Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Ước mơ cải tạo chiếc máy dệt để những người mẹ xứ hoa Anh Đào đỡ vất vả, niềm tin, nghị lực phi thường, ý chí học tập kiên cường, đầu óc chiến lược, chiến thuật sắc sảo... Tất cả những điều đó đã làm nên tên tuổi Sakichi Toyoda - người đứng đầu công ty Toyoda Automatic Loom Works, cha đẻ của tập đoàn Toyota ngày nay.
Thành công của Toyota không chỉ thể hiện bằng những con số mà còn thể hiện ở một tài sản trí tuệ: Hệ thống những phương pháp tổ chức và quản lý sản xuất mang tên Toyota Production System do Sakichi đặt nền móng. "Không ngừng suy nghĩ, sáng tạo, học tập và tự hoàn thiện" - chính là cái thần của "đạo Toyota" mà anh chàng thợ mộc tài hoa đã tâm niệm từ thủa còn vận lộn với những chiếc máy dệt bằng gỗ.
Một ước muốn giản dị
Sakichi Toyoda sinh tại một làng quê nhỏ ở tỉnh Shizouka (nay là thành phố Kosai), Nhật Bản, trong một gia đình thợ thủ công nghèo. Hàng ngày Sakichi phụ cha làm nghề mộc nhưng lại dành sự quan tâm đặc biệt đến chiếc máy dệt của mẹ. Chiếc thoi chạy qua chạy lại, sự dao động của thanh đập có một ma lực kỳ lạ cuốn hút chàng trai Sakichi và trong lòng ông dấy lên một ước muốn: mình phải nghĩ ra cái gì đó để chiếc máy chạy nhanh hơn và mẹ mình không còn phải mỏi tay, còng lưng như trước.
Sakichi đã vẽ hàng trăm bản thiết kế trên giấy và hàng nghìn bản vẽ bằng trí tượng tưởng trước khi đi vào giấc ngủ nhưng những thanh gỗ vẫn rời rạc, chưa làm nên nổi một chiếc máy dệt đúng nghĩa. Bản vẽ của ông là sự xuất phát tự những khung cửi cũ kỹ của mẹ, của xóm làng nhưng các chi tiết vẫn chưa thật sự ăn khớp với nhau và Sakichi vẫn chưa đủ tự tin để thực hiện bản vẽ của mình.
Năm 1890, Sakichi dành tất cả số tiền của mình có để lên Tokyo tham quan Hội chợ công nghiệp quốc gia lần thứ ba. Hai tuần diễn ra triển lãm là hai tuần ông cắm rễ bên cạnh những chiếc máy. Đến nỗi người bảo vệ hội chợ nghi ngờ động cơ và mục đích của ông. Sakichi đã nói giọng đầy xúc động: "Bác nhìn xem, triển lãm công nghiệp của chúng ta - của Nhật Bản - nhưng máy móc lại đến từ Anh, từ Pháp. Tôi ngắm nhìn chúng để tưởng tượng ra một nền công nghiệp Nhật Bản thật sự với chiếc máy mang nhãn mác Nhật Bản".
Mùa hè năm 1890, sau bao đêm thức trắng, sửa đi sửa lại từng bản vẽ, sau nhiều ngày vận lộn với những thành gỗ, Sakichi Toyoda đã cho ra đời phát minh đầu tiên - chiếc máy dệt thủ công bằng gỗ cho năng suất làm việc tăng từ bốn mươi lên năm mươi phần trăm. Thành công ban đầu là niềm khích lệ lớn lao cho Sakichi. Nó đã chứng minh một điều rằng: con người với bàn tay, khối óc của mình cũng có thể biến ước mơ thành sự thực.
Không ngừng hoàn thiện
Sau thành công ban đầu, Sakichi Toyoda quyết định lên Tokyo lập nghiệp. Những năm đầu tiên ở Tokyo của Sakichi là một chuỗi thất bại liên tiếp. Xưởng dệt ông lập ra với năm chiếc máy dệt tay mới lắp chỉ mang lại chút lời khiêm tốn. Năm 1895, Toyoda Sakichi mở xưởng dệt Toyoda Shoten tại Nagoya và đồng thời mở cửa hàng bán lẻ Ito Retail Store để em trai ông quản lý. Số tiền lãi từ việc bán chi tiết cuốn sợi vượt quá mong đợi của ông, giúp ông có thể tiếp tực bắt tay vào việc thực hiện hoài bão lớn của mình.
Năm 1896, chiếc máy dệt động lực khổ hẹp chạy bằng hơi nước đầu tiên của Toyoda ra đời và gây được tiếng vang lớn trong giới sản xuất và kinh doanh mặt hàng dệt may. Tuy nhiên không phải ngay lập tức ông đã bán được hàng, nhiều người cho rằng chưa chắc máy của Sakichi đã so được với máy nhập khẩu. Nhưng Sakichi không thất vọng, ông tìm cách quảng bá sản phầm của mình đồng thời không một giây phút nào ngừng những cải tiến cho chiếc máy dệt Nhật Bản.
Không chịu dừng lại ở đó, Toyoda Sakichi còn liên tục củng cố ý tưởng "không ngừng hoàn thiện chính mình". Năm 1899, Sakichi bắt tay với công ty Mitsui Bussan, một tập đoàn kinh doanh lớn thời bấy giờ nhờ vào dự án ở Nagoya. Sakichi giữ vai trò là kỹ sư trưởng chịu trách nhiệm cải tiến hoàn thiện máy.
Mặc dù đã có những cải tiến quan trọng nhưng những chiếc máy diệt của Sakichi vẫn chưa dành được ưu thế so với máy nhập ngoại. Một lần nữa, Sakichi không coi đây là thất bại trái lại ông tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện những chiếc máy dệt. Năm 1905, chiếc máy dệt tự động Model 38 được làm hoàn toàn bằng sắt ra đời. Sau đó tiếp tục là Model 39 và Model L được tung ra thị trường. Ông đã tham gia thành lập công ty cổ phần Toyota Loom Works với cương vị là giám đốc điều hành.
Năm 1912 - 1915 là khoảng thời gian thành công của Sakichi vì ông đã có một loạt những phát minh quan trọng, cải tiến chi tiết tự ngắt trong máy dệt. Để có được những thành công này, một lần nữa ông lại quên ăn, quên ngủ, say sưa với những chiếc máy, đắm mình trong bản vẽ và dầu mỡ. Đặc biệt, Sakichi đã thành lập được một đội ngũ kỹ sư giỏi tiến hành hàng loạt những thử nghiệm mới và kết quả là sự ra đời của những chiếc máy dệt tốc độ cao có thể dệt được 220 dòng sợi trong một phút.
Nhận thấy lợi thế của mình, Sakichi Toyoda đã có ý tưởng xuất khẩu máy dệt và thậm chí mở nhà máy ở nước ngoài. Lúc đầu ông có ý tưởng thành lập nhà máy ngay tại Mỹ hay châu Âu là những thị trường tiêu thụ máy dệt nhiều nhất lúc bấy giờ. Nhưng sau đó, Sakichi Toyoda đã kịp nhận thấy rằng chi phí nhân công lao động ở đó còn cao hơn cả Nhật Bản, do vậy giá sản phẩm sẽ cao và máy dệt Toyoda sẽ mất đi lợi thế quan trọng về giá.
Sakichi Toyoda quyết định lập nhà máy ở Trung Quốc, nơi có nguồn nhân công sẵn và rẻ. Thượng Hải đã trở thành căn cứ nước ngoài đầu tiên của ông chủ Sakichi Toyoda, lúc này đã rất thành đạt và có nhiều tham vọng mới.
Mơ về những con ngựa sắt
Trong một lần sang Mỹ để tìm hiểu thông tin cho dự án máy dệt tự động mà ông đang nghiên cứu, tình cờ Sakichi Toyoda nhận thấy ôtô đã xuất hiện ở Mỹ khá nhiều. Chẳng lẽ người Nhật Bản không sản xuất được ôtô? Sakichi Toyoda đã luôn nhắc nhở người con trai Kichiro Toyoda chú ý đến nghành công nghiệp ôtô: "Công nghiệp ôtô mới là nghành công nghiệp của tương lai. Những chiếc máy dệt của chúng ta đã sắp trở thành quá khứ rồi... Đó là tương lai của con và bổn phận của con".
Sakichi Toyoda đã đồng ý dành rất nhiều tiền để cho con trai lập một trung tâm nghiên cứu về ôtô do chính ông điều hành. Rút kinh nghiệm từ tuổi trẻ khi phải tự mày mò sáng chế chiếc máy dệt đầu tiên, Sakichi Toyoda đã khuyên con trai phải sang Mỹ và châu Âu để tìm hiểu và nắm bắt công nghệ sản xuất ôtô. Quan điểm của Sakichi Toyoda là phải biết họ làm ôtô như thế nào rồi mình sẽ tìm cách để làm tốt hơn.
Tháng 10/1930, con người của sự kiên cường và sự sáng tạo không ngừng đã qua đời vì bệnh viêm phổi cấp. Ông ra đi nhưng sự nghiệp to lớn của ông vẫn được con trai Toyoda Kiichoro cùng các cộng sự tin cậy khác đảm đương và tiếp tục.
Với 119 phát minh đóng góp cho nền công nghiệp dệt của Nhật Bản. Năm 1927, ông đã được Thiên Hoàng trao tặng huân chương cao quý nhất: vì sự nghiệp phục vụ Nhật triều. Ông cũng đã được tạp chí Forbes bình chọn là một trong 13 doanh nhân ảnh hưởng nhất mọi thời đại.
Sinh thời, Toyoda Sakichi không chỉ coi trọng những thành quả trong kinh doanh mà còn quan tâm xem gia đình Toyoda đã đóng góp được gì cho đất nước. Triết lý sống "vì cộng đồng, vì chiến lược dài lâu" cùng với sự lớn mạnh của Toyota đã khiến cho tên tuổi Sakichi Toyota không chỉ trở thành huyền thoại đối với người dân Nhật mà còn đối với hàng triệu người trên thế giới.
Nguồn :Tuanvietnam.net
Thành công của Toyota không chỉ thể hiện bằng những con số mà còn thể hiện ở một tài sản trí tuệ: Hệ thống những phương pháp tổ chức và quản lý sản xuất mang tên Toyota Production System do Sakichi đặt nền móng. "Không ngừng suy nghĩ, sáng tạo, học tập và tự hoàn thiện" - chính là cái thần của "đạo Toyota" mà anh chàng thợ mộc tài hoa đã tâm niệm từ thủa còn vận lộn với những chiếc máy dệt bằng gỗ.
Một ước muốn giản dị
Sakichi Toyoda sinh tại một làng quê nhỏ ở tỉnh Shizouka (nay là thành phố Kosai), Nhật Bản, trong một gia đình thợ thủ công nghèo. Hàng ngày Sakichi phụ cha làm nghề mộc nhưng lại dành sự quan tâm đặc biệt đến chiếc máy dệt của mẹ. Chiếc thoi chạy qua chạy lại, sự dao động của thanh đập có một ma lực kỳ lạ cuốn hút chàng trai Sakichi và trong lòng ông dấy lên một ước muốn: mình phải nghĩ ra cái gì đó để chiếc máy chạy nhanh hơn và mẹ mình không còn phải mỏi tay, còng lưng như trước.
Sakichi đã vẽ hàng trăm bản thiết kế trên giấy và hàng nghìn bản vẽ bằng trí tượng tưởng trước khi đi vào giấc ngủ nhưng những thanh gỗ vẫn rời rạc, chưa làm nên nổi một chiếc máy dệt đúng nghĩa. Bản vẽ của ông là sự xuất phát tự những khung cửi cũ kỹ của mẹ, của xóm làng nhưng các chi tiết vẫn chưa thật sự ăn khớp với nhau và Sakichi vẫn chưa đủ tự tin để thực hiện bản vẽ của mình.
Năm 1890, Sakichi dành tất cả số tiền của mình có để lên Tokyo tham quan Hội chợ công nghiệp quốc gia lần thứ ba. Hai tuần diễn ra triển lãm là hai tuần ông cắm rễ bên cạnh những chiếc máy. Đến nỗi người bảo vệ hội chợ nghi ngờ động cơ và mục đích của ông. Sakichi đã nói giọng đầy xúc động: "Bác nhìn xem, triển lãm công nghiệp của chúng ta - của Nhật Bản - nhưng máy móc lại đến từ Anh, từ Pháp. Tôi ngắm nhìn chúng để tưởng tượng ra một nền công nghiệp Nhật Bản thật sự với chiếc máy mang nhãn mác Nhật Bản".
Mùa hè năm 1890, sau bao đêm thức trắng, sửa đi sửa lại từng bản vẽ, sau nhiều ngày vận lộn với những thành gỗ, Sakichi Toyoda đã cho ra đời phát minh đầu tiên - chiếc máy dệt thủ công bằng gỗ cho năng suất làm việc tăng từ bốn mươi lên năm mươi phần trăm. Thành công ban đầu là niềm khích lệ lớn lao cho Sakichi. Nó đã chứng minh một điều rằng: con người với bàn tay, khối óc của mình cũng có thể biến ước mơ thành sự thực.
Không ngừng hoàn thiện
Sau thành công ban đầu, Sakichi Toyoda quyết định lên Tokyo lập nghiệp. Những năm đầu tiên ở Tokyo của Sakichi là một chuỗi thất bại liên tiếp. Xưởng dệt ông lập ra với năm chiếc máy dệt tay mới lắp chỉ mang lại chút lời khiêm tốn. Năm 1895, Toyoda Sakichi mở xưởng dệt Toyoda Shoten tại Nagoya và đồng thời mở cửa hàng bán lẻ Ito Retail Store để em trai ông quản lý. Số tiền lãi từ việc bán chi tiết cuốn sợi vượt quá mong đợi của ông, giúp ông có thể tiếp tực bắt tay vào việc thực hiện hoài bão lớn của mình.
Năm 1896, chiếc máy dệt động lực khổ hẹp chạy bằng hơi nước đầu tiên của Toyoda ra đời và gây được tiếng vang lớn trong giới sản xuất và kinh doanh mặt hàng dệt may. Tuy nhiên không phải ngay lập tức ông đã bán được hàng, nhiều người cho rằng chưa chắc máy của Sakichi đã so được với máy nhập khẩu. Nhưng Sakichi không thất vọng, ông tìm cách quảng bá sản phầm của mình đồng thời không một giây phút nào ngừng những cải tiến cho chiếc máy dệt Nhật Bản.
Không chịu dừng lại ở đó, Toyoda Sakichi còn liên tục củng cố ý tưởng "không ngừng hoàn thiện chính mình". Năm 1899, Sakichi bắt tay với công ty Mitsui Bussan, một tập đoàn kinh doanh lớn thời bấy giờ nhờ vào dự án ở Nagoya. Sakichi giữ vai trò là kỹ sư trưởng chịu trách nhiệm cải tiến hoàn thiện máy.
Mặc dù đã có những cải tiến quan trọng nhưng những chiếc máy diệt của Sakichi vẫn chưa dành được ưu thế so với máy nhập ngoại. Một lần nữa, Sakichi không coi đây là thất bại trái lại ông tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện những chiếc máy dệt. Năm 1905, chiếc máy dệt tự động Model 38 được làm hoàn toàn bằng sắt ra đời. Sau đó tiếp tục là Model 39 và Model L được tung ra thị trường. Ông đã tham gia thành lập công ty cổ phần Toyota Loom Works với cương vị là giám đốc điều hành.
Năm 1912 - 1915 là khoảng thời gian thành công của Sakichi vì ông đã có một loạt những phát minh quan trọng, cải tiến chi tiết tự ngắt trong máy dệt. Để có được những thành công này, một lần nữa ông lại quên ăn, quên ngủ, say sưa với những chiếc máy, đắm mình trong bản vẽ và dầu mỡ. Đặc biệt, Sakichi đã thành lập được một đội ngũ kỹ sư giỏi tiến hành hàng loạt những thử nghiệm mới và kết quả là sự ra đời của những chiếc máy dệt tốc độ cao có thể dệt được 220 dòng sợi trong một phút.
Nhận thấy lợi thế của mình, Sakichi Toyoda đã có ý tưởng xuất khẩu máy dệt và thậm chí mở nhà máy ở nước ngoài. Lúc đầu ông có ý tưởng thành lập nhà máy ngay tại Mỹ hay châu Âu là những thị trường tiêu thụ máy dệt nhiều nhất lúc bấy giờ. Nhưng sau đó, Sakichi Toyoda đã kịp nhận thấy rằng chi phí nhân công lao động ở đó còn cao hơn cả Nhật Bản, do vậy giá sản phẩm sẽ cao và máy dệt Toyoda sẽ mất đi lợi thế quan trọng về giá.
Sakichi Toyoda quyết định lập nhà máy ở Trung Quốc, nơi có nguồn nhân công sẵn và rẻ. Thượng Hải đã trở thành căn cứ nước ngoài đầu tiên của ông chủ Sakichi Toyoda, lúc này đã rất thành đạt và có nhiều tham vọng mới.
Mơ về những con ngựa sắt
Trong một lần sang Mỹ để tìm hiểu thông tin cho dự án máy dệt tự động mà ông đang nghiên cứu, tình cờ Sakichi Toyoda nhận thấy ôtô đã xuất hiện ở Mỹ khá nhiều. Chẳng lẽ người Nhật Bản không sản xuất được ôtô? Sakichi Toyoda đã luôn nhắc nhở người con trai Kichiro Toyoda chú ý đến nghành công nghiệp ôtô: "Công nghiệp ôtô mới là nghành công nghiệp của tương lai. Những chiếc máy dệt của chúng ta đã sắp trở thành quá khứ rồi... Đó là tương lai của con và bổn phận của con".
Sakichi Toyoda đã đồng ý dành rất nhiều tiền để cho con trai lập một trung tâm nghiên cứu về ôtô do chính ông điều hành. Rút kinh nghiệm từ tuổi trẻ khi phải tự mày mò sáng chế chiếc máy dệt đầu tiên, Sakichi Toyoda đã khuyên con trai phải sang Mỹ và châu Âu để tìm hiểu và nắm bắt công nghệ sản xuất ôtô. Quan điểm của Sakichi Toyoda là phải biết họ làm ôtô như thế nào rồi mình sẽ tìm cách để làm tốt hơn.
Tháng 10/1930, con người của sự kiên cường và sự sáng tạo không ngừng đã qua đời vì bệnh viêm phổi cấp. Ông ra đi nhưng sự nghiệp to lớn của ông vẫn được con trai Toyoda Kiichoro cùng các cộng sự tin cậy khác đảm đương và tiếp tục.
Với 119 phát minh đóng góp cho nền công nghiệp dệt của Nhật Bản. Năm 1927, ông đã được Thiên Hoàng trao tặng huân chương cao quý nhất: vì sự nghiệp phục vụ Nhật triều. Ông cũng đã được tạp chí Forbes bình chọn là một trong 13 doanh nhân ảnh hưởng nhất mọi thời đại.
Sinh thời, Toyoda Sakichi không chỉ coi trọng những thành quả trong kinh doanh mà còn quan tâm xem gia đình Toyoda đã đóng góp được gì cho đất nước. Triết lý sống "vì cộng đồng, vì chiến lược dài lâu" cùng với sự lớn mạnh của Toyota đã khiến cho tên tuổi Sakichi Toyota không chỉ trở thành huyền thoại đối với người dân Nhật mà còn đối với hàng triệu người trên thế giới.
Nguồn :Tuanvietnam.net