An-đéc-xen (1805 – 1875) là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ em. Nhiều truyện ông biên soạn lại từ truyện cổ tích nhưng cũng có những truyện do ông hoàn toàn sáng tạo ra. Bạn đọc khắp năm châu quen thuộc với nhiều truyện của ông như “Cô bé bán diêm”, “Bầy chim thiên nga”, “Nàng tiên cá”, “Bộ quần áo mới của hoàng đế”…
Bài viết này, chúng ta cùng nhau đi soạn bài “Cô bé bán diêm” – An-đéc-xen (sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 1). Mời các bạn cùng đọc và cùng thảo luận tác phẩm “Cô bé bán diêm” nhé!
Soạn “Cô bé bán diêm” - SGK Ngữ văn 8
Câu 1 (trang 68, sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 1)
Hãy xác định ba phần (chỗ bắt đầu, chỗ kết thúc từng phần) của bài này nếu lấy việc em bé quẹt từng que diêm làm phần trọng tâm. Căn cứ vào đâu để có thể chia phần thứ hai (phần trọng tâm) thành những đoạn nhỏ hơn?
Trả lời
* Bố cục:
- Phần 1: Từ đầu đến “Lúc này đôi bàn tay em đã cứng đờ ra”. Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa.
- Phần 2. Tiếp theo đến “Họ đã về chầu Thượng đế”. Các lần em bé quẹt que diêm và mộng tưởng thành sự thật.
Lần quẹt diêm thứ nhất: Từ “Chà!” đến “thì khoái biết bao”
Lần quẹt diêm thứ hai: Tiếp theo đến “tiến về phía em bé”
Lần quẹt thứ ba: Tiếp theo đến “bay lên trời với Thượng đế”
Lần quẹt thứ tư: Tiếp theo đến “cũng biến mất”
Lần quẹt cuối cùng: Tiếp theo đến “Họ đã về chầu Thượng đế”
- Phần 3. Còn lại. Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm.
* Căn cứ vào các lần quẹt diêm để chia phần thứ hai thành những đoạn nhỏ hơn.
Câu 2. (trang 68, sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 1)
Trong phần đầu, nhà văn đã tạo dựng hoàn cảnh (gia đình, cuộc sống) và bối cảnh (thời gian, không gian) của em bé bán diêm như thế nào? Những hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau) ở đây được thế hiện ra sao và nhằm mục đích nghệ thuật cụ thể gì?
Trả lời
* Hoàn cảnh và bối cảnh của em bé bán diêm:
- Hoàn cảnh:
Mẹ mất, bà nội - người yêu thương nhất cũng vừa mới qua đời.
Phải sống với người bố và bị bắt đi bán diêm để kiếm tiền.
- Bối cảnh:
Thời điểm bán diêm: Đêm giao thừa rét mướt.
Không gian bán diêm: Cửa sổ của các nhà đều sáng rực, trong phố sực nức mùi ngỗng quay.
* Những hình ảnh đối lập tương phản được thể hiện:
- “Ngoài đường phố lạnh buốt và tối đen” - “cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn”.
- Trong phố sực nức mùi ngỗng quay” - “cô bé cả ngày chưa ăn gì, bụng đói”.
=> Qua những hình ảnh trên làm nổi bật hoàn cảnh đáng thương của cô bé bán diêm.
Câu 3. (trang 68, sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 1)
Các mộng tưởng của em bé qua các lần quẹt diêm (lò sưởi, bàn ăn, cây thông Noel , người bà, hai bà cháu bay đi) diễn ra lần lượt có hợp lý không? Vì sao? Trong các mộng tưởng ấy, diều nào gắn với thực tế, điều nào thuần túy chỉ là tưởng tượng?
Trả lời
- Các mộng tưởng diễn ra lần lượt hợp lý với thực tế: nhu cầu của cô bé.
- Lý do: Thỏa mãn từ nhu cầu vật chất đến tinh thần:
+ Trời đang giá rét - mong muốn có lò sưởi
+ Đói bụng - mong muốn có ngỗng quay
+ Khao khát sum vầy bên gia đình - mong muốn cây thông noel
+ Khao khát được yêu thương - mong muốn bà xuất hiện
- Điều gắn với thực tế là: lò sửa, ngỗng quay, cây thông - đều có thật trong hiện tại.
- Điều mộng tưởng: người bà xuất hiện đem em đi đến nơi hạnh phúc - không thể xảy ra vì bà đã mất.
Câu 4. (trang 68, sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 1)
Phát biểu những cảm nghĩ của mình về truyện "Cô bé bán diêm" (trích), nói chung và về đoạn kết của truyện nói riêng.
Trả lời
- Cảm nghĩ về câu chuyện “Cô bé bán diêm” của An-đec-xen: Đây là một câu chuyện giàu ý nghĩa nhân văn: Trước hết Cô bé bán diêm thể hiện lòng thương xót đối với những số phận bất hạnh như cô bé. Sau đó, truyện lên tiếng phê phán một xã hội vô cảm, dần mất đi tình thương yêu đồng loại.
- Cảm nghĩ về đoạn kết: Hình ảnh cô bé chết nhưng vẫn mỉm cười - nụ cười khi được đoàn tụ với bà được tác giả tưởng tượng nhằm giảm bớt nỗi đau cho câu chuyện. Cái kết này đã phản ánh được ước mơ về một cuộc sống hạnh phúc của con người.
Qua phần soạn văn “Cô bé bán diêm” – An-đec-xen, ta thấy rằng đây là câu chuyện về cô bé bán diêm và những ngọn lửa diệu kì của An-đec-xen đẫm chất nhân văn. Vừa thể hiện được tình yêu tha thiết và sự cảm thông sâu sắc của ông với những trẻ em, những con người bất hạnh, lại như một lời khẩn cầu tha thiết: Hãy sống không chỉ cho mình mà còn cho mọi người quanh mình nữa. Lời khẩn cầu ấy vang mãi trong trang văn của ông và trong cuộc đời bất chấp không gian và thời gian.
Bài viết này, chúng ta cùng nhau đi soạn bài “Cô bé bán diêm” – An-đéc-xen (sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 1). Mời các bạn cùng đọc và cùng thảo luận tác phẩm “Cô bé bán diêm” nhé!
Soạn “Cô bé bán diêm” - SGK Ngữ văn 8
Câu 1 (trang 68, sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 1)
Hãy xác định ba phần (chỗ bắt đầu, chỗ kết thúc từng phần) của bài này nếu lấy việc em bé quẹt từng que diêm làm phần trọng tâm. Căn cứ vào đâu để có thể chia phần thứ hai (phần trọng tâm) thành những đoạn nhỏ hơn?
Trả lời
* Bố cục:
- Phần 1: Từ đầu đến “Lúc này đôi bàn tay em đã cứng đờ ra”. Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa.
- Phần 2. Tiếp theo đến “Họ đã về chầu Thượng đế”. Các lần em bé quẹt que diêm và mộng tưởng thành sự thật.
Lần quẹt diêm thứ nhất: Từ “Chà!” đến “thì khoái biết bao”
Lần quẹt diêm thứ hai: Tiếp theo đến “tiến về phía em bé”
Lần quẹt thứ ba: Tiếp theo đến “bay lên trời với Thượng đế”
Lần quẹt thứ tư: Tiếp theo đến “cũng biến mất”
Lần quẹt cuối cùng: Tiếp theo đến “Họ đã về chầu Thượng đế”
- Phần 3. Còn lại. Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm.
* Căn cứ vào các lần quẹt diêm để chia phần thứ hai thành những đoạn nhỏ hơn.
Câu 2. (trang 68, sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 1)
Trong phần đầu, nhà văn đã tạo dựng hoàn cảnh (gia đình, cuộc sống) và bối cảnh (thời gian, không gian) của em bé bán diêm như thế nào? Những hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau) ở đây được thế hiện ra sao và nhằm mục đích nghệ thuật cụ thể gì?
Trả lời
* Hoàn cảnh và bối cảnh của em bé bán diêm:
- Hoàn cảnh:
Mẹ mất, bà nội - người yêu thương nhất cũng vừa mới qua đời.
Phải sống với người bố và bị bắt đi bán diêm để kiếm tiền.
- Bối cảnh:
Thời điểm bán diêm: Đêm giao thừa rét mướt.
Không gian bán diêm: Cửa sổ của các nhà đều sáng rực, trong phố sực nức mùi ngỗng quay.
* Những hình ảnh đối lập tương phản được thể hiện:
- “Ngoài đường phố lạnh buốt và tối đen” - “cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn”.
- Trong phố sực nức mùi ngỗng quay” - “cô bé cả ngày chưa ăn gì, bụng đói”.
=> Qua những hình ảnh trên làm nổi bật hoàn cảnh đáng thương của cô bé bán diêm.
Câu 3. (trang 68, sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 1)
Các mộng tưởng của em bé qua các lần quẹt diêm (lò sưởi, bàn ăn, cây thông Noel , người bà, hai bà cháu bay đi) diễn ra lần lượt có hợp lý không? Vì sao? Trong các mộng tưởng ấy, diều nào gắn với thực tế, điều nào thuần túy chỉ là tưởng tượng?
Trả lời
- Các mộng tưởng diễn ra lần lượt hợp lý với thực tế: nhu cầu của cô bé.
- Lý do: Thỏa mãn từ nhu cầu vật chất đến tinh thần:
+ Trời đang giá rét - mong muốn có lò sưởi
+ Đói bụng - mong muốn có ngỗng quay
+ Khao khát sum vầy bên gia đình - mong muốn cây thông noel
+ Khao khát được yêu thương - mong muốn bà xuất hiện
- Điều gắn với thực tế là: lò sửa, ngỗng quay, cây thông - đều có thật trong hiện tại.
- Điều mộng tưởng: người bà xuất hiện đem em đi đến nơi hạnh phúc - không thể xảy ra vì bà đã mất.
Câu 4. (trang 68, sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 1)
Phát biểu những cảm nghĩ của mình về truyện "Cô bé bán diêm" (trích), nói chung và về đoạn kết của truyện nói riêng.
Trả lời
- Cảm nghĩ về câu chuyện “Cô bé bán diêm” của An-đec-xen: Đây là một câu chuyện giàu ý nghĩa nhân văn: Trước hết Cô bé bán diêm thể hiện lòng thương xót đối với những số phận bất hạnh như cô bé. Sau đó, truyện lên tiếng phê phán một xã hội vô cảm, dần mất đi tình thương yêu đồng loại.
- Cảm nghĩ về đoạn kết: Hình ảnh cô bé chết nhưng vẫn mỉm cười - nụ cười khi được đoàn tụ với bà được tác giả tưởng tượng nhằm giảm bớt nỗi đau cho câu chuyện. Cái kết này đã phản ánh được ước mơ về một cuộc sống hạnh phúc của con người.
Qua phần soạn văn “Cô bé bán diêm” – An-đec-xen, ta thấy rằng đây là câu chuyện về cô bé bán diêm và những ngọn lửa diệu kì của An-đec-xen đẫm chất nhân văn. Vừa thể hiện được tình yêu tha thiết và sự cảm thông sâu sắc của ông với những trẻ em, những con người bất hạnh, lại như một lời khẩn cầu tha thiết: Hãy sống không chỉ cho mình mà còn cho mọi người quanh mình nữa. Lời khẩn cầu ấy vang mãi trong trang văn của ông và trong cuộc đời bất chấp không gian và thời gian.