• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1925

Thandieu2

Thần Điêu
PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN 1925.

1. Nguyên nhân

- Những trào lưu dân chủ tư sản và các cuộc cách mạng tiến bộ từ bên ngoài dội vào Việt Nam

- Từ những năm 1917 đến năm 1921 cách mạng Tháng 10 Nga, Quốc tế cộng sản ra đời, các Đảng cộng sản ra đời ở các nước tư bản tác động trực tiếp đến một số trí thức Việt Nam yêu nước

- Chính sách áp bức, bóc lột nặng nề của thực dân Pháp …

2. Diễn biến của các phong trào

a. Phong trào của giai cấp tư sản dân tộc.

+ 1919 Phong trào chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá
+ 1923 Chống độc quyền thương cảng Sài Gòn và xuất khẩu lúa gạo ở nam kỳ của tư bản Pháp
+ 1923 Thành lập Đảng Lập Hiến để tập hợp lực lượng đấu tranh đòi tự do, dân chủ

b. Phong trào của tiểu tư sản tri thức

+ Sôi nổi đấu tranh đòi những quyền tự do dân chủ
+ Thành lập nhiều tổ chức chính trị như: Việt Nam Nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên
+ Ra một số tờ báo như Chuông Rè, An Nam, Người nhà quê..để đấu tranh đòi tự do dân chủ…
+ Thành lập nhà xuất sản như: Nam đồng thư xã, Cường học thư xã…phát hành các loại sách báo tiến bộ
+ Tiêu biểu nhất là cuộc đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu (1925) và đám tang cụ Phan Chu Trinh (1926).

Nhận xét chung:

Tác động của hoàn cảnh quốc tế và những chuyển biến về kinh tế, giai cấp ở xã hội VN đã thúc đẩy phong trào dân tộc có những điểm mới:
+ Lực lương tham gia gốm có các tầng lớp, giai cấp: Tư sản dân tộc, tiểu tư sản trí thức, học sinh, sinh viên, nhà văn….
+ Mục tiêu đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế, văn hoá và quyền chính trị.
+ Hình thức đấu tranh bằng báo chí, yêu sách về chính trị, mít tinh... Đặc biệt đã xuất hiện các tổ chức hoạt động văn hoá yêu nước, dân chủ, đảng chính trị.
+ So với đấu tranh của TS dân tộc thì đấu tranh của tiểu tư sản lúc bấy giờ vẫn tiến bộ hơn hẳn.

c. Hoạt động của công nhân

Các cuộc đấu tranh của công nhân ngày càng nhiêu hơn, tuy nhiên còn lẻ tẻ và tự phát
+ Năm 1920 công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn đã thành lập Công hội đỏ (bí mật) do Tôn Đức Thắng đứng đầu.
+ Tháng 8/1925, công nhân Ba Son (Sài Gòn) đã lấy cớ đòi quyền lợi để bãi công nhằm ngăn cản tàu chiến của Pháp chở quân sang đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc => Cuộc bãi công kết thúc thắng lợi, thể hiện tinh thần quốc tế vô sản.

Sự kiện này đánh dấu bước tiến mới của phong trào Công nhân.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top