Tâm lý học là gì ? Học ngành tâm lý học ra trường sẽ làm công việc gì ?

Hide Nguyễn

Du mục số
Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu hành vi, tinh thần và tư tưởng của con người (cụ thể đó là những cảm xúc, ý chí và hành động). Tâm lý học cũng chú tâm đến sự ảnh hưởng của hoạt động thể chất, trạng thái tâm lý và các yếu tố bên ngoài lên hành vi và tinh thần của con người. Ngành này tập trung vào loài người, tuy một vài khía cạnh của động vật cũng thỉnh thoảng được nghiên cứu. Động vật ở đây có thể được nghiên cứu như là những chủ thể độc lập, hoặc – một cái nhìn gây tranh cãi hơn – được nghiên cứu như một cách tiếp cận đến sự hiểu biết bộ máy tâm thần của con người (qua tâm lý học so sánh). Tâm lý học được định nghĩa một cách rộng rãi như là "khoa nghiên cứu những hành vi và những tiến trình tâm thần của con người".

Tâm lý học vừa được nghiên cứu một cách khoa học lẫn phi khoa học. Tâm lý học chủ đạo ngày nay đa phần đặt nền tảng trên thuyết thực chứng, thông qua những phân tích định lượng và sử dụng những phương pháp khoa học để thử và bác bỏ những giả thuyết. Tâm lý học có khuynh hướng chiết trung, sử dụng và tiếp thu kiến thức thu thập được từ nhiều ngành khoa học khác để hiểu và lý giải hành vi của con người.


Những ngành liên quan đến tâm lý học

* Kinh tế học: Nghiên cứu về sự sản xuất, sự phân phối cùng sử dụng sản phẩm, và sự phục vụ của loài người.

* Chính trị học: Nghiên cứu về sự hình thành và phương cách tổ chức của một nền hành chính và quản trị của loài người.

* Sinh vật học: Nghiên cứu về hệ thống và cách vận hành của các loài vật.

* Nhân loại học: Nghiên cứu về nguồn gốc và sự phát triển về văn hóa và xã hội của loài người.

* Xã hội học: Quan sát các giống người về cách tổ chức trong xã hội, đặc biệt chú trọng đến sự hoạt động của những nhóm người.

* Bệnh học tâm thần: ngành y học nghiên cứu những hành vi bất thường và những bệnh tâm thần nghiêm trọng.

* Toán thống kê ứng dụng: vận dụng toán học vào kiểm nghiệm hay xác định tính khác biệt và độ sai số chấp nhận.

* Triết học: dựa trên quan điểm nào nghiên cứu về tâm lý ví dụ như triết học duy vật biện chứng, triết học duy tâm, duy vật, siêu hình, hiện sinh,...phụ thuộc niềm tin của những tác giả nghiên cứu hay các học thuyết khác nhau.


Lịch sử của tâm lý học

Thuật ngữ Tâm lý học được dùng lần đầu tiên trong "Yucologia hoc est de hominis perfectione, anima, ortu", do nhà triết học kinh điển người Đức Rudlof Goeckel (La tinh hóa Rudolph Goclenius (1547-1628)) viết ra, được phát hành tại Marburg vào năm 1590. Tuy nhiên, thuật ngữ này đã được nhà nhân văn học người Croatia là Marko Marulić (1450-1524) dùng trong thực tế từ sáu thập kỷ trước đó trong tiêu đề của chuyên luận La tinh của ông "Psichiologia de ratione animae humanae". Mặc dù chính chuyên luận không được bảo tồn, tiêu đề của nó xuất hiện trong danh sách các công trình của Marulic được người đồng nghiệp trẻ hơn của ông là Franjo Bozicevic-Natalis biên dịch trong "Vita Marci Maruli Spalatensis" của mình (Krstić, 1964). Điều này tất nhiên có thể không phải là việc sử dụng đầu tiên, nhưng nó là việc sử dụng được ghi lại trên tài liệu sớm nhất hiện tại biết được.

Thuật ngữ đã bắt đầu được dùng rộng rãi kể từ khi nhà triết học duy tâm người Đức Christian Wolff (1679-1754) dùng nó trong Psychologia empirica and Psychologia rationalis của ông (1732-1734). Sự phân biệt giữa tâm lý học kinh nghiệm (empirical) và lý trí (rational) này được đề cập trong Encyclodedie của Diderot và được Maine de Biran phổ cập tại Pháp.

Nguồn gốc của từ tâm lý học (psychology) là psyche (tâm lý) rất gần giống với "soul" (linh hồn) trong tiếng Hy Lạp, và tâm lý học trước đây đã được coi như một nghiên cứu về linh hồn (với ý nghĩa tôn giáo của thuật ngữ này), trong thời kỳ Thiên Chúa Giáo. Tâm lý học được xem là một ngành y khoa được Thomas Willis nhắc đến khi nói về tâm lý học (trong Doctrine of the Soul) với các thuật ngữ về chức năng não, một phần của chuyên luận giải phẫu 1862 của ông là "De Anima Brutorum" ("Hai thuyết trình về Linh hồn của Brutes").

* Người sáng lập của ngành tâm lý học là Wilhelm Wundt. Vào năm 1879 ông thiết lập phòng thí nghiệm tâm lý học đầu tiên ở Leipzig, Đức. Ông tách Tâm lý học ra khỏi các khoa học khác, từ đây tâm lý học trở thành khoa học độc lập. Ông là người theo chủ nghĩa cấu trúc ghestal, quan tâm đến những gì tạo thành ý thức và mong muốn phân loại não ra thành những mảng nhỏ khác nhau để nghiên cứu từng phần riêng biệt. Ông sử dụng phương pháp xem xét nội tâm, yêu cầu một người tự nhìn vào nội tâm và ý thức của bản thân để nghiên cứu. Những người theo chủ nghĩa cấu trúc cũng tin rằng một người phải được huấn luyện để có thể tự xem xét nội tâm của mình.

* Những người đóng góp cho tâm lý học trong những ngày đầu tiên bao gồm Hermann Ebbinghaus (người tiên phong nghiên cứu trí nhớ), Ivan Petrovich Pavlov (người Nga đã phát hiện ra quá trình học hỏi thông qua những điều kiện kinh điển-phản xạ có điều kiện, là khái niệm quan trọng trong nghiên cứu tâm lý cấp cao con người - ("sinh lý thần kinh cấp cao") và Sigmund Freud. Freud là người Áo đã có rất nhiều ảnh hưởng đến môn tâm lý học, mặc dù những ảnh hưởng này thiên về sinh vật hóa hơn, đóng góp cho ngành khoa học tâm lý. Thuyết của Freud cho rằng cấu trúc hành vi người được thúc đẩy bởi các thành tố cơ bản là ý thức-tiềm thức-vô thức, dựa trên cơ chế "thỏa mãn và dồn nén".

* Ngày nay, vị trí tâm lý học có vai trò quyết định đến sức khỏe con người. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã định nghĩa sức khỏe là sự tương tác của mối liên hệ giữa Xã hội-Thể chất-Tinh thần con người. Năm 1972 Leonchiev đã làm sáng tỏ khái niệm về nghiên cứu tâm lý con người dựa trên hay hướng đến hoạt động có đối tượng. Xây dựng liệu pháp tâm lý trên hoạt động tích cực của cá nhân. Yếu tố tiền đề quyết định đến hành vi và năng lực cá nhân đó phương tiện trong cấu trúc hoạt động có đối tượng của cá nhân trong môi trường nhất định. Tổng hòa các mối quan hệ xã hội.

Các lĩnh vực của Tâm lý học

Tâm lý học là một lĩnh vực nghiên cứu về quy luật chung nhất của sự vận động thế giới đời sống con người dưới sự tác động qua lại tích cực của cá nhân với thực tại khách quan. Chi tiết về các lĩnh vực cụ thể trong Tâm lý học có thể tìm Các chủ đề về tâm lý học và Các môn tâm lý.

Tâm lý học Đại cương-tổng quát

Tâm lý học: Nghiên cứu những quy luật chung nhất của thế giới tinh thần con người trong sự vận động tương tác với thực tại khách quan (tâm lý đại cương) và những quy luật riêng biệt trong đời sống (tâm lý học chuyên ngành: Tâm Lý học bất thường, Tâm lý học động học, Tâm lý học nhận thức, Tâm lý học so sánh, Tâm lý học phát triển, Tâm lý học cá nhân, Tâm lý học xã hội, Tâm lý học nghệ thuật, Tâm lý học quân sự, Tâm lý học tội phạm,Tâm lý học sáng tạo,Tâm lý học lao động, Tâm lý học trị liệu,Tâm lý học tư vấn, Tâm lý học kinh tế, Cận tâm lý,.... và ứng dụng trong thực tiễn đời sống con người.

Tâm lý học chuyên ngành- chuyên sâu

Tâm lý học ứng dụng là nghiên cứu tâm lý học nhằm khắc phục đặc biệt các vấn đề về thực hành và ứng dụng của việc nghiên cứu này là đem ra áp dụng. Nhiều nghiên cứu tâm lý học được ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau: Quản lý kinh doanh, Thiết kế sản phẩm, Lao động học, Dinh dưỡng, và Y học lâm sàng. Tâm lý học ứng dụng bao gồm các lĩnh vực: Tâm lý học lâm sàng, Tâm lý học công nghiệp và tổ chức, Các nhân tố con người, Tâm lý học pháp lý, Tâm lý học sức khỏe, Tâm lý học trường học và các lĩnh vực khác.

Nguồn :vi.wikipedia
 
Tâm lý học là gì?

Tâm lý học là ngành khoa học chuyên nghiên cứu về những hiện tượng tâm lý, về hành vi và đời sống tinh thần của con người. Ở những nước phát triển, tâm lý được biết đến như một nghề hỗ trợ cho những người gặp khó khăn trong cuộc sống và chính vì thế các nhà Tâm lý học có mặt ở khắp nơi và khá thân thuộc với mỗi người. Ở Việt Nam chúng ta, mặc dầu Tâm lý học xuất hiện cũng khá lâu nhưng thực sự chỉ phát triển mạnh trong những năm gần đây.


Vậy học Tâm lý là học những gì?

Tâm lý học được nghiên cứu và ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội. Vì vậy, các học phần về Tâm lý học cũng rất phong phú và đa dạng. Ngoài ra, tuỳ thuộc vào mục tiêu đào tạo của từng trường mà các học phần cũng có sự khác nhau. Sau đây là một số học phần Tâm lý học chuyên ngành được giảng dạy tại khoa Tâm lý học Trường Đại Học Văn Hiến:
  1. Tâm lý học đại cương I
  2. Tâm lý học đại cương II
  3. Tâm lý học phát triển
  4. Tâm lý học giơí và giơí tính
  5. Tâm lý học nhân cách
  6. Tâm lý học xã hội
  7. Tâm lý học dân tộc
  8. Tâm lý học tôn giáo
  9. Tâm lý học gia đình
  10. Lịch sử Tâm lý học
  11. Chẩn đoán tâm lý I (Nhập môn)
  12. Chẩn đoán tâm lý II (Trắc nghiệm)
  13. Tham vấn tâm lý I (Nhập môn)
  14. Tham vấn tâm lý II (Phương pháp)
  15. Than vấn tâm lý III (Kỹ thuật)
  16. Tham vấn tâm lý IV (Chuyên đề)
  17. Tâm lý học thần kinh
  18. Tâm lý học lâm sàng
  19. Trị liệu tâm lý I (Nhập môn)
  20. Trị liệu tâm lý II (Liệu pháp)
  21. Trị liệu tâm lý III (Trị liệu hệ thống và trị liệu trẻ em)
  22. Tâm lý học lao động
  23. Tâm lý học kinh doanh
  24. Tâm lý học quản lý
  25. Tâm lý học trong công tác tổ chức
  26. Tâm lý học trong công tác nhân sự
  27. Phân tâm học
  28. Tâm bệnh học
  29. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Tâm lý học
  30. Thống kê và ứng dụng SPSS trong nghiên cứu Tâm lý học
  31. Giáo dục sức khoẻ sinh sản và sức khoẻ tình dục
  32. Luật hôn nhân-gia đình
  33. Giáo dục gia đình và giáo dục trẻ cá biệt
  34. Giáo dục hướng nghiệp
  35. Lụât lao động và công đoàn
  36. Công tác xã hội
  37. Công tác tổ chức-nhân sự trong doanh nghiệp
  38. Anh văn chuyên ngành Tâm lý học
  39. Thực tập tốt nghiệp
  40. Làm khoá luận tốt nghiệp hoặc thi tốt nghiệp
(Theo khoa Tâm lý học Trường Đại Học Văn Hiến)



Sinh viên khoa Tâm lý học tốt nghiệp ra trường có thể làm việc ở đâu?

CN. Ngô Minh Duy
Giảng viên cơ hữu khoa Tâm lý học Đại Học Văn Hiến

Với kinh nghiệm đào tạo gần 10 năm, sinh viên khoa Tâm lý học có mặt ở khắp nơi và làm việc ở rất nhiều lĩnh vực. Theo thống kê của khoa Tâm lý học, sinh viên khoa Tâm lý học tốt nghiệp ra trường đã, đang và có thể làm việc ở:
  1. Các trường Đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp :Giảng dạy các học phần về Tâm lý học.
  2. Các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông: làm Chuyên viên tham vấn tâm lý học đường. Công việc cụ thể là: tham vấn về sức khoẻ sinh sản, các vấn đề về giơí tính, phương pháp học tập, tình bạn, tình yêu, những khó khăn về tâm lý, hướng nghiệp cho học sinh…
  3. Các trung tâm về tham vấn, trị liệu tâm lý tư nhân hay cộng đồng:Chuyên viên chẩn đoán tâm lý, chuyên viên tham vấn tâm lý, chuyên viên trị liệu tâm lý. Chẩn đoán xác định vấn đề, tham vấn về tình yêu-hôn nhân-gia đình, điều trị các rối nhiễu và rối loạn tâm lý…
  4. Bệnh viện Tâm thần, các trung tâm chăm sóc sức khoẻ tâm thần:Chuyên viên chẩn đoán tâm lý, chuyên viên tham vấn tâm lý, chuyên viên trị liệu tâm lý.
  5. Bệnh viện Nhi Đồng:Chuyên nghiên cứu, chẩn đoán, tham vấn và chữa trị các rối nhiễu và rối loạn tâm lý ở trẻ em
  6. Các trường, trại cai nghiện và phục hồi nhân phẩm: Tham vấn tâm lý, hỗ trợ về mặt tâm lý để các học viên an tâm học tập, cai nghiện và tái hoà nhập cộng đồng.
  7. Các doanh nghiệp và các công ty: Nghiên cứu và ứng dụng các kiến thức và kỹ năng Tâm lý học vào hoạt động quản lý, lãnh đạo như: Ứng dụng tâm lý vào việc tuyển dụng, sắp xếp, bố trí nhân sự, cải thiện mối quan hệ giữa người lãnh đạo và người bị lãnh đạo, tăng năng suất lao động…
  8. Các tổ chức phi chính phủ: Tham gia vào các dựa án của các tổ chức phi chính phủ.
  9. Các mái ấm, nhà mở, nhà dưỡng lão: Tham vấn tâm lý, hỗ trợ về mặt tâm lý cho các đối tượng: trẻ em, phụ nữ bị bạo hành và người già không nơi nương tựa…
  10. Các tổ chức trong và ngoài nước khác: …
 
1. Ngành tâm lý học là gì?

ngành Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu hành vi, tinh thần và tư tưởng của con người cụ thể đó là cảm xúc, là ý chí và hành động của mỗi người. Qua việc nghiên cứu này mà con người có thể am hiểu được tâm lý người khác, tâm lý đối thủ, tâm lý người bệnh, tâm lý xã hội…Từ đây sẽ giúp ích rất nhiều trong nhiều lĩnh vực của đời sống, từ kinh tế, chính trị, xã hội cho đến văn hóa, giáo dục, y học, triết học,…
Hiện nay, tâm lý học được phát triển và ứng dụng rộng rãi trong tất cả các mối quan hệ của đời sống ở tất cả các lĩnh vực của xã hội.

2. Ngành tâm lý học học những gì?
  • Ngành tâm lý học sẽ giúp sinh viên có kiến thức khoa học và kỹ năng thực tiễn về tâm lý học, biết áp dụng chuyên môn trong nghiên cứu và thực hành nghề nghiệp; vận dụng tốt kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, phản hồi; có thái độ thận trọng, tận tâm, trách nhiệm trong công việc.
  • Được đào tạo và trang bị bài bản về các lĩnh vực như tâm lý tư vấn, tâm lý học đường, tâm lý xã hội, tâm lý học quản trị kinh doanh, tâm lý học quản lý, tâm lý học lao động,… nhằm nghiên cứu tư duy và hành vi của con người bao gồm sức khỏe, nhận thức, cảm xúc, các khía cạnh xã hội khác. Đây chính là những yếu tố quan trọng giúp sinh viên sau khi ra trường đủ tự tin và năng lực để hoạt động trong nhiều lĩnh vực.
3. Ngành tâm lý học xong làm gì? Ra trường có dễ xin việc không?
Học ngành tâm lý học, sinh viên sau khi ra trường có thể làm việc ở các vị trí như:
  • Chuyên viên tư vấn tâm lý tại các công ty, trường học, trung tâm, đài phát thanh, đài truyền hình,…
  • Bạn có thể làm chuyên viên trị liệu tâm lý tại các bệnh viện; mở phòng tư vấn riêng tư vấn tình yêu, hôn nhân, gia đình, học đường… (Hot lắm nha)
  • Trong các doanh nghiệp: chuyên viên phụ trách các bộ phận nhân sự, quảng cáo – marketing, quan hệ khách hàng, chăm sóc khách hàng,…
  • Có thể giảng dạy, nghiên cứu tâm lý trong các trường đại học, cao đẳng, trung tâm, viện nghiên cứu.
  • Làm cho các tổ chức phi chính phủ.
4. Ngành tâm lý học thi tuyển, xét tuyển bằng khối nào?
  • Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – ĐHQG TP.HCM xét tuyển ngành Tâm lý học: Văn – Sử – Địa; Toán – Văn – Anh; Toán – sinh – Hóa; Văn – Sử – Anh.
  • Đại học HUTECH xét tuyển ngành Tâm lý học các tổ hợp môn: A00 (Toán, Lý, Hóa); A01 (Toán, Lý, Anh); C00 (Văn, Sử, Địa); D01 (Toán, Văn, Anh)
  • Đại học Sư Phạm TP.HCM tuyển sinh ngành Tâm lý học các tổ hợp môn: Toán – Hóa – Sinh; Văn – Sử – Địa; Toán – Văn – Tiếng Anh.
nguồn: tổng hợp
 
Tâm lý học là gì?

Tâm lý học là ngành khoa học chuyên nghiên cứu về những hiện tượng tâm lý, về hành vi và đời sống tinh thần của con người. Ở những nước phát triển, tâm lý được biết đến như một nghề hỗ trợ cho những người gặp khó khăn trong cuộc sống và chính vì thế các nhà Tâm lý học có mặt ở khắp nơi và khá thân thuộc với mỗi người. Ở Việt Nam chúng ta, mặc dầu Tâm lý học xuất hiện cũng khá lâu nhưng thực sự chỉ phát triển mạnh trong những năm gần đây.



Vậy học Tâm lý là học những gì?

Tâm lý học được nghiên cứu và ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội. Vì vậy, các học phần về Tâm lý học cũng rất phong phú và đa dạng. Ngoài ra, tuỳ thuộc vào mục tiêu đào tạo của từng trường mà các học phần cũng có sự khác nhau. Sau đây là một số học phần Tâm lý học chuyên ngành được giảng dạy tại khoa Tâm lý học Trường Đại Học Văn Hiến:
  1. Tâm lý học đại cương I
  2. Tâm lý học đại cương II
  3. Tâm lý học phát triển
  4. Tâm lý học giơí và giơí tính
  5. Tâm lý học nhân cách
  6. Tâm lý học xã hội
  7. Tâm lý học dân tộc
  8. Tâm lý học tôn giáo
  9. Tâm lý học gia đình
  10. Lịch sử Tâm lý học
  11. Chẩn đoán tâm lý I (Nhập môn)
  12. Chẩn đoán tâm lý II (Trắc nghiệm)
  13. Tham vấn tâm lý I (Nhập môn)
  14. Tham vấn tâm lý II (Phương pháp)
  15. Than vấn tâm lý III (Kỹ thuật)
  16. Tham vấn tâm lý IV (Chuyên đề)
  17. Tâm lý học thần kinh
  18. Tâm lý học lâm sàng
  19. Trị liệu tâm lý I (Nhập môn)
  20. Trị liệu tâm lý II (Liệu pháp)
  21. Trị liệu tâm lý III (Trị liệu hệ thống và trị liệu trẻ em)
  22. Tâm lý học lao động
  23. Tâm lý học kinh doanh
  24. Tâm lý học quản lý
  25. Tâm lý học trong công tác tổ chức
  26. Tâm lý học trong công tác nhân sự
  27. Phân tâm học
  28. Tâm bệnh học
  29. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Tâm lý học
  30. Thống kê và ứng dụng SPSS trong nghiên cứu Tâm lý học
  31. Giáo dục sức khoẻ sinh sản và sức khoẻ tình dục
  32. Luật hôn nhân-gia đình
  33. Giáo dục gia đình và giáo dục trẻ cá biệt
  34. Giáo dục hướng nghiệp
  35. Lụât lao động và công đoàn
  36. Công tác xã hội
  37. Công tác tổ chức-nhân sự trong doanh nghiệp
  38. Anh văn chuyên ngành Tâm lý học
  39. Thực tập tốt nghiệp
  40. Làm khoá luận tốt nghiệp hoặc thi tốt nghiệp
(Theo khoa Tâm lý học Trường Đại Học Văn Hiến)



Sinh viên khoa Tâm lý học tốt nghiệp ra trường có thể làm việc ở đâu?

CN. Ngô Minh Duy
Giảng viên cơ hữu khoa Tâm lý học Đại Học Văn Hiến

Với kinh nghiệm đào tạo gần 10 năm, sinh viên khoa Tâm lý học có mặt ở khắp nơi và làm việc ở rất nhiều lĩnh vực. Theo thống kê của khoa Tâm lý học, sinh viên khoa Tâm lý học tốt nghiệp ra trường đã, đang và có thể làm việc ở:
  1. Các trường Đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp :Giảng dạy các học phần về Tâm lý học.
  2. Các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông: làm Chuyên viên tham vấn tâm lý học đường. Công việc cụ thể là: tham vấn về sức khoẻ sinh sản, các vấn đề về giơí tính, phương pháp học tập, tình bạn, tình yêu, những khó khăn về tâm lý, hướng nghiệp cho học sinh…
  3. Các trung tâm về tham vấn, trị liệu tâm lý tư nhân hay cộng đồng:Chuyên viên chẩn đoán tâm lý, chuyên viên tham vấn tâm lý, chuyên viên trị liệu tâm lý. Chẩn đoán xác định vấn đề, tham vấn về tình yêu-hôn nhân-gia đình, điều trị các rối nhiễu và rối loạn tâm lý…
  4. Bệnh viện Tâm thần, các trung tâm chăm sóc sức khoẻ tâm thần:Chuyên viên chẩn đoán tâm lý, chuyên viên tham vấn tâm lý, chuyên viên trị liệu tâm lý.
  5. Bệnh viện Nhi Đồng:Chuyên nghiên cứu, chẩn đoán, tham vấn và chữa trị các rối nhiễu và rối loạn tâm lý ở trẻ em
  6. Các trường, trại cai nghiện và phục hồi nhân phẩm: Tham vấn tâm lý, hỗ trợ về mặt tâm lý để các học viên an tâm học tập, cai nghiện và tái hoà nhập cộng đồng.
  7. Các doanh nghiệp và các công ty: Nghiên cứu và ứng dụng các kiến thức và kỹ năng Tâm lý học vào hoạt động quản lý, lãnh đạo như: Ứng dụng tâm lý vào việc tuyển dụng, sắp xếp, bố trí nhân sự, cải thiện mối quan hệ giữa người lãnh đạo và người bị lãnh đạo, tăng năng suất lao động…
  8. Các tổ chức phi chính phủ: Tham gia vào các dựa án của các tổ chức phi chính phủ.
  9. Các mái ấm, nhà mở, nhà dưỡng lão: Tham vấn tâm lý, hỗ trợ về mặt tâm lý cho các đối tượng: trẻ em, phụ nữ bị bạo hành và người già không nơi nương tựa…
  10. Các tổ chức trong và ngoài nước khác: …
Bên nhân văn sẽ học một số môn trong ngành tham vấn có khác với văn hiến như: Nhập môn lâm sàng, Tâm lý học thần kinh, tâm lý học nhận thức.....
Học đại học ngành tâm lý ở VN ra dường như rất khó xin việc. Việc được tham vấn là khá khó.
 
Bên nhân văn sẽ học một số môn trong ngành tham vấn có khác với văn hiến như: Nhập môn lâm sàng, Tâm lý học thần kinh, tâm lý học nhận thức.....
Học đại học ngành tâm lý ở VN ra dường như rất khó xin việc. Việc được tham vấn là khá khó.
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Mình thấy cũng rất ít tin đăng tuyển, chủ yếu là giảng dạy.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top