Truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân lấy bối cảnh là nạn đói khủng khiếp năm 1945 để diễn tả được cái đói có sức nặng như thế nào, nhưng ngụ ý của tác giả chính là việc dựa trên nạn đói để lột tả tính cách “trong như ngọc sáng ngời” của những con người, những mảnh đời lầm thân. Nhân vật bà cụ Tứ là một hình tượng điển hình cho người đàn bà nghèo khổ đến cùng cực nhưng có tình yêu thương con đến vô bờ bến. Hẳn rằng người đọc sẽ không bao giờ quên những lời mà Kim Lân đã dành cho bà.Kim Lân rất khôn khéo khi lựa chọn thời điểm thích hợp để bà cụ Tứ xuất hiện, tại sao không phải là đầu câu chuyện mà lại ở giữa câu chuyện. Tác giả muốn gợi lên cái nghèo đói đến thê lương của xóm ngụ cư này, lấy nó làm nền, làm đòn bẩy để đi sâu vào phân tích diễn biến tâm lý, nội tâm của người đàn bà này.Bà Tứ xuất hiện từ khi Tràng đưa vợ về nhà, và diễn biến tâm lý của bà cụ thay đổi liên tục từ khi có một người đàn bà khác xuất hiện trong ngôi nhà của mình.
Phân tích diễn biến tâm trạng của Tràng và của bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân.
DÀN BÀI (Gợi ý)
Mở bài:
- Giới thiệu Kim Lân và tác phẩm “Vợ nhặt”.
- Nêu vấn đề: Hai nhân vật chính trong truyện là Tràng và bà cụ Tứ với diễn biến tâm trạng của hai nhân vật này được Kim Lân miêu tả rất tinh tế, đặc sắc.
Thân bài:
1. Hoàn cảnh hai nhân vật:
Tràng và bà cụ Tứ là dân ngụ cư nghèo khổ, nạn đói hoành hành, khiến đời sống hai mẹ con thêm khó khăn, cùng kiệt. Lúc đó, Tràng bỗng nhặt được vợ. Trong tình huống đặc biệt này, hai người đã trải qua diễn biến tâm trạng rất phức tạp.
2. Diễn biến tâm lí của nhân vật Tràng:
- Lúc đầu gặp cô gái: vì lòng trắc ẩn mà mời cô ăn bữa bánh đúc, đùa chơi mà cô theo anh thật. Anh: “Chậc, kệ!” ® sẵn lòng cưu mang cô, phó mặc cho số phận.
- Khi có vợ:
· Vô cùng hạnh phúc: “phớn phở…tủm tỉm cười…mắt thì sáng lên lấp lánh”.
· Hạnh phúc đến quá bất ngờ khiến Tràng bàng hoàng, ngây ngất, Tràng “ngờ ngợ như không phải thế…hắn đã có vợ đấy ư?”.
· Sáng hôm sau, Tràng thấy mình nên người, thấy thương yêu và có trách nhiệm với gia đình “hắn mới thấy hắn nên người…có bổn phận lo lắng cho vợ con sau này”.
- Bắt đầu chuyển biến về nhận thức: hướng về Việt Minh, về những người cướp kho thóc của Nhật “Tràng thấy ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ, khó hiểu”.
Trong khốn cùng, Tràng vẫn giữ được một niềm tin lạc quan, hy vọng mãnh liệt vào tương lai. Niềm tin vào sức sống đó sẽ là tiền đề hướng những con người lao động khốn khổ này tới cách mạng, đến với những hoạt động đấu tranh giành quyền sống cho mình, cho gia đình mình.
3. Diễn biến tâm lí của bà cụ Tứ:
a) Việc Tràng nhặt được vợ giữa những ngày đói đã khiến cụ Tứ rơi vào một trạng thái tâm lí vô cùng phức tạp:
- Thoạt tiên: bà ngạc nhiên, bàng hoàng không hiểu “bà lão hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn… Ô hay, thế là thế nào nhỉ?”.
- Khi hiểu ra cớ sự:
· Bà xót xa, tội nghiệp cho đứa con của mình “người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi…Còn mình thì…”.
· Bà cũng xót xa, thông cảm cho cô con dâu “người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình…”, bà nhìn người đàn bà lòng đầy thương xót.
· Mừng cho con, bà cũng lo cho con “bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình…chúng nó lấy nhau…liệu có hơn bố mẹ trước kia không?”
· Bà tủi buồn khi nghĩ mình chưa làm tròn bổn phận người mẹ, chưa lo việc cưới vợ cho con “kể có ra làm được dâm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo…chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá”…
b) Trong nỗi mừng tủi đó, bà vẫn nhen nhóm một niềm tin, lạc quan, hi vong ở ngày mai:
- Bà an ủi, động viên hai con “rồi ra may mà ông giời cho khá…ai giàu ba họ, ai khó ba đời”
- Bà cùng con dâu ra sức dọn dẹp nhà cửa, bà nấu cháo cám nhưng lại gọi là “chè khoán”.
- Bà thật lòng tin rằng mơ ước của mình sẽ thành hiện thực nét mặt bà “tươi tỉnh…rạng rỡ hẳn lên…bà nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng sau này…”
- Bà và “nàng dâu mới” đều tin vào tương lai sáng sủa “Hình như ai nấy đều có ý nghĩ rằng thu xếp cửa nhà cho quang quẻ, nền nếp thì cuộc đời họ có thể khác đi…”
ð Bà cụ Tứ là người mẹ rất thương con, nhân hậu, luôn có niềm tin vào tương lai, cuộc sống
4. Đánh giá:
- Tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ và anh Tràng được miêu tả với diễn biến phong phú, hợp lí và sâu sắc.
- Kim Lân đã thể hiện vốn sống giàu có về đề tài nông thôn, đặc biệt là tấm lòng yêu thương, trân trọng hết mực những người nông dân nghèo khổ mà nhân hậu.
Kết bài:
- Thành công của Kim Lân khi xây dựng nhân vật nông dân: về ngoại hình, tính cách, số phận, đặc biệt là chiều sâu nội tâm.
- Nhân vật thể hiện sâu sắc giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Phân tích diễn biến tâm trạng của Tràng và của bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân.
Mở bài:
- Giới thiệu Kim Lân và tác phẩm “Vợ nhặt”.
- Nêu vấn đề: Hai nhân vật chính trong truyện là Tràng và bà cụ Tứ với diễn biến tâm trạng của hai nhân vật này được Kim Lân miêu tả rất tinh tế, đặc sắc.
Thân bài:
1. Hoàn cảnh hai nhân vật:
Tràng và bà cụ Tứ là dân ngụ cư nghèo khổ, nạn đói hoành hành, khiến đời sống hai mẹ con thêm khó khăn, cùng kiệt. Lúc đó, Tràng bỗng nhặt được vợ. Trong tình huống đặc biệt này, hai người đã trải qua diễn biến tâm trạng rất phức tạp.
2. Diễn biến tâm lí của nhân vật Tràng:
- Lúc đầu gặp cô gái: vì lòng trắc ẩn mà mời cô ăn bữa bánh đúc, đùa chơi mà cô theo anh thật. Anh: “Chậc, kệ!” ® sẵn lòng cưu mang cô, phó mặc cho số phận.
- Khi có vợ:
· Vô cùng hạnh phúc: “phớn phở…tủm tỉm cười…mắt thì sáng lên lấp lánh”.
· Hạnh phúc đến quá bất ngờ khiến Tràng bàng hoàng, ngây ngất, Tràng “ngờ ngợ như không phải thế…hắn đã có vợ đấy ư?”.
· Sáng hôm sau, Tràng thấy mình nên người, thấy thương yêu và có trách nhiệm với gia đình “hắn mới thấy hắn nên người…có bổn phận lo lắng cho vợ con sau này”.
- Bắt đầu chuyển biến về nhận thức: hướng về Việt Minh, về những người cướp kho thóc của Nhật “Tràng thấy ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ, khó hiểu”.
Trong khốn cùng, Tràng vẫn giữ được một niềm tin lạc quan, hy vọng mãnh liệt vào tương lai. Niềm tin vào sức sống đó sẽ là tiền đề hướng những con người lao động khốn khổ này tới cách mạng, đến với những hoạt động đấu tranh giành quyền sống cho mình, cho gia đình mình.
3. Diễn biến tâm lí của bà cụ Tứ:
a) Việc Tràng nhặt được vợ giữa những ngày đói đã khiến cụ Tứ rơi vào một trạng thái tâm lí vô cùng phức tạp:
- Thoạt tiên: bà ngạc nhiên, bàng hoàng không hiểu “bà lão hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn… Ô hay, thế là thế nào nhỉ?”.
- Khi hiểu ra cớ sự:
· Bà xót xa, tội nghiệp cho đứa con của mình “người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi…Còn mình thì…”.
· Bà cũng xót xa, thông cảm cho cô con dâu “người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình…”, bà nhìn người đàn bà lòng đầy thương xót.
· Mừng cho con, bà cũng lo cho con “bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình…chúng nó lấy nhau…liệu có hơn bố mẹ trước kia không?”
· Bà tủi buồn khi nghĩ mình chưa làm tròn bổn phận người mẹ, chưa lo việc cưới vợ cho con “kể có ra làm được dâm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo…chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá”…
b) Trong nỗi mừng tủi đó, bà vẫn nhen nhóm một niềm tin, lạc quan, hi vong ở ngày mai:
- Bà an ủi, động viên hai con “rồi ra may mà ông giời cho khá…ai giàu ba họ, ai khó ba đời”
- Bà cùng con dâu ra sức dọn dẹp nhà cửa, bà nấu cháo cám nhưng lại gọi là “chè khoán”.
- Bà thật lòng tin rằng mơ ước của mình sẽ thành hiện thực nét mặt bà “tươi tỉnh…rạng rỡ hẳn lên…bà nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng sau này…”
- Bà và “nàng dâu mới” đều tin vào tương lai sáng sủa “Hình như ai nấy đều có ý nghĩ rằng thu xếp cửa nhà cho quang quẻ, nền nếp thì cuộc đời họ có thể khác đi…”
ð Bà cụ Tứ là người mẹ rất thương con, nhân hậu, luôn có niềm tin vào tương lai, cuộc sống
4. Đánh giá:
- Tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ và anh Tràng được miêu tả với diễn biến phong phú, hợp lí và sâu sắc.
- Kim Lân đã thể hiện vốn sống giàu có về đề tài nông thôn, đặc biệt là tấm lòng yêu thương, trân trọng hết mực những người nông dân nghèo khổ mà nhân hậu.
Kết bài:
- Thành công của Kim Lân khi xây dựng nhân vật nông dân: về ngoại hình, tính cách, số phận, đặc biệt là chiều sâu nội tâm.
- Nhân vật thể hiện sâu sắc giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Sưu tầm
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: