Chien Tong
New member
- Xu
- 33
Hôm trước có một người khách vào tiệm ăn của một người bạn ở Sydney, ăn xong xuôi dĩa cơm ngon lành rồi tự nhiên than phiền là có một cục đá nhỏ trong đó, và yêu cầu nhà hàng không lấy tiền phần thức ăn này. Nhìn mẩu dị vật (cục đá) và thái độ, cách thức ngã giá đòi bồi thường thẳng thừng như vậy thì nhà hàng biết ngay đây là một dạng tống tiền phổ biến trong nghề kinh doanh này. Nhưng anh bạn tôi đã nhanh nhẹn xử lý một cách hợp lý, là xin lỗi khách hàng và đồng ý ngay với lời đề nghị trên, tuy trong lòng vô cùng ấm ức.
Sự nghi ngờ hợp lý
Vì nếu anh từ chối lời đề nghị của vị khách này, cái giá phải trả có khi sẽ lớn hơn rất nhiều so với mười mấy đôla của dĩa thức ăn. Nên rủi ro không đáng có. Và dù sao đi nữa, vẫn không có gì đảm bảo 100% là trong dĩa thức ăn không có cục đá kia, xác suất dù là rất nhỏ nhưng vẫn là một khoản xám mà ngôn ngữ toà án ở phương tây hay nói là “reasonable doubt”, một sự nghi ngờ hợp lý.
Bởi vậy mà trường hợp cựu cầu thủ bóng bầu dục nổi tiếng của Mỹ là OJ Simpson vào 1994 ai cũng nghĩ là đã giết vợ rành rành mà vẫn không bị kết tội vì còn một khoản xám, là chiếc găng tay da thu được từ hiện trường khi mang vô tay Simpson trước toà lại không ngọt! Nghĩa là anh ta không phải là thủ phạm (một khi người mang găng mà không cố gắng hợp tác thì rất khó mà ngọt được!).
Liên tưởng đến trường hợp con ruồi trong chai nước giải khát của Tân Hiệp Phát mà báo chí đã tốn nhiều bút mực. Dĩ nhiên tống tiền doanh nghiệp là việc làm sai trái, vi phạm pháp luật, nhưng ước gì sự cố đã được giải quyết một cách êm đẹp ngay từ đầu mà không nhất thiết đền bù quá nhiều và lại còn đem nhau ra toà. Và một khi sự việc được đưa ra công chúng thì vấn đề không còn nằm ở chỗ ai đúng ai sai mà ở chỗ trong đầu người tiêu dùng đã có một khoản xám, nghi ngờ hợp lý. Nhất là có thêm nhiều trường hợp tương tự lại xảy ra tiếp nối.
Đưa vị khách hàng tống tiền ra toà và kết tội đồng nghĩa với việc từ chối sự hiện hữu của sự nghi ngờ hợp lý này. Nên người tiêu dùng nổi giận. Người tiêu dùng không thể là kẻ bại trận được. Làm gì thì làm, sự cố con ruồi đã xảy ra, khoản xám nghi ngờ đã hiện diện, lòng tin đã bị sức mẻ, thì cần có một lời xin lỗi từ nhà sản xuất. Xin lỗi vì sự cố, xin lỗi vì đã làm phiền khách hàng, và xin lỗi vì đã xử lý khủng hoảng không êm đẹp. Còn muốn xoá hẳn mối nghi ngờ trong ký ức người tiêu dùng đến thời điểm này thiết nghĩ không còn cách nào khác hơn là phải thu hồi toàn bộ sản phẩm về để điều tra và xử lý. Khi đó chuyện mời mọi người đến tham quan nhà máy, dây chuyền sản xuất khép kín mới thật sự phát huy hết tác dụng.
Sự nghi ngờ hợp lý
Vì nếu anh từ chối lời đề nghị của vị khách này, cái giá phải trả có khi sẽ lớn hơn rất nhiều so với mười mấy đôla của dĩa thức ăn. Nên rủi ro không đáng có. Và dù sao đi nữa, vẫn không có gì đảm bảo 100% là trong dĩa thức ăn không có cục đá kia, xác suất dù là rất nhỏ nhưng vẫn là một khoản xám mà ngôn ngữ toà án ở phương tây hay nói là “reasonable doubt”, một sự nghi ngờ hợp lý.
Bởi vậy mà trường hợp cựu cầu thủ bóng bầu dục nổi tiếng của Mỹ là OJ Simpson vào 1994 ai cũng nghĩ là đã giết vợ rành rành mà vẫn không bị kết tội vì còn một khoản xám, là chiếc găng tay da thu được từ hiện trường khi mang vô tay Simpson trước toà lại không ngọt! Nghĩa là anh ta không phải là thủ phạm (một khi người mang găng mà không cố gắng hợp tác thì rất khó mà ngọt được!).
Liên tưởng đến trường hợp con ruồi trong chai nước giải khát của Tân Hiệp Phát mà báo chí đã tốn nhiều bút mực. Dĩ nhiên tống tiền doanh nghiệp là việc làm sai trái, vi phạm pháp luật, nhưng ước gì sự cố đã được giải quyết một cách êm đẹp ngay từ đầu mà không nhất thiết đền bù quá nhiều và lại còn đem nhau ra toà. Và một khi sự việc được đưa ra công chúng thì vấn đề không còn nằm ở chỗ ai đúng ai sai mà ở chỗ trong đầu người tiêu dùng đã có một khoản xám, nghi ngờ hợp lý. Nhất là có thêm nhiều trường hợp tương tự lại xảy ra tiếp nối.
Đưa vị khách hàng tống tiền ra toà và kết tội đồng nghĩa với việc từ chối sự hiện hữu của sự nghi ngờ hợp lý này. Nên người tiêu dùng nổi giận. Người tiêu dùng không thể là kẻ bại trận được. Làm gì thì làm, sự cố con ruồi đã xảy ra, khoản xám nghi ngờ đã hiện diện, lòng tin đã bị sức mẻ, thì cần có một lời xin lỗi từ nhà sản xuất. Xin lỗi vì sự cố, xin lỗi vì đã làm phiền khách hàng, và xin lỗi vì đã xử lý khủng hoảng không êm đẹp. Còn muốn xoá hẳn mối nghi ngờ trong ký ức người tiêu dùng đến thời điểm này thiết nghĩ không còn cách nào khác hơn là phải thu hồi toàn bộ sản phẩm về để điều tra và xử lý. Khi đó chuyện mời mọi người đến tham quan nhà máy, dây chuyền sản xuất khép kín mới thật sự phát huy hết tác dụng.