Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Trung Quốc (中国 bính âm Zhóngguó) gọi đủ là Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc (Tiếng Việt: nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa). Đây là một nước đông dân nhất trên thế giới với hơn 1,3 tỷ người, phần nhiều thuộc sắc tộc Hán; chiếm tới 93% số dân trong 56 sắc dân được chính thức công nhận. Và trong các dân tộc thiểu số ấy, chỉ có dân Hồi và Mãn Châu là có cùng ngôn ngữ với người Hán, kỳ dư các dân tộc khác đều có ngôn ngữ riêng của họ.
Tính theo diện tích (9.596.969km2), Trung Quốc cũng là nước lớn nhất trong khu vực Đông Á và lớn thứ ba trên thế giới, sau Nga (Russia) và Gia Nã Đại (Canada). Từ khi công bố hòa bình và thống nhất đất nước sau cuộc nội chiến Trung Quốc giữa đảng Quốc Dân và đảng Cộng Sản Trung Quốc vào ngày 1 tháng 10 năm 1949, tên gọi Trung Quốc này mới bắt đầu được sử dụng, vì trong suốt lịch sử, Trung Quốc bị chia thành nhiều nước qua nhiều thời đại khác nhau và tên gọi này không được dùng một cách thống nhất. Lịch sử Trung Quốc được ghi chép từ khoảng 4000 - 5000 năm trước Tây lịch nhưng bắt đầu có triều đình từ đời nhà Hạ (thế kỷ 21 trước Công Nguyên). Tuy nhiên, dựa theo các vật khảo cổ được tìm thấy tại Trung Quốc là có khoảng từ 300.000 tới 550.000 năm về trước. Đồng thời cũng có nhiều sách ghi chép về thời thượng cổ của Trung Quốc, gọi là Tam Hoàng Ngũ Đế, ước tính là vào khoảng 5000 - 10.000 năm trước và là thời kỳ thay đổi từ truyền thống mẫu hệ sang phụ hệ của xã hội nông nghiệp. Song bất luận là căn cứ theo sách sử nào thì Tam Hoàng Ngũ Đế vẫn chỉ là những truyền thuyết và thần thoại mà thôi. Trong cuốn Sử Ký của Tư Mã Thiên nói Tam Hoàng gồm có Thiên Hoàng, Địa Hoàng và Nhân Hoàng, là ba vị vua có thần thông và có lòng thiện cao quý nối tiếp nhau trị vì Trung Quốc vào thời thượng cổ khiến được rất là thái bình. Vận Đẩu Xu thì ghi Tam Hoàng là Phục Hi, Nữ Oa và Thần Nông. Phục Hi và Nữ Oa là hai vợ chồng, và là tổ tiên của loài người sau một trận bão lụt lớn. Phục Hi là người nghĩ ra Tiên thiên bát quái. Khi Phục Hi mất, Thần Nông lên làm vua, phát minh ra cái cày và dạy nhân dân trồng trọt, câu cá, dùng dược thảo làm thuốc và làm tiền để mua bán. Đó là hai thuyết tiêu biểu nhất về Tam Hoàng, còn thuyết về Ngũ Đế thì lại càng phức tạp hơn nữa. Đại khái là năm vị vua sau thời Tam Hoàng, trong đó có vua Nghiêu vua Thuấn được xem như là hai vị vua gương mẫu nhất trong lịch sử Trung Hoa.
Dựa theo biểu đồ thời gian, lịch sử triều đình Trung Quốc bắt đầu từ thời nhà Hạ trở đi đến Thương, Tây Chu, Đông Chu, Tần, Tây Hán, Tân Triều, Đông Hán, Tam Quốc, Tây Tấn, Đông Tấn, Nam Bắc Triều, Tùy, Đường, Ngũ Đại Thập Quốc, v.v... và cho đến thời cận đại qua những tên khác nhau tổng cộng có đến 24 triều đại. Như vậy cho thấy rằng dân Trung Quốc đã phải trải qua rất nhiều trận chiến lớn nhỏ và sau mỗi triều đại đều có ít nhiều thay đổi cùng phát triển trên mọi lãnh vực.
Hầu như mỗi lần thay đổi triều đại là đồng nghĩa với việc dời đô. Tính từ đời nhà Thương cho tới bây giờ Trung Quốc có tổng cộng 21 lần dời đô giữa 14 thành phố. Song về trước mỗi khi đề cập đến các kinh đô của Trung Quốc, trong số 14 kinh đô chỉ có "Tứ Đại Cố Đô" (Bắc Kinh, Nam Kinh, Lạc Dương và Trường An) là được nhắc đến mà thôi. Mệnh danh là "đại" bởi vì các kinh đô ấy được dời đi dời lại nhiều lần, hoặc là kéo dài nhiều năm, hoặc là vô cùng vĩ đại và hoặc là đã lâu xa (cổ đại). Thế nhưng kể từ năm 1920 do những phát hiện về lịch sử của các nhà khảo cổ, danh sách cố đô của Trung Quốc đã được tăng lên thành 8 nơi chính (đại):
1. An Dương: nay là tỉnh Hà Nam: được các nhà khảo cổ xác nhận là thủ đô thứ hai của triều đại nhà Thương mà trước đó có tên gọi là nhà Ân.
2. Lạc Dương: từng là kinh đô của các triều đại như:
Đông Chu (năm 1122 - 256 trước CN),
Đông Hán (cũng tức là Hậu Hán, năm 25 đến 220),
nhà Ngụy thời Tam Quốc (220 - 265), Tây Tấn (265 - 420),
Bắc Ngụy (386 - 534, nhưng trước năm 493 Đại Đồng là kinh đô của triều Bắc Ngụy),
và Hậu Đường của thời Ngũ Đại Thập Quốc (923 - 936).
3. Trường An: kinh đô của Tây Chu, Tần (778 - 207 trước CN, từ thời Xuân Thu và sau này thâu gom và thống nhất Trung Hoa), Tây Hán (206 trước CN - 9 sau CN), Đông Hán, Tây Tấn, Hậu Tần, Tây Ngụy, Đông Chu, Tùy (581 - 618), và sau cùng hết là Đường (618 - 907).
4. Khai Phong: Hậu Lương (907 - 923 của Ngũ Đại Thập Quốc), Hậu Tấn (936 - 947), Hậu Hán, Hậu Chu và Bắc Tống (960 - 1127).
5. Hàng Châu: Ngô Việt Quốc (904 - 978, thời Ngũ Đại Thập Quốc) và Nam Tống (1129 - 1279, lúc bấy giờ Hàng Châu bị đổi tên thành Lâm An).
6. Nam Kinh: thời Lục Triều của Tam Quốc (lúc ấy Nam Kinh được gọi là Kiến Khang), nhà Minh (trước khi vua Vĩnh Lạc dời đô đến Bắc Kinh), thời Thái Bình Thiên Quốc (1853 - 1864), Trung Hoa Dân Quốc (tức từ năm 1912, thời gian do dân Trung Hoa Đài Bắc nắm quyền sau nhà Thanh cho tới khi phải rút sang Đài Loan vì cuộc Nhật xâm rồi nội chiến và Quốc Dân Đảng bị mất Lục Địa vào tay Đảng Cộng Sản Trung Quốc).
7. Bắc Kinh: đã từng là thủ đô của nhiều triều đại với tên gọi khác nhau. Như vào thời Xuân Thu - gọi là Kế, nhà Liêu - gọi là Yến Kinh, nhà Kim của dòng họ Hoàn Nhan, cũng tức là tổ tiên của tộc Mãn Châu - gọi là Trung Đô, nhà Nguyên (Mông Cổ) - gọi là Đại Đô, nhà Minh - gọi Kinh Sư và từ đời nhà Thanh cho đến hôm nay vẫn gọi là Bắc Kinh.
8. Trịnh Châu: hiện là một thành phố nằm tại trung tâm của Hà Nam, đầu thập niên 50 đã được phát hiện có những nền móng của nhiều cung điện to lớn và rất nhiều đồ đồng chôn cùng với hoàng tộc thời bấy giờ. Những di vật còn cho thấy rằng các lãnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, kỹ thuật, công nghệ, văn hoá v.v... của hôm nay có nguồn gốc ngay từ thời nhà Thương và Trịnh Châu là thủ đô đầu tiên của Trung Hoa.
Văn minh Trung Quốc là một trong những nước có nền văn minh cổ nhất thế giới, gồm nhiều vương bang với các nền văn hóa khác nhau hơn 6000 năm về trước, nhưng gần đây những phát hiện và nghiên cứu của các nhà khảo cổ đã đưa ra kết quả rằng văn minh Trung Hoa đã có trước thời gian ấy rất nhiều. Như riêng về chữ viết thôi dân Trung Hoa không ngừng phát triển và sử dụng một thể loại chữ viết đã bắt đầu có từ khoảng 8000 - 9000 năm trước được ghi khắc trên mai rùa và xương thú. Ngoài ra có bốn phát minh vĩ đại khác của thế giới cũng lại bắt nguồn từ Trung Hoa. Đó là:
1) La bàn (com-pa): có ghi chép trong sách Qủy Cốc Tử vào thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên và dần dần phát triển cho tới đời nhà Tống và đến năm 1323 thì trở nên thông dụng và truyền sang đến Âu châu.
2) Giấy: Thái Luân, tự Kính Trung được biết như là người đầu tiên tạo ra giấy vào năm 105 đời Đông Hán tuy là giấy đã có từ thế kỷ thứ 2 trước CN nhưng chưa được trắng và láng.
3) Chất nổ/thuốc súng: do các nhà hóa chất/giả kim (alchemists) từ thế kỷ thứ 9 của Trung Quốc sáng chế nhân việc tìm cách luyện thuốc trường sinh bất lão.
4) In ấn: Người Trung Hoa bắt đầu in sách bằng cách khắc chữ trên tấm gỗ rồi in trên mặt giấy vào thế kỷ thứ 8. Và cuốn sách được xem là cũ nhất với kỹ thuật in ấn ấy là Kinh Kim Cang, in vào năm 868. Do vì Trung Quốc là một nước lớn với nhiều sắc dân, nên y phục của người Trung Quốc rất đa dạng. Dù thế, trang phục chính thức của người Trung Quốc được gọi là Hán phục, vì người Hán chiếm 93% dân số. Hán phục vốn đã có từ đời nhà Thương, và được thay đổi dần theo sự phát triển của nền văn minh và quan niệm về mỹ thuật trong mỗi thời đại. Trang phục vào đời Đường so với những triều đại khác được xem là đẹp nhất và được yêu chuộng nhất vì văn hóa Trung Quốc cực thịnh vào thời này vậy. Tuy nhiên Hán phục đã không còn được sử dụng từ đời nhà Thanh. Thay vào đó là xừng xám, song có nhiều ý kiến cho rằng xừng xám là y phục của người Mãn Châu chứ không phải là của đa số người Trung Quốc, tức là người Hán. Trong khi đó Kimono của người Nhật, và Hanbok của người Đại Hàn lại đều mang nhiều nét ảnh hưởng của Hán phục. Nói đến phục sức, người Trung Hoa đã biết dệt lụa từ rất lâu. Nghe truyền vào năm 2640, đời Hoàng Đế (Tam Hoàng Ngũ Đế) có vị phi tần tên Luy Tổ trong lúc đang ngồi uống trà trong vườn bên cạnh cây dâu, bỗng nhiên bà thấy có một kén tằm rơi xuống trong tách trà của bà rồi bị sổ ra từng sợi mỏng óng ánh trông rất đẹp. Từ đó bà mới xin vua cho bà trồng những vườn dâu để nuôi tằm rồi lấy tơ dệt thành lụa. Theo Tùy Thư Lễ Nghi Chí, Luy Tổ được tôn làm Tiên Tàm (thần loài tằm). Nhờ tìm ra được cách trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa. Vào thế kỷ thứ nhất trước CN Trung Quốc đã mang vải lụa gấm vóc đi các nước Ba Tư và La Mã. Con đường tơ lụa (ty trừu chi lộ - ? ? ? ?); một hệ thống những con đường thương mại lớn nhất thế giới thời cổ đại, như cây cầu nối giữa hai nền văn minh Đông và Tây dần dần được hình thành từ đó. Cũng vào thời kỳ này Trung Quốc còn có tên gọi là Ty Quốc (Nước tơ lụa).Và Phật giáo du nhập vào Trung Quốc cũng xuyên qua con đường tơ lụa này. Riêng về môn thủ công thêu thùa của Trung Quốc cũng đã có mặt vào thời nhà Tây Chu từ thế kỷ 11 trước CN và môn thủ công này đã dần dà được phổ biến rộng rãi để điểm trang cho các loại vải may y phục và khăn màn v.v...
Phật giáo Từ khi lưu truyền vào Trung Quốc, Phật giáo vẫn đi song song và phát triển cùng nền văn minh của đất nước rộng lớn này. Phật Giáo đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành tư tưởng cũng như quan niệm của người Trung Hoa và đã mang lại nhiều tác dụng trong các đường huớng mỹ học, triết học, chính trị, văn học, y dược v.v... Căn cứ vào sử ký Hậu Hán Thư của Phạm Diệp, Phật giáo đã bắt đầu du nhập vào Trung Quốc năm thứ 2 trước CN, do một vài tăng sĩ của nước Nguyệt Chi (một nước ở Trung Á ngày xưa, không rõ là đâu, chỉ biết là nằm về phía Tây của Trung Quốc) đi đến Đông Á truyền bá giáo Pháp của Đức Phật bằng miệng. Do đó lúc bấy giờ cũng đã có một số ít người theo đạo Phật. Nhưng mãi cho đến năm Vĩnh Bình thứ 10 (năm 67 TL), khi vua Hán Minh Đế nằm mộng thấy một người thân chiếu sắc vàng nên mới sai đại thần sang Tây Vực tìm kiếm rồi cuối cùng thỉnh về được hai vị cao tăng: Trúc Pháp Lan và Ma Đằng. Vua bèn cho xây chùa Bạch Mã để hai ngài dịch Kinh. Từ đó về sau và cho đến ngày nay, trong khoảng thời gian dài hơn hai ngàn năm, Phật giáo tại Trung Hoa đã có những thời kỳ vô cùng hưng thịnh nhưng cũng có những giai đoạn suy vong. Trong mỗi thời kỳ hưng thịnh của Phật giáo tại Trung Hoa đều có các vị cao tăng xuất hiện và có những vị vua biết ủng hộ Phật Pháp cả. Như từ thời Tam Quốc đến Tây Tấn có ngài Khương Tăng Hội, Đàm Ma Ca La, Châu Tử Hàng và Phật Đồ Trừng. Dưới thời Nam Bắc triều thì có Tổ Sư Thiền Tông Bồ Đề Đạt Ma, ngài Tam Tạng Chơn Đế truyền bá Đại Thừa Khởi Tín Luận, ngài Đàm Vô Sấm với Niết Bàn Tông và ngài Nam Nhạc của Thiên Thai. Và hưng thịnh nhất vào đời Đường có ngài Huyền Trang, Nghĩa Tịnh. Các ngài đều dịch Kinh và lập ra các tông phái, tùy căn cơ độ sinh và bên cạnh luôn được các minh quân sùng tín và ủng hộ cho xây chùa, tạc tượng, đúc chuông v.v... Hoàn toàn khác với những vị vua cuối cùng của 4 thời đại gồm Hậu Ngụy Thái Võ Đế (439 - 450 TL), Chu Võ Đế (574 TL), Đường Võ Tôn (840 - 847 TL) và Thế Tôn của thời Hậu Chu khoảng thế kỷ thứ 5 đi phá hủy Kinh tượng, bắt tăng ni hoàn tục, lấy chuông đi đúc tiền v.v... làm cho Phật giáo bị suy vong. Dù thế, đến hôm nay, đối với nền mỹ học/nghệ thuật, từ âm nhạc đến điêu khắc, hội họa v.v... đều mang nhiều sắc thái hoặc tính chất của đạo Phật, điển hình như điệu vũ Phi Thiên, các hang động với tôn tượng chư Phật, Bồ Tát rất nổi tiếng, những bức bích họa ở Đôn Hoàng v.v...
Bên cạnh các triết lý của Lão Tử, Khổng Tử, Mặc Tử, v.v... Đạo Phật đã làm phong phú kho tàng triết học của Trung Hoa, và từ xưa đã đi vào lòng công chúng nên được xếp vào loại triết lý thực dụng (practical philosophy) thay vì là thiên về đạo đức như Khổng Tử, hay thuyết kiêm ái và phi mạng của Mặc Tử... Và nếu nhắc đến văn học Trung Hoa, hiển nhiên ai cũng công nhận là có ảnh hưởng từ Kinh điển và thuật ngữ của Phật giáo, cụ thể là các bộ tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung. Về phần y dược hay y thuật, chỉ cần nghe đến các cách thiền quán để trị bịnh hoặc một loại thuốc mang tên Phật thủ có nhiều công năng thì không thể nghi ngờ được là Phật giáo trong ngành y của Trung Hoa cũng mang nhiều ý nghĩa. Do đó, nhìn một cách tổng quát: Không cần có thêm sự công nhận nào của ai cả, ta cũng thấy rõ rằng vai trò và ảnh hưởng của Phật giáo tại Trung Quốc như thế nào. Và cho dù Đảng Cộng Sản Trung Hoa chủ trương vô thần, ngày nay Phật tích khắp nơi trong nước vẫn được bảo trì hoặc trùng tu, và còn có nơi vừa xây xong Đại Phật nữa... Vốn là m?t nước lớn và là một trong những cái nôi văn minh nhân loại sớm nhất với nền văn hóa thể hiện rõ bản sắc, người Trung Quốc vẫn tiếp tục rất tự hào với tên gọi mang ý nghĩa là trung tâm của thế giới. Và bên c?nh ?ó, h? v?n tin Phật giáo, tin vào phước báu và nhân quả nên Phật tích Trung Quốc từ khi du nhập đến ngày nay không ngừng xuất hiện và vĩ đại vô cùng. Niềm tin đó có phải chăng là lý do vì sao Trung Quốc dù kinh tế đã bị suy sụp trong nhiều thập niên trước đã vẫn có thể trở mình theo đuổi kịp thế giới và có thể còn tiến xa hơn nữa; là điều mà các nước Âu châu và Mỹ châu cũng đang lo sợ? Vài điều kỳ thú về trung quốc: Hải đảo: Trong số 5400 hòn đảo của Trung Quốc, Đài Loan (khoảng 36.000kmỲ) là đảo lớn nhất và Hải Nam đứng thứ nhì với diện tích khoảng 34.000 kmỲ. Núi đồi: Trong số 19 ngọn núi cao hơn 7000 mét trên thế giới, có 7 ngọn thuộc về Trung Quốc. Ngọn cao nhất chính là Qomolangma nằm trên dãy Hy Mã Lạp sơn, cũng tức là đỉnh Everest (tiếng Tây Tạng phát âm là Jong-ma-lan-ga, tiếng Tàu phiên âm và gọi là Châu Mục Lãng Mã phong) với 8848 mét cao, tính từ mực nước biển. Đường lên đỉnh là biên giới giữa Ni Bạc Nhĩ (Nepal) và Tây Tạng. Sông: Trung Quốc có Trường giang dài 6397km là con sông dài thứ 3 trên thế giới, đứng sau giòng sông Nile và Amazon. Kế đến là Hoàng Hà dài 5464km. Kênh đào: Đại Vận Hà chảy từ Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc, Sơn Đông, Giang Tô và đến Hàng Châu là con kênh nhân tạo được đào vào khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên chính là con kênh dài nhất thế giới (1801km).
Hồ: Bà Dương là hồ nước ngọt rộng nhất nằm giữa hạ nguồn của sông Dương Tử còn hồ Thanh Hải trên cao nguyên Tây Tạng là hồ nước mặn lớn nhất của Trung Quốc. Sử ký: Trung Quốc có một bộ sử ký mang tên "Nhị Thập Tứ Sử" (chỉ cho 24 triều đại) gồm 3213 cuốn với khoảng 40 triệu chữ, được xem là bộ sách có căn cứ đích xác về lịch sử và văn hóa Trung Quốc bao gồm cả văn học, nghệ thuật, âm nhạc, khoa học, quân sự, địa lý, sắc tộc v.v... Lúa: Theo các nhà khảo cổ, Trung Quốc đã biết trồng lúa gạo khoảng 5000 năm trước Công Nguyên vì đã tìm thấy những hạt gạo trong các chung, hũ từ thời đó. Kem (ice cream): Người Trung Quốc đã bắt đầu làm kem vào khoảng 2000 năm trước CN bằng cách đem sữa và cơm hòa với nhau và chôn dưới tuyết. Kiến thức chữ Hán: Các học sinh lớp bốn Trung Quốc trung bình biết được 2000 chữ Hán trong số trên 40.000 chữ. Theo thời gian, khi rời cao đẳng / đại học họ sẽ biết được khoảng 4 tới 5 ngàn chữ. ỀXuất cảng: Kể cả giấy và trà được đem qua Nhật Bổn từ Trung Quốc lần đầu tiên đều là do hai vị tăng Phật giáo. Giấy là do ngài Đàm Trưng mang sang với dạng Kinh sách vào năm 610. Trà là do ngài Yensei, vị tăng người Nhật đã mang khi trở về từ Trung Quốc vào năm 593.
Sưu tầm.
Tính theo diện tích (9.596.969km2), Trung Quốc cũng là nước lớn nhất trong khu vực Đông Á và lớn thứ ba trên thế giới, sau Nga (Russia) và Gia Nã Đại (Canada). Từ khi công bố hòa bình và thống nhất đất nước sau cuộc nội chiến Trung Quốc giữa đảng Quốc Dân và đảng Cộng Sản Trung Quốc vào ngày 1 tháng 10 năm 1949, tên gọi Trung Quốc này mới bắt đầu được sử dụng, vì trong suốt lịch sử, Trung Quốc bị chia thành nhiều nước qua nhiều thời đại khác nhau và tên gọi này không được dùng một cách thống nhất. Lịch sử Trung Quốc được ghi chép từ khoảng 4000 - 5000 năm trước Tây lịch nhưng bắt đầu có triều đình từ đời nhà Hạ (thế kỷ 21 trước Công Nguyên). Tuy nhiên, dựa theo các vật khảo cổ được tìm thấy tại Trung Quốc là có khoảng từ 300.000 tới 550.000 năm về trước. Đồng thời cũng có nhiều sách ghi chép về thời thượng cổ của Trung Quốc, gọi là Tam Hoàng Ngũ Đế, ước tính là vào khoảng 5000 - 10.000 năm trước và là thời kỳ thay đổi từ truyền thống mẫu hệ sang phụ hệ của xã hội nông nghiệp. Song bất luận là căn cứ theo sách sử nào thì Tam Hoàng Ngũ Đế vẫn chỉ là những truyền thuyết và thần thoại mà thôi. Trong cuốn Sử Ký của Tư Mã Thiên nói Tam Hoàng gồm có Thiên Hoàng, Địa Hoàng và Nhân Hoàng, là ba vị vua có thần thông và có lòng thiện cao quý nối tiếp nhau trị vì Trung Quốc vào thời thượng cổ khiến được rất là thái bình. Vận Đẩu Xu thì ghi Tam Hoàng là Phục Hi, Nữ Oa và Thần Nông. Phục Hi và Nữ Oa là hai vợ chồng, và là tổ tiên của loài người sau một trận bão lụt lớn. Phục Hi là người nghĩ ra Tiên thiên bát quái. Khi Phục Hi mất, Thần Nông lên làm vua, phát minh ra cái cày và dạy nhân dân trồng trọt, câu cá, dùng dược thảo làm thuốc và làm tiền để mua bán. Đó là hai thuyết tiêu biểu nhất về Tam Hoàng, còn thuyết về Ngũ Đế thì lại càng phức tạp hơn nữa. Đại khái là năm vị vua sau thời Tam Hoàng, trong đó có vua Nghiêu vua Thuấn được xem như là hai vị vua gương mẫu nhất trong lịch sử Trung Hoa.
Dựa theo biểu đồ thời gian, lịch sử triều đình Trung Quốc bắt đầu từ thời nhà Hạ trở đi đến Thương, Tây Chu, Đông Chu, Tần, Tây Hán, Tân Triều, Đông Hán, Tam Quốc, Tây Tấn, Đông Tấn, Nam Bắc Triều, Tùy, Đường, Ngũ Đại Thập Quốc, v.v... và cho đến thời cận đại qua những tên khác nhau tổng cộng có đến 24 triều đại. Như vậy cho thấy rằng dân Trung Quốc đã phải trải qua rất nhiều trận chiến lớn nhỏ và sau mỗi triều đại đều có ít nhiều thay đổi cùng phát triển trên mọi lãnh vực.
Hầu như mỗi lần thay đổi triều đại là đồng nghĩa với việc dời đô. Tính từ đời nhà Thương cho tới bây giờ Trung Quốc có tổng cộng 21 lần dời đô giữa 14 thành phố. Song về trước mỗi khi đề cập đến các kinh đô của Trung Quốc, trong số 14 kinh đô chỉ có "Tứ Đại Cố Đô" (Bắc Kinh, Nam Kinh, Lạc Dương và Trường An) là được nhắc đến mà thôi. Mệnh danh là "đại" bởi vì các kinh đô ấy được dời đi dời lại nhiều lần, hoặc là kéo dài nhiều năm, hoặc là vô cùng vĩ đại và hoặc là đã lâu xa (cổ đại). Thế nhưng kể từ năm 1920 do những phát hiện về lịch sử của các nhà khảo cổ, danh sách cố đô của Trung Quốc đã được tăng lên thành 8 nơi chính (đại):
1. An Dương: nay là tỉnh Hà Nam: được các nhà khảo cổ xác nhận là thủ đô thứ hai của triều đại nhà Thương mà trước đó có tên gọi là nhà Ân.
2. Lạc Dương: từng là kinh đô của các triều đại như:
Đông Chu (năm 1122 - 256 trước CN),
Đông Hán (cũng tức là Hậu Hán, năm 25 đến 220),
nhà Ngụy thời Tam Quốc (220 - 265), Tây Tấn (265 - 420),
Bắc Ngụy (386 - 534, nhưng trước năm 493 Đại Đồng là kinh đô của triều Bắc Ngụy),
và Hậu Đường của thời Ngũ Đại Thập Quốc (923 - 936).
3. Trường An: kinh đô của Tây Chu, Tần (778 - 207 trước CN, từ thời Xuân Thu và sau này thâu gom và thống nhất Trung Hoa), Tây Hán (206 trước CN - 9 sau CN), Đông Hán, Tây Tấn, Hậu Tần, Tây Ngụy, Đông Chu, Tùy (581 - 618), và sau cùng hết là Đường (618 - 907).
4. Khai Phong: Hậu Lương (907 - 923 của Ngũ Đại Thập Quốc), Hậu Tấn (936 - 947), Hậu Hán, Hậu Chu và Bắc Tống (960 - 1127).
5. Hàng Châu: Ngô Việt Quốc (904 - 978, thời Ngũ Đại Thập Quốc) và Nam Tống (1129 - 1279, lúc bấy giờ Hàng Châu bị đổi tên thành Lâm An).
6. Nam Kinh: thời Lục Triều của Tam Quốc (lúc ấy Nam Kinh được gọi là Kiến Khang), nhà Minh (trước khi vua Vĩnh Lạc dời đô đến Bắc Kinh), thời Thái Bình Thiên Quốc (1853 - 1864), Trung Hoa Dân Quốc (tức từ năm 1912, thời gian do dân Trung Hoa Đài Bắc nắm quyền sau nhà Thanh cho tới khi phải rút sang Đài Loan vì cuộc Nhật xâm rồi nội chiến và Quốc Dân Đảng bị mất Lục Địa vào tay Đảng Cộng Sản Trung Quốc).
7. Bắc Kinh: đã từng là thủ đô của nhiều triều đại với tên gọi khác nhau. Như vào thời Xuân Thu - gọi là Kế, nhà Liêu - gọi là Yến Kinh, nhà Kim của dòng họ Hoàn Nhan, cũng tức là tổ tiên của tộc Mãn Châu - gọi là Trung Đô, nhà Nguyên (Mông Cổ) - gọi là Đại Đô, nhà Minh - gọi Kinh Sư và từ đời nhà Thanh cho đến hôm nay vẫn gọi là Bắc Kinh.
8. Trịnh Châu: hiện là một thành phố nằm tại trung tâm của Hà Nam, đầu thập niên 50 đã được phát hiện có những nền móng của nhiều cung điện to lớn và rất nhiều đồ đồng chôn cùng với hoàng tộc thời bấy giờ. Những di vật còn cho thấy rằng các lãnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, kỹ thuật, công nghệ, văn hoá v.v... của hôm nay có nguồn gốc ngay từ thời nhà Thương và Trịnh Châu là thủ đô đầu tiên của Trung Hoa.
Văn minh Trung Quốc là một trong những nước có nền văn minh cổ nhất thế giới, gồm nhiều vương bang với các nền văn hóa khác nhau hơn 6000 năm về trước, nhưng gần đây những phát hiện và nghiên cứu của các nhà khảo cổ đã đưa ra kết quả rằng văn minh Trung Hoa đã có trước thời gian ấy rất nhiều. Như riêng về chữ viết thôi dân Trung Hoa không ngừng phát triển và sử dụng một thể loại chữ viết đã bắt đầu có từ khoảng 8000 - 9000 năm trước được ghi khắc trên mai rùa và xương thú. Ngoài ra có bốn phát minh vĩ đại khác của thế giới cũng lại bắt nguồn từ Trung Hoa. Đó là:
1) La bàn (com-pa): có ghi chép trong sách Qủy Cốc Tử vào thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên và dần dần phát triển cho tới đời nhà Tống và đến năm 1323 thì trở nên thông dụng và truyền sang đến Âu châu.
2) Giấy: Thái Luân, tự Kính Trung được biết như là người đầu tiên tạo ra giấy vào năm 105 đời Đông Hán tuy là giấy đã có từ thế kỷ thứ 2 trước CN nhưng chưa được trắng và láng.
3) Chất nổ/thuốc súng: do các nhà hóa chất/giả kim (alchemists) từ thế kỷ thứ 9 của Trung Quốc sáng chế nhân việc tìm cách luyện thuốc trường sinh bất lão.
4) In ấn: Người Trung Hoa bắt đầu in sách bằng cách khắc chữ trên tấm gỗ rồi in trên mặt giấy vào thế kỷ thứ 8. Và cuốn sách được xem là cũ nhất với kỹ thuật in ấn ấy là Kinh Kim Cang, in vào năm 868. Do vì Trung Quốc là một nước lớn với nhiều sắc dân, nên y phục của người Trung Quốc rất đa dạng. Dù thế, trang phục chính thức của người Trung Quốc được gọi là Hán phục, vì người Hán chiếm 93% dân số. Hán phục vốn đã có từ đời nhà Thương, và được thay đổi dần theo sự phát triển của nền văn minh và quan niệm về mỹ thuật trong mỗi thời đại. Trang phục vào đời Đường so với những triều đại khác được xem là đẹp nhất và được yêu chuộng nhất vì văn hóa Trung Quốc cực thịnh vào thời này vậy. Tuy nhiên Hán phục đã không còn được sử dụng từ đời nhà Thanh. Thay vào đó là xừng xám, song có nhiều ý kiến cho rằng xừng xám là y phục của người Mãn Châu chứ không phải là của đa số người Trung Quốc, tức là người Hán. Trong khi đó Kimono của người Nhật, và Hanbok của người Đại Hàn lại đều mang nhiều nét ảnh hưởng của Hán phục. Nói đến phục sức, người Trung Hoa đã biết dệt lụa từ rất lâu. Nghe truyền vào năm 2640, đời Hoàng Đế (Tam Hoàng Ngũ Đế) có vị phi tần tên Luy Tổ trong lúc đang ngồi uống trà trong vườn bên cạnh cây dâu, bỗng nhiên bà thấy có một kén tằm rơi xuống trong tách trà của bà rồi bị sổ ra từng sợi mỏng óng ánh trông rất đẹp. Từ đó bà mới xin vua cho bà trồng những vườn dâu để nuôi tằm rồi lấy tơ dệt thành lụa. Theo Tùy Thư Lễ Nghi Chí, Luy Tổ được tôn làm Tiên Tàm (thần loài tằm). Nhờ tìm ra được cách trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa. Vào thế kỷ thứ nhất trước CN Trung Quốc đã mang vải lụa gấm vóc đi các nước Ba Tư và La Mã. Con đường tơ lụa (ty trừu chi lộ - ? ? ? ?); một hệ thống những con đường thương mại lớn nhất thế giới thời cổ đại, như cây cầu nối giữa hai nền văn minh Đông và Tây dần dần được hình thành từ đó. Cũng vào thời kỳ này Trung Quốc còn có tên gọi là Ty Quốc (Nước tơ lụa).Và Phật giáo du nhập vào Trung Quốc cũng xuyên qua con đường tơ lụa này. Riêng về môn thủ công thêu thùa của Trung Quốc cũng đã có mặt vào thời nhà Tây Chu từ thế kỷ 11 trước CN và môn thủ công này đã dần dà được phổ biến rộng rãi để điểm trang cho các loại vải may y phục và khăn màn v.v...
Phật giáo Từ khi lưu truyền vào Trung Quốc, Phật giáo vẫn đi song song và phát triển cùng nền văn minh của đất nước rộng lớn này. Phật Giáo đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành tư tưởng cũng như quan niệm của người Trung Hoa và đã mang lại nhiều tác dụng trong các đường huớng mỹ học, triết học, chính trị, văn học, y dược v.v... Căn cứ vào sử ký Hậu Hán Thư của Phạm Diệp, Phật giáo đã bắt đầu du nhập vào Trung Quốc năm thứ 2 trước CN, do một vài tăng sĩ của nước Nguyệt Chi (một nước ở Trung Á ngày xưa, không rõ là đâu, chỉ biết là nằm về phía Tây của Trung Quốc) đi đến Đông Á truyền bá giáo Pháp của Đức Phật bằng miệng. Do đó lúc bấy giờ cũng đã có một số ít người theo đạo Phật. Nhưng mãi cho đến năm Vĩnh Bình thứ 10 (năm 67 TL), khi vua Hán Minh Đế nằm mộng thấy một người thân chiếu sắc vàng nên mới sai đại thần sang Tây Vực tìm kiếm rồi cuối cùng thỉnh về được hai vị cao tăng: Trúc Pháp Lan và Ma Đằng. Vua bèn cho xây chùa Bạch Mã để hai ngài dịch Kinh. Từ đó về sau và cho đến ngày nay, trong khoảng thời gian dài hơn hai ngàn năm, Phật giáo tại Trung Hoa đã có những thời kỳ vô cùng hưng thịnh nhưng cũng có những giai đoạn suy vong. Trong mỗi thời kỳ hưng thịnh của Phật giáo tại Trung Hoa đều có các vị cao tăng xuất hiện và có những vị vua biết ủng hộ Phật Pháp cả. Như từ thời Tam Quốc đến Tây Tấn có ngài Khương Tăng Hội, Đàm Ma Ca La, Châu Tử Hàng và Phật Đồ Trừng. Dưới thời Nam Bắc triều thì có Tổ Sư Thiền Tông Bồ Đề Đạt Ma, ngài Tam Tạng Chơn Đế truyền bá Đại Thừa Khởi Tín Luận, ngài Đàm Vô Sấm với Niết Bàn Tông và ngài Nam Nhạc của Thiên Thai. Và hưng thịnh nhất vào đời Đường có ngài Huyền Trang, Nghĩa Tịnh. Các ngài đều dịch Kinh và lập ra các tông phái, tùy căn cơ độ sinh và bên cạnh luôn được các minh quân sùng tín và ủng hộ cho xây chùa, tạc tượng, đúc chuông v.v... Hoàn toàn khác với những vị vua cuối cùng của 4 thời đại gồm Hậu Ngụy Thái Võ Đế (439 - 450 TL), Chu Võ Đế (574 TL), Đường Võ Tôn (840 - 847 TL) và Thế Tôn của thời Hậu Chu khoảng thế kỷ thứ 5 đi phá hủy Kinh tượng, bắt tăng ni hoàn tục, lấy chuông đi đúc tiền v.v... làm cho Phật giáo bị suy vong. Dù thế, đến hôm nay, đối với nền mỹ học/nghệ thuật, từ âm nhạc đến điêu khắc, hội họa v.v... đều mang nhiều sắc thái hoặc tính chất của đạo Phật, điển hình như điệu vũ Phi Thiên, các hang động với tôn tượng chư Phật, Bồ Tát rất nổi tiếng, những bức bích họa ở Đôn Hoàng v.v...
Bên cạnh các triết lý của Lão Tử, Khổng Tử, Mặc Tử, v.v... Đạo Phật đã làm phong phú kho tàng triết học của Trung Hoa, và từ xưa đã đi vào lòng công chúng nên được xếp vào loại triết lý thực dụng (practical philosophy) thay vì là thiên về đạo đức như Khổng Tử, hay thuyết kiêm ái và phi mạng của Mặc Tử... Và nếu nhắc đến văn học Trung Hoa, hiển nhiên ai cũng công nhận là có ảnh hưởng từ Kinh điển và thuật ngữ của Phật giáo, cụ thể là các bộ tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung. Về phần y dược hay y thuật, chỉ cần nghe đến các cách thiền quán để trị bịnh hoặc một loại thuốc mang tên Phật thủ có nhiều công năng thì không thể nghi ngờ được là Phật giáo trong ngành y của Trung Hoa cũng mang nhiều ý nghĩa. Do đó, nhìn một cách tổng quát: Không cần có thêm sự công nhận nào của ai cả, ta cũng thấy rõ rằng vai trò và ảnh hưởng của Phật giáo tại Trung Quốc như thế nào. Và cho dù Đảng Cộng Sản Trung Hoa chủ trương vô thần, ngày nay Phật tích khắp nơi trong nước vẫn được bảo trì hoặc trùng tu, và còn có nơi vừa xây xong Đại Phật nữa... Vốn là m?t nước lớn và là một trong những cái nôi văn minh nhân loại sớm nhất với nền văn hóa thể hiện rõ bản sắc, người Trung Quốc vẫn tiếp tục rất tự hào với tên gọi mang ý nghĩa là trung tâm của thế giới. Và bên c?nh ?ó, h? v?n tin Phật giáo, tin vào phước báu và nhân quả nên Phật tích Trung Quốc từ khi du nhập đến ngày nay không ngừng xuất hiện và vĩ đại vô cùng. Niềm tin đó có phải chăng là lý do vì sao Trung Quốc dù kinh tế đã bị suy sụp trong nhiều thập niên trước đã vẫn có thể trở mình theo đuổi kịp thế giới và có thể còn tiến xa hơn nữa; là điều mà các nước Âu châu và Mỹ châu cũng đang lo sợ? Vài điều kỳ thú về trung quốc: Hải đảo: Trong số 5400 hòn đảo của Trung Quốc, Đài Loan (khoảng 36.000kmỲ) là đảo lớn nhất và Hải Nam đứng thứ nhì với diện tích khoảng 34.000 kmỲ. Núi đồi: Trong số 19 ngọn núi cao hơn 7000 mét trên thế giới, có 7 ngọn thuộc về Trung Quốc. Ngọn cao nhất chính là Qomolangma nằm trên dãy Hy Mã Lạp sơn, cũng tức là đỉnh Everest (tiếng Tây Tạng phát âm là Jong-ma-lan-ga, tiếng Tàu phiên âm và gọi là Châu Mục Lãng Mã phong) với 8848 mét cao, tính từ mực nước biển. Đường lên đỉnh là biên giới giữa Ni Bạc Nhĩ (Nepal) và Tây Tạng. Sông: Trung Quốc có Trường giang dài 6397km là con sông dài thứ 3 trên thế giới, đứng sau giòng sông Nile và Amazon. Kế đến là Hoàng Hà dài 5464km. Kênh đào: Đại Vận Hà chảy từ Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc, Sơn Đông, Giang Tô và đến Hàng Châu là con kênh nhân tạo được đào vào khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên chính là con kênh dài nhất thế giới (1801km).
Hồ: Bà Dương là hồ nước ngọt rộng nhất nằm giữa hạ nguồn của sông Dương Tử còn hồ Thanh Hải trên cao nguyên Tây Tạng là hồ nước mặn lớn nhất của Trung Quốc. Sử ký: Trung Quốc có một bộ sử ký mang tên "Nhị Thập Tứ Sử" (chỉ cho 24 triều đại) gồm 3213 cuốn với khoảng 40 triệu chữ, được xem là bộ sách có căn cứ đích xác về lịch sử và văn hóa Trung Quốc bao gồm cả văn học, nghệ thuật, âm nhạc, khoa học, quân sự, địa lý, sắc tộc v.v... Lúa: Theo các nhà khảo cổ, Trung Quốc đã biết trồng lúa gạo khoảng 5000 năm trước Công Nguyên vì đã tìm thấy những hạt gạo trong các chung, hũ từ thời đó. Kem (ice cream): Người Trung Quốc đã bắt đầu làm kem vào khoảng 2000 năm trước CN bằng cách đem sữa và cơm hòa với nhau và chôn dưới tuyết. Kiến thức chữ Hán: Các học sinh lớp bốn Trung Quốc trung bình biết được 2000 chữ Hán trong số trên 40.000 chữ. Theo thời gian, khi rời cao đẳng / đại học họ sẽ biết được khoảng 4 tới 5 ngàn chữ. ỀXuất cảng: Kể cả giấy và trà được đem qua Nhật Bổn từ Trung Quốc lần đầu tiên đều là do hai vị tăng Phật giáo. Giấy là do ngài Đàm Trưng mang sang với dạng Kinh sách vào năm 610. Trà là do ngài Yensei, vị tăng người Nhật đã mang khi trở về từ Trung Quốc vào năm 593.
Sưu tầm.