Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Bài 1: TÂM LÝ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC
ĐỐI TƯỢNG CỦA TÂM LÝ HỌC:
1. Tâm lý học là gì?
Tâm lý học là khoa học nghiên cứu tâm lý. Khoa học tâm lý ra đời từ năm 1879, chủ yếu nghiên cứu đời sống tâm hồn của con người.
2. Đối tượng của tâm lý học:
Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học là toàn bộ đời sống tâm lý của con người như: cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, tình cảm, nhu cầu, hứng thú, năng lực, khí chất, tính cách…
II. BẢN CHẤT HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ NGƯỜI:
1.Tâm lý có bản chất phản ánh:
Tâm lý là hình ảnh của từng người về hiện thực khách quan.
Tất cả các hiện tượng tâm lý, từ những hiện tượng tâm lý đơn giản đến những thuộc tính, phẩm chất phức tạp của nhân cách con người đều tồn tại ở trong não dưới dạng hình ảnh này hay hình ảnh khác với mức độ phức tạp khác nhau. Điều kiện đầu tiên để có các hình ảnh đó là phải có các hiện tượng, sự vật khách quan của thế giới bên ngoài tác động tới các giác quan và não bộ bình thường của con người.
Tâm lý mang tính chủ quan của từng người. Tâm lý là phản ánh tồn tại khách quan, nhưng sự phản ánh tâm lý không máy móc, nguyên xi như phản ánh cơ học, mà tâm lý là tổng hoà các hình ảnh chủ quan ( hình ảnh tâm lý) về tồn tại khách quan.
2. Bản chất xã hội – lịch sử của tâm lý.
Để tồn tại và phát triển, thế hệ trước đã truyền đạt kinh nghiệm xã hội- lịch sử cho thế hệ sau. Thế hệ sau tiếp thu những kinh nghiệm và sáng tạo nên những giá trị vật chất, tinh thần mới. Qua đó tâm lý con người được hình thành và phát triển
Con người tiếp thu nền văn minh nhân loại và biến thành tâm lý của bản thân. Tâm lý mỗi người có cái chung của loài người, của dân tộc, của vùng, của địa phương nhưng cũng có cái riêng của mỗi con người cụ thể.
Như vậy, mỗi người có một đời sống tâm lý riêng, một tâm hồn riêng. Tâm lý mỗi người là kinh nghiệm xã hội- lịch sử chuyển thành kinh nghiệm của bản thân.
3. Tâm lý có bản chất phản xạ.
Tất cả các hình ảnh tâm lý, các kinh nghiệm sống bản thân đều tồn tại trong não bộ. Nhưng không phải cứ có não là có tâm lý. Muốn có tâm lý phải có tồn tại khách quan tác động vào não và não người phải tiếp nhận được tác động ấy.
Để tiếp nhận tác động từ bên ngoài vào, não phải hoạt động. Não hoạt động theo cơ chế phản xạ. Phản xạ có bốn khâu: Khâu dẫn vào, khâu trung tâm, khâu dẫn ra, khâu liên hệ ngược.
Có hai loại phản xạ: phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Phản xạ không điều kiện là cơ sở sinh lý thần kinh của bản năng, phản xạ có điều kiện là cơ sở sinh lý của các các hoạt động tâm lý khác, đặc trưng của con người. Nhưng mỗi hiện tượng tâm lý không phải gồm một phản xạ có điều kiện mà gồm nhiều hoặc một hệ thống phản xạ có điều kiện.
Như vậy, muốn có tâm lý nhất thiết phải có phản xạ, đặc biệt là phản xạ có điều kiện. Tâm lý có bản chất phản xạ.
III.CÁC LOẠI HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ:
Có nhiều cách phân loại các hiện tượng tâm lý:
1. Cách phân loại phổ biến trong các tài liệu tâm lý học là việc phân loại các hiện tượng tâm lý theo thời gian tồn tại của chúng và vị trí tương đối của chúng trong nhân cách. Theo cách phân loại này, các hiện tượng tâm lý có ba loại chính:
a. Các quá trình tâm lý là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, có mở đầu, diễn biến, kết thúc tương đối rõ ràng. Người ta phân biệt thành ba quá trình tâm lý:
+. Các quá trình nhận thức gồm cảm giác, tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy.
+. Các quá trình cảm xúc biểu thị sự vui mừng hay tức giận, dễ chịu hay khó chịu…
+. Quá trình hành động ý chí.
b. Các trạng thái tâm lý là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối dài, việc mở đầu và kết thúc không rõ ràng, như: chú ý, tâm trạng…
c. Các thuộc tính tâm lý là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định, tạo thành những nét riêng của nhân cách. Người ta thường nói tới bốn nhóm thuộc tính tâm lý cá nhân như: xu hướng, tính cách, khí chất và năng lực.
2. Cũng có thể phân biệt hiện tượng tâm lý thành: các hiện tượng tâm lý có ý thức và các hiện tượng tâm lý chua được ý thức.
3. Người ta còn phân biệt hiện tượng tâm lý thành: hiện tượng tâm lý sống động và hiện tượng tâm lý tiềm tàng.
4. Cũng có thể phân biệt hiện tượng tâm lý của cá nhân với hiện tượng tâm lý xã hội.
ĐỐI TƯỢNG CỦA TÂM LÝ HỌC:
1. Tâm lý học là gì?
Tâm lý học là khoa học nghiên cứu tâm lý. Khoa học tâm lý ra đời từ năm 1879, chủ yếu nghiên cứu đời sống tâm hồn của con người.
2. Đối tượng của tâm lý học:
Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học là toàn bộ đời sống tâm lý của con người như: cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, tình cảm, nhu cầu, hứng thú, năng lực, khí chất, tính cách…
II. BẢN CHẤT HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ NGƯỜI:
1.Tâm lý có bản chất phản ánh:
Tâm lý là hình ảnh của từng người về hiện thực khách quan.
Tất cả các hiện tượng tâm lý, từ những hiện tượng tâm lý đơn giản đến những thuộc tính, phẩm chất phức tạp của nhân cách con người đều tồn tại ở trong não dưới dạng hình ảnh này hay hình ảnh khác với mức độ phức tạp khác nhau. Điều kiện đầu tiên để có các hình ảnh đó là phải có các hiện tượng, sự vật khách quan của thế giới bên ngoài tác động tới các giác quan và não bộ bình thường của con người.
Tâm lý mang tính chủ quan của từng người. Tâm lý là phản ánh tồn tại khách quan, nhưng sự phản ánh tâm lý không máy móc, nguyên xi như phản ánh cơ học, mà tâm lý là tổng hoà các hình ảnh chủ quan ( hình ảnh tâm lý) về tồn tại khách quan.
2. Bản chất xã hội – lịch sử của tâm lý.
Để tồn tại và phát triển, thế hệ trước đã truyền đạt kinh nghiệm xã hội- lịch sử cho thế hệ sau. Thế hệ sau tiếp thu những kinh nghiệm và sáng tạo nên những giá trị vật chất, tinh thần mới. Qua đó tâm lý con người được hình thành và phát triển
Con người tiếp thu nền văn minh nhân loại và biến thành tâm lý của bản thân. Tâm lý mỗi người có cái chung của loài người, của dân tộc, của vùng, của địa phương nhưng cũng có cái riêng của mỗi con người cụ thể.
Như vậy, mỗi người có một đời sống tâm lý riêng, một tâm hồn riêng. Tâm lý mỗi người là kinh nghiệm xã hội- lịch sử chuyển thành kinh nghiệm của bản thân.
3. Tâm lý có bản chất phản xạ.
Tất cả các hình ảnh tâm lý, các kinh nghiệm sống bản thân đều tồn tại trong não bộ. Nhưng không phải cứ có não là có tâm lý. Muốn có tâm lý phải có tồn tại khách quan tác động vào não và não người phải tiếp nhận được tác động ấy.
Để tiếp nhận tác động từ bên ngoài vào, não phải hoạt động. Não hoạt động theo cơ chế phản xạ. Phản xạ có bốn khâu: Khâu dẫn vào, khâu trung tâm, khâu dẫn ra, khâu liên hệ ngược.
Có hai loại phản xạ: phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Phản xạ không điều kiện là cơ sở sinh lý thần kinh của bản năng, phản xạ có điều kiện là cơ sở sinh lý của các các hoạt động tâm lý khác, đặc trưng của con người. Nhưng mỗi hiện tượng tâm lý không phải gồm một phản xạ có điều kiện mà gồm nhiều hoặc một hệ thống phản xạ có điều kiện.
Như vậy, muốn có tâm lý nhất thiết phải có phản xạ, đặc biệt là phản xạ có điều kiện. Tâm lý có bản chất phản xạ.
III.CÁC LOẠI HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ:
Có nhiều cách phân loại các hiện tượng tâm lý:
1. Cách phân loại phổ biến trong các tài liệu tâm lý học là việc phân loại các hiện tượng tâm lý theo thời gian tồn tại của chúng và vị trí tương đối của chúng trong nhân cách. Theo cách phân loại này, các hiện tượng tâm lý có ba loại chính:
a. Các quá trình tâm lý là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, có mở đầu, diễn biến, kết thúc tương đối rõ ràng. Người ta phân biệt thành ba quá trình tâm lý:
+. Các quá trình nhận thức gồm cảm giác, tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy.
+. Các quá trình cảm xúc biểu thị sự vui mừng hay tức giận, dễ chịu hay khó chịu…
+. Quá trình hành động ý chí.
b. Các trạng thái tâm lý là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối dài, việc mở đầu và kết thúc không rõ ràng, như: chú ý, tâm trạng…
c. Các thuộc tính tâm lý là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định, tạo thành những nét riêng của nhân cách. Người ta thường nói tới bốn nhóm thuộc tính tâm lý cá nhân như: xu hướng, tính cách, khí chất và năng lực.
2. Cũng có thể phân biệt hiện tượng tâm lý thành: các hiện tượng tâm lý có ý thức và các hiện tượng tâm lý chua được ý thức.
3. Người ta còn phân biệt hiện tượng tâm lý thành: hiện tượng tâm lý sống động và hiện tượng tâm lý tiềm tàng.
4. Cũng có thể phân biệt hiện tượng tâm lý của cá nhân với hiện tượng tâm lý xã hội.