Sóng là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hoá thân, phân thân của cái tôi trữ tình. Bài thơ được kết cấu trên cơ sở nhận thức sự tương đồng, hoà hợp giữa hai hình tượng trữ tình: “sóng” và “em” (cấu trúc song hành)
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả: Xuân Quỳnh (1942 - 1988) (SGK)
- Cuộc đời đa đoan, nhiều thiệt thòi, lo âu, vất vả, trái tim đa cảm , luôn khao khát tình yêu, gắn bó hết mình với cuộc sống, luôn chăm chút nâng niu hạnh phúc bình dị, đời thường.
- Cái “ Tôi” giàu vẻ đẹp nữ tính, rất thành thật, giàu đức hi sinh, vị tha. Ở Xuân Quỳnh khát vọng sống, khát vọng tình yêu chân thành, mãnh liệt luôn gắn với cảm thức lo âu về sự phai tàn, đổ vỡ, những dự cảm bất trắc
2. Bài thơ:
- Sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình).
- Là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh.
- In trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).
II. ĐỌC - HIỂU BÀI THƠ:
1/ Cảm nhận chung về hình tượng sóng:
- “Sóng” là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hoá thân, phân thân của cái tôi trữ tình. Bài thơ được kết cấu trên cơ sở nhận thức sự tương đồng, hoà hợp giữa hai hình tượng trữ tình: “sóng” và “em” (cấu trúc song hành).
“Sóng” và “em” tuy hai mà một, có lúc phân chia, có lúc hoà nhập ª sự phong phú, phức tạp, nhiều khi mâu thuẫn nhưng thống nhất trong tâm hồn người con gái đang yêu.
- Sóng chi phối âm hưởng bài thơ bằng chính nhịp của những con sóng: Khi dạt dào sôi nổi, khi nhịp nhàng êm dịu, lúc lan tỏa, khi cộng hưởng…không ngừng không nghỉ.( Thể thơ, phương thức tổ chức ngôn từ, hình ảnh)
= > Có thể nói XQ đã khéo chọn được một hình tượng đẹp và xác đáng để diễn tả TY
2. Hình tượng Sóng trong bài thơ:
a. Sóng và những cảm nhận về TY:
- Mở đầu bài thơ là những câu thơ miêu tả trạng thái những con sóng:
Dữ dội và dịu êm ( cường độ )
Ồn ào và lặng lẽ ( Trạng thái )
=> Những trạng thái mâu thuẫn, song hành của những con sóng, của quy luật thiên nhiên hay cũng chính là những biến động khác thường, những mâu thuẫn tự thân ( Cái “Tôi” không nhất quán .Mình mà dường như không phải mình!) trong tâm hồn người con gái đang yêu.
- Trái tim người con gái đang yêu dường không chấp nhận giwos hạn nhỏ hẹp, mà luôn muốn vươn tới cái lớn lao có thể đồng cảm, đồng điệu với mình để khám phá, để lí giải TY:
“Sông không hiểu ... tận bể”
ª Thể hiện quan niệm mới mẻ về tình yêu và khát khao khám phá lí giải TY mãnh liệt của nhân vật trữ tình , cũng là khao khát muôn đời của nhân lợi, của tuổi trẻ như quy luật của những con sóng:
“Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng TY
Bồi hồi trong ngực trẻ…”
b.Sóng và những suy tư trong TY
- Bối cảnh làm nền cho những suy tư:
“ Trước muôn trùng sóng bể”
- Hàng loạt câu hỏi tu từ:
…Tù nơi nào…?
…Bắt đầu từ đâu…?
…Khi nào ta yêu nhau…?
=> Hỏi về cội nguồn quy luật tự nhiên, cội nguồn của TY
ª tình yêu là một hiện tượng tâm lí tự nhiên, đầy bí ẩn, khó hiểu, khó giải thích về khởi nguồn và thời điểm bắt đầu của nó. Cách cắt nghĩa Ty rất XQ – rất nữ tính và trực cảm:
“ Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”
=> Giọng thơ độc đáo mà rất tự nhiên thú vị. Quy luật của TY là sự bí ẩn. Chính vì vậy Ty luôn trở nên huyền diệu, kì ảo trong cảm nhận của người đang yêu.
c. Sóng và những cảm xúc trong TY:
* Nỗi nhớ trong TY:
- Sóng và em: Hòa nhập-> phân đôi để tự trải nghiệm, tự bộc lộ :
- Sóng // Em
/ /
Nhớ bờ Nhớ đến anh
Ngày đêm không ngủ //trong mơ còn thức
=> Nỗi nhớ như :
+ Bao trùm cả KG: Phương Bắc >< Nam
+ Cả tầng sâu, bề rộng: Dưới lòng sâu >< trên mặt nước
+ Xuyên suốt thời gian: Ngaỳ- đêm- trong mơ…
= > nỗi nhớ khi da diết, khắc khoải, khi đằm sâu, khi thao thức bồn chồn, lúc lan tỏa không ngừng không nghỉ
- Thể thơ 5 chữ, ngắt nhịp linh hoạt, phóng túng, nhịp thơ là nhịp sóng (sóng biển - sóng lòng) dào dạt, sôi nổi, mãnh liệt: “Con sóng ... còn thức”.
- Khát khao yêu đương của người con gái được bộc lộ mãnh liệt nhưng cũng thật giản dị: sóng khát khao tới bờ cũng như em luôn khát khao có anh. Ty của người con gái vừa thiết tha mãnh liệt, vừa trong sáng, giản dị, thuỷ chung, duy nhất: “Dẫu ... phương” (phương tâm trạng, phương của người phụ nữ đang yêu say đắm, thiết tha).
* Khát vọng trong Ty:
“ Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
May vẫn bay về xa..
=> Nhạy cảm với sự chảy trôi của thời gian và không tránh khỏi chút lo âu trăn trở nhưng niềm tin vẫn trọn vẹn bất chấp sự hữu hạn của đời người
- Khổ thơ kết thúc:
“ Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”
- Khát vọng được sống hết mình cho ty, muốn hoá thân vĩnh viễn thành ty muôn thuở: “Làm sao ... còn vỗ”.
III/ Chủ đề bài thơ:
Qua hình tượng Sóng , bài thơ thể hiện:
- Vẻ đẹp tâm hồn của một người phụ nữ trong TY.
- Một tình yêu vừa sôi nổi nồng nàn mãnh liệt vừa đằm sâu dịu dàng rất mực thủy chung rất nữ tính
IV/ Tổng kết :
+ Qua hình tượng “sóng”, trên cơ sở khám phá sự tương đồng, hoà hợp giữa sóng và em, bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thuỷ, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó thấy được tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.
+ Bài thơ thể hiện những đặc điểm nổi bật của NT thơ XQ; Kết cấu, âm điệu, từ ngữ, hình ảnh…
(Sưu tầm)
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả: Xuân Quỳnh (1942 - 1988) (SGK)
- Cuộc đời đa đoan, nhiều thiệt thòi, lo âu, vất vả, trái tim đa cảm , luôn khao khát tình yêu, gắn bó hết mình với cuộc sống, luôn chăm chút nâng niu hạnh phúc bình dị, đời thường.
- Cái “ Tôi” giàu vẻ đẹp nữ tính, rất thành thật, giàu đức hi sinh, vị tha. Ở Xuân Quỳnh khát vọng sống, khát vọng tình yêu chân thành, mãnh liệt luôn gắn với cảm thức lo âu về sự phai tàn, đổ vỡ, những dự cảm bất trắc
2. Bài thơ:
- Sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình).
- Là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh.
- In trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).
II. ĐỌC - HIỂU BÀI THƠ:
1/ Cảm nhận chung về hình tượng sóng:
- “Sóng” là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hoá thân, phân thân của cái tôi trữ tình. Bài thơ được kết cấu trên cơ sở nhận thức sự tương đồng, hoà hợp giữa hai hình tượng trữ tình: “sóng” và “em” (cấu trúc song hành).
“Sóng” và “em” tuy hai mà một, có lúc phân chia, có lúc hoà nhập ª sự phong phú, phức tạp, nhiều khi mâu thuẫn nhưng thống nhất trong tâm hồn người con gái đang yêu.
- Sóng chi phối âm hưởng bài thơ bằng chính nhịp của những con sóng: Khi dạt dào sôi nổi, khi nhịp nhàng êm dịu, lúc lan tỏa, khi cộng hưởng…không ngừng không nghỉ.( Thể thơ, phương thức tổ chức ngôn từ, hình ảnh)
= > Có thể nói XQ đã khéo chọn được một hình tượng đẹp và xác đáng để diễn tả TY
2. Hình tượng Sóng trong bài thơ:
a. Sóng và những cảm nhận về TY:
- Mở đầu bài thơ là những câu thơ miêu tả trạng thái những con sóng:
Dữ dội và dịu êm ( cường độ )
Ồn ào và lặng lẽ ( Trạng thái )
=> Những trạng thái mâu thuẫn, song hành của những con sóng, của quy luật thiên nhiên hay cũng chính là những biến động khác thường, những mâu thuẫn tự thân ( Cái “Tôi” không nhất quán .Mình mà dường như không phải mình!) trong tâm hồn người con gái đang yêu.
- Trái tim người con gái đang yêu dường không chấp nhận giwos hạn nhỏ hẹp, mà luôn muốn vươn tới cái lớn lao có thể đồng cảm, đồng điệu với mình để khám phá, để lí giải TY:
“Sông không hiểu ... tận bể”
ª Thể hiện quan niệm mới mẻ về tình yêu và khát khao khám phá lí giải TY mãnh liệt của nhân vật trữ tình , cũng là khao khát muôn đời của nhân lợi, của tuổi trẻ như quy luật của những con sóng:
“Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng TY
Bồi hồi trong ngực trẻ…”
b.Sóng và những suy tư trong TY
- Bối cảnh làm nền cho những suy tư:
“ Trước muôn trùng sóng bể”
- Hàng loạt câu hỏi tu từ:
…Tù nơi nào…?
…Bắt đầu từ đâu…?
…Khi nào ta yêu nhau…?
=> Hỏi về cội nguồn quy luật tự nhiên, cội nguồn của TY
ª tình yêu là một hiện tượng tâm lí tự nhiên, đầy bí ẩn, khó hiểu, khó giải thích về khởi nguồn và thời điểm bắt đầu của nó. Cách cắt nghĩa Ty rất XQ – rất nữ tính và trực cảm:
“ Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”
=> Giọng thơ độc đáo mà rất tự nhiên thú vị. Quy luật của TY là sự bí ẩn. Chính vì vậy Ty luôn trở nên huyền diệu, kì ảo trong cảm nhận của người đang yêu.
c. Sóng và những cảm xúc trong TY:
* Nỗi nhớ trong TY:
- Sóng và em: Hòa nhập-> phân đôi để tự trải nghiệm, tự bộc lộ :
- Sóng // Em
/ /
Nhớ bờ Nhớ đến anh
Ngày đêm không ngủ //trong mơ còn thức
=> Nỗi nhớ như :
+ Bao trùm cả KG: Phương Bắc >< Nam
+ Cả tầng sâu, bề rộng: Dưới lòng sâu >< trên mặt nước
+ Xuyên suốt thời gian: Ngaỳ- đêm- trong mơ…
= > nỗi nhớ khi da diết, khắc khoải, khi đằm sâu, khi thao thức bồn chồn, lúc lan tỏa không ngừng không nghỉ
- Thể thơ 5 chữ, ngắt nhịp linh hoạt, phóng túng, nhịp thơ là nhịp sóng (sóng biển - sóng lòng) dào dạt, sôi nổi, mãnh liệt: “Con sóng ... còn thức”.
- Khát khao yêu đương của người con gái được bộc lộ mãnh liệt nhưng cũng thật giản dị: sóng khát khao tới bờ cũng như em luôn khát khao có anh. Ty của người con gái vừa thiết tha mãnh liệt, vừa trong sáng, giản dị, thuỷ chung, duy nhất: “Dẫu ... phương” (phương tâm trạng, phương của người phụ nữ đang yêu say đắm, thiết tha).
* Khát vọng trong Ty:
“ Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
May vẫn bay về xa..
=> Nhạy cảm với sự chảy trôi của thời gian và không tránh khỏi chút lo âu trăn trở nhưng niềm tin vẫn trọn vẹn bất chấp sự hữu hạn của đời người
- Khổ thơ kết thúc:
“ Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”
- Khát vọng được sống hết mình cho ty, muốn hoá thân vĩnh viễn thành ty muôn thuở: “Làm sao ... còn vỗ”.
III/ Chủ đề bài thơ:
Qua hình tượng Sóng , bài thơ thể hiện:
- Vẻ đẹp tâm hồn của một người phụ nữ trong TY.
- Một tình yêu vừa sôi nổi nồng nàn mãnh liệt vừa đằm sâu dịu dàng rất mực thủy chung rất nữ tính
IV/ Tổng kết :
+ Qua hình tượng “sóng”, trên cơ sở khám phá sự tương đồng, hoà hợp giữa sóng và em, bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thuỷ, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó thấy được tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.
+ Bài thơ thể hiện những đặc điểm nổi bật của NT thơ XQ; Kết cấu, âm điệu, từ ngữ, hình ảnh…
(Sưu tầm)
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: