BÀI 18: CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
* Nội dung cơ bản
I. Chu kỳ tế bào:
- Trình tự các giai đoạn mà tế bào cần phải trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần phân bào.
- Gồm kì trung gian và các kì của nguyên phân.
- Kì trung gian có pha G1, S và G2.
+ pha G1: TB tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng.
+ pha S: nhân đôi ADN và NST
+ pha G2: TB tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào.
II. Quá trình nguyên phân:
- xảy ra ở TB sinh dưỡng và TB sinh dục sơ khai.
1. Phân chia nhân:
- Kỳ đầu: NST kép co xoắn. Màng nhân tiêu biến, thoi phân bào dần xuất hiện.
- Kỳ giữa: NST co xoắn đạt mức cực đại và tập trung thành hàng ở mặt phẳng xích đạo. Thoi phân bào đính với 2 phía của NST tại vị trí tâm động.
- Kỳ sau: Các nhiễm sắc tử dần tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực của TB.
- Kỳ cuối: NST dãn xoắn, màng nhân dần xuất hiện.
2. Phân chia chất tế bào:
- TB chất phân chia tách thành 2 TB con (2n).
- TB động vật thắt màng TB ở vị trí mặt phẳng xích đạo (từ ngoài vào trung tâm).
- TB thực vật hình thành vách ngăn từ trung tâm đi ra ngoài.
III. Ý nghĩa của quá trình nguyên phân
- Cơ thể đơn bào: để sinh sản.
- Cơ thể đa bào: làm tăng số lượng TB giúp cơ thể trưởng thành và phát triển, tái sinh mô và CQ bị thương.
- Bộ NST đặc trưng của loài được truyền đạt ổn định qua các thế hệ TB.
[FONT=&]
- Là hình thức sinh sản sinh dưỡng.
* Một số câu hỏi:
1. Thời gian phân chia, tốc độ phân chia TB ở các bộ phận khác nhau của từng cơ thể động vật, thực vật có giống nhau không?[/FONT]
2. Nếu cơ chế điều khiển phân bào bị hư hỏng hay trục trặc thì điều gì sẽ xảy ra?
3. Giải thích các khái niệm: NST, tâm động, NST kép.
4. Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kỳ giữa của nguyên phân, thoi phân bào bị phá hủy?
5. Nêu đặc điểm NST qua các kì (bộ NST của loài = 2n): hình dạng, số lượng.
Xem thêm:
Sinh học 10 Bài 17: Quang hợp
Sinh học 10 Bài 19: Giảm phân
Công thức Nguyên Phân - Giảm phân
Chu kì tế bào, nguyên phân và giảm phân
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: