Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
SV có quyền được sống trong môi trường học đường lành mạnh
Các loại hình dịch vụ: Cầm đồ, game online, quán nước (có ghi lô đề… vốn ẩn chứa nhiều nguy cơ tệ nạn đang mọc lên ngày càng nhiều xung quanh các trường đại học, cao đẳng.
Báo động những dịch vụ "đen"
Quanh khu vực Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội (nơi tập trung nhiều trường đại học như: Học viện Tài chính, ĐH Mỏ - Địa chất, ĐH Tài nguyên và Môi trường), không thiếu các tụ điểm dịch vụ lô đề, cờ bạc, game online... Dọc con đường chính dẫn tới trường ĐH Mỏ - Địa chất đã có khoảng 10 cửa hàng kinh doanh các loại dịch vụ này, từ game online cho tới cầm đồ, massage… Đặc biệt, ngay trước cổng trường là một quán bi a, thu hút rất nhiều sinh viên tụ tập.
Trước cổng chính Học viện Tài chính, các dịch vụ có vẻ lành mạnh hơn nhưng mé đường Sông Nhuệ (phía cổng phụ) thì mật độ các hàng game online, các quán nước, tiệm cầm đồ lại vô cùng dày đặc. Chỉ đi dọc đường sông Nhuệ khoảng 200m đã có thể đếm được 25 quán game online lớn nhỏ khác nhau, chưa kể các ngóc ngách từ con đường này rẽ vào. Có quán chỉ dùng để kinh doanh game, có quán làm tổng hợp vừa game, vừa xèng. Có khoảng 5 cửa hàng kinh doanh dịch vụ cầm đồ, một số cửa hàng khác là karaoke, massage... Một sinh viên K54, Khoa Dầu khí, trường ĐH Mỏ - Địa chất, bày tỏ sự bức xúc về tốc độ gia tăng của các cửa hàng ẩn chứa nguy cơ tệ nạn: "Mình biết không ít sinh viên tham gia vào các hình thức đánh bạc, ban đầu chỉ vài chục nghìn đồng nhưng sau đó lên đến hàng triệu đồng. Trong thời gian qua, ở khoa mình cũng đã có một số trường hợp bỏ bê học hành vì chơi game và kết quả là bị đuổi học".
Những quán xá phục vụ kiểu này đang ngày càng bủa vây các khu giảng đường, ký túc xá, những nơi tập trung đông dân cư. Cẩm Nhung (sinh viên năm nhất, trường ĐH Mỏ - Địa chất) nói: "Mình thấy việc sinh viên rơi vào các tệ nạn đã quá phổ biến. Xung quanh phòng trọ, rồi trên đường đi học, đầy rẫy những địa điểm có thể khiến các bạn ấy tò mò, nếu bị ai đó rủ rê, chắc sẽ khó mà thoát khỏi!".
Bủa vây ở mọi ngóc ngách
Ở khu vực trường ĐH Bách khoa Hà Nội, trường ĐH Kinh tế Quốc dân, trường ĐH Xây dựng cũng có rất nhiều cửa hàng dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn: Cá độ bóng đá, lô đề, game online... Ở đây có những phố, những ngõ được mệnh danh là "phố game", "ngõ game". Sinh viên từng trường cũng có những "phân chia" ngầm về ranh giới, "lãnh thổ" game: Đường Lê Thanh Nghị của sinh viên trường ĐH Bách khoa, ngõ Tự Do của sinh viên trường ĐH Kinh tế và ngõ Cột Cờ của sinh viên trường ĐH Xây dựng.
Theo khảo sát sơ bộ, riêng đoạn đường Lê Thanh Nghị (đoạn dài 100m, gần Sân vận động Bách khoa) đã có tổng cộng hơn 20 quán game online mọc lên san sát, người xe qua lại nườm nượp. Đoạn ngõ Tự Do (từ phía ký túc xá trường ĐH Kinh tế Quốc dân rẽ sang phải), chỉ có một đoạn ngắn mà có khoảng 20 hàng game liên tiếp nhau, xe máy dựng chật gần kín con ngõ nhỏ. Hàng game nào hầu như cũng có một người ngồi ngoài, vừa làm nhiệm vụ trông xe, vừa chèo kéo khách.
Bạn Nguyễn Văn Quý (sinh viên K55, ngành Điện, trường ĐH Bách khoa Hà Nội) chia sẻ: "Mình hiện đang ở trong ký túc nên đã thấy một số trường hợp đi chơi game thâu đêm hoặc về ký túc rất muộn. Mình biết một anh khóa trên ban đầu là một học sinh rất giỏi, từng được vào đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia nhưng sau khi sa đà vào game thì bê trễ học tập, kết quả là bị học lại và phải ra trường muộn một năm".
Mặc dù các hàng ghi lô đề không dám hoạt động lộ liễu ở khu vực quanh trường song những tiệm cầm đồ thì lại hết sức công khai. Khi hết tiền chơi game, đánh đề, nợ tiền cá độ, thì đương nhiên, những cửa hàng cầm đồ, cho vay nặng lãi là địa điểm được nhiều "ma đề, quỷ game" sinh viên tìm đến. Các vật dụng cá nhân như laptop, điện thoại, xe máy... cũng từ đó, không cánh mà bay. Theo tìm hiểu, mức lãi suất ở các hàng cầm đồ này đa phần thuộc dạng "cắt cổ": Khoảng 10%/ngày. Rất ít người may mắn chuộc lại được đồ dùng của mình mà thường là phải bán đứt cho chủ tiệm. Vật dụng được mang đi cầm cố nhiều nhất là xe máy.
Nhà trường có giúp được sinh viên?
PGS. TS Bùi Xuân Nam (Trưởng phòng Chính trị sinh viên, trường ĐH Mỏ - Địa chất), thừa nhận: "Sự gia tăng các tệ nạn trong sinh viên thực sự là vấn đề rất nhức nhối, đáng để các trường, các phòng, ban quản lý sinh viên quan tâm. Có những tệ nạn diễn ra công khai song cũng có những tệ nạn lẩn khuất đâu đó như cờ bạc, cá độ…".
"Theo tôi, việc tăng cường công tác tuyên truyền, hướng sinh viên vào các hoạt động lành mạnh của trường, của Đoàn, Hội, các câu lạc bộ... là giải pháp tốt nhất. Khi sinh viên dành thời gian cho các hoạt động lành mạnh nhiều hơn thì thời gian dành cho các nhu cầu khác sẽ ít đi. Ý chí của sinh viên cũng rất quan trọng vì nhà trường không thể lúc nào cũng giám sát được sinh viên".- PGS. TS Bùi Xuân Nam, Trưởng phòng Công tác Chính trị sinh viên, trường ĐH Mỏ - Địa chất
Nguyên nhân của thực trạng này, theo ông Nam, trước hết là do cơ sở vật chất ở các trường không đáp ứng đủ nhu cầu của sinh viên, khiến các bạn phải ở ngoại trú, chịu nhiều tác động của môi trường xã hội. Thứ hai là do sinh viên không làm chủ được bản thân trước sức cám dỗ của tệ nạn. Trường ĐH Mỏ - Địa chất có khoảng 15.000 sinh viên chính quy và 10.000 sinh viên vừa học vừa làm (trường chỉ quản lý sinh viên chính quy) song cũng như nhiều trường khác, ký túc xá của trường chỉ đáp ứng được khoảng 15 - 20% nhu cầu của sinh viên. "Hiện nay, chúng tôi đang hoàn thiện khu ký túc xá cho sinh viên Lào, đồng thời, đang có dự án xây ký túc xá sinh viên, là một tòa nhà 9 tầng, cách trường khoảng 2 km. Nếu dự án này xong, sẽ hỗ trợ thêm được nhiều sinh viên ngoại trú vào ở nội trú, công tác quản lý sinh viên cũng sẽ dễ dàng, hiệu quả hơn", ông Nam cho biết.
PGS. TS Trần Văn Tớp (Phó hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội) thì khẳng định: "Về việc xử lý các vấn đề tệ nạn trong sinh viên, các trường đều phải làm đúng theo quy định của Bộ GD - ĐT. Vào đầu năm học, chúng tôi luôn lồng ghép các bài giảng về lối sống cho sinh viên trong tuần học chính trị để các em có thể hiểu rõ. Khi phát hiện các trường hợp vi phạm, trường luôn có những biện pháp xử lý rất nghiêm khắc để ngăn chặn tình trạng trên".
Các loại hình dịch vụ: Cầm đồ, game online, quán nước (có ghi lô đề… vốn ẩn chứa nhiều nguy cơ tệ nạn đang mọc lên ngày càng nhiều xung quanh các trường đại học, cao đẳng.
Báo động những dịch vụ "đen"
Quanh khu vực Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội (nơi tập trung nhiều trường đại học như: Học viện Tài chính, ĐH Mỏ - Địa chất, ĐH Tài nguyên và Môi trường), không thiếu các tụ điểm dịch vụ lô đề, cờ bạc, game online... Dọc con đường chính dẫn tới trường ĐH Mỏ - Địa chất đã có khoảng 10 cửa hàng kinh doanh các loại dịch vụ này, từ game online cho tới cầm đồ, massage… Đặc biệt, ngay trước cổng trường là một quán bi a, thu hút rất nhiều sinh viên tụ tập.
Trước cổng chính Học viện Tài chính, các dịch vụ có vẻ lành mạnh hơn nhưng mé đường Sông Nhuệ (phía cổng phụ) thì mật độ các hàng game online, các quán nước, tiệm cầm đồ lại vô cùng dày đặc. Chỉ đi dọc đường sông Nhuệ khoảng 200m đã có thể đếm được 25 quán game online lớn nhỏ khác nhau, chưa kể các ngóc ngách từ con đường này rẽ vào. Có quán chỉ dùng để kinh doanh game, có quán làm tổng hợp vừa game, vừa xèng. Có khoảng 5 cửa hàng kinh doanh dịch vụ cầm đồ, một số cửa hàng khác là karaoke, massage... Một sinh viên K54, Khoa Dầu khí, trường ĐH Mỏ - Địa chất, bày tỏ sự bức xúc về tốc độ gia tăng của các cửa hàng ẩn chứa nguy cơ tệ nạn: "Mình biết không ít sinh viên tham gia vào các hình thức đánh bạc, ban đầu chỉ vài chục nghìn đồng nhưng sau đó lên đến hàng triệu đồng. Trong thời gian qua, ở khoa mình cũng đã có một số trường hợp bỏ bê học hành vì chơi game và kết quả là bị đuổi học".
Những quán xá phục vụ kiểu này đang ngày càng bủa vây các khu giảng đường, ký túc xá, những nơi tập trung đông dân cư. Cẩm Nhung (sinh viên năm nhất, trường ĐH Mỏ - Địa chất) nói: "Mình thấy việc sinh viên rơi vào các tệ nạn đã quá phổ biến. Xung quanh phòng trọ, rồi trên đường đi học, đầy rẫy những địa điểm có thể khiến các bạn ấy tò mò, nếu bị ai đó rủ rê, chắc sẽ khó mà thoát khỏi!".
Bủa vây ở mọi ngóc ngách
Ở khu vực trường ĐH Bách khoa Hà Nội, trường ĐH Kinh tế Quốc dân, trường ĐH Xây dựng cũng có rất nhiều cửa hàng dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn: Cá độ bóng đá, lô đề, game online... Ở đây có những phố, những ngõ được mệnh danh là "phố game", "ngõ game". Sinh viên từng trường cũng có những "phân chia" ngầm về ranh giới, "lãnh thổ" game: Đường Lê Thanh Nghị của sinh viên trường ĐH Bách khoa, ngõ Tự Do của sinh viên trường ĐH Kinh tế và ngõ Cột Cờ của sinh viên trường ĐH Xây dựng.
Theo khảo sát sơ bộ, riêng đoạn đường Lê Thanh Nghị (đoạn dài 100m, gần Sân vận động Bách khoa) đã có tổng cộng hơn 20 quán game online mọc lên san sát, người xe qua lại nườm nượp. Đoạn ngõ Tự Do (từ phía ký túc xá trường ĐH Kinh tế Quốc dân rẽ sang phải), chỉ có một đoạn ngắn mà có khoảng 20 hàng game liên tiếp nhau, xe máy dựng chật gần kín con ngõ nhỏ. Hàng game nào hầu như cũng có một người ngồi ngoài, vừa làm nhiệm vụ trông xe, vừa chèo kéo khách.
Bạn Nguyễn Văn Quý (sinh viên K55, ngành Điện, trường ĐH Bách khoa Hà Nội) chia sẻ: "Mình hiện đang ở trong ký túc nên đã thấy một số trường hợp đi chơi game thâu đêm hoặc về ký túc rất muộn. Mình biết một anh khóa trên ban đầu là một học sinh rất giỏi, từng được vào đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia nhưng sau khi sa đà vào game thì bê trễ học tập, kết quả là bị học lại và phải ra trường muộn một năm".
Mặc dù các hàng ghi lô đề không dám hoạt động lộ liễu ở khu vực quanh trường song những tiệm cầm đồ thì lại hết sức công khai. Khi hết tiền chơi game, đánh đề, nợ tiền cá độ, thì đương nhiên, những cửa hàng cầm đồ, cho vay nặng lãi là địa điểm được nhiều "ma đề, quỷ game" sinh viên tìm đến. Các vật dụng cá nhân như laptop, điện thoại, xe máy... cũng từ đó, không cánh mà bay. Theo tìm hiểu, mức lãi suất ở các hàng cầm đồ này đa phần thuộc dạng "cắt cổ": Khoảng 10%/ngày. Rất ít người may mắn chuộc lại được đồ dùng của mình mà thường là phải bán đứt cho chủ tiệm. Vật dụng được mang đi cầm cố nhiều nhất là xe máy.
Nhà trường có giúp được sinh viên?
PGS. TS Bùi Xuân Nam (Trưởng phòng Chính trị sinh viên, trường ĐH Mỏ - Địa chất), thừa nhận: "Sự gia tăng các tệ nạn trong sinh viên thực sự là vấn đề rất nhức nhối, đáng để các trường, các phòng, ban quản lý sinh viên quan tâm. Có những tệ nạn diễn ra công khai song cũng có những tệ nạn lẩn khuất đâu đó như cờ bạc, cá độ…".
"Theo tôi, việc tăng cường công tác tuyên truyền, hướng sinh viên vào các hoạt động lành mạnh của trường, của Đoàn, Hội, các câu lạc bộ... là giải pháp tốt nhất. Khi sinh viên dành thời gian cho các hoạt động lành mạnh nhiều hơn thì thời gian dành cho các nhu cầu khác sẽ ít đi. Ý chí của sinh viên cũng rất quan trọng vì nhà trường không thể lúc nào cũng giám sát được sinh viên".- PGS. TS Bùi Xuân Nam, Trưởng phòng Công tác Chính trị sinh viên, trường ĐH Mỏ - Địa chất
Nguyên nhân của thực trạng này, theo ông Nam, trước hết là do cơ sở vật chất ở các trường không đáp ứng đủ nhu cầu của sinh viên, khiến các bạn phải ở ngoại trú, chịu nhiều tác động của môi trường xã hội. Thứ hai là do sinh viên không làm chủ được bản thân trước sức cám dỗ của tệ nạn. Trường ĐH Mỏ - Địa chất có khoảng 15.000 sinh viên chính quy và 10.000 sinh viên vừa học vừa làm (trường chỉ quản lý sinh viên chính quy) song cũng như nhiều trường khác, ký túc xá của trường chỉ đáp ứng được khoảng 15 - 20% nhu cầu của sinh viên. "Hiện nay, chúng tôi đang hoàn thiện khu ký túc xá cho sinh viên Lào, đồng thời, đang có dự án xây ký túc xá sinh viên, là một tòa nhà 9 tầng, cách trường khoảng 2 km. Nếu dự án này xong, sẽ hỗ trợ thêm được nhiều sinh viên ngoại trú vào ở nội trú, công tác quản lý sinh viên cũng sẽ dễ dàng, hiệu quả hơn", ông Nam cho biết.
PGS. TS Trần Văn Tớp (Phó hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội) thì khẳng định: "Về việc xử lý các vấn đề tệ nạn trong sinh viên, các trường đều phải làm đúng theo quy định của Bộ GD - ĐT. Vào đầu năm học, chúng tôi luôn lồng ghép các bài giảng về lối sống cho sinh viên trong tuần học chính trị để các em có thể hiểu rõ. Khi phát hiện các trường hợp vi phạm, trường luôn có những biện pháp xử lý rất nghiêm khắc để ngăn chặn tình trạng trên".
Theo Kim Sơn
SVVN
SVVN