Sinh học 10 Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật

singaling

New member
Xu
0
BÀI 25: SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT

* Nội dung cơ bản:

I. Khái niệm về sinh trưởng của VSV

- Sinh trưởng của VSV được hiểu là sự tăng số lượng TB của quần thể.

- Thời gian của 1 thế hệ TB (g): được tính từ khi xuất hiện 1 TB cho đến khi phân chia.

II. Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn
1. Nuôi cấy không liên tục:
- Là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.

- Tốc độ sinh trưởng riêng của VSV: Là số lần phân chia trong 1 đơn vị thời gian của 1 chủng VK ở điều kiện nuôi cấy xác định.
m = n/t
[FONT=&amp]
- Các pha sinh trưởng
của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không
liên tục:[/FONT]
+ pha tiềm phát (lag): số lượng TB không tăng.

+ pha lũy thừa (log): số lượng TB tăng nhanh theo cấp số nhân.
+ pha cân bằng động: số lượng TB không đổi do số VK chết đi bằng số VK được sinh ra.
+ pha suy vong: số lượng TB giảm dần do chất dinh dưỡng cạn kiệt và chất độc hại tích lũy quá nhiều.


2. Nuôi cấy liên tục:
- Nguyên tắc: Dùng môi trường luôn đổi mới bằng cách bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng vào và đồng thời lấy ra một lượng tương đương dịch nuôi cấy.

- Mục đích: Tránh hiện tượng suy vong của quần thể VSV.
[FONT=&amp]
- Ý nghĩa:
thu nhận protein đơn bào, các hoạt chất có hoạt tính sinh học như các axit amin, enzyme, các kháng sinh, các hormone.


[/FONT] * Một số câu hỏi:
Câu 1: Phân biệt nuôi cấy không liên tục và nuôi cấy liên tục.

Câu 2: Diễn biến chính trong pha tiềm phát:
[FONT=&amp]A. Vi khuẩn tổng hợp mạnh mẽ ADN và các enzyme chuẩn bị cho phân bào.[/FONT]
B. Vi khuẩn bị chết nhiều.
C. Vi khuẩn bắt đầu phân chia nhưng còn chậm.
D. Cả B và C đều đúng.
Câu 3: Diễn biến chính trong pha cân bằng:
[FONT=&amp]A. Tốc độ sinh trưởng và trao đổi chất của vi khuẩn giảm dần.[/FONT]
B. Số lượng tế bào chất cân bằng với số lượng tế bào sống.
C. Kích thước tế bào vi khuẩn nhỏ hơn ở pha log.
D. Cả A, B và C đều đúng.

Xem thêm:

Sinh học 10 Bài 26:
Sinh sản của vi sinh vật
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Em muốn hỏi cô là tại sao nếu ta nuôi vấy vi sinh vật thì thu cấy sinh khối vào thời điểm đầu pha cân bằng và cuối pha lũy thừa là hợp lý nhất ah ? :D ! Em cảm ơn cô trước !
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Em muốn hỏi cô là tại sao nếu ta nuôi cấy vi sinh vật thì thu sinh khối vào thời điểm đầu pha cân bằng và cuối pha lũy thừa là hợp lý nhất ah ? :D! Em cảm ơn cô trước !


Lý do rất đơn giản: Nếu thu sinh khối sớm hơn thì lượng VK nuôi cấy chưa đạt đến tối đa, năng suất sẽ không cao. Còn nếu sau thời điểm đó (đầu pha cân bằng) mà tiếp tục nuôi thì số lượng VK lúc này đã đạt max nên ko thể tăng lên được nữa, thậm chí còn bị giảm khi bước sang pha suy vong, nên nuôi tiếp chỉ tốn thêm thời gian và công sức.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top