- Xu
- 458
Đất nước của Nguyễn Đình Thi là một bài thơ hay. Nó không thiếu tính khái quát nhưng vẫn đầy ắp ấn tượng, cảm giác về những cảm giác, những người cụ thể (đặc biệt là những cảnh, những người trong kháng chiến chống Pháp). Bài thơ vì thế không sa vào tự biện, mặt khác, có được không khí chân thực của đời sống đủ sức đồng hóa những ý thơ sẽ đôi khi được cho vào chỉ để cho “đủ”, cho “toàn diện” và “bề thế”.
Đúng như có người nhận xét, cái từ của bài thơ không được thể hiện thật rõ. Mới đọc qua phần đầu, ta khó hình dung được dòng chảy của cảm xúc hay hình tượng then chốt của bài thơ. Phải chăng việc lắp ghép một đoạn của bài Sáng mát trong như sáng năm xưa (1948) với một đoạn của bài thơ Đêm mít tinh(1949) rồi kéo dài thêm để tạo ra Đất nước(1955) đã quy định đặc điểm riêng đó của bài thơ? Trên ý nghĩa khách quan, quá trình hình thành độc đáo của bài thơ phản ánh khá rõ một chặng đường từ nhận diện để đi đến thấu hiểu về đất nước của nhà thi sĩ. Tất cả không diễn ra một sớm một chiều mà đòi hỏi phải có sự trải nghiệm, nghiền ngẫm, đòi hỏi tự nhà thơ phải vượt lên trong cuộc hòa mình vào đời sống chiến đấu của toàn dân tộc. Đối với việc bộc lộ tâm hồn của nhà thơ, cái vẻ lỏng lẻo ở kết cấu bề mặt của bài thơ lại trở nên một sáng tạo lí thú. Vì vậy, trong ý đồ sáng tạo, chưa hẳn nhà thơ đã muốn che dấu hoàn toàn những mối “hàn ghép”.
Phần đầu bài thơ - phần vẫn được đánh giá là hay hơn cả - chứa đựng rất nhiều ấn tượng cụ thể về một mùa thu đất nước. Thoạt tiên, đó là một cảm giác thư thái như muốn nhẹ nhàng bay lên theo hai câu thơ có đến 12/14 âm tiết mang thanh điệu có âm cực cao:
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới.
Một sự tương đồng gợi nhớ. Một liên tưởng của nét đẹp trường cửu của mùa thu xứ sở với hơi may phảng phất và hương cốm dìu dịu tỏa bay. Mùa thu nay cũng như mùa thu xưa, thiên nhiên vẫn đẹp đến nao lòng. Có khác chăng là lòng người và hoàn cảnh xã hội. Nỗi nhớ của tác giả đã thực sự làm một đối chiếu tự nhiên để hình ảnh của ngày qua được dịp trở về vô cùng sống động:
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
Còn có thể nói gì thêm về câu thơ ấy? Một tiết trời dễ khiến lòng ta xao xuyến. Một chút thoáng heo may se se khơi gợi biết mấy nỗi niềm. Thu tới - không gian chợt yên ắng để tiếng nói của nội tâm cất lời. Các dãy phố như dài thêm và đượm vẻ trầm u đặc biệt, tạo nên một bối cảnh xao xác rất thích hợp cho hình ảnh người ra đi xuất hiện. Người ra đi ở đây là ai, tác giả không nói rõ cụ thể chỉ biết rằng Người ấy rời Hà Nội yêu dấu với rất nhiều quyết tâm, tương tự các tráng sĩ xưa đã lên đường là đi một mạch chẳng ngoảnh đầu trở lại. Phải chăng đó cũng chính là mẫu người từng được Thâm Tâm nhắc tới "Một giã gia đình một dửng dưng" Và chắc chắn giống nhân vật của Tống biệt hành, người ấy tuy bên ngoài có vẻ lạnh lùng nhưng lòng thì để lại đang trăn trở thao thức với “ thềm nắng lá rơi đầy” ở phía sau lưng. Cả đoạn thơ rất giàu chất điện ảnh, trong đó câu cuối đặc tả cận cảnh để tự cảnh đó kể với người đọc bao điều. Câu thơ ngắt nhịp 2/2/3 như muốn diễn tả vẻ rơi rơi ngập ngừng của lá vàng khô cùng niềm lưu luyến ủ kín trong lòng kẻ quyết chia tay Hà Nội để lên đường. Bề ngoài, họ không “ bước đi một bước giây giây lại dừng”, nhưng trong thâm tâm, từng chiếc lá rơi đều gieo vào lòng họ một nỗi bâng khuâng dìu dặt. Từ gần đến xa, rồi từ xa lại về gần, những câu thơ tiếp đó khơi thêm cảm xúc về mùa thu, đưa độc giả quay lại thời điểm hiện tại để được thanh thản trong niềm vui giao hòa giữa lòng người và cảnh vật.
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha.
“Mùa thu nay khác rồi” là sự so sánh bật thành tiếng reo, một tiếng reo ghi nhận sự khác biệt giữa hai thời đại và khẳng định niềm vui mới đang tới. Câu thơ năm chữ xuất hiện đột ngột sau những câu bảy chữ có nội dung mạch lạc và âm điệu thật dứt khoát. Nó chứa đựng cả tình cảm và nhận thức, đồng thời lí giải sâu sắc vị trí đứng và tâm thế lắng nghe của nhà thơ giữa một bối cảnh thiên nhiên vô cùng khoáng đạt: “Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi”. Hai chữ “vui nghe” mà càng nhận ra bao cái khác. Cái khác ấy đến từ cách thổi của gió và cách hòa điệu của rừng tre. Nó “phấp phới” như vẫy chào, mời gọi và đầy tin tưởng, không giống như cái “xao xác” chứa niềm khắc khoải mơ hồ xưa kia. Trùm lên cả người, cả rừng tre, cả núi đồi là trời thu mới mẻ tinh khôi đang hay vừa thay áo mới. Giữa những câu sáu chữ, bảy chữ dài ngắn không đều, câu thơ năm chữ “trời thu thay áo mới” rơi xuống thật ngọt ngào, ấm áp, rồi điệu thơ chuyển ngập ngừng và xúc động khôn xiết với câu “Trong biếc nói cười thiết tha”. Trong câu thơ vừa trích có những chỗ “bất khả giải” gợi nhiều cách hiểu khác nhau. Trong niềm vui dâng đầy, mỗi chữ đều như toả chiếu ánh hân hoan và các thanh trắc đều dội vào lòng người một nỗi náo nức đặc biệt.
Bè cao của bài thơ bỗng tách ra, vút lên trong vắt, hồn nhiên và hào hứng vô cùng:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta.
Câu thơ cao giọng mà không lên gân. Hai câu điệp lại mang cung một ý mang cảm hứng khẳng định mạnh mẽ - khẳng định chủ quyền của chúng ta đối với vùng trời vùng đất ta đang chiêm ngưỡng với tầm ôm chứa rộng rãi:
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
Nhịp điệu liệt kê dồn dập của đoạn thơ tiếp tục nhấn mạnh ý thức sở hữu của cái ta cộng đồng đối với non nước mình, mặt khác, gợi cảm giác cái ta ấy đang làm việc giới thiệu vẻ đẹp của Tổ quốc với cảm xúc tự hào và sung sướng. Nếu hai thanh trắc “ mát - ngát” kết thúc hai câu trên giống như nhấn mạnh khi giới thiệu khiến cho hình ảnh dược khắc đậm trong tâm khảm người đọc, người chứng kiến, thì hai thanh trắc liền nhau (đỏ nặng) ở phần giữa câu tiếp đó lại làm cho âm điệu của đoạn thơ trầm dần xuống để trôi xa mơ màng cùng hai thanh bằng nơi hai chữ phù sa. Dồn dập reo hát rồi trầm lắng, bâng khuâng, đó là sự chuyển động theo chu kì của điệu thơ, tạo nên sự căng - chùng luân phiên rất đặc biệt và giàu tính nghệ thuật.
Ở cuối đoạn thơ này, từ câu thơ ba chữ. cô đọng và trang nghiêm “Nước chúng ta”, độc giả được dẫn dắt vào mạch suy tư về truyền thống anh hùng của đất nước:
Nước chúng ta
Nước của những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về.
Có thể xem hai câu đầu của đoạn vừa trích là một định nghĩa - cái định nghĩa khá cơ bản thể hiện nhận thức sâu sắc của nhà thơ về đất nước: Việt Nam - Ấy là một mảnh đất bất khuất. Trong bối cảnh của cuộc chiến tranh, đúng là có điều kiện nhìn rõ hơn bao giờ hết phẩm chất ấy của dân tộc mình, đất nước mình. Sau định nghĩa là chứng minh. Nhưng điểm độc đáo là nhà thơ không chứng minh bằng lí lẽ, bằng các sự kiện mà bằng một cảm nhận. Hai chữ “rì rầm" làm câu thơ trở nên giàu ấn tượng, khiến cho khái niệm “tiếng nói ông cha” vẫn thường quen nói bớt vẻ trừu tượng, mơ hồ để trở nên sống động cụ thể. Quả thật, đây là kiểu chứng minh rất thơ và cũng rất Nguyễn Đình Thi nữa! Trước khi nói với những ai, nó đã chứng minh cho mình hiểu thêm về đất nước. Từ những mối xúc động tuy phong phú nhưng không rõ rệt ban đầu trước một sáng thu Hà Nội đến thứ tình cảm được tổ chức lại và có định hướng như vừa phân tích trên, hẳn đó là cả một chặng đường dài nhận thức.
Khi đã chạm tới cốt lõi của vấn đề, ý thơ ngày càng sáng và mạch thơ ngày càng lộ rõ. Nếu đoạn thơ trước diễn tả sinh động quá trình đi từ cảm giác đến ý niệm thì đoạn thơ sau giống như sự thể nghiệm của nhận thức bằng thực tiễn. Không phải ngẫu nhiên mà từ “Ôi những cánh đồng quê” ... trở đi, cách biểu đạt thơ đã đổi khác, những hình ảnh thực tế giàu biểu trưng và song hành và đôi khi hòa lẫn với những khái quát luận trực tiếp. Sự phân khổ bốn câu đều đặn một mặt làm các ý thơ hơi tải ra, mặt khác, lại có vẻ cần thiết cho sự dẫn giải, lập luận vốn đòi hỏi sự sáng sủa, lô-gíc. Hay nhất trong phần hai của bài thơ có lẽ là khổ này:
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.
Đây là những câu thơ từng trải, kết quả của một vốn sống phong phú. Nếu chưa từng biết đến những “ đêm dài hành ”, chưa từng chứng kiến những cảnh xóm làng tan hoang vì sự tàn phá của quân thù, chưa từng thấy những gai nhọn tua tủa của dây thép gai cản vương tầm mắt hằn rõ lên hoàng hôn bầm đỏ một màu máu, thì không thể viết được những câu thơ như thế. Những từ “chảy máu”, “đâm nát” đâu chỉ đơn giản là thủ pháp tạo hình, gây ấn tượng của thơ. Nó trước hết là nỗi quặn lòng, là sự đau đớn vò xé tâm can. Cũng như từ “bồn chồn” rất gợi ở câu sau đó. Nó chính là cuộc đời. Cuộc đời làm cho lòng yêu thương ta thêm lớn, thêm sâu, giúp ta bắt được mạch sống lớn của dân tộc để từ đó mọi buồn vui xúc cảm thực sự mang ý nghĩa đại diện. Nếu xem bài thơ (trong đặc điểm ghép mối đã nói trên của nó) là một sự phản ánh chân thực quá trình chuyển tiếp phong cách thơ cũng như nhận thức chính trị - xã hội của Nguyễn Đình Thi, thì khổ thơ này giống như cái bản lề giúp ta hiểu thấu các giai đoạn của quá trình. Từ đây, bắt đầu một sự hòa nhập thơ của Nguyễn Đình Thi vào cái phong cách thơ mang ý nghĩa thời đại: cảm xúc cá nhân, riêng tư (hiểu theo nghĩa hẹp). Bắt đầu mờ dần để tiếng nói công nhân sang sảng cất lời. Thời gian mở ra (từ “sáng chớm lạnh” của kỉ niệm riêng đến những năm đau thương, “ngày nắng đốt theo đêm mưa dội” của cả dân tộc), không gian mở ra (từ “thềm nắng lá rơi đầy”) Hà Nội quen thuộc đến quê hương, đất nước, “trời đất mới” không còn cua riêng của một con người và lịch sử cũng mang chiều kích mới (từ lịch sử một tâm hồn đầy “nhớ”, đầy “xao xác”, thậm chí cả “phấp phới” đến lịch sử một đất nước vận động từ “đau thương”, “căm hờn” đến “ đứng dậy”, “vỡ bờ”). Tất cả những sự “mở ra” nói trên đã làm cho các ý thơ mang tính khái quát cao hơn phù hợp với tầm vóc của đề tài và các hình ảnh cũng mang những nét hoành tráng khác trước với những biểu hiện tình cảm vừa trầm tĩnh vừa phấn khích. Lúc này, hình ảnh người ra đi xuất hiện đầu bài thơ đã thu hút vào trong hình tượng lớn: cả dân tộc là một khối thống nhất, “trán đẫm mồ hôi và hi vọng”, rắn rỏi, mạnh mẽ bước tới tương lai:
Ngày nắng đốt theo đêm mưa dội
Mỗi bước đường mỗi bước hi sinh
Trán cháy rực nghĩ trời đất mới
Lòng ta bát ngát ánh bình minh
Cái “được” nhất của mảng thơ sau này chính là hơi thơ. Tiếng nói của một cá nhân âm vang tiếng nói của một dân tộc “Đã đứng lên thành những anh hùng”, cho nên, nhiều điều to tát đã nói ra mà không gây cảm xúc khó chịu. Sự nhân danh một cái gì to lớn hơn của nhà thơ được tiếp nhận tự nhiên, bởi sự thật ông đã đồng cảm với mạch sống lớn của dân tộc qua khát vọng chân thành, muốn nắm bắt và thấu hiểu nó.
Khổ cuối cùng của bài thơ là một cái “kết” xứng đáng với bản tráng ca về đất nước:
Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa.
Sau những khổ thơ bảy chữ mang âm hưởng của một giọng kể trầm vang chứa chất từng trải với cách ngắt nhịp phổ biến 3/4 dễ tạo cảm giác bề thế, là khổ thơ sáu chữ dường như muốn cô đọng lại, nén lại mà vần muốn toả ra. Cảm xúc vừa muốn tiết chế vừa muốn buông thả tự nhiên theo những từ có khả năng đập mạnh vào cảm giác, gợi nghĩ đến sự chuyển rung đi lên. Đoạn thơ không chỉ có sự thuyết phục của ý tứ mà còn có sức thuyết phục của một hình ảnh thực tế được biểu trưng hóa, chưa để mất hết những dấu vết cụ thể cảm tính ("rung trời", “người như nước vỡ bờ”, “rũ bùn”, “đứng dậy”, “sáng lòa” ). Phải nói rằng, thơ Nguyễn Đình Thi thường rất hay trong những trường hợp tương tự, khi những chi tiết đời sống đưa vào qua sự chọn lọc của một hồn thơ vừa mạnh ở cảm giác, vừa mạnh ở khả năng khái quát trí tuệ.
Trong bài thơ này, nét mặt quê hương đã ngời lên với những vẻ đa dạng thông qua sự cảm nhận, khám phá của một tâm hồn thi sĩ rất giàu nội tâm cũng như rất giàu ý thức công dân. Nhưng về cơ bản, sự phát hiện của Nguyễn Đình Thi chủ yếu hướng vào truyền thống anh hùng, bất khuất của đất nước - một phẩm chất càng trải qua gian khó, qua thử thách chiến tranh nó càng rạng ngời toả sáng. Đây là một góc nhìn vừa của riêng nhà thơ lại vừa của lịch sử trong một thời kỳ nhất định.
Đúng như có người nhận xét, cái từ của bài thơ không được thể hiện thật rõ. Mới đọc qua phần đầu, ta khó hình dung được dòng chảy của cảm xúc hay hình tượng then chốt của bài thơ. Phải chăng việc lắp ghép một đoạn của bài Sáng mát trong như sáng năm xưa (1948) với một đoạn của bài thơ Đêm mít tinh(1949) rồi kéo dài thêm để tạo ra Đất nước(1955) đã quy định đặc điểm riêng đó của bài thơ? Trên ý nghĩa khách quan, quá trình hình thành độc đáo của bài thơ phản ánh khá rõ một chặng đường từ nhận diện để đi đến thấu hiểu về đất nước của nhà thi sĩ. Tất cả không diễn ra một sớm một chiều mà đòi hỏi phải có sự trải nghiệm, nghiền ngẫm, đòi hỏi tự nhà thơ phải vượt lên trong cuộc hòa mình vào đời sống chiến đấu của toàn dân tộc. Đối với việc bộc lộ tâm hồn của nhà thơ, cái vẻ lỏng lẻo ở kết cấu bề mặt của bài thơ lại trở nên một sáng tạo lí thú. Vì vậy, trong ý đồ sáng tạo, chưa hẳn nhà thơ đã muốn che dấu hoàn toàn những mối “hàn ghép”.
Phần đầu bài thơ - phần vẫn được đánh giá là hay hơn cả - chứa đựng rất nhiều ấn tượng cụ thể về một mùa thu đất nước. Thoạt tiên, đó là một cảm giác thư thái như muốn nhẹ nhàng bay lên theo hai câu thơ có đến 12/14 âm tiết mang thanh điệu có âm cực cao:
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới.
Một sự tương đồng gợi nhớ. Một liên tưởng của nét đẹp trường cửu của mùa thu xứ sở với hơi may phảng phất và hương cốm dìu dịu tỏa bay. Mùa thu nay cũng như mùa thu xưa, thiên nhiên vẫn đẹp đến nao lòng. Có khác chăng là lòng người và hoàn cảnh xã hội. Nỗi nhớ của tác giả đã thực sự làm một đối chiếu tự nhiên để hình ảnh của ngày qua được dịp trở về vô cùng sống động:
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
Còn có thể nói gì thêm về câu thơ ấy? Một tiết trời dễ khiến lòng ta xao xuyến. Một chút thoáng heo may se se khơi gợi biết mấy nỗi niềm. Thu tới - không gian chợt yên ắng để tiếng nói của nội tâm cất lời. Các dãy phố như dài thêm và đượm vẻ trầm u đặc biệt, tạo nên một bối cảnh xao xác rất thích hợp cho hình ảnh người ra đi xuất hiện. Người ra đi ở đây là ai, tác giả không nói rõ cụ thể chỉ biết rằng Người ấy rời Hà Nội yêu dấu với rất nhiều quyết tâm, tương tự các tráng sĩ xưa đã lên đường là đi một mạch chẳng ngoảnh đầu trở lại. Phải chăng đó cũng chính là mẫu người từng được Thâm Tâm nhắc tới "Một giã gia đình một dửng dưng" Và chắc chắn giống nhân vật của Tống biệt hành, người ấy tuy bên ngoài có vẻ lạnh lùng nhưng lòng thì để lại đang trăn trở thao thức với “ thềm nắng lá rơi đầy” ở phía sau lưng. Cả đoạn thơ rất giàu chất điện ảnh, trong đó câu cuối đặc tả cận cảnh để tự cảnh đó kể với người đọc bao điều. Câu thơ ngắt nhịp 2/2/3 như muốn diễn tả vẻ rơi rơi ngập ngừng của lá vàng khô cùng niềm lưu luyến ủ kín trong lòng kẻ quyết chia tay Hà Nội để lên đường. Bề ngoài, họ không “ bước đi một bước giây giây lại dừng”, nhưng trong thâm tâm, từng chiếc lá rơi đều gieo vào lòng họ một nỗi bâng khuâng dìu dặt. Từ gần đến xa, rồi từ xa lại về gần, những câu thơ tiếp đó khơi thêm cảm xúc về mùa thu, đưa độc giả quay lại thời điểm hiện tại để được thanh thản trong niềm vui giao hòa giữa lòng người và cảnh vật.
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha.
“Mùa thu nay khác rồi” là sự so sánh bật thành tiếng reo, một tiếng reo ghi nhận sự khác biệt giữa hai thời đại và khẳng định niềm vui mới đang tới. Câu thơ năm chữ xuất hiện đột ngột sau những câu bảy chữ có nội dung mạch lạc và âm điệu thật dứt khoát. Nó chứa đựng cả tình cảm và nhận thức, đồng thời lí giải sâu sắc vị trí đứng và tâm thế lắng nghe của nhà thơ giữa một bối cảnh thiên nhiên vô cùng khoáng đạt: “Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi”. Hai chữ “vui nghe” mà càng nhận ra bao cái khác. Cái khác ấy đến từ cách thổi của gió và cách hòa điệu của rừng tre. Nó “phấp phới” như vẫy chào, mời gọi và đầy tin tưởng, không giống như cái “xao xác” chứa niềm khắc khoải mơ hồ xưa kia. Trùm lên cả người, cả rừng tre, cả núi đồi là trời thu mới mẻ tinh khôi đang hay vừa thay áo mới. Giữa những câu sáu chữ, bảy chữ dài ngắn không đều, câu thơ năm chữ “trời thu thay áo mới” rơi xuống thật ngọt ngào, ấm áp, rồi điệu thơ chuyển ngập ngừng và xúc động khôn xiết với câu “Trong biếc nói cười thiết tha”. Trong câu thơ vừa trích có những chỗ “bất khả giải” gợi nhiều cách hiểu khác nhau. Trong niềm vui dâng đầy, mỗi chữ đều như toả chiếu ánh hân hoan và các thanh trắc đều dội vào lòng người một nỗi náo nức đặc biệt.
Bè cao của bài thơ bỗng tách ra, vút lên trong vắt, hồn nhiên và hào hứng vô cùng:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta.
Câu thơ cao giọng mà không lên gân. Hai câu điệp lại mang cung một ý mang cảm hứng khẳng định mạnh mẽ - khẳng định chủ quyền của chúng ta đối với vùng trời vùng đất ta đang chiêm ngưỡng với tầm ôm chứa rộng rãi:
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
Nhịp điệu liệt kê dồn dập của đoạn thơ tiếp tục nhấn mạnh ý thức sở hữu của cái ta cộng đồng đối với non nước mình, mặt khác, gợi cảm giác cái ta ấy đang làm việc giới thiệu vẻ đẹp của Tổ quốc với cảm xúc tự hào và sung sướng. Nếu hai thanh trắc “ mát - ngát” kết thúc hai câu trên giống như nhấn mạnh khi giới thiệu khiến cho hình ảnh dược khắc đậm trong tâm khảm người đọc, người chứng kiến, thì hai thanh trắc liền nhau (đỏ nặng) ở phần giữa câu tiếp đó lại làm cho âm điệu của đoạn thơ trầm dần xuống để trôi xa mơ màng cùng hai thanh bằng nơi hai chữ phù sa. Dồn dập reo hát rồi trầm lắng, bâng khuâng, đó là sự chuyển động theo chu kì của điệu thơ, tạo nên sự căng - chùng luân phiên rất đặc biệt và giàu tính nghệ thuật.
Ở cuối đoạn thơ này, từ câu thơ ba chữ. cô đọng và trang nghiêm “Nước chúng ta”, độc giả được dẫn dắt vào mạch suy tư về truyền thống anh hùng của đất nước:
Nước chúng ta
Nước của những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về.
Có thể xem hai câu đầu của đoạn vừa trích là một định nghĩa - cái định nghĩa khá cơ bản thể hiện nhận thức sâu sắc của nhà thơ về đất nước: Việt Nam - Ấy là một mảnh đất bất khuất. Trong bối cảnh của cuộc chiến tranh, đúng là có điều kiện nhìn rõ hơn bao giờ hết phẩm chất ấy của dân tộc mình, đất nước mình. Sau định nghĩa là chứng minh. Nhưng điểm độc đáo là nhà thơ không chứng minh bằng lí lẽ, bằng các sự kiện mà bằng một cảm nhận. Hai chữ “rì rầm" làm câu thơ trở nên giàu ấn tượng, khiến cho khái niệm “tiếng nói ông cha” vẫn thường quen nói bớt vẻ trừu tượng, mơ hồ để trở nên sống động cụ thể. Quả thật, đây là kiểu chứng minh rất thơ và cũng rất Nguyễn Đình Thi nữa! Trước khi nói với những ai, nó đã chứng minh cho mình hiểu thêm về đất nước. Từ những mối xúc động tuy phong phú nhưng không rõ rệt ban đầu trước một sáng thu Hà Nội đến thứ tình cảm được tổ chức lại và có định hướng như vừa phân tích trên, hẳn đó là cả một chặng đường dài nhận thức.
Khi đã chạm tới cốt lõi của vấn đề, ý thơ ngày càng sáng và mạch thơ ngày càng lộ rõ. Nếu đoạn thơ trước diễn tả sinh động quá trình đi từ cảm giác đến ý niệm thì đoạn thơ sau giống như sự thể nghiệm của nhận thức bằng thực tiễn. Không phải ngẫu nhiên mà từ “Ôi những cánh đồng quê” ... trở đi, cách biểu đạt thơ đã đổi khác, những hình ảnh thực tế giàu biểu trưng và song hành và đôi khi hòa lẫn với những khái quát luận trực tiếp. Sự phân khổ bốn câu đều đặn một mặt làm các ý thơ hơi tải ra, mặt khác, lại có vẻ cần thiết cho sự dẫn giải, lập luận vốn đòi hỏi sự sáng sủa, lô-gíc. Hay nhất trong phần hai của bài thơ có lẽ là khổ này:
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.
Đây là những câu thơ từng trải, kết quả của một vốn sống phong phú. Nếu chưa từng biết đến những “ đêm dài hành ”, chưa từng chứng kiến những cảnh xóm làng tan hoang vì sự tàn phá của quân thù, chưa từng thấy những gai nhọn tua tủa của dây thép gai cản vương tầm mắt hằn rõ lên hoàng hôn bầm đỏ một màu máu, thì không thể viết được những câu thơ như thế. Những từ “chảy máu”, “đâm nát” đâu chỉ đơn giản là thủ pháp tạo hình, gây ấn tượng của thơ. Nó trước hết là nỗi quặn lòng, là sự đau đớn vò xé tâm can. Cũng như từ “bồn chồn” rất gợi ở câu sau đó. Nó chính là cuộc đời. Cuộc đời làm cho lòng yêu thương ta thêm lớn, thêm sâu, giúp ta bắt được mạch sống lớn của dân tộc để từ đó mọi buồn vui xúc cảm thực sự mang ý nghĩa đại diện. Nếu xem bài thơ (trong đặc điểm ghép mối đã nói trên của nó) là một sự phản ánh chân thực quá trình chuyển tiếp phong cách thơ cũng như nhận thức chính trị - xã hội của Nguyễn Đình Thi, thì khổ thơ này giống như cái bản lề giúp ta hiểu thấu các giai đoạn của quá trình. Từ đây, bắt đầu một sự hòa nhập thơ của Nguyễn Đình Thi vào cái phong cách thơ mang ý nghĩa thời đại: cảm xúc cá nhân, riêng tư (hiểu theo nghĩa hẹp). Bắt đầu mờ dần để tiếng nói công nhân sang sảng cất lời. Thời gian mở ra (từ “sáng chớm lạnh” của kỉ niệm riêng đến những năm đau thương, “ngày nắng đốt theo đêm mưa dội” của cả dân tộc), không gian mở ra (từ “thềm nắng lá rơi đầy”) Hà Nội quen thuộc đến quê hương, đất nước, “trời đất mới” không còn cua riêng của một con người và lịch sử cũng mang chiều kích mới (từ lịch sử một tâm hồn đầy “nhớ”, đầy “xao xác”, thậm chí cả “phấp phới” đến lịch sử một đất nước vận động từ “đau thương”, “căm hờn” đến “ đứng dậy”, “vỡ bờ”). Tất cả những sự “mở ra” nói trên đã làm cho các ý thơ mang tính khái quát cao hơn phù hợp với tầm vóc của đề tài và các hình ảnh cũng mang những nét hoành tráng khác trước với những biểu hiện tình cảm vừa trầm tĩnh vừa phấn khích. Lúc này, hình ảnh người ra đi xuất hiện đầu bài thơ đã thu hút vào trong hình tượng lớn: cả dân tộc là một khối thống nhất, “trán đẫm mồ hôi và hi vọng”, rắn rỏi, mạnh mẽ bước tới tương lai:
Ngày nắng đốt theo đêm mưa dội
Mỗi bước đường mỗi bước hi sinh
Trán cháy rực nghĩ trời đất mới
Lòng ta bát ngát ánh bình minh
Cái “được” nhất của mảng thơ sau này chính là hơi thơ. Tiếng nói của một cá nhân âm vang tiếng nói của một dân tộc “Đã đứng lên thành những anh hùng”, cho nên, nhiều điều to tát đã nói ra mà không gây cảm xúc khó chịu. Sự nhân danh một cái gì to lớn hơn của nhà thơ được tiếp nhận tự nhiên, bởi sự thật ông đã đồng cảm với mạch sống lớn của dân tộc qua khát vọng chân thành, muốn nắm bắt và thấu hiểu nó.
Khổ cuối cùng của bài thơ là một cái “kết” xứng đáng với bản tráng ca về đất nước:
Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa.
Sau những khổ thơ bảy chữ mang âm hưởng của một giọng kể trầm vang chứa chất từng trải với cách ngắt nhịp phổ biến 3/4 dễ tạo cảm giác bề thế, là khổ thơ sáu chữ dường như muốn cô đọng lại, nén lại mà vần muốn toả ra. Cảm xúc vừa muốn tiết chế vừa muốn buông thả tự nhiên theo những từ có khả năng đập mạnh vào cảm giác, gợi nghĩ đến sự chuyển rung đi lên. Đoạn thơ không chỉ có sự thuyết phục của ý tứ mà còn có sức thuyết phục của một hình ảnh thực tế được biểu trưng hóa, chưa để mất hết những dấu vết cụ thể cảm tính ("rung trời", “người như nước vỡ bờ”, “rũ bùn”, “đứng dậy”, “sáng lòa” ). Phải nói rằng, thơ Nguyễn Đình Thi thường rất hay trong những trường hợp tương tự, khi những chi tiết đời sống đưa vào qua sự chọn lọc của một hồn thơ vừa mạnh ở cảm giác, vừa mạnh ở khả năng khái quát trí tuệ.
Trong bài thơ này, nét mặt quê hương đã ngời lên với những vẻ đa dạng thông qua sự cảm nhận, khám phá của một tâm hồn thi sĩ rất giàu nội tâm cũng như rất giàu ý thức công dân. Nhưng về cơ bản, sự phát hiện của Nguyễn Đình Thi chủ yếu hướng vào truyền thống anh hùng, bất khuất của đất nước - một phẩm chất càng trải qua gian khó, qua thử thách chiến tranh nó càng rạng ngời toả sáng. Đây là một góc nhìn vừa của riêng nhà thơ lại vừa của lịch sử trong một thời kỳ nhất định.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: