Hướng dẫn soạn bài “Chuyện cổ nước mình”, trả lời đầy đủ các câu hỏi trong sách giáo khoa Chân trời sáng tạo. Bài soạn này được chia làm ba phần: Chuẩn bị đọc văn bản, đọc hiểu văn bản “Chuyện cổ nước mình”, suy ngẫm và phản hồi sau khi đọc “Chuyện cổ nước mình” – Ngữ văn 6..
Chúng ta cùng nhau soạn bài “Chuyện cổ nước mình” – Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo).
Phần 1: Chuẩn bị đọc – Soạn văn 6 “Chuyện cổ nước mình”
Câu 1. Em biết những câu chuyện cổ nào của nước ta?
Trả lời
Em biết những câu chuyện cổ sau đây: Tấm Cám, Sọ Dừa, Thạch Sach, Trầu Cau, Đẽo cày giữa đường, Em bé thông minh…
Câu 2. Em thích những nhân vật nào trong câu chuyện đó? Vì sao?
Trả lời
Em thích những nhân vật: cô Tấm, Thạch Sanh, Sọ Dừa… vì những nhân vật này luôn được đặt trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ, thách thức nhưng vẫn luôn khẳng định được phẩm chất và tính cách tin cậy của mình.
Phần 2: Trải nghiệm cùng văn bản - Đọc hiểu văn bản “Chuyện cổ nước mình”
Câu 1. Tìm những câu thơ cho biết lí do tác giả yêu chuyện cổ nước nhà?
Trả lời
Những câu thơ cho biết lí do tác giả yêu chuyện cổ nước nhà:
Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì gặp người tiên độ trì
Câu 2. Em hiểu thế nào về các câu thơ "Đời cha ông với đời tôi/ Như cha ông với chân trời đã xa/ Chỉ còn chuyện cổ thiết tha/ Cho tôi nhận mặt ông cha của mình"?
Trả lời
Câu thơ "Đời cha ông với đời tôi/ Như cha ông với chân trời đã xa/ Chỉ còn chuyện cổ thiết tha/ Cho tôi nhận mặt ông cha của mình" có thể hiểu: Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, thế hệ cha ông đã trở thành quá khứ xa xôi nhưng những câu chuyện cổ sẽ lưu giữ lại lịch sử, truyền thống văn hoá để con cháu đời nay có thể hiểu về đất nước mình, cha ông mình.
Câu 3. Theo em, cụm từ " người thơm" trong câu "thị thơm thì giấu người thơm" có ý nghĩa gì?
Trả lời
Câu thơ "thị thơm thì giấu người thơm" bắt nguồn từ truyện cổ tích Tấm Cám, "người thơm" được hiểu là con người hiền lành, nhân hậu, lương thiện
Câu 4. Qua câu thơ "Tôi nghe chuyện cổ thầm thì/ Lời cha ông dạy cũng vì đời sau", tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp gì?
Trả lời
Qua câu thơ "Tôi nghe chuyện cổ thầm thì/ Lời cha ông dạy cũng vì đời sau", tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp: những câu chuyện cổ là những bài học sâu sắc, có ý nghĩa sâu xa mà cha ông ta nhằm răn dạy con cháu phải biết sống đúng đạo lí, gìn giữ những giá trị văn hoá của dân tộc.
Phần 3: Suy ngẫm và phản hổi – “Chuyện cổ nước mình” (Chân trời sáng tạo)
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Cho biết dấu hiệu giúp em nhận ra thể thơ đó?
Trả lời
Bài thơ “Chuyện cổ nước mình” được viết theo thể thơ lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca.
Câu 2. Qua bài thơ, em nhận ra bóng dáng của những câu chuyện cổ tích nào? Tìm từ ngữ, hình ảnh gợi liên tưởng đến những câu chuyện đó?
Trả lời
Những từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ đã giúp em liên tưởng đến những câu chuyện cổ tích:
- “Ở hiền thì lại gặp hiền”: liên tưởng đến truyện “Cây tre trăm đốt”, “Cây khế”, “Thạch Sanh”.
- “Thị thơm thị giấu người thơm”: liên tưởng đến truyện “Tấm Cám”.
- “Đẽo cày theo ý người ta”: liên tưởng đến truyện “Đẽo cày giữa đường”
Câu 3. Chuyện cổ đã kể với nhà thơ những điều gì về vẻ đẹp của tình người?
Trả lời
Chuyện cổ đã kể với nhà thơ vẻ đẹp và tâm hồn người Việt Nam từ ngàn đời nay. Đó là tình thương người và triết lí về niềm tin “Ở hiền gặp lành” là ý nghĩa sâu sa, là sự tuyệt vời của truyện cổ nước mình khiến cho nhà thơ phải yêu và quý trọng. “Ở hiền gặp lành. Ác giả ác báo” là triết lí, niềm tin của nhân dân ta gửi gắm vào các câu chuyện cổ…. Chuyện cổ nước mình còn hàm chứa những bài học quý báu, đó là bài học về đạo lí làm người: sống phải chân thật, siêng năng, chăm chỉ làm việc, phải có trí tuệ, học thức. Tác giả gợi lên thật khéo truyện “Tấm Cám”, “Đẽo cày giữa đường”, “Trầu cau” để nói về những bài học ông cha ta gửi lại đời sau.
Câu 4:
“Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình”
Tình cảm của nhà thơ đối với những câu chuyện cổ được thể hiện như thế nào qua hai dòng thơ trên?
Trả lời
Đọc bài thơ “Chuyện cổ nước mình”, tác giả muốn “nhận mặt ông cha” để khám phá được bao phẩm chất tốt đẹp của tổ tiên. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu vừa thông minh, chứa đựng những kinh nghiệm sống vô cùng quý báu.
Câu 5.
“Tôi nghe chuyện cổ thầm thì
Lời cha ông dạy cũng là đời sau”
Hai dòng thơ trên gợi cho em những suy nghĩ gì?
Trả lời
Hai dòng thơ cuối bài ý nói chuyện cổ là lời cha ông răng dạy con cháu đời sau sống cần nhân hậu, độ lượng, công bằng, thông minh, chăm chỉ…
Câu 6. Vì sao với nhà thơ những câu chuyện cổ: “Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm”?
Trả lời
Những câu chuyện cổ đó “vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm” luôn là những kinh nghiệm sống, bài học về đạo đức từ ngàn xưa cha ông để lại. Đó là những câu chuyện thấm đẫm tình đời, tình người. Điều đó cũng giải thích vì sao từ người già đến người già đến người trẻ đều yêu quý truyện cổ tích.
Câu 7. Viết đoạn văn khoảng (5 – 7 câu) cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình”
Trả lời
Các câu chuyện cổ tích thường được bắt đầu bằng cụm từ “Ngày xửa ngày xưa…” – đó chính là khoảng cách thời gian từ quá khứ đến tương lai. Chính câu chuyện cổ tích đã là cầu nối rút ngắn khoảng thời gian đó. Được đọc các câu chuyện cổ tích là một điều vô cùng hạnh phúc đối với thế hệ trẻ. Ở đó, ta như được sống với những công bằng, niềm tin về triết lí sống “Ở hiền gặp lành” – điều đó giúp mỗi chúng ta sẽ sống tốt hơn. Hình ảnh của cha ông ngày xưa đã in dấu khó rõ trong câu chuyện cổ. Vì vậy, chúng ta có thê khẳng định rằng cha ông ta đã sáng tác ra những câu chuyện cổ để gửi gắm những thông điệp ý nghĩa – nó như một lời nhắn nhủ đến các thế hệ sau hãy sống tốt và trở thành những con người có ích cho xã hội.
Xem thêm bài: https://vnkienthuc.com/threads/soan-bai-em-be-thong-minh-van-6-hay-nhat.88590/
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau soạn bài “Chuyện cổ nước mình” – Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo). Thông qua bài thơ “Chuyện cổ nước mình” – Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta sẽ thêm yêu các câu chuyện cổ tích của nước mình.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.
Trần Ngọc
Chúng ta cùng nhau soạn bài “Chuyện cổ nước mình” – Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo).
Phần 1: Chuẩn bị đọc – Soạn văn 6 “Chuyện cổ nước mình”
Câu 1. Em biết những câu chuyện cổ nào của nước ta?
Trả lời
Em biết những câu chuyện cổ sau đây: Tấm Cám, Sọ Dừa, Thạch Sach, Trầu Cau, Đẽo cày giữa đường, Em bé thông minh…
Câu 2. Em thích những nhân vật nào trong câu chuyện đó? Vì sao?
Trả lời
Em thích những nhân vật: cô Tấm, Thạch Sanh, Sọ Dừa… vì những nhân vật này luôn được đặt trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ, thách thức nhưng vẫn luôn khẳng định được phẩm chất và tính cách tin cậy của mình.
Phần 2: Trải nghiệm cùng văn bản - Đọc hiểu văn bản “Chuyện cổ nước mình”
Câu 1. Tìm những câu thơ cho biết lí do tác giả yêu chuyện cổ nước nhà?
Trả lời
Những câu thơ cho biết lí do tác giả yêu chuyện cổ nước nhà:
Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì gặp người tiên độ trì
Câu 2. Em hiểu thế nào về các câu thơ "Đời cha ông với đời tôi/ Như cha ông với chân trời đã xa/ Chỉ còn chuyện cổ thiết tha/ Cho tôi nhận mặt ông cha của mình"?
Trả lời
Câu thơ "Đời cha ông với đời tôi/ Như cha ông với chân trời đã xa/ Chỉ còn chuyện cổ thiết tha/ Cho tôi nhận mặt ông cha của mình" có thể hiểu: Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, thế hệ cha ông đã trở thành quá khứ xa xôi nhưng những câu chuyện cổ sẽ lưu giữ lại lịch sử, truyền thống văn hoá để con cháu đời nay có thể hiểu về đất nước mình, cha ông mình.
Câu 3. Theo em, cụm từ " người thơm" trong câu "thị thơm thì giấu người thơm" có ý nghĩa gì?
Trả lời
Câu thơ "thị thơm thì giấu người thơm" bắt nguồn từ truyện cổ tích Tấm Cám, "người thơm" được hiểu là con người hiền lành, nhân hậu, lương thiện
Câu 4. Qua câu thơ "Tôi nghe chuyện cổ thầm thì/ Lời cha ông dạy cũng vì đời sau", tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp gì?
Trả lời
Qua câu thơ "Tôi nghe chuyện cổ thầm thì/ Lời cha ông dạy cũng vì đời sau", tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp: những câu chuyện cổ là những bài học sâu sắc, có ý nghĩa sâu xa mà cha ông ta nhằm răn dạy con cháu phải biết sống đúng đạo lí, gìn giữ những giá trị văn hoá của dân tộc.
Phần 3: Suy ngẫm và phản hổi – “Chuyện cổ nước mình” (Chân trời sáng tạo)
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Cho biết dấu hiệu giúp em nhận ra thể thơ đó?
Trả lời
Bài thơ “Chuyện cổ nước mình” được viết theo thể thơ lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca.
Câu 2. Qua bài thơ, em nhận ra bóng dáng của những câu chuyện cổ tích nào? Tìm từ ngữ, hình ảnh gợi liên tưởng đến những câu chuyện đó?
Trả lời
Những từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ đã giúp em liên tưởng đến những câu chuyện cổ tích:
- “Ở hiền thì lại gặp hiền”: liên tưởng đến truyện “Cây tre trăm đốt”, “Cây khế”, “Thạch Sanh”.
- “Thị thơm thị giấu người thơm”: liên tưởng đến truyện “Tấm Cám”.
- “Đẽo cày theo ý người ta”: liên tưởng đến truyện “Đẽo cày giữa đường”
Câu 3. Chuyện cổ đã kể với nhà thơ những điều gì về vẻ đẹp của tình người?
Trả lời
Chuyện cổ đã kể với nhà thơ vẻ đẹp và tâm hồn người Việt Nam từ ngàn đời nay. Đó là tình thương người và triết lí về niềm tin “Ở hiền gặp lành” là ý nghĩa sâu sa, là sự tuyệt vời của truyện cổ nước mình khiến cho nhà thơ phải yêu và quý trọng. “Ở hiền gặp lành. Ác giả ác báo” là triết lí, niềm tin của nhân dân ta gửi gắm vào các câu chuyện cổ…. Chuyện cổ nước mình còn hàm chứa những bài học quý báu, đó là bài học về đạo lí làm người: sống phải chân thật, siêng năng, chăm chỉ làm việc, phải có trí tuệ, học thức. Tác giả gợi lên thật khéo truyện “Tấm Cám”, “Đẽo cày giữa đường”, “Trầu cau” để nói về những bài học ông cha ta gửi lại đời sau.
Câu 4:
“Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình”
Tình cảm của nhà thơ đối với những câu chuyện cổ được thể hiện như thế nào qua hai dòng thơ trên?
Trả lời
Đọc bài thơ “Chuyện cổ nước mình”, tác giả muốn “nhận mặt ông cha” để khám phá được bao phẩm chất tốt đẹp của tổ tiên. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu vừa thông minh, chứa đựng những kinh nghiệm sống vô cùng quý báu.
Câu 5.
“Tôi nghe chuyện cổ thầm thì
Lời cha ông dạy cũng là đời sau”
Hai dòng thơ trên gợi cho em những suy nghĩ gì?
Trả lời
Hai dòng thơ cuối bài ý nói chuyện cổ là lời cha ông răng dạy con cháu đời sau sống cần nhân hậu, độ lượng, công bằng, thông minh, chăm chỉ…
Câu 6. Vì sao với nhà thơ những câu chuyện cổ: “Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm”?
Trả lời
Những câu chuyện cổ đó “vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm” luôn là những kinh nghiệm sống, bài học về đạo đức từ ngàn xưa cha ông để lại. Đó là những câu chuyện thấm đẫm tình đời, tình người. Điều đó cũng giải thích vì sao từ người già đến người già đến người trẻ đều yêu quý truyện cổ tích.
Câu 7. Viết đoạn văn khoảng (5 – 7 câu) cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình”
Trả lời
Các câu chuyện cổ tích thường được bắt đầu bằng cụm từ “Ngày xửa ngày xưa…” – đó chính là khoảng cách thời gian từ quá khứ đến tương lai. Chính câu chuyện cổ tích đã là cầu nối rút ngắn khoảng thời gian đó. Được đọc các câu chuyện cổ tích là một điều vô cùng hạnh phúc đối với thế hệ trẻ. Ở đó, ta như được sống với những công bằng, niềm tin về triết lí sống “Ở hiền gặp lành” – điều đó giúp mỗi chúng ta sẽ sống tốt hơn. Hình ảnh của cha ông ngày xưa đã in dấu khó rõ trong câu chuyện cổ. Vì vậy, chúng ta có thê khẳng định rằng cha ông ta đã sáng tác ra những câu chuyện cổ để gửi gắm những thông điệp ý nghĩa – nó như một lời nhắn nhủ đến các thế hệ sau hãy sống tốt và trở thành những con người có ích cho xã hội.
Xem thêm bài: https://vnkienthuc.com/threads/soan-bai-em-be-thong-minh-van-6-hay-nhat.88590/
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau soạn bài “Chuyện cổ nước mình” – Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo). Thông qua bài thơ “Chuyện cổ nước mình” – Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta sẽ thêm yêu các câu chuyện cổ tích của nước mình.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.
Trần Ngọc