Shark Bình – Cá mập cứng của Shark Tank Việt Nam

Bỏ Phố Về Làng

Yêu quê hương Việt
Khởi nghiệp Shark Nguyễn Hòa Bình là át chủ bài của Tập đoàn NextTech. Ông không chỉ được biết đến với vai trò là nhà đầu tư trong Shark Tank Việt Nam mà còn được coi là “tri kỷ” của các Startup Việt với hơn 20 năm kinh nghiệm khởi nghiệp thành công.

Shark Bình la ai.png

Tên thật: Nguyễn Hòa Bình
Năm sinh: 1981

Trình độ học vấn: Từng học tại Đại học Quốc Gia Hà Nội. Tốt nghiệp Thạc sỹ tin học đô thị trường Đại học thành phố Osaka (Nhật Bản).
Các giải thưởng nhận được: Từng nhận được hơn 30 giải thưởng về kinh doanh công nghệ. Được bình chọn là Top những người có ảnh hưởng đến sự phát triển của Internet Việt Nam giai đoạn 2007-2017
Nghề nghiệp: Doanh nhân
Chức vụ: Chủ tịch Tập đoàn NextTech

Được biết đến qua: vai trò là nhà đầu tư trong chương trình Shark Tank Việt Nam (Thương Vụ Bạc Tỷ)

Cuộc đời và sự nghiệp của Shark Bình

Khởi nghiệp từ năm 20 tuổi. Shack Bình là một người đam mê với công nghệ. Ông bắt đầu tiếp xúc với máy tính và mày mò viết phần mềm từ khi còn học cấp 3. Năm 2001, khi mới chỉ là chàng sinh viên năm thứ 2 Đại học Công Nghệ (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội), ông Bình đã bắt đầu khởi nghiệp. Ông thành lập ra công ty PeaceSoft – chuyên viết phần mềm cho các cơ quan doanh nghiệp. Khi đó, ông Bình vừa làm chủ vừa làm nhân viên cho chính công ty của mình và một mình gây dựng, chèo lái PeaceSoft.

Trong một lần tham gia chương trình CEO – Chìa khóa thành công, ông Bình có chia sẻ về những khó khăn khi thành lập và phát triển công ty PeaceSoft . Ông tiết lộ, gần 3 năm đầu khiến ông mệt mỏi bởi nghề đi “code dạo” cứ ráo mồ hôi là hết tiền, những khi ốm đau không làm được là đói.

Khi ở Việt Nam bắt đầu phát triển Internet, nhà sáng lập NextTech khi đó đã bắt đầu nghiên cứu và tham khảo mô hình của eBay và Alibaba. Sau đó, ông xây dựng dự án và gọi vốn thành công từ quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Ventures tại Việt Nam. Nhờ vậy, PeaceSoft nhanh chóng thay đổi chién lược, mở rộng quy mô, tuyển dụng nhân sự mở sàn thương mại điện tử Chodientu.vn.

Sau thất bại tại thị trường Trung Quốc, Tập đoàn eBay (Mỹ) chuyển hướng sang thị trường Đông Nam Á và PeaceSoft là ứng cử viên sáng giá được chọn làm đối tác kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam.

Đây được cho là thời điểm cực thịnh của Peacesoft bởi theo ông Bình: eBay xuất hiện ở Việt Nam đúng vào thời điểm dân Việt đang “khát hàng ngoại”. Ebay.vn đã “chắp cánh” cho người Việt có thể mua sắm khắp thế giới. Nhân cơ hội đó, Peacesoft đã xây dựng thêm Nganluong.vn nhằm hỗ trợ thanh toán cho Chodientu.vn và eBay.vn.

Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại điện tử kéo đến. Khi thị trường thương mại điện tử Việt Nam dần phát triển, các tên tuổi lớn như Lazada và Shopee lần lượt nhảy vào. Điều này dường như là một cú giáng trí mạng đối với Peacesoft khi đối tác chiến lược eBay không muốn tiếp tục cuộc chơi đốt tiền nên quyết định rời Việt Nam. Đang từ đỉnh cao đứng trên vai người khổng lồ, Shark Bình như rơi xuống vực thẳm khi PeaceSoft dần mất thị trường vào tay các “ông lớn”khác. Thậm chí, ông Bình còn có nguy cơ mất luôn sự nghiệp hơn 10 năm xây dựng.

“Trên mặt đất, khi chợ không có khách thì vẫn còn bất động sản. Nhưng với chợ trên mạng thì chỉ còn một cái tên miền vô giá trị. Chưa kể, thương mại điện tử chỉ có chỗ cho một vài ‘ông lớn’, vậy còn có chỗ cho PeaceSoft?”, ông Bình đặt câu hỏi.

Con đường trở thành chủ tịch Tập đoàn triệu đô SHARK BÌNH LÀ AI?

Sau cuộc “ly hôn” với eBay, ông Bình đã lao vào mày mò trong không gian số và dần nhận ra, lượng mua sắm qua online chỉ chiếm 2%, còn đến 98% vẫn giữ thói quen mua sắm trong các môi trường truyền thống.

Ông cũng nhận định, trong cuộc chơi thương mại điện tử, PeaceSoft có thể yếu hơn nhiều lần so với các đối thủ đến từ nước ngoài, song, trong môi trường truyền thống, Peacesoft hoàn toàn có đủ khả năng phát triển mạnh mẽ. “Tại sao không điện tử hóa các giao dịch truyền thống trong đời thực?” – ông Bình đặt câu hỏi. Một tầm nhìn mới về một thị trường ngách rộng lớn được ông Bình nhìn ra và đây chính là một lối thoát mới cho Peacesoft.

Ông Bình đã thuyết phục mọi người chuyển hướng kinh doanh từ “thương mại điện tử” sang phát triển “điện tử hóa thương mại”. Tầm nhìn mới được xây dựng và Tập đoàn NextTech cũng ra đời từ đó.

Sau khi ra đời, NextTech liên tục ra mắt các sản phẩm mới như Giải pháp thanh toán thẻ tín dụng trên di động mPOS, cổng thương mại điện tử xuyên biên giới WeShop, giải pháp hậu cần kho vận cho thương mại điện tử Boxme, hay ví điện tử trên di động Vimo… và mở rộng hoạt động ra nhiều nước khác như Mỹ, Indonesia, Singapore,…

Hướng đi của NextTech sẽ là các giải pháp và công cụ công nghệ thông tin nhằm giúp các doanh nghiệp truyền thống có thể tối ưu hóa hoạt động. Đồng thời, các doanh nghiệp có thể dựa trên các thành tựu ứng dụng công nghệ thông tin để tìm kiếm thêm khách hàng và chia sẻ các giá trị gia tăng.

Hiện nay, NextTech là tập đoàn lớn với hơn 1.000 nhân viên tại 7 quốc gia, hoạt động trong 3 lĩnh vực chính là điện tử hóa thương mại, công nghệ tài chính, dịch vụ hậu cần cho thương mại điện tử. năm 2018, sản lượng giao dịch của NextText là 1,5 tỷ USD. Mục tiêu tương lại của NextTech là trở thành Tập đoàn điện tử hóa thương mại sáng tạo và lớn mạnh nhất Đông Nam Á.

Nguyễn Hòa Bình được mệnh danh là cá mập “phũ” nhất trong Shark Tank Việt Nam
Mặc dù mới tham gia Shark Tank Việt Nam năm 2019 nhưng Shark Bình đã để lại ấn tượng đặc biệt với các Startup cùng khán giả truyền hình. Ông được mệnh danh là vị Shark “phũ nhất chương trình bởi những phát ngôn thẳng thắn, “như tát nước vào mặt” startup.

Shark Bình gây chú ý khi liên tục đưa ra những nhận xét gay gắt cho startup, nhất là về sự “trên trời” của các vị CEO trong việc định hướng kinh doanh. Người ta nói, những phát ngôn của ông Bình chẳng khác nào dội thẳng một một gáo nước lạnh vào mặt các vị founder và CEO của các startup. Thậm chí, có nhiều người còn không giữ được bình tĩnh và suýt rơi nước mắt khi nghe Shark Bình nhận xét.

Ví dụ điển hình nhất là trường hợp của founder Lê Nguyễn Khánh Trình trong Shark Tank Việt Nam mùa 3, tập 6 phát sóng tối 28.8 vừa qua. Tại đây, Startup đã gọi vốn 5 triệu USD cho 10% cổ phần công ty chuyên xuất khẩu khung xếp đa năng tự lực. Tự định giá startup 50 triệu USD dù mới xuất khẩu được khoảng 1.000 đơn hàng, không chỉ Shark Bình, mà các Shark còn lại đều từ chối đầu tư, do starup này đã định giá công ty quá cao so với thực tế. Đặc biệt, Shark Bình không hề kiêng nể khi nhận xét Startup rằng “Em đang bị ngáo giá, điên rồ”.

SHARK BÌNH LÀ AI?
Nhiều ý kiến cho rằng, Shark Bình đã quá phũ phàng với các Startup. Trả lời về ý kiến này, Shark Bình đã chia sẻ trên trang cá nhân của mình rằng, sở dĩ ông đưa ra nhận xét thẳng thắn như vậy là dựa vào hơn 20 năm kinh nghiệm khởi nghiệp đầy gian nan, ông rất yêu startup và không muốn startup vấp ngã. Cụ thể, ông Bình viết:

“Qua Show này mình “sáng tác” câu ăn theo “Shark Tank mồ hôi rơi, thương trường bớt đổ lệ”, vì Startup có bị mắng bị chê (một cách vô tư và hợp lý) thì mới tỉnh ra và trở nên thực tế mà tránh thất bại được. Vì vậy hãy coi Shark Tank như một “thao trường” về kinh doanh, ở đó có các vị “sỹ quan huấn luyện” nghiêm khắc chửi mắng rất gắt nhưng “thương lính như con” giống trên phim vậy.”

Với kinh nghiệm khởi nghiệp hơn 20 năm và từng kinh qua những thời điểm khó găn nhất, Shark Bình khẳng định, ông thấu cảm sự cô đơn và thiếu thốn trong giai đoạn khởi nghiệp của các startup Việt. Đó cũng là một lí do quan trọng khiến ông sáng lập Quỹ Hỗ trợ khởi nghiệp giai đoạn sớm Next100. Ông mong muốn sẽ là người đồng hành và trở thành tri kỷ với các startup trên con đường đi đến thành công.
 
Shark Nguуễn Hòa Bình trở thành một trong những ᴄái tên nổi tiếng ᴠới nhiều biệt danh thú ᴠị như shark "tri kỷ", "gió đông", "ngáo giá", Bình "ké"… Cũng từ ᴄhương trình nàу mà ᴄáᴄh gọi shark Bình đượᴄ ra đời ᴠà ѕử dụng rộng rãi mỗi khi nhắᴄ đến ông.

Những phát ngôn "thẳng mà thật"

Không chỉ tạo nên sức hút mạnh mẽ trong từng tập của chương trình chuyên về khởi nghiệp, shark Bình còn gây ấn tượng bởi nhiều phát ngôn thẳng thắn, được ví như "gáo nước lạnh".

Trước các startup lên truyền hình gọi vốn định giá khá "trên trời", shark Bình thường dùng những lời nhận xét gay gắt đáp trả. Có những câu nói của shark Bình sau khi kết thúc đã làm "dậy sóng" mạng xã hội như:

"Em đến đây để đùa shark à"?

"Dù em có định giá 250 triệu đồng thôi thì anh cũng không đầu tư. Lý do là các em đang làm một thứ vô nghĩa".

"Anh xin em đừng làm mô hình kinh doanh này nữa bởi vì em sẽ mất tiền".

"Bọn em dùng rất nhiều thuật ngữ chém, tự định giá 100 tỷ đồng, có khi không phải người của trái đất này".

"Tụi em giống anh cách đây 20 năm, rất non và xanh".

"Shark Tank là một sân chơi chỉ nói về tiền thôi".

"Em phải tỉnh ra, đừng ngáo giá".

"Sản phẩm của em quá đơn giản, làm cho tôi cảm thấy rất mất thời gian".

Sau khi chương trình lên sóng, loạt tranh cãi đã nổ ra xung quanh những phát ngôn của shark Bình. Nhiều người cho rằng vị shark này có nhận xét rất chuẩn xác, sự lạnh lùng và thẳng thắn này là cần có ở một doanh nhân. Nhưng vẫn có những nhận xét cho rằng những câu nói này với những startup có thiên hướng nặng nề.

Shark Bình cam kết đầu tư bao nhiêu tiền trên truyền hình?

Shark Tank Việt Nam đang đi đến mùa 5. Nhìn lại chặng đường của chương trình này 2 mùa trước có sự góp mặt của shark Bình, đây là một trong những "cá mập" chăm giải ngân nhất trên truyền hình.

Mùa 3 Shark Tank, shark Bình cam kết đầu tư 33,2 tỷ đồng. Trong đó, startup y tế eDoctor được shark Bình đầu tư cùng shark Dũng và shark Việt với giá trị đầu tư là 100.000 USD.

Nền tảng đánh giá giáo dục và đặt chỗ các khóa học Edu2Review được shark Bình cam kết đầu tư 100.000 USD cho 2,5% cổ phần, 2,5% còn lại được bù dưới dạng ESOP.

Không chỉ tạo nên sức hút mạnh mẽ trong từng tập của Shark Tank Việt Nam, shark Bình còn gây ấn tượng bởi nhiều phát ngôn thẳng thắn và gây tranh cãi (Ảnh: Mạnh Quân).

Thương hiệu đồ thông minh Perfect sau thỏa thuận trên chương trình đã chính thức ký hợp đồng tài trợ vốn 1,2 triệu USD từ shark Bình.

Cuối cùng, nền tảng thiết kế, in ấn trực tuyến Printgo được shark Bình cam kết đầu tư 1 tỷ đồng, khép lại các startup được shark Bình "rót vốn" mùa 3 trên sóng.

Sang mùa 4 Shark Tank, tổng số tiền shark Bình cam kết đầu tư lên tới hơn 37 tỷ đồng, với 9 thương vụ thành công trên sóng.

Thương vụ lớn nhất của shark Bình trong mùa 4 phải kể đến màn chốt deal "thần tốc" 500.000 USD giữa shark Bình và CEO Coolmate - nền tảng mua sắm thời trang nam giới trực tuyến.

Thương vụ giá trị thứ 2 là cam kết đầu tư cho eLink Gate, số tiền hơn 9,2 tỷ đồng với sản phẩm công nghệ "made in Việt Nam" mà shark Bình đã hứa hẹn sẽ đưa lên Shark Tank Mỹ.

Giải pháp vận hành cho các nhà kinh doanh online Nobita.pro cũng được shark Bình cam kết đầu tư 5,7 tỷ đồng.

Dự án "bếp trên mây" Cloud Kitchen cũng được "shark tri kỷ" này cam kết đầu tư 3 tỷ đồng.

Startup Petkix với sản phẩm camera dành cho chó mèo cũng được shark Bình cam kết rót vốn 65.000 USD cho 5% cổ phần (2,7 tỷ đồng).

Startup thiết bị y tế iCare được Shark Bình cam kết đầu tư 2,3 tỷ đồng.

Startup xây dựng mô hình giáo dục tập trung, khép kín hoàn toàn VNG Education 21 và startup Woay - nền tảng thiết kế minigame cùng nhận được cam kết đầu tư 1 tỷ đồng.

Cuối cùng, startup LMS Academy về mô hình giảm cân chuẩn y khoa được shark Bình cam kết "xuống tay" hơn 460 triệu đồng, đồng hành cùng 4 shark còn lại của Shark Tank mùa 4.

Sau mùa 3 và 4 Shark Tank, shark Bình đã cam kết đầu tư số tiền lên tới hơn 70 tỷ đồng. Mùa 5 Shark Tank đang được phát sóng. Trước đó, điều shark Bình chưa hài lòng ở Shark Tank mùa 4 là chưa có một mega-deal, tức là một deal lớn, có giá trị cao, một startup thực sự mạnh và chất lượng. Khán giả Shark Tank kỳ vọng shark Bình sẽ có thêm "tri kỷ" mới tại sóng truyền hình mùa này.

Theo Dân trí
 
Vượt qua nhiều sóng gió và gặt hái được thành công lớn trong sự nghiệp, Shark Bình vẫn luôn đề cao vai trò của vợ - doanh nhân Đào Lan Hương. Được biết, cả hai đã cùng nhau start-up và gây dựng tên tuổi vững, được xem là cặp đôi "vàng" trên thương trường Việt Nam.

vo-shark-binh.png

Doanh nhân Đào Lan Hương

Ít ai biết rằng, vợ của Shark Bình trước đây cũng là một chiến binh "máu mặt" trong làng khởi nghiệp thời kỳ đầu. Tên tuổi của doanh nhân Đào Lan Hương không hề kém cạnh chồng trên các diễn đàn doanh nhân.

Được biết, Đào Lan Hương từng giữ vị trí Phó chủ tịch của tập đoàn công nghệ mà Shark Bình đứng đầu. Hiện tại, vợ của Shark Bình đam giữ chức Chủ tịch hội đồng quản trị của một học viện về công nghệ. Ngoài ra, cô cũng là giám đốc điều hành một tập đoàn chuyên hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới.


Đáng nói, doanh nhân Đào Lan Hương từng là đại diện duy nhất của Việt Nam trong chương trình đặc biệt dành cho các dự án có ảnh hưởng xã hội tại khu vực Đông Nam Á 2017, 1 trong 4 nữ doanh nhân đại diện Việt Nam trong chương trình NextGen Women Entrepreneur tại Thụy Sĩ năm 2017.

Với những thành tựu đạt được, vợ của Shark Bình trong mắt công chúng là một người phụ nữ tài năng, tháo vát trên thương trường với sự mạnh mẽ, quyết liệt không kém gì đấng mày râu.

Đồng hành cùng chồng, gây dựng sự nghiệp từ con số 0 cho đến khi đạt được thành công như hiện nay, nữ doanh nhân vừa là hậu phương vừa là người xông pha trên thương trường. Mặc dù trải qua không ít những khó khăn, nhưng đối với bà đó chính là một bước ngoặt giúp bản thân trở nên mạnh mẽ hơn; tiếp thêm động lực để bà không ngừng cống hiến và tạo ra nhiều giá trị khác cho cuộc đời.

Tuy nhiên, có nhiều đơn vị đưa tin rằng, bà Đào Lan Hương và Shark Bình đã ly hôn, mọi thủ tục đã hoàn tất.

Tổng hợp
 
Theo tìm hiểu, NextTech tiền thân là Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển công nghệ tương lai (NextTech Corp), do vợ chồng doanh nhân Nguyễn Hòa Bình (hay “Shark Bình”) và bà Đào Lan Hương sáng lập từ tháng 2/2013. NextTech Corp sau đó đổi tên thành CTCP Tập đoàn NextTech, trong đó Shark Bình giữ vị trí Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật, còn bà Hương giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT.

Đến năm 2017, bà Hương bất ngờ rời vị trí Phó Chủ tịch Tập đoàn NextTech để gây dựng sự nghiệp của riêng mình, thành lập một startup chuyên về mảng giáo dục công nghệ - CTCP Công nghệ & Sáng tạo Trẻ TEKY Holdings. Tuy vậy, cơ cấu cổ đông tại NextTech lúc này chưa có gì thay đổi, khi Shark Bình vẫn nắm giữ 70% cổ phần (tương đương 70 tỷ đồng vốn góp), còn bà Hương giữ 30% (30 tỷ đồng).

Sự thay đổi trong cơ cấu cổ đông chỉ bắt đầu diễn ra vào năm 2020. Theo bản công bố thay đổi vào ngày 27/05/2020, 30% vốn góp của bà Hương đã chuyển sang cho ông Nguyễn Huy Hoàng – người có cùng địa chỉ thường trú với Shark Bình.

Tính đến tháng 12/2020, Shark Bình tăng số vốn góp lên 350 tỷ đồng, chiếm 70% tỷ lệ sở hữu. Ông Hoàng nắm giữ 10% (tương đương 50 tỷ đồng). Số cổ phần còn lại do cổ đông tên Đào Minh Phú sở hữu.

Trong một diễn biến khác, cơ cấu cổ đông của CTCP Công nghệ & Sáng tạo Trẻ TEKY Holdings (vốn điều lệ 20 tỷ đồng) sau khoảng 4 năm thành lập vẫn giữ nguyên các cổ đông, trong đó Tập đoàn NextTech nắm 11.9% vốn, bà Đào Lan Hương nắm nhiều vốn nhất 53.6%.


Theo vietstock
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top