BÀI 15: BÀI TẬP CHƯƠNG
* Nội dung cơ bản:
1. Cấu trúc của gen, phiên mã dịch mã:
- Mỗi gen có 1 mạch chứa thông tin gọi là mạch khuôn
- Các gen ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên tục, phần lớn các gen ở sinh vật nhân thực có vùng mã hóa không liên tục
- Mã di truyền là mã bộ 3, tức là cứ 3 nuclêôtit trong AND mã hóa 1 axit amin trong phân tử prôtêin
- Bộ ba AUG là mã mở đầu, còn các bộ ba: UAA, UAG,UGA là mã kết thúc.
* Công thức:
- Các đại lượng về gen:
N=M/300 → M=300 × N
N= L/3,4 × 2 → L=N/2 × 3,4
L=M /2 ×300 × 3,4 → M= L/3,4 ×2×3,4
- Về số lượng và tỉ lệ phần trăm
A+G =T+X =N/2
A+G= T+X =50%
- Cơ chế tự sao :
Số Nu mỗi loại môi trường cung cấp khi gen tự sao liên tiếp n đợt
A’=T’= (2n -1)A =(2n-1)T
G’=X’= (2n-1) G= (2n-1) X
- Tổng số Nu môi trường cung cấp khi gen tự sao liên tiếp n đợt
N’= (2n-1)N
* Cơ chế sao mã:
Số ribonu mỗi loại môi trường cung cấp khi gen sao mã k đợt
A=kAm, U=kUm, G=kXm, X=kXm
* Tương quan giữa ADN và ARN, prôtein:
ADN -> mARN -> Protein -> Tính trạng
2. Đột biến gen:
- Thay thế nuclêôtit này bằng nuclêôtit khác, dẫn đến bíên đổi codon này thành codon khác, nhưng:
+ Vẫn xác định axit amin cũ -> đột biến đồng nghĩa
+ Xác định axit amin khác -> đồng biến khác nghĩa
+ Tạo ra codon kết thúc -> đột biến vô nghĩa
- Thêm hay bớt 1 nucleotit -> đột biến dịch khung đọc
3. Đột biến NST :
- Sự biến đổi số lượng NST có thể xảy ra ở 1 hoặc vài cặp NST tương đồng -> lệch bội, hay tất cả các cặp NST tương đồng -> đa bội
- Cơ chế: do sự không phân li của các cặp NST trong phân bào
- Các thể đa bội lẻ hầu như không có khả năng sinh sản bình thường; các thể tứ bội chỉ tạo ra các giao tử lưỡng bội có khả năng sống do sự phân li ngẫu nhiên của các cặp NST tương đồng trong giảm phân
* HƯỚNG DẪN GIẢI CÁC BÀI TẬP TRONG SGK :
Bài tập chương 1:
1. a)
3’ … TAT GGG XAT GTA ATG GGX …5’ (mạch khuôn có nghĩa của gen)
5’ … ATA XXX GTA XAT TAX XXG …3’ (mạch bổ sung)
5’ … AUA XXX GUA XAU UAX XXG…3’ (mARN)
b) Có 18/3 = 6 codon trên mARN
c) Các bộ ba đối mã của tARN đối với mỗi codon: UAU , GGG, XAU, GUA, AUG, GGX
2. Đoạn chuỗi polipeptit: Arg Gly Ser Phe Val Asp Arg
mARN 5’ AGG GGU UXX UUX GUX GAU XGG 3’
ADN mạch khuôn 3’ TXX XXA AGG AAG XAG XTA GXX 5’
mạch bổ sung 5’ AGG GGT TXX TTX GTX GAT XGG 3’
3. Từ bàng mả di truyền :
a) Các cođon GGU, GGX, GGA, GGG trong mARN đều mã hóa glixin
b) Có 2 cođon mã hóa lizin:
- Các cođon trên mARN: AAA, AAG
- Các cụm đối mã trên tARN: UUU, UUX
c) Cođon AAG trên mARN được dịch mã thì lizin được bổ sung vào chuỗi polipeptit.
Xem thêm:
Sinh học 12 Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen
Sinh học 12 Bài 4: Đột biến gen
Sinh học 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
Sinh học 12 Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể