- Xu
- 458
Từ đầu năm 1940, phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương. Nhân dân Việt Nam lâm vào tình thế một cổ
hai tròng. Pháp tăng cường vơ vét bóc lột, trữ tích lương thực, tiếp tục thực hiện chiến tranh. Nhật
bắt nhân dân miền Bắc nước ta nhổ lúa trồng đay. Nạn vỡ đê mất mùa lien tiếp xảy ra. Đến mùa thu
năm Ất Dậu (1945) nhân dân ta lâm vào nạn đói khủng khiếp chưa từng có trong lịch sử; riêng ở
đồng bằng Bắc Bộ đã có tới hơn hai triệu người chết đói. Họ chết lả trên đường tha phương cầu
thực, chết thê thảm bên gốc cây, hè đường, quán chợ… Trong hoàn cảnh đó, mặt trận Việt Minh đã
kêu gọi phá kho thóc Nhật cứu đói cho dân nghèo và phát động họ vùng lên làm cuộc cách mạng
Tháng Tám 1945.
Nỗi đau này làm xúc động giới nghệ sĩ và đã hiện hình trong không ít những tác phẩm của các
nghệ sĩ tên tuổi như Nam Cao, Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi…
Bằng tài năng nghệ thuật đích thực và một trái tim gắn bó xót thương đối với những kiếp
người nông dân khống khỗ lam lũ, Kim Lân đã đóng góp một truyện ngắn có chiều sâu tư tưởng và
giá trị nghệ thuật đặc sắc: Truyện ngắn Vợ nhặt.
Nội dung cốt truyện Vợ nhặt hết sức đờn giản. Tác phẩm được xây dựng theo diễn biến tâm lí
nhân vật. đầu tiên Kim Lân miêu tả cảnh Tràng – một nông dân thô kệch đưa vợ về nhà. Tiếp theo
nhà văn để cho Tràng nhớ lại việc mình “nhặt” được vợ. Và cuối cùng là tâm trạng của Tràng và bà
cụ Tứ nhân việc gia đình có thêm một thành viên mới.
Cốt truyện đơn giản, nhưng Vợ nhặt có nội dung tư tưởng sâu sắc.
Trước hết, qua truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn phản ánh sinh động tình cảm khốn khổ của
nhân dân ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945, dưới chế độ thực dân phong kiến và tình cảm
hướng về cách mạng của họ.
Ngay từ trang đầu tiên, nhà văn đã dựng lên một bức tranh ảm đạm: cái đói làm thay đổi cuộc
sống vốn bình lặng của xóm ngụ cư. Cái đói làm bọn trẻ con ngồi ủ rũ dưới những xó đường không
buồn nhúc nhích. Rộng hơn, cái đói khiến cả xóm nhiều người xanh xám như bong ma, và nằm ngổn
ngang khắp liều chợ. Bao trùm lên cái xóm ngụ cư này là một không khí chết choc. Người chết như
ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong lang đi chợ, làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm cong
queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi hôi thối của rác rưởi và mùi gây của xác người. Lại thêm:
mùi đốt đồng rấm ở những nhà có người chết gió thoảng vào khét lẹt. Người ta nghe thấy “tiếng ai
hờ khóc”, tỉ tê lúc to lúc nhỏ và tiếng quạ gào lên “từng hồi thê thiết”.
Ngoài ra từ chuyện anh Tràng tự nhiên “nhặt được vợ” người đàn bà dễ dàng theo anh về làm
vợ trước hết vì đói quá; bốn bát bánh đúc thay cho cheo cưới, đến chuyện nồi cháo cám bà cụ Tứ
nấu đãi nàng dâu… tất cả đêuf nói lên sự khủng khiếp của nạn đói này. Mọi người trong cái xóm ngụ cư khốn khó đều bị nạn đói đe dọa, sống trong không khí thấp thỏm lo âu.
Cuộc sống đã bị cái đói đẩy đến đường cùng như không còn lối thoát. Nhưng “cùng tắc biến”.
Kết thúc câu chuyện, nhà văn để cho người “vợ nhặt” thong báo với mẹ chồng và chồng một tin quan trọng: Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa. Người ta còn phá cả kho thóc của Nhật, chia cho người đói nữa đấy. Nhân đó, Tràng nghĩ đến Việt Minh, nghĩ đến những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê. Đằng trước có lá cờ đỏ to lắm. Thế rồi mặc tiếng trống thúc thuế dồn dập trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phất phới…
Trong hoàn cảnh đen tối này, Tràng –nói rộng ra là quần chúng khốn khổ luôn hướng về cách
mạng, vì chỉ có cách mạng (mà tiêu biểu là lá cờ đỏ) mới có thế cứu thoát họ khỏi thần chết.
Ở truyện Vợ nhặt, Kim Lân đã thể hiện một quan điểm nhân đạo sâu sắc và cảm động, phát
hiện, diễn tả phẩm chất của người lao động: dù nơi nào vào hoàn cảnh hết sức bi đát vẫn hướng về
cuộc sống gia đình, vẫn luôn muốn cưu mang lẫn nhau và vẫn hi vọng ở tương lai.
Tràng lấy vợ khiến bà cụ Tứ (mẹ Tràng) lo âu, tự hỏi liệu chúng nó có nuôi nổi nhau qua được
cơn đói cơn khát này không. Nghĩ đến hoàn cảnh cùng quẫn của gia đình mình, cụ thấy tủi thân, tủi phận. Cụ ý thức rất rõ việc lấy vợ cho con đáng lẽ phải thế này, thế nọ; nhưng “cái khó bó cái khôn”
nên chỉ còn cách nghĩ ngợi mà tủi thân, tủi phận. Rồi cụ thương con đẻ, thương cả con dâu mình. Cụ
hiểu rõ nguyên cớ sao “người ta” phải theo con mình. Bà lão nhìn người đàn bà long đầy thương xót,
và nói với vợ chồng Tràng: Chúng mày lấy nhau vào lúc này, u thương quá, rồi “nghẹn không nói
được lời nào nữa và nước mắt cứ chảy ròng ròng. Việc con “nhặt “ được vợ vừa là nỗi lo, vừa là
niềm vui mừng của bà lão. Mừng vì đứa con thô lậu, quê kệch của mình đã có vợ. Còn bà lo là vì cái
đói, cái chết đang rình rập. Dẫu sao thì bà vẫn mừng nhiều hơn. Niềm vui khiến cho cái mặt bủng
beo u ám của bà rạng hẳn lên…bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này. Cụ
cố giấu cái lo để động viên con trai và con dâu: vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi
may ra ông trời cho khá… biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? có ra thì rồi con cái
chúng mày về sau.
Như vậy, chứng tỏ tâm trạng (đặc biệt là niềm hi vọng) của bà cụ Tứ đã được diễn tả một
cách phong phú chân thật góp phần tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm.
Khi Tràng có vợ, các thành viên trong gia đình này thu xếp nhà cửa cho sạch sẽ, ngăn nắp
hơn và “nghĩ rằng thu xếp nhà cửa cho quang mẻ, nề nếp thì cuộc đời họ có thể khác đi, làm ăn
khấm khá hơn. Có vợ, Tràng sẽ thấy yêu thương gắn bó với cái nhà của hắn lạ lung, thấy một nguồn
vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong long…còn ngay lúc thấy Tràng dẫn người đàn bà về
nhà, những gương mặt hốc hác u tối của dân xóm ngụ cư bỗng dưng rạng sang lên. Có cái gì là lung và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tối tăm của họ.
hai tròng. Pháp tăng cường vơ vét bóc lột, trữ tích lương thực, tiếp tục thực hiện chiến tranh. Nhật
bắt nhân dân miền Bắc nước ta nhổ lúa trồng đay. Nạn vỡ đê mất mùa lien tiếp xảy ra. Đến mùa thu
năm Ất Dậu (1945) nhân dân ta lâm vào nạn đói khủng khiếp chưa từng có trong lịch sử; riêng ở
đồng bằng Bắc Bộ đã có tới hơn hai triệu người chết đói. Họ chết lả trên đường tha phương cầu
thực, chết thê thảm bên gốc cây, hè đường, quán chợ… Trong hoàn cảnh đó, mặt trận Việt Minh đã
kêu gọi phá kho thóc Nhật cứu đói cho dân nghèo và phát động họ vùng lên làm cuộc cách mạng
Tháng Tám 1945.
Nỗi đau này làm xúc động giới nghệ sĩ và đã hiện hình trong không ít những tác phẩm của các
nghệ sĩ tên tuổi như Nam Cao, Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi…
Bằng tài năng nghệ thuật đích thực và một trái tim gắn bó xót thương đối với những kiếp
người nông dân khống khỗ lam lũ, Kim Lân đã đóng góp một truyện ngắn có chiều sâu tư tưởng và
giá trị nghệ thuật đặc sắc: Truyện ngắn Vợ nhặt.
Nội dung cốt truyện Vợ nhặt hết sức đờn giản. Tác phẩm được xây dựng theo diễn biến tâm lí
nhân vật. đầu tiên Kim Lân miêu tả cảnh Tràng – một nông dân thô kệch đưa vợ về nhà. Tiếp theo
nhà văn để cho Tràng nhớ lại việc mình “nhặt” được vợ. Và cuối cùng là tâm trạng của Tràng và bà
cụ Tứ nhân việc gia đình có thêm một thành viên mới.
Cốt truyện đơn giản, nhưng Vợ nhặt có nội dung tư tưởng sâu sắc.
Trước hết, qua truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn phản ánh sinh động tình cảm khốn khổ của
nhân dân ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945, dưới chế độ thực dân phong kiến và tình cảm
hướng về cách mạng của họ.
Ngay từ trang đầu tiên, nhà văn đã dựng lên một bức tranh ảm đạm: cái đói làm thay đổi cuộc
sống vốn bình lặng của xóm ngụ cư. Cái đói làm bọn trẻ con ngồi ủ rũ dưới những xó đường không
buồn nhúc nhích. Rộng hơn, cái đói khiến cả xóm nhiều người xanh xám như bong ma, và nằm ngổn
ngang khắp liều chợ. Bao trùm lên cái xóm ngụ cư này là một không khí chết choc. Người chết như
ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong lang đi chợ, làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm cong
queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi hôi thối của rác rưởi và mùi gây của xác người. Lại thêm:
mùi đốt đồng rấm ở những nhà có người chết gió thoảng vào khét lẹt. Người ta nghe thấy “tiếng ai
hờ khóc”, tỉ tê lúc to lúc nhỏ và tiếng quạ gào lên “từng hồi thê thiết”.
Ngoài ra từ chuyện anh Tràng tự nhiên “nhặt được vợ” người đàn bà dễ dàng theo anh về làm
vợ trước hết vì đói quá; bốn bát bánh đúc thay cho cheo cưới, đến chuyện nồi cháo cám bà cụ Tứ
nấu đãi nàng dâu… tất cả đêuf nói lên sự khủng khiếp của nạn đói này. Mọi người trong cái xóm ngụ cư khốn khó đều bị nạn đói đe dọa, sống trong không khí thấp thỏm lo âu.
Cuộc sống đã bị cái đói đẩy đến đường cùng như không còn lối thoát. Nhưng “cùng tắc biến”.
Kết thúc câu chuyện, nhà văn để cho người “vợ nhặt” thong báo với mẹ chồng và chồng một tin quan trọng: Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa. Người ta còn phá cả kho thóc của Nhật, chia cho người đói nữa đấy. Nhân đó, Tràng nghĩ đến Việt Minh, nghĩ đến những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê. Đằng trước có lá cờ đỏ to lắm. Thế rồi mặc tiếng trống thúc thuế dồn dập trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phất phới…
Trong hoàn cảnh đen tối này, Tràng –nói rộng ra là quần chúng khốn khổ luôn hướng về cách
mạng, vì chỉ có cách mạng (mà tiêu biểu là lá cờ đỏ) mới có thế cứu thoát họ khỏi thần chết.
Ở truyện Vợ nhặt, Kim Lân đã thể hiện một quan điểm nhân đạo sâu sắc và cảm động, phát
hiện, diễn tả phẩm chất của người lao động: dù nơi nào vào hoàn cảnh hết sức bi đát vẫn hướng về
cuộc sống gia đình, vẫn luôn muốn cưu mang lẫn nhau và vẫn hi vọng ở tương lai.
Tràng lấy vợ khiến bà cụ Tứ (mẹ Tràng) lo âu, tự hỏi liệu chúng nó có nuôi nổi nhau qua được
cơn đói cơn khát này không. Nghĩ đến hoàn cảnh cùng quẫn của gia đình mình, cụ thấy tủi thân, tủi phận. Cụ ý thức rất rõ việc lấy vợ cho con đáng lẽ phải thế này, thế nọ; nhưng “cái khó bó cái khôn”
nên chỉ còn cách nghĩ ngợi mà tủi thân, tủi phận. Rồi cụ thương con đẻ, thương cả con dâu mình. Cụ
hiểu rõ nguyên cớ sao “người ta” phải theo con mình. Bà lão nhìn người đàn bà long đầy thương xót,
và nói với vợ chồng Tràng: Chúng mày lấy nhau vào lúc này, u thương quá, rồi “nghẹn không nói
được lời nào nữa và nước mắt cứ chảy ròng ròng. Việc con “nhặt “ được vợ vừa là nỗi lo, vừa là
niềm vui mừng của bà lão. Mừng vì đứa con thô lậu, quê kệch của mình đã có vợ. Còn bà lo là vì cái
đói, cái chết đang rình rập. Dẫu sao thì bà vẫn mừng nhiều hơn. Niềm vui khiến cho cái mặt bủng
beo u ám của bà rạng hẳn lên…bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này. Cụ
cố giấu cái lo để động viên con trai và con dâu: vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi
may ra ông trời cho khá… biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? có ra thì rồi con cái
chúng mày về sau.
Như vậy, chứng tỏ tâm trạng (đặc biệt là niềm hi vọng) của bà cụ Tứ đã được diễn tả một
cách phong phú chân thật góp phần tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm.
Khi Tràng có vợ, các thành viên trong gia đình này thu xếp nhà cửa cho sạch sẽ, ngăn nắp
hơn và “nghĩ rằng thu xếp nhà cửa cho quang mẻ, nề nếp thì cuộc đời họ có thể khác đi, làm ăn
khấm khá hơn. Có vợ, Tràng sẽ thấy yêu thương gắn bó với cái nhà của hắn lạ lung, thấy một nguồn
vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong long…còn ngay lúc thấy Tràng dẫn người đàn bà về
nhà, những gương mặt hốc hác u tối của dân xóm ngụ cư bỗng dưng rạng sang lên. Có cái gì là lung và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tối tăm của họ.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: