123ckyuvk321
New member
- Xu
- 0
Nhân vật Phùng đã có hai phát hiện độc đáo trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa . Những phát hiện đó của Phùng đã làm nên nội dung tư tưởng nghệ thuật độc đáo mà Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm tới người đọc
+ Phát hiện thứ nhất: Phát hiện về cái đẹp
- Vị thế của Phùng: nghệ sĩ nhiếp ảnh.
- Mục đích của chuyến đi: chụp bổ sung một bức ảnh buổi sáng có sương mù theo yêu cầu của trưởng phòng (để xuất bản bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển).
- Điểm nhìn: từ xa, trong làn sương mờ ảo.
- Sự hình thành tác phẩm:
• Bắt đầu từ cảnh “trời cho”.
• Tuy nhiên để có được tác phẩm, cần một tâm hồn nghệ sĩ tinh tế nhanh nhạy nắm bắt khoảnh khắc xuất thần của nghệ thuật:
o Mô tả khung cảnh lãng mạn, thơ mộng.
o Trạng thái, hành động:
o Bối rối, trong tim tưởng như có cái gì bóp thắt lại => cơn “đau đẻ”, khoảnh khắc xung động cực điểm để tác phẩm hoài thai.
• Không phải lựa chọn gì nữa, bấm một hồi “liên thanh” => dường như thiên nhiên đã bày sẵn tuyệt tác, người nghệ sĩ chỉ việc ghi lại một cách dễ dàng.
- Cảm hứng triết lí về nghệ thuật:
• Vẻ đẹp của “cái đẹp tuyệt đỉnh”: “bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ; một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích”. => nghệ thuật là sự giản dị, tự nhiên.
• “Cái đẹp là đạo đức” => khoảnh khắc phát hiện ra một tác phẩm độc đáo là sự “khám phá chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn” => cái đẹp “thanh lọc” tâm hồn, để tâm hồn con người cao khiết, không gợn đục, thánh thiện.
Nhận xét:
Sự phát hiện ra cái đẹp trong nghệ thuật đôi khi là kết hợp của rung động và duyên may. Nhìn ở góc độ này, nó là thứ dẫu sao còn tương đối dễ phát hiện, dễ thấy.
+ Phát hiện thứ hai: Phát hiện về hiện thực cuộc sống.
- Điểm nhìn: chiếc thuyền đâm thẳng vào chỗ trước tôi đứng => gần, trực diện, rõ nét.
- Hình ảnh:
- Người đàn bà: cao lớn, với những đường nét thô kệch, rỗ mặt, khuôn mặt mệt mỏi(…) tái ngắt và dường như đang buồn ngủ, tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới.
- Người đàn ông: tấm lưng rộng và cong, mái tóc tổ quạ, đi chân chữ bát, hàng lông mày cháy nắng, hai con mắt đầy vẻ độc dữ.
- Hình ảnh xấu xí, sù sì, trần trụi, thô mộc, gai góc của đời sống, đối lập với vẻ lãng mạn của khung cảnh thiên nhiên trong bức ảnh nghệ thuật.
- Hành động:
- Người chồng: hùng hổ, rút chiếc thắt lưng, “chẳng nói chẳng rằng” quật tới tấp vào lưng người đàn bà => hành động hung bạo, dã man, lạnh lùng, như một con thú dữ.
- Người vợ: cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu lên một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn.
- Đứa con: giằng thắt lưng, quật lại bố để bảo vệ mẹ.
- Giống như một vở kịch câm, không lời chú giải, đầy nghịch lí khiến câu hỏi về hiện thực trong Phùng muốn vỡ ra.
Nhận xét:
Phát hiện về một hiện thực gồ ghề, gai góc, ngang trái, phức tạp, không dễ lí giải, khác xa, thậm chí đối lập với vẻ đẹp bình yên của tác phẩm nhiếp ảnh.
+ Mối quan hệ giữa hai phát hiện (mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, nhà văn và cuộc đời)
- Phát hiện nghệ thuật, ở một chừng mực nhất định dễ thấy hơn phát hiện về hiện thực.
- Đời sống con người vốn bề bộn, phức tạp. Hiện thực không đơn chiều, giản đơn, toàn màu hồng mà đa chiều, phân tranh nhiều mảng sáng tối chưa dễ lí giải. Nhà văn nếu đứng ở ngoài xa để quan sát sẽ chỉ thấy một hiện thực mờ ảo - chiếc thuyền thấp thoáng biển khơi. Từ đó đòi hỏi nhà văn phải có cái nhìn sâu sắc, suy tư hơn nữa.
+ Phát hiện thứ nhất: Phát hiện về cái đẹp
- Vị thế của Phùng: nghệ sĩ nhiếp ảnh.
- Mục đích của chuyến đi: chụp bổ sung một bức ảnh buổi sáng có sương mù theo yêu cầu của trưởng phòng (để xuất bản bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển).
- Điểm nhìn: từ xa, trong làn sương mờ ảo.
- Sự hình thành tác phẩm:
• Bắt đầu từ cảnh “trời cho”.
• Tuy nhiên để có được tác phẩm, cần một tâm hồn nghệ sĩ tinh tế nhanh nhạy nắm bắt khoảnh khắc xuất thần của nghệ thuật:
o Mô tả khung cảnh lãng mạn, thơ mộng.
o Trạng thái, hành động:
o Bối rối, trong tim tưởng như có cái gì bóp thắt lại => cơn “đau đẻ”, khoảnh khắc xung động cực điểm để tác phẩm hoài thai.
• Không phải lựa chọn gì nữa, bấm một hồi “liên thanh” => dường như thiên nhiên đã bày sẵn tuyệt tác, người nghệ sĩ chỉ việc ghi lại một cách dễ dàng.
- Cảm hứng triết lí về nghệ thuật:
• Vẻ đẹp của “cái đẹp tuyệt đỉnh”: “bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ; một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích”. => nghệ thuật là sự giản dị, tự nhiên.
• “Cái đẹp là đạo đức” => khoảnh khắc phát hiện ra một tác phẩm độc đáo là sự “khám phá chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn” => cái đẹp “thanh lọc” tâm hồn, để tâm hồn con người cao khiết, không gợn đục, thánh thiện.
Nhận xét:
Sự phát hiện ra cái đẹp trong nghệ thuật đôi khi là kết hợp của rung động và duyên may. Nhìn ở góc độ này, nó là thứ dẫu sao còn tương đối dễ phát hiện, dễ thấy.
+ Phát hiện thứ hai: Phát hiện về hiện thực cuộc sống.
- Điểm nhìn: chiếc thuyền đâm thẳng vào chỗ trước tôi đứng => gần, trực diện, rõ nét.
- Hình ảnh:
- Người đàn bà: cao lớn, với những đường nét thô kệch, rỗ mặt, khuôn mặt mệt mỏi(…) tái ngắt và dường như đang buồn ngủ, tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới.
- Người đàn ông: tấm lưng rộng và cong, mái tóc tổ quạ, đi chân chữ bát, hàng lông mày cháy nắng, hai con mắt đầy vẻ độc dữ.
- Hình ảnh xấu xí, sù sì, trần trụi, thô mộc, gai góc của đời sống, đối lập với vẻ lãng mạn của khung cảnh thiên nhiên trong bức ảnh nghệ thuật.
- Hành động:
- Người chồng: hùng hổ, rút chiếc thắt lưng, “chẳng nói chẳng rằng” quật tới tấp vào lưng người đàn bà => hành động hung bạo, dã man, lạnh lùng, như một con thú dữ.
- Người vợ: cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu lên một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn.
- Đứa con: giằng thắt lưng, quật lại bố để bảo vệ mẹ.
- Giống như một vở kịch câm, không lời chú giải, đầy nghịch lí khiến câu hỏi về hiện thực trong Phùng muốn vỡ ra.
Nhận xét:
Phát hiện về một hiện thực gồ ghề, gai góc, ngang trái, phức tạp, không dễ lí giải, khác xa, thậm chí đối lập với vẻ đẹp bình yên của tác phẩm nhiếp ảnh.
+ Mối quan hệ giữa hai phát hiện (mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, nhà văn và cuộc đời)
- Phát hiện nghệ thuật, ở một chừng mực nhất định dễ thấy hơn phát hiện về hiện thực.
- Đời sống con người vốn bề bộn, phức tạp. Hiện thực không đơn chiều, giản đơn, toàn màu hồng mà đa chiều, phân tranh nhiều mảng sáng tối chưa dễ lí giải. Nhà văn nếu đứng ở ngoài xa để quan sát sẽ chỉ thấy một hiện thực mờ ảo - chiếc thuyền thấp thoáng biển khơi. Từ đó đòi hỏi nhà văn phải có cái nhìn sâu sắc, suy tư hơn nữa.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: