uocmo_kchodoi
Moderator
- Xu
- 132
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA SOCRATES
Có một lần kia, có người hỏi nhà tiên tri Delphi rằng liệu có ai thông thái hơn Socrate hay không, nhà tiên tri trả lời rằng không có ai thông thái hơn Socrates. Socrate hoàn toàn bị lúng túng bởi câu trả lời này, bản thân ông biết rằng, đối với con đường của trí huệ, ông không hay biết gì cả. Nhưng mà, Thần lại không thể nói dối được.
1. Cuộc đời Socrates
Socrates (470-399 TCN) sinh ra tại Athena, tức Hy lạp, là một triết gia thời Hy Lạp cổ đại và là người khởi nguồn chính cho tư tưởng phương Tây. Ông được mệnh danh là bậc thầy của truy vấn. Ông là nhà tư tưởng nằm giữa giai đoạn bóng tối và giai đoạn ánh sáng của nền triết học Hy Lạp cổ đại. Sokrates còn được coi là người đặt nền móng cho thuật hùng biện dựa trên hệ thống những câu hỏi đối thoại. Ông có tư tưởng tiến bộ, nổi tiếng về đức hạnh với quan điểm: “Hãy tự biết lấy chính mình”, “Tôi chỉ biết mỗi một điều duy nhất là tôi không biết gì cả”.
Những chi tiết về thời thơ ấu của ông rất hiếm hoi, hầu như chỉ có từ ba tác phẩm của những người cùng thời: the dialogues của Plato và Xenophon (đều là người say mê Socrates), và các vở kịch của Aristophanes. Ông cũng được miêu tả bởi một vài học giả, kể cả Eric Havelock và Walter Ong, quán quân của việc kể truyền miệng, đứng sừng sững vào buổi bình minh của văn viết chống lại sự truyền bá bừa bãi.
Vở kịch The Clouds của Aristophane miêu tả Socrates như là một chú hề dạy dỗ học trò của mình cách thức lừa bịp để thoát nợ. Dĩ nhiên hầu hết tác phẩm của Aristophane đều mang tính chất châm biếm. Vì lẽ đó nó được cho là sự thành công trong việc xây dựng nhân vật tiểu thuyết hơn là miêu tả chân thực.
Theo Plato, cha của Socrates là Sophroniscus và mẹ là Phaenarete, một bà đỡ. Dù được miêu tả như một mẫu người thiếu sức hấp dẫn bề ngoài và có vóc người nhỏ bé nhưng Socrates vẫn cưới Xanthippe, một cô gái trẻ hơn ông ta rất nhiều. Cô ấy sinh cho ông ba đứa con trai Lamprocles, Sophroniscus và Menexenus. Bạn của ông là Crito của Alopece chỉ trích ông về việc bỏ rơi những đứa con trai của ông khi ông từ chối việc cố gắng trốn thoát khỏi việc thi hành án tử hình.
Không rõ Socrates kiếm sống bằng cách nào. Các văn bản cổ dường như chỉ ra rằng Socrates không làm việc. Trong Symposium của Xenophon, Socrates đã nói rằng ông nguyện hiến thân mình cho những những gì ông coi là nghệ thuật hay công việc quan trọng nhất: những cuộc tranh luận về triết học. Trong The Clouds Aristophanes miêu tả Socrates sẵn sàng chấp nhận trả công cho Chaerephon vì việc điều hành một trường hùng biện, trong khi ở Apology và Symposium của Plato và sổ sách kể toán của Xenophon, Socrates dứt khoát từ chối việc chỉ trả cho giảng viên. Để chính xác hơn, trong Apology Socrates đã viện dẫn rằng cảnh nghèo nàn của ông ấy là chứng cớ cho việc ông ấy không phải là một giáo viên. Theo Timon của Phlius và các nguồn sau này, Socrates đảm nhận việc trông coi xưởng đá từ người cha. Có một lời truyền tụng cổ xưa, chưa được kiểm chứng bởi sự các học giả, rằng Socrates đã tạo nên bức tượng Three Grace ở gần Acropolis, tồn tại cho đến tận thế kỉ thứ 2 sau Công nguyên.
Một số đoạn đối thoại của Plato quy cho việc Socrates phục vụ trong quân đội. Socrates nói ông phục vụ trong quân đội Athen trong suốt ba chiến dịch: tại Potidaea, Amphipolis, và Delium. Trong Symposium Alcibiades mô tả sự dũng cảm của Socrates trong trận Polidaea và Delium, kể lại chi tiết việc Socrates cứu mạng ông ta như thế nào tại cuộc chiến trước (219e – 221b). Sự phục vụ bất thường của Socrates ở Delium cũng được đề cập đến trong tác phẩm Laches với vị tướng cùng tên với đoạn đối thoại (181b). Trong Apology, Socrates so sánh sự phục vụ trong quân đội với việc ông bị rắc rối ở phòng xử án, và nói với tất cả bồi thẩm đoàn nghĩ rằng việc ông nên từ bỏ triết học cũng phải nghĩ rằng những người lính nên chạy trốn mỗi khi họ thấy họ có thể bị giết trong chiến trận.
Cha của Socrates là Sophroniscus, một thợ điêu khắc ở thành Athens. Vì vậy Socrates được học nghề của cha và đã rèn nghề trong nhiều năm. Ông tham gia cuộc chiến Peloponnesian (431-04 TCN) khi thành Athens bị nghiền nát bởi người Sparta, và ông tự cho rằng mình là người can đảm.
Ngoài những câu chuyện về tính cách kỳ lạ của Socrates, những thông tin trong Symposium của Plato còn miêu tả về ngoại hình của ông. Ông thấp người, ngoại hình của ông khá trái ngược với chuẩn mực về cái đẹp ở Athens lúc bấy giờ. Ông cũng rất nghèo, tài sản của ông chỉ có những vật dụng thiết yếu nhất cho cuộc sống. Tuy vậy, sự xấu xí về ngoại hình của ông lại không hề ngăn cản việc ông là một người cực kỳ thu hút những người xung quanh.
Ông có niềm đam mê đặc biệt với tác phẩm của các triết gia tự nhiên, và học trò Plato cũng ghi lại những cuộc gặp gỡ của ông với Zeno xứ Elea và Parmedides khi họ tới thành Athens vào khoảng năm 450 TCN.
Thời trẻ, ông nghiên cứu các loại triết học thịnh hành lúc bấy giờ của các “triết học gia trước Sokrates”, đó là nền triết học nỗ lực tìm hiểu vũ trụ thiên nhiên chung quanh chúng ta. Tên ông được phiên âm ra tiếng Việt thành Xô-crát.
Sinh thời ông không mở trường dạy học, mà thường coi mình là có sứ mệnh của thần linh, nên phải đi dạy bảo mọi người và không làm nghề nào khác. Sokrates thường nói chuyện với mọi người tại các nơi công cộng, tại các agora và không lấy tiền, nên ông chấp nhận sống một cuộc sống nghèo. Học trò xuất sắc của ông là đại hiền triết Platon từng theo học trong 8 năm ròng.
2. Tư tưởng của Socrates
Tư tưởng của ông đậm tính tôn giáo mặc dù ông chỉ trích các thần thoại Hy Lạp. Lời nói và những hành động của ông trong các tác phẩm như Apology, Crito, Phaedo, và Symposium đều cho thấy sự tôn trọng sâu sắc của ông đối với các phong tục tôn giáo của Athens và sự tôn kính chân thành với thần thánh.
Ông bị chính quyền khi đó kết tội làm bại hoại tư tưởng của thanh niên do không thừa nhận hệ thống các vị thần cũ được thành Athena thừa nhận và bảo hộ và truyền bá các vị thần mới. Vì thế ông bị tuyên phạt tự tử bằng thuốc độc, mặc dù vậy ông vẫn có thể thoát khỏi án tử hình này nếu như ông công nhận những cáo trạng và sai lầm của mình, hoặc là rời bỏ Athena. Nhưng với quan điểm “Thà rằng chịu lỗi, hơn là lại gây ra tội lỗi.”, ông kiên quyết ở lại, đối diện với cái chết 1 cách hiên ngang. Theo ông sự thật còn quan trọng hơn với cả sự sống.
Socrates khẳng định rằng luôn có một giọng nói thần thánh mà ông có thể nghe được từ bên trong mình trong những thời điểm quan trọng của cuộc đời ông. Đó không phải là giọng nói đưa ra cho ông những chỉ dẫn tích cực, mà là những lời cảnh báo khi ông đi chệch khỏi con đường.
Trong phiên tòa bào chữa cho chính mình, Socrates kể lại câu chuyện ông từng được một nhà tiên tri nổi danh ở đền Delphi đánh giá là người khôn ngoan nhất. Socrates nói ông cảm thấy bối rối vì lời nhận xét này, bởi vì không ai biết được mức độ thiếu hiểu biết của mình ngoài chính họ.
Tuy nhiên, ông quyết tâm tìm ra sự thật trong lời của nhà tiên tri. Trong suốt nhiều năm, ông đi khắp nơi và đặt câu hỏi cho những người có nổi tiếng là khôn ngoan và những người tự nhận mình là người khôn ngoan. Ông kết luận rằng đúng là ông khôn ngoan hơn họ, bởi vì ông có thể nhận thức được sự thiếu hiểu biết của mình, trong khi họ thì không.
Socrates là bậc thầy của phương pháp lập luận truy vấn (một hệ thống được sử dụng để tranh luận). Những tác phẩm của ông khiến ông có số lượng kẻ thù cũng nhiều như số người ngưỡng mộ. Một ví dụ về điều đó có viết trong Apology của Plato.
Meletus buộc tội Socrates đã làm hư hỏng những người trẻ, hủy hoại đạo đức của họ. Socrates bắt đầu phản biện bằng việc đặt câu hỏi liệu Meletus có xem sự tiến bộ của người trẻ là quan trọng hay không. Meletus đáp: Có. Socrates hỏi: Ai có thể giúp người trẻ tiến bộ? Meletus đáp: Luật pháp. Socrates hỏi:Ngài có thể nêu tên một người hiểu về luật pháp? Meletus đáp: Các thẩm phán là người hiểu luật. Socrates hỏi: Có phải tất cả thẩm phán đều có thể chỉ dẫn và giúp người trẻ tiến bộ không hay chỉ một vài người có thể làm được điều này? Meletus đáp: Tất cả họ đều có khả năng làm việc này. Sau đó, Socrates tiếp tục buộc Meletus phải thừa nhận rằng những nhóm người khác như Thượng viện, Quốc hội và sau đó là tất cả người dân Athens đều có khả năng chỉ dẫn và giúp người trẻ tiến bộ.
Sau đó, Socrates lại bắt đầu một loạt câu hỏi tương tự về việc huấn luyện ngựa và các loài động vật khác. Có phải tất cả mọi người đều có khả năng huyến luyện ngựa không hay chỉ những người có chuyên môn và kinh nghiệm đặc biệt mới có thể làm điều này? – Socrates hỏi. Lúc này, Meletus đã nhận ra sự ngớ ngẩn trong lập luận của mình. Hắn không trả lời, nhưng Socrates đã trả lời thay. Ông nói rằng, nếu như Meletus không đủ quan tâm tới người trẻ Athens để đóng góp những ý kiến thỏa đáng cho những người có thể chỉ dẫn và giúp người trẻ Athens tiến bộ, thì ông không có quyền gì để buộc tội Socrates đã làm hư hỏng người trẻ.
Phương pháp tranh luận của Socrates bắt đầu bằng những câu hỏi khiến đối phương tin rằng người hỏi rất đơn giản, nhưng sau đó lại kết thúc bằng sự đảo ngược hoàn toàn. Vì thế, những đóng góp chủ yếu của ông không nằm ở việc xây dựng một hệ thống phức tạp, mà ở việc xóa bỏ những niềm tin sai trái và dẫn dắt con người nhận thức được sự thiếu hiểu biết của mình, từ vị trí đó họ mới có thể bắt đầu khám phá sự thật. Chính sự kết hợp độc đáo giữa kỹ năng biện chứng (sử dụng logic và lập luận trong một cuộc tranh luận) với sức hấp dẫn mạnh mẽ của ông với những người trẻ đã khiến những đối thủ của ông có cơ hội đưa ông ra xét xử vào năm 399 TCN.
3. Cái chết của Socrates
Meletus, Lycon và Anytus là những kẻ buộc tội Socrates vô thần và làm hư hỏng giới trẻ của thành Athena. Ông bị kết án tử hình bằng cách uống thuốc độc.
Tác phẩm Crito của Platon đã kể về những nỗ lực của Crito trong việc thuyết phục Socrates trốn khỏi nhà tù, nhưng trong một cuộc đối thoại của Socrates với Luật pháp Athena, ông đã bày tỏ sự tôn kính của mình với thành phố này và kiên quyết tuân theo luật pháp của nó ngay cả khi điều đó khiến ông phải chết.
Trong tác phẩm Phaedo, Plato đã kể lại cuộc tranh luận của Socrates về sự bất tử của linh hồn. Kết thúc cuộc đối thoại, một trong những cảnh tượng xúc động và kịch tính nhất trong văn học cổ đại đã diễn ra – đó là cảnh Socrates nâng ly thuốc độc trong khi bạn bè ông ngồi xung quanh đầy bất lực. Trước khi tắt thở, Socrates vẫn không quên trăng trối với Crito bằng những lời hài hước:“Crito, tôi còn mắc nợ Asclepius một con gà trống, anh làm ơn trả giùm tôi được không?”.
Socrates là tên tuổi nhiều màu sắc nhất trong lịch sử triết học cổ đại. Danh tiếng của ông lan rộng khắp nơi và nhanh chóng trở thành một cái tên mà ai cũng biết thời kỳ đó, mặc dù ông không sở hữu trí khôn phi thường, không xây dựng hệ thống triết học, không thiết lập trường học và tông phái.
Tầm ảnh hưởng của ông tới đường hướng của triết học cổ đại thông qua Plato, những người hoài nghi và ít trực tiếp hơn là Aristotle, là không thể kể hết.