nhà Quốc hội (cao 88m).

Mỗi chuyện chiều cao mà Quốc hội Mỹ phải họp rất nhiều lần. Năm 1899, họ đã qui định chiều cao các tòa nhà không quá 34 m. Nhưng năm 1910, các ông nghị thay đổi, cho phép xây nhà cao bằng chiều rộng của mặt phố. Khi khách sạn Cairo xây lên với độ cao 54m tương đương với chiều rộng của đại lộ trước Dupon Cirle thì Capitol Hill "giật nẩy mình".

Họ lại qui định rõ hơn, nhà dành cho văn phòng, thương mại không cao quá 34m, nhà ở có chiều cao không vượt 27m, hoặc chỉ có thể cao bằng chiều rộng của phố trước mặt, độ dài nào nhỏ hơn thì lấy đó làm chuẩn.

Sau vài lần chỉnh sửa Hiến pháp, kể từ năm 1910 (100 năm trước đây), chiều cao các tòa nhà không vượt quá chiều rộng của đường phố cộng với 6m. Ví dụ, đường phố trước mặt rộng 28m có thể xây nhà cao tối đa 34m (28+6). Vì thế, những building trong DC cao nhất chỉ khoảng 10-12 tầng. Có vài nơi liên quan đến thương mại thì được phép cao tới 50m. Đó là luật bất di bất dịch trong kiến trúc thủ đô.

Nhà mới xây trên phố DC phải có kiến trúc bề ngoài giống hệt nhà đã xây cách đây một thế kỷ, từ mầu gạch, cửa sổ trang trí đến hoa văn trên tường. Nhà mới xây và nhà cũ cạnh nhau khó mà phân biệt.

Thủ đô DC không thể so sánh về sự đa dạng như Hà Nội, có tòa nhà Vietcombank đỏ loẹt, đến BIDV cao ngất, hàm cá mập bên hồ dọa cụ Rùa, rồi Melia xanh đỏ, nhà trên phố thi nhau khoe "sắc nước hương trời" của nền kiến trúc "lúa nước sông Hồng", mạnh ai nấy làm.

Phong thủy kiểu... Mỹ

Nói chung, người Mỹ không biết mê tín là gì, chỉ dựa trên số liệu khoa học. Không hiểu dân kiến trúc xứ Cờ hoa có mang sách sang học thầy Tầu, nhưng có một chi tiết "phong thủy" của DC mang yếu tố chính trị và lịch sử rất ít người biết.


-Khng-nh-cao-t-ng-nh-.jpg


Góc phố DC. Ảnh Ngọc Dung


Một khu đất trống được dành cho Quảng trường Quốc gia (National Mall) dài vài km và rộng nửa cây số. Xung quanh là hệ thống bảo tàng, rồi nhà tưởng nhiệm, tượng đài khá hoành tráng. Một đầu là nhà tưởng niệm Tổng thống Lincoln, đầu kia nhà Quốc hội. Ở giữa là tượng đài Washington, gần đó có nhà tưởng niệm Tổng thống Jefferson nhìn ra hồ Tidal Basin.

Mắt của tượng Lincoln ở phía cuối National Mall nhìn thẳng vào cơ quan lập pháp cách đó khoảng 3km. Còn tượng Jefferson bên hồ Tidal Basin có đôi mắt "chiếu tướng" Nhà Trắng, cơ quan hành pháp Hoa Kỳ. Nơi giao ánh mắt của hai cụ chính là tòa tháp Washington bằng đá cẩm thạch cao vút mà dân DC vẫn gọi là cái bút chì - biểu tượng cho nền dân chủ vĩnh cửu của nước Mỹ.

Tuy ở thế giới bên kia, ông Lincoln và Jefferson vẫn theo dõi Chính phủ và Quốc hội làm gì để báo cáo với cụ tổng thống đầu tiên George Washington đang ngồi trên nóc...bút chì. Người ta gọi đó là con mắt của dư luận, theo dõi mấy nhánh quyền lực "vì nước vì dân" hoạt động như thế nào.

Kiến trúc đi theo chính trị với thông điệp rất rõ, không tòa nhà nào cao hơn tòa Quốc hội. Hành pháp và lập pháp cần được giám sát chặt chẽ. Quốc hội có quyền cao nhất quốc gia. Hai đảng Cộng hòa và Dân chủ chỉ là đám Voi và Lừa trang trí.

Thủ đô DC không cần to nhất thế giới, rộng nhất thế giới, đông người nhất thế giới, nên không mang tiếng là nhốn nháo, kẹt xe, ô nhiễm nhất thế giới. Nơi đây là trung tâm chính trị, ngoại giao, hành chính và đầu não quân sự, không phải là trung tâm "của tất cả" như nhiều nước khác.

Quyền lực quốc gia nằm trong một thủ đô hình vuông 16km x 16km lại ảnh hưởng đến toàn cầu. Sức mạnh nằm ở khái niệm tam quyền phân lập và thêm báo chí là quyền lực thứ 4 để giám sát 3 nhánh quyền lực trên. Thủ đô to hay nhỏ chẳng nói lên điều gì về khả năng của quốc gia đó.

Lời kết

Quy hoạch Hà Nội của chúng ta, đến bao giờ thành hiện thực? Chỉ mong, Hà Nội có những con đường tươi sáng, không kẹt xe, thân thiện với dân, kiến trúc trăm năm không bị mai một, đúng như các bậc tiền nhân từng mơ về một thế giới đại đồng

Trung tâm hành chính quốc gia phải là nơi để cho dân đến được, nghe được tiếng dân và biết được nỗi đau nhân thế.

Nếu khi bỏ phiếu cho quy hoạch mà nghĩ, sau quả này, mảnh đất dành cho mấy thằng con mua từ mấy năm trước, nay "bỗng" rơi vào qui hoạch và giá lên cao ngất trời, thì Thủ đô hay trung tâm hành chính quốc gia sẽ thuộc vài dòng họ mà thôi. Và Thăng Long mãi mãi chỉ là con rồng đất.

Lá phiếu lợi cho mình hay lợi cho một dân tộc, đó chính là chìa khóa giúp Hà Nội tiến hay lùi.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top