Chia Sẻ Sơ lược về tâm lý học marketing và hiệu ứng lan tỏa

Hide Nguyễn

Du mục số
Nếu xem tâm lý học là “nghiên cứu mang tính hệ thống về hành vi con người” thì marketing có thể được gọi là “nghiên cứu mang tính hệ thống về hành vi con người trên thị trường”. Marketing và tâm lý học có quan hệ mật thiết với nhau.

Trước tiên, hãy xem một vài con số về iPod. Sau một chiến dịch marketing rầm rộ chỉ tập trung vào một sản phẩm duy nhất – iPod doanh số trong năm tài khóa 2005 của Apple tăng đến 68%, lợi nhuận trên 384% và cổ phiếu tăng vọt đến 177%.

Hiệu ứng lan tỏa (halo effect)

hanh-vi-mua-hang.jpg


Bạn có thấy rằng những người có vẻ ngoài chỉnh chu, đẹp đẽ thường được xem là thông minh hơn, thành công và nổi tiếng hơn? Đây chính là hiệu ứng lan tỏa trong tâm lý học, nói một cách nôm na là hiệu ứng từ một ấn tượng tốt.

Hiệu ứng lan tỏa cũng hữu hiệu khi ứng dụng vào marketing. Bí mật đằng sau thành công phi thường của Apple Computer? Tóm gọn trong 1 từ, đó là iPod.

Năm tài khóa 2005, doanh thu của Apple Computer tăng 68% so với năm trước. Lợi nhuận cũng tăng 384%, và cổ phiếu trên 177%. Tỉ suất lợi nhuận ròng nhảy từ 3.3% lên 9.6%, một thành tích đáng nể.

Thành công rực rỡ của Apple Computer không chỉ đến từ iPod. Thực tế, trong năm tài khóa 2005, cả iPod và iTunes cộng lại chỉ chiếm khoảng 39% doanh số của Apple. 61% đến từ tất cả những sản phẩm còn lại (máy tính, phần mềm và dịch vụ). Máy tính Apple và các dịch vụ liên quan khác đều tăng 27% trong năm tài khóa 2005 so với năm trước. Theo các báo cáo trong ngành, Apple đã gia tăng thị phần máy tính cá nhân từ 3% lên 4%. Đây chính là hiệu ứng lan tỏa trong marketing.

73.9% thị phần

Trong năm này, Apple liên tục “dội bom” công chúng với quảng cáo TV, báo và billboards chào hàng máy nghe nhạc iPod. Và kết quả rất đáng khâm phục. Apple chiếm 73.9% thị phần nhạc số. Thương hiệu iPod mạnh đến nỗi hầu như không ai nhớ ra thương hiệu thứ 2 sau iPod là gì. (Xin thưa chính là iRiver với 4.8% thị phần nhỏ nhoi.) Thế những hoạt động marketing hỗ trợ cho dòng sản phẩm máy tính cá nhân của Apple là gì? Không đáng kể vì hầu như chẳng nhớ được có quảng cáo nào cho Macintosh trong năm ấy hay không. Đây chính là mấu chốt. Apple đã dồn mọi ngân sách marketing cho iPod, tạo ra hiệu ứng lan tỏa bao phủ cho mọi dòng sản phẩm khác. Motorola cũng làm điều tương tự khi chỉ tập trung ca tụng dòng điện thoại Razr. Chỉ trong quý 3/2005, hãng này đã chuyển đi 38.7 triệu điện thoại. Doanh thu của quý tăng 26%. Nhưng trong số đó, chỉ có 6.5 triệu máy tương đương 17% – thuộc dòng Razr. Rõ ràng ấn tượng Razr đã lan rộng sang dòng sản phẩm còn lại.

O bế sản phẩm tốt nhất

Tập trung mọi thông điệp marketing vào một từ hoặc một ý tưởng duy nhất từ lâu đã là tôn chỉ sáng suốt trong tiếp thị. Nhưng đưa ý tưởng đi xa hơn 1 bước có thể mang lại hiệu quả đáng kể. Để phá vỡ rào cản trong xã hội quá tải bởi truyền thông ngày nay, nên đặt ngân sách tiếp thị vào sản phẩm tốt nhất bạn có.Rồi sau đó để hiệu ứng từ đây lan tỏa sang cả dòng sản phẩm còn lại. Đây không phải là một ý tưởng dễ thuyết phục với ban giám đốc. “Tại sao lại dồn hết tiền vào một sản phẩm chỉ chiếm 39% doanh số?” (Phản ứng này hẳn còn gay gắt hơn trên thực tế, bởi vì ngân sách tiếp thị của năm 2005 của Apple phải được hoạch định từ năm 2004, khi doanh số của iPod và iTunes cộng lại chỉ chiếm khoảng 19%.)

Một ví dụ rõ ràng hơn về hiệu ứng lan tỏa là Sirius Satellite Radio và Howard Stern. Sirius có tổng cộng 120 kênh phát thanh, nhưng họ chỉ tập trung quảng bá cho “cây hề” Stern. Kết quả thu được hết sức ấn tượng. Ngày Sirius công bố ký hợp đồng với Stern năm 2004, đài này chỉ có 660,000 thính giả đăng ký nghe. Đến năm 2006, con số này là 3.3 triệu người.

Tất nhiên, Stern không phải là “gu” của tất cả mọi bạn nghe đài. Có thể hơn một nửa người đăng ký Sirius không buồn nghe kênh của Stern. Nhưng việc tập trung quảng bá cho Stern đã mang về khối lượng PR khổng lồ và tạo hiệu ứng lan tỏa trong toàn bộ hệ thống phát thanh vệ tinh. (Tương tự như tác động của series phim truyền hình The Sopranos lên đài HBO.)

Hiệu ứng lan tỏa trong lịch sử marketing

Hiệu ứng lan tỏa có lịch sử lâu dài trong marketing. Từ năm 1930, khi Michael Kullen tạo ra chuỗi siêu thị đầu tiên mang tên King Kullen. Ý tưởng đột phá của ông chính là ở phương pháp định giá. Ông quyết định bán 300 mặt hàng ở mức giá gốc. 300 mặt hàng khác chỉ nhỉnh hơn giá gốc một tí, và 600 mặt hàng còn lại với mức lời kha khá.

Kullen quyết định quảng cáo cho nhóm hàng thứ nhất nhóm bán ở mức giá gốc. Những gì bạn quảng cáo và những gì mang lại lợi nhuận thật sự có thể là 2 thứ hoàn toàn khác biệt. Hầu như mọi nguyên tắc tâm lý học đều có một ứng dụng trong marketing, ví như nguyên lý “khắc ghi dấu ấn” chẳng hạn. Thương hiệu đầu tiên trong mọi ngành sản phẩm/dịch vụ sẽ khắc ghi một ấn tượng sâu đậm trong tâm trí người tiêu dùng như thương hiệu gốc, nguyên thủy, đích thực. Như Kleenex với khăn giấy, Hertz với xe hơi cho thuê, và Heinz với ketchup. Việc học hỏi marketing, vì thế, nên bắt đầu từ học hiểu tâm lý.
(Sem Vietnam – Theo DNA Branding)
 
Sửa lần cuối:
Tâm lý học sẽ là yếu tố dẫn đến sự thành công trong marketing nếu bạn hiểu đúng về nó.

1. "Có đi có lại” – Reciprocity

Được giới thiệu trong cuốn sách tâm lý học "Influence: The Psychology of Persuation” của Giáo sư Robert Cialdini, nội dung của tâm lý "có đi có lại” rất đơn giản – nếu ai đó làm điều gì cho bạn, tự nhiên bạn cũng sẽ muốn làm một điều gì đó cho họ. Nếu bạn có thể cho đi một cách chân thành, người khác sẽ tự động muốn giúp lại bạn.

Hãy tặng một thứ gì đó – miễn phí – để bước đầu xây dựng cộng đồng hoặc tính trung thành của người dùng. Thứ này có thể chính là sản phẩm bạn đang cung cấp. Bằng cách làm độc giả hứng khởi với những món quà nhỏ như vậy, bạn đã tiến thêm một bước trong việc xây dựng một mối quan hệ khách hàng bền chặt.

2. Sự cam kết – Commitments

Một nguyên lý tâm lý học khác phát triển bởi Cialdini, "sự cam kết” có thể hiểu đơn giản là việc một người không muốn thất hứa. Nếu ai đó cam kết làm một điều gì đó – đi ăn trưa hoặc đăng kí sản phẩm của bạn – nghiễm nhiên họ có nghĩa vụ thực hiện chúng. Một khi họ đã cam kết, mức độ sử dụng sản phẩm sẽ được tăng lên.

Mặc dù bạn không bao giờ nên dừng việc làm khách hàng hứng khởi (nguyên tắc 1), luôn nhớ rằng sự cam kết càng được thực hiện trong thời gian dài, độ trung thành khách hàng sẽ ngày càng tăng. Hãy nghĩ đến cơ chế định giá sản phẩm của mình. Bạn có thể giảm giá cho những khách hàng đăng kí sản phẩm trong 12 tháng thay vì chỉ một tháng không? Một khi bạn đạt được sự cam kết của khách hàng – tiếp sức cho chúng bằng sản phẩm và dịch vụ tuyệt vời.
Tamlyhoc2-ID3057.jpg

Theo nguyên tắc tâm lý học, khi ai đó thấy rằng bạn có thẩm quyền, họ sẽ tin bạn nhiều hơn.

3. Thẩm quyền – Authority

Theo nguyên tắc tâm lý học, khi ai đó thấy rằng bạn có thẩm quyền, họ sẽ tin bạn nhiều hơn.

Hãy tăng độ thẩm quyền trong nội dung bạn mang đến với độc giả bằng cách dẫn nguồn cụ thể. Bằng cách này, độc giả sẽ đánh giá cao nội dung của bạn và bạn đang bước đầu đi đúng hướng trong việc hình thành Thought Leadership (lãnh đạo bằng suy nghĩ) cho thương hiệu.

4. Social Proof

Để hiểu về Social Proof bạn có thể tưởng tượng mình đang ở trong một bữa tiệc. Nhạc nổi lên và lúc này mọi người đều ngại ngần không muốn ra nhảy. Thế nhưng, một khi đã có ai đó dẫn đầu, những người còn lại sẽ nhanh chóng theo đuôi tham gia vào cuộc vui.

Tamlyhoc3-ID3057.jpg


Hãy tận dụng Social Proof trên các kênh nội dung của bằng cách thêm vào các nút như Share / Follow vào một vị trí bắt mắt. Điều này thực sự sẽ có một ảnh hưởng tích cực đến độ lan truyền thông tin.

5. Thích – Liking

Cũng theo nhà tâm lý học Cialdini, "liking” có nghĩa là bạn nếu cảm thấy một quan điểm, tình cảm tích cực với một người hoặc một công ty, nhiều khả năng họ sẽ mua hàng của họ dù các thương hiệu khác có các chiến lược marketing thông minh đến thế nào đi nữa.

Liking cực kì quan trọng trong việc phát triển thương hiệu. Nhớ rằng, để được "likeable” (yêu thích) không đồng nghĩa với việc bạn cần phải "nice” (chơi đẹp). Bạn có thể làm bất cứ điều gì mình muốn miễn là độc giả quan tâm và cảm thấy thích nó.

6. Sự khan hiếm – Scarcity

Bạn đã bao giờ mua vé máy bay và nhìn thấy dòng chữ "chỉ còn 3 ghế ở giá này” chưa? Yup! Đó chính là khan hiếm (Scarcity). Nguyên lý này bắt nguồn từ quy luật đơn giản của cung và cầu: sản phẩm càng hiếm, giá trị càng tăng.

Tamlyhoc4-ID3057.jpg

Chú ý: Nếu bạn tận dụng nguyên lý này, từ ngữ là một điều rất quan trọng. Nếu bạn tiếp cận theo phương pháp "Chúng tôi có rất nhiều sản phẩm nhưng do một nhu cầu tăng đột biến nay chỉ còn ít thôi” nó sẽ rất hiệu quả. Tuy nhiên, nếu phương pháp tiếp cận của bạn là "Chúng tôi, ngay từ đầu, chỉ có từng này sản phẩm thôi”, mọi thứ sẽ rất khác theo hướng tiêu cực.

Đây là một chiến lược hoàn hảo trong marketing cho các sự kiện. Chúng có thể thúc đẩy doanh số vé bán ra nếu bạn email cho những người chưa đăng kí một nội dung ám chỉ "Chúng tôi chỉ còn … vé”.

7. Ám ảnh gần đây – Recency Illusion

Bạn biết đến một sản phẩm lần đầu tiên và sau đó bạn bắt đầu để ý và nhìn thấy nó thường xuyên hơn. Mặc dù đây có thể là kết quả của một chiến lược marketing đặc biệt, rất có thể nó cũng đến từ một hiệu ứng tâm lý có tên "Ám ảnh gần đây – Recency Illusion”.

Tamlyhoc5-ID3057.jpg


Đây là thứ bạn cần để ý khi thiết kế các chiến dịch marketing – bạn cần phát triển những nội dung có tính tương thích cao chứ không phải những nội dung làm một lần cho xong. Để tránh việc thực hiện chiến lược marketing một cách cục bộ, bạn không những cần mang nội dung đến độc giả mới mà quan trọng hơn, cần củng cố thông điệp với những người đã từng tiếp cận với các chiến lược của bạn trước đó rồi.

8. Hiệu ứng tâm lý học nguyên bản – Verbatim Effect

Theo nguyên tắc này, người ta thường có xu hướng nhớ đến ý tưởng chung của một nội dung hơn là những chi tiết chúng mang lại. Để dễ hiểu hơn, một người bình thường thường nhớ đến một bài thuyết trình của bạn theo kiểu chung chung rằng nó về việc marketing cho startup chẳng hạn hơn là các chi tiết cụ thể nó mang lại.

Trong thế giới hiện nay, người ta luôn ở trong tình trạng khát tiêu đề (headline-hungry). Bạn cần gói ghém nội dung của mình một cách dễ hiểu và ngắn gọn nhất trong các tiêu đề của mình. Hãy sử dụng nó thông minh vì đó là những gì độc giả nhớ nhất.

9. Phân nhóm – Clustering

Con người chỉ có những khoảng trống có hạn trong bộ nhớ ngắn hạn của mình. Trong thực tế, hầu hết chỉ có thể nhớ được bảy mẩu thông tin cùng một lúc. Để đối mặt với nó, người ta thường có xu hướng phân nhóm các mẫu thông tin tương tự vào với nhau để dễ nhớ hơn.

st
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top