Phân tích hình tượng nhân vật Mỵ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài

thich van hoc

Moderator
Thành viên BQT
Phân tích hình tượng nhân vật Mỵ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài


[f=800]https://server1.vnkienthuc.com/files/3/FilePDF/vo-chong-a-phu.pdf[/f]



Tô Hoài là một trong những tấm gương sáng về tinh thần lao động sáng
tạo, về công phu rèn luyện tay nghề của một người viết văn xuôi ở Việt Nam.
Ông đã có hơn nữa thế kỷ cầm bút. Ông đã được chủ tịch nước tặng giải thưởng
Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I -1996). Nhà văn đã gởi đến chúng ta
một khối lượng tác phẩm nhiều đến mức đáng khâm phục: hơn 100 quyển sách
với nhiều thể loại klhác nhau. Tuy nhiên những trang viết thực sự đạt chất lượng
cao của cây bút này thể hiện ở ba mảng đề: đề tài miền núi Tây Bắc, đề tài vùng
quen thành Hà Nội và các đề tài dành cho thiếu nhi. Chỉ xét riêng về đề tài miền
núi Tây Bắc, truyện ngắn Vợ Chồng A Phủ trong tập truyện Tây Bắc (1953) là
một thành tựu nổi bật của Tô Hoài. Trong tác phẩm này, nhà văn đã xây dựng
thành công xuất sắc hình tượng nhân vật Mỵ, đặc biệt là đoạn cô bị bắt làm dâu
gạt nợ cho nhà thống lý Pá Tra đến khi trốn khỏi Hồng Ngài.
Trước hết, chúng ta thấy Mỵ là một cô gái con nhà nghèo, xinh đẹp, ham
sống, có đời sống tinh thần phong phú. Ngày xưa, bố Mỵ lấy mẹ Mỵ không có đủ
tiền cưới, phải đến vay nhà thống lý, bố của Pá Tra bây giờ. Mỗi năm đem nộp
lãi cho chủ nợ một nương ngô. Đến tận khi hai vợ chồng về già rồi mà cũng chưa
tra được nợ. Người vợ chết rồi cũng chưa trả hết nợ. Nhưng đó không phải là lý
do để các chàng trai tốt bụng xa Mỵ. Trái lại, đến tuổi yêu đương, Mỵ được nhiều
chàng trai mê say vì sắc đẹp. vì phẩm hạnh, suốt đêm đứng thổi sáo xung quanh
vách hoặc thổi sáo đi theo Mỵ. Và bản thân Mỵ cũng thổi sáo giỏi, hát hay. Mỗi
khi tiếng sáo vọng lại, lòng Mỵ cũng thiết tha bổi hổi rồi ngồi nhẩm thầm bài hát
của người đang thổi. Mặc dù ham sống như thế nhưng có lúc Mỵ muốn tự kết
liễu cuộc đời mình trong lần trốn về nhà bố. Thật ra, vì ham sống nên Mỵ không
chấp nhận kiếp sống tủi nhục, chết ngay trong cõi sống. Nhưng với Mỵ, thời
điểm ấy, cái chết là phương tiện để giải thoát chứ không phải là mục đích của
Mỵ.
Mặt khác, Mỵ là cô gái sớm gặp bất hạnh, đau khổ đến cùng cực đồng
thời còn là một nạn nhân của sự đầu độc, áp chế về tinh thần. Vào một đêm
khuya, Mỵ nghe tiếng gõ vách mà cứ ngỡ là tiếng hò hẹn của người yêu, Mỵ bèn
nhấc tấm vách gỗ thì bị A Sử bắt về làm vợ, làm con dâu gạt nợ cho nhà thống
lý Pá Tra. Bao nhiêu mộng đẹp của lứa tuổi xuân thì mơn mởn bị chôn vùi. Sự
trinh trắng của người con gái bị A Sử cướp đoạt. Mỵ đau buồn có đến hàng mấy
tháng, đêm nào Mỵ cũng khóc. Mỵ đã hái lá ngón ở trong rừng, giấu trong áo rồi
trốn về nhà lạy chào cha lần cuối để tự tử. Nghe lời than vãn, phân trần của
người cha ốm yếu, Mỵ không đành chết bởi lẽ Mỵ chết thì bố Mỵ còn khổ hơn
bao nhiêu lần bây giờ nữa. cho nên, Mỵ đành phải trở lại nhà thống lý để làm nô
lệ. Mỵ bị giày xéo bị chà đạp gần như chỉ còn là công cụ biết nói: Ở lâu trong cái
khổ Mỵ quen khổ rồi. Bây giờ Mỵ tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con
ngựa (…) Mỵ cuối mặt không nghĩ ngợi nữa. Mỵ bị cướp đoạt công sức một cách tàn nhẫn : con ngựa con trâu làm có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân,
đứng nhai cỏ. đàn bà con gái trong nhà naỳ thì vùi vào làmviệc cả ngày lẫn
đêm. dường như Mỵ bị chai lì mọi cảm giác đến mất cả đời sống ý thức: mỗi
ngày Mỵ càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mỵ
nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lổ vuông bằng bàn tay, lúc nào trông ra
cũng trăng trắng không biết là sương hay nắng. Mỵ nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi
trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi. Sở dĩ Mỵ an phận
như thế là do bọn thống lý Pá Tra đã đưa vào đầu óc cô những tư tưởng mê tín
dị đoan khá cay độc.Ở dân tộc H’mông thời trước có những hủ tục: người con
gái khi bị “trình ma” thì coi như cuộc đời trở nên đen tối từ lúc ấy: nếu chẳng may
chồng chết thì người ấy phải làm vợ người khác trong nhà, có khi là một người
anh chồng già lụ khụ, có khi là một người em chồng còn ở tuổi trẻ con. Và nếu
chồng lại chết, lại vẫn phải ở với người đàn ông khác trong nhà ấy! . (Tô Hoài -
cảm nghĩ về truyện Vợ chồng A Phủ). Do đó, Mỵ đã tin một cách tuyệt đối : ta là
than đàn bà, nó đã bắt tâ về trình ma nhà nó rồi thì chỉ biết đợi ngày rủ xương ở
đây thôi.
Thế nhưng, Mỵ là một cô gái có sức sống tiềm tang, một khao khát tự do,
hạnh phúc mãnh liệt. không có sự bạo tàn nào vùi dập, trói buộc nổi, nhất là khi
được ngoại cảnh tác động. khi mùa xuân tràn về các làng Mèo, trai gái tụ tập
bên nhau nô đùa, nhảy múa, thổi sáo gọi bạn tình, Mỵ đã sống lại những chuỗi
ngày tự do. Ngồi trong căn phòng tăm tối, Mỵ lén uống rượu uống ừng ực từng
bát mà bên tai vẫn văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Mỵ thấy phơi phới trở
lại, trong lòng đột nhiên vui sướng. dù chẳng năm nào A Sử cho cô đi chơi tết,
nhưng cô rất khao khác được đi như bao cô gái khác cùng trang lứa. Hành động
của Mỵ góc nhà lấy ống mỡ, xoắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng,
chứng tỏ cô không cam chịu bong tối ngột ngạt, u ám của kiếp nô lệ phong kiến.
trong phút giây, Mỵ đã quên đi cảnh ngộ thực tại để hành động theo tiếng gọi
giục giã , tha thiết, rạo rực, cháy bỏng từ trái tim khát khao hạnh phúc, tình yêu
của bản than mình, Mỵ quấn lại tóc, Mỵ với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong
vách chuẩn bị đi chơi. Bất ngờ, A Sử đã tàn nhẫn trói đứng cô vào cột nhà, quấn
luôn tóc trên cột. Nhưng cái kiểu trói thời trung cổ ấy của A Sử vẫn không dập tắt
được long ham sống vẫn âm ỉ, tiềm tang trong tâm hồn Mỵ. Tiếng sáo du dương
trầm bổng, tượng trưng cho sức sống mùa xuân của tuổi trẻ mạnh đến nỗi tuy
Mỵ bị trói nhưng vẫn không biết mình đang bị trói. tiếng sáo đã đưa cô đi theo
những cuộc chơi, những đám chơi, và Mỵ cố vùng bước đi trong cảnh bi thảm:
tay chân đau không cựa được. tuy cả đêm ấy Mỵ phải trói đứng, khắp người bị
dây trói thít lại, đau nhức nhưng trong long cô vẫn nồng nàn tha thiết nhớ cuộc
vui. Thật dữ dội làm sao cái sức sống ấy đặc biệt hình ảnh a Phủ bị trói đứng
một lần nữa lại đánh thức nơi Mỵ nỗi tủi nhục của than phận “không bằng con
ngựa” của mình đồng thời khơi dậy lòng trắc ẩn tiềm tang trong cô. A Phủ là một
chàng trai tràn trề sinh lực, lao động giỏi, con nhà nghèo, bố mẹ chết sớm, lưu
lạc đến Hồng Ngài làm thuê, do cùng bọn con trai làng sinh sự đánh nhau với A
Sử vào dịp chơi tết. A Phủ bị “bắt sống, trói gô chân tay lại” khiêng về nhà Thống
lý. Từ đó, anh phải đi ở trừ nợ cho nhà Pá Tra. Trong một lần chăn bò, chẳng
may hổ ăn thịt mất một con bò, Pá Tra đẩy A Phủ vào cột, hai tay bắt ôm quặt
lên. Rồi dây mây quấn từ chân lên vai, sang hôm sau Pá Tra quẳng thêm một vòng thọng lọng vào cổ. Thế là A Phủ không cúi, không còn lúc lắc được nữa”.
Nhìn cảnh ngộ A Phủ lúc đầu, Mỵ hãy còn thái độ thản nhiên, sau đó, trông thấy
thứ ngôn ngữ câm lặng phát ra từ dòng nước mắt của A Phủ, cô xúc động,
thương cảm và đồng cảm với anh. Đồng thời, giọt nước mắt ấy như tiếng gọi
thiêng liêng của tính giai cấp và ý thức phản kháng đối với Mỵ: Lúc ấy đã khuya.
Trong nhà đã ngủ yên, Mỵ trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sang lên, Mỵ lé
mắt trông sang, thấy mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò
xuống hai hõm má đã đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mỵ chợt nhớ lại đêm
năm trước A Sử trói Mỵ , Mỵ cũng phải trói đứng như thế kia. Nhiều lần khóc,
nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt
trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc
ác. Cỡ chừng này là đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải
chết. Vì thế, Mỵ liền hành động một cách táo bạo, “phiến loạn” quyết liệt. Cô cởi
trói cho A Phủ rồi cùng anh bỏ trốn khỏi Hồng Ngài, chạy sang Phiền Sa: Lúc ấy,
trong cảnh nhà đã tối bưng, Mỵ rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng
Mỵ tưởng A Phủ đương biết có người bước lại. Mỵ rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt
nút dây mây. A Phủ cứ thở phì từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc
gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mỵ cũng hốt hoảng, Mỵ chỉ thì thào
được một tiếng :”đi ngay…” rồi Mỵ nghẹn lại, A Phủ bỗng khụy xuống, không
bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng
lên, chạy.
Mỵ đứng lặng trong bong tối.
Rồi Mỵ cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm, nhưng Mỵ vẫn băng đi. Mỵ đuổi kịp A Phủ,
đã lăn, chạy (…) và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi. “Nhân
chi sơ tính bổn thiện”. Hành động trên đây có xuất phát từ tấm lòng “thương
người như thể thương thân “, từ sự thôi thúc cấp bách của cảnh ngộ hiện tại, từ
tiếng gọi thiêng liêng, bất tử của cuộc sống độc lập – tự do. Cô cởi trói cho A
Phủ cũng là từ cởi trói xiềng xích đang đè nặng lên chính cuộc đời của mình,
Cứu A Phủ là Mỵ đã cứu mình một lúc vượt qua hai tầng địa ngục đày đọa con
người một cách dã man: tầng địa ngục phong kiến và tầng tầng địa ngục mê tín
– thần quyền. Thật đáng biểu dương làm sao cho hình ảnh hai con người trẻ
tuổi, nhựa sống mãnh liệt bị phong kiến trói đứng rồi vùng dậy một cách quyết
liệt bị phong kiến trói đứng rồi vùng dậy một cách quyết liệt, bật tung như quả
bom to đang ra sức tung phá giữa khu vực cần phải hủy diệt. Đúng như một nhà
nghiêng cứu văn học đã nhận xét: Không ai trói buộc được sự sống, kìm hãm
được sự sống cũng như không ai nỡ trách bong hạnh nở vươn ra ngoài tường
khi sắc xuân đầy rẫy ngoài trời.
Tóm lại, Mỵ là một hình tượng nhân vật phụ nữ có tính chất điển hình cho
mảng truyện viết về đề tài miền núi Tây Bắc dưới ách phong kiến và thực dân đô
hộ của nhà văn Tô Hoài nói riêng cũng như của dòng văn học Việt Nam giai
đoạn 1945-4975 nói chung.
Qua hình tượng nhân vật Mỵ, nhà văn Tô Hoài đã miêu tả thực trạng cuộc
sống bị áp bức, đề nén, chà đạp đến cùng cực, nhàu nát của số phận những con
người nhỏ bé nơi miền núi cao Tây Bắc, tố cáo, vạch trần tội ác của bọn phong kiến nơi ấy đồng thời phát hiện nhiều phẩm chất tốt đẹp của con người tập trung
ngòi bút ngòi bút ngợi ca sức sống tiềm tang của họ. Đó cũng chính là giá trị
hiện thực và giá trị nhân đạo toát lên từ nhân vật trung tâm của thiên truyện hấp
dẫn này.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top