• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Tài liệu ôn thi đại học môn Sử

Câu 2: Hoàn cảnh lịch sử, nội dung, ý nghĩa Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9/1960)?

* Hoàn cảnh
- Giữa lúc cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc giành được nhiều thắng lợi to lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ cải tạo và phát triển kinh tế, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có bước chuyển biến nhảy vọt từ phong trào "Đồng khởi" cuối 1959 đầu 1960, Đảng Lao động Việt Nam họp Đại hội toàn quốc lần thứ III tại Hà Nội từ 5 - 12/9/1960.

* Nội dung
- Báo cáo chính trị xác định nhiệm vụ chung của cách mạng nước ta trong giai đoạn mới: “Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết giữ vững hoà bình để đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập, dân chủ và xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hoà bình ở Đông Nam á và thế giới”.

- Đại hội cũng xác định nhiệm vụ và vai trò, vị trí của cách mạng từng miền:
+ Miền Bắc làm nhiệm vụ chiến lược cách mạng xã hội chủ nghĩa. Miền Nam làm nhiệm vụ chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Song cách mạng hai miền đều có mục tiêu chung là hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà, tức là đều nhằm giải quyết mâu thuẫn tồn tại trong phạm vi cả nước là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với đế quốc Mĩ xâm lược cùng bè lũ tay sai của chúng.

+ Trong việc thực hiện mục tiêu chung và giải quyết mâu thuẫn chung đó, nhiệm vụ cách mạng mỗi miền có vai trò, vị trí riêng. Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có “nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà”. Còn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có “tác dụng quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai”. Cách mạng hai miền có quan hệ gắn bó mật thiết và tác động hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển.

- Riêng đối với cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc do đặc điểm là từ một nền sản xuất nhỏ bé, kinh tế nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, không qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa. Đại hội đã đề ra đường lối chung của cả thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đường lối chung cũng đã được Đại hội cụ thể hoá trong kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965), kế hoạch nhằm “thực hiện một bước công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, xây dựng bước đầu cơ sở vật chất và kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, đồng thời hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa”.


* ý nghĩa
- Thắng lợi của Đại hội có ý nghĩa to lớn đối với việc xây dựng và củng cố miền Bắc, đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc.

- Nghị quyết của Đại hội Đảng Lao động Việt Nam lần thứ III đã soi sáng những vấn đề chủ yếu của cách mạng Việt Nam ở cả hai miền Nam - Bắc, hướng dẫn nhân dân hai miền hăng hái đấu tranh giành thắng lợi trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân miền Nam, tạo ra một bước tiến căn bản cho cách mạng hai miền.


Sưu tầm
 
Câu 4: Hoàn cảnh lịch sử, nội dung, ý nghĩa Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12/1976) ?

- Hoàn cảnh:
- Sau thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, cách mạng nước ta chuyển sang một giai đoạn mới; giai đoạn đất nước độc lập thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hộ. Đảng ta đã tiến hành đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV từ ngày 14 đến 20/12/1976 tại Hà Nội nhằm vạch ra đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước.

- Nội dung:
+ Đại hội đã nêu rõ sự tất yếu và tầm quan trọng của việc đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội: "có chủ nghĩa xã hội, Tổ quốc ta mới có kinh tế hiện đại, văn hoá khoa học tiên tiến, quốc phòng vững mạnh, do đó bảo đảm cho đất nước ta vĩnh viễn độc lập tự do và ngày càng phát triển phồn vinh".

+ Dựa trên kinh nghiệm cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc từ 1954 - 1975 nhất là xuất phát từ đặc điểm tình hình đất nước và thế giới trong giai đoạn mới, Đại hội đã đề ra đường lối chung và đường lối xây dựng kinh tế theo định hướng XHCN. Đại hội nêu lên 3 đặc điểm lớn, trong đó đặc điểm lớn nhất đó là: "nước ta vẫn đang trong quá trình từ một xã hội mà nền kinh tế còn phổ biến là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa". Đặc điểm này quy định cuộc cách lên ở nước ta là một quá trình biến đổi cách mạng toàn diện sâu sắc và triệt để, đồng thời cũng quy định tính chất lâu dài, khó khăn và phức tạp trong quá trình đó.

+ Đại hội quyết định phương hướng nhiệm vụ và mục tiêu của kế hoạch nhà nước 5 năm (1976 - 1980) nhằm 2 mục tiêu cơ bản là: xây dựng một bước cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, bước đầu hình thành cơ cấu kinh tế mới trong cả nước mà bộ phận chủ yếu là cơ cấu công - nông nghiệp và cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân lao động.

Sưu tầm
 
Câu 4: Hoàn cảnh lịch sử, nội dung, ý nghĩa Đại hội Đảng lần thứ V (3/1982)?

* Hoàn cảnh:
- Để tiếp tục đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh quốc tế đang diễn biến phức tạp, tình hình đất nước đang có nhiều khó khăn nghiêm trọng, Đảng cần có sự điều chỉnh trong đường lối vì vậy Đảng ta đã triệu tập Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V từ ngày 27 đến 31/3/1982 tại Hà Nội.

- Nội dung:
+ Đại hội đã đề ra nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong đó xây dựng xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ hàng đầu.

+ Đại hội toàn quốc lần thứ V của Đảng khẳng định tiếp tục thực hiện đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lối xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa đã vạch ra từ Đại hội IV. Tuy nhiên đến Đại hội V thì đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội bắt đầu có sự điều chỉnh, được bổ xung và cụ thể hoá cho từng chặng đường, từng giai đoạn phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể.

+ Đại hội xác định thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta trải qua nhiều chặng. Chặng đường trước mắt (chặng đường đầu) gồm 5 năm (1981 - 1985) và những năm còn lại của thập niên 80.

+ Đại hội nêu lên nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế - xã hội chung cho cả chặng đường đầu 10 năm từ 1981 đến 1990 và 5 năm đầu 1981 đến 1985. Trong 5 năm (1981 - 1985), Đảng chủ trương đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa, phát triển thêm một bước và sắp xếp lại cơ cấu nền kinh tế quốc dân, nhằm đạt được sự ổn định về cơ bản tình hình kinh tế - xã hội, đáp ứng những nhu cầu cấp bách và thiết yếu nhất của đời sống nhân dân, giảm nhẹ những mất cân đối nghiêm trọng của nền kinh tế.

Sưu tầm
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top