[Sinh học 10] Nhận biết một số thành phần hóa học của tế bào - Nhận biết tinh bột, saccharid

  • Thread starter Thread starter Eve
  • Ngày gửi Ngày gửi

Eve

New member
Xu
0
Nhận biết một số thành phần hóa học của tế bào - Nhận biết tinh bột, saccharid

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cơ sở khoa học, phân tích kết quả của các thí nghiệm sau nhé :)

1. Phản ứng màu của tinh bột với iod

– Chuẩn bị:
+ Dung dịch tinh bột 5%: Hòa tan 0,5g tinh bột trong một ít nước cất, thêm nước cất đang sôi vào, khuấy đều, tiếp tục đun đến sôi, để nguội, tiếp tục thêm nước cất đến đủ 100ml.
+ Thuốc thử Lugol: Hòa tan 2,5g KI trong 20ml nước cất, thêm 1g iod, lắc cho tan hết, thêm nước cất đến 100ml.
+ Ống nghiệm, pipet, đèn cồn.

– Tiến hành:
+ Lấy 2–3ml dung dịch tinh bột vào ống nghiệm.
+ Thêm vài giọt thuốc thử Lugol, quan sát màu.
+ Đun nóng ống nghiệm tới khi dung dịch vừa mất màu.
+ Làm lạnh ống nghiệm, quan sát hiện tượng.
+ Đun nóng ống nghiệm tới khi dung dịch mất màu thì đun tiếp khoảng 30 giây.
+ Làm lạnh ống nghiệm trở lại, quan sát hiện tượng.

– Giải thích kết quả thu được.
– Kết luận rút ra là gì?

– Gợi ý phân tích kết quả:
+ Khi thêm thuốc thử Lugol vào dung dịch hồ tinh bột, xuất hiện màu gì?
+ Sự thay đổi màu như thế nào khi đun nóng; khi làm lạnh ống nghiệm chứa dung dịch?
+ Nếu đun nhẹ rồi lại làm lạnh thì sự biến đổi màu diễn ra thế nào? Thí nghiệm lặp lại đến khoảng lần thứ 7–10 thì kết quả có thay đổi không? (Lưu ý: số lần có thể lặp lại phụ thuộc vào việc đun nhẹ nhàng hay không).
+ Khi đun nóng kĩ dung dịch, làm lạnh trở lại, dung dịch có còn màu xanh không?

2.Phân biệt đường đơn (glucôse) và đường đôi (sucrôse)

2.1. Phản ứng với thuốc thử Fehling
– Chuẩn bị:
+ Dung dịch glucose 1%, sucrose 1%, NaOH, tinh thể CuSO[SUB]4[/SUB].5H[SUB]2[/SUB]O, muối segnette (kali natri tactrat, NaOOC–CHOH–CHOH–COOK.4H[SUB]2[/SUB]O hay C[SUB]4[/SUB]H[SUB]4[/SUB]O[SUB]6[/SUB]NaK.4H[SUB]2[/SUB]O).
+ Pha thuốc thử Fehling: Dung dịch Fehling A: hòa tan 0,4g CuSO[SUB]4[/SUB].5H[SUB]2[/SUB]O trong 10ml nước cất (nếu dung dịch đục thì cần lọc). Dung dịch Fehling B: hòa tan 0,2g C[SUB]4[/SUB]H[SUB]4[/SUB]O[SUB]6[/SUB]NaK.4H[SUB]2[/SUB]O và 1,5g NaOH trong 10ml nước cất. Thuốc thử Fehling (chỉ pha ngay trước khi sử dụng để hạn chế sự tạo thành kết tủa Cu(OH)[SUB]2[/SUB]): trộn 1 thể tích Fehling A và 1 thể tích Fehling B, lắc đều, thu được dung dịch trong, xanh biếc.
+ Ống nghiệm, pipet, đèn cồn.

– Tiến hành:
+ Cho vào ống nghiệm A: 1ml glucose 1%, ống nghiệm B: 1ml sucrose 1%
+ Thêm vào mỗi ống 1ml thuốc thử Fehling
+ Lắc đều các ống, đun đến khi bắt đầu sôi, quan sát hiện tượng.

– Giải thích kết quả thu được.
– Kết luận rút ra là gì?

– Gợi ý phân tích kết quả:
+ Ống nào (A hay B) xuất hiện kết tủa? Màu kết tủa là màu gì?
+ Theo lý thuyết thì màu kết tủa là màu gì? Tại sao thực tế màu kết tủa lại khác?

2.2. Phản ứng Benedict

Phản ứng này rất đặc trưng và nhạy với đường khử hơn phản ứng với thuốc thử Fehling.
– Chuẩn bị:
+ Dung dịch glucose 0,1%, CuSO[SUB]4[/SUB] 17,3%, bột Na[SUB]2[/SUB]CO[SUB]3[/SUB], bột natri citrat HOOC–CH[SUB]2[/SUB]–C(OH)(COOH)–CH[SUB]2[/SUB]–COONa
+ Pha thuốc thử Benedict: hòa tan 17,3g natri citrat trong 70ml nước cất đun sôi, thêm 10g Na[SUB]2[/SUB]CO[SUB]3[/SUB] khan, làm lạnh, thêm từ từ 10ml dung dịch CuSO[SUB]4[/SUB] 17,3%, thêm nước đến đủ 100ml, dung dịch có màu xanh dương.
+ Ống nghiệm, pipet, nồi cách thủy 100[SUP]0[/SUP]C
– Tiến hành:
+ Cho 5ml thuốc thử Benedict và 8 giọt dung dịch glucose 0,1% vào ống nghiệm
+ Đặt ống nghiệm vào nồi cách thủy đang sôi trong 5 phút, quan sát dung dịch.

– Giải thích kết quả thu được.
– Kết luận rút ra là gì?

– Gợi ý phân tích kết quả: Dung dịch chuyển màu như thế nào? Nếu sử dụng glucose 1% thì có thể thấy kết tủa màu gì?

2.3.Phản ứng tráng gương

Chú ý: Khi tiến hành thí nghiệm cần cẩn thận, tránh để AgNO[SUB]3[/SUB] dây ra tay.
– Chuẩn bị:
+ Dung dịch NH[SUB]3[/SUB], AgNO[SUB]3[/SUB], glucose 5%
+ Ống nghiệm, pipet, đèn cồn
– Tiến hành:
+ Cho vào ống nghiệm 1ml dung dịch AgNO[SUB]3[/SUB] 5%
+ Thêm từng giọt NH[SUB]3[/SUB], tạo thành kết tủa
+ thêm NH[SUB]3[/SUB] đến khi kết tủa vừa tan
+ Thêm 3ml glucose 5% và đun, quan sát hiện tượng.

– Giải thích kết quả thu được.
– Kết luận rút ra là gì?


Sưu tầm *
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top