Đầy đủ sắc thái tâm trạng của người đang yêu: nỗi khát khao niềm đam mê bất tận nỗi nhớ nhung cùng sự sôi nỗi và suy tư lắng đọng…rồi cả ước mơ, Xuân Quỳnh đã diễn tả thật tinh tế và tài hoa trong bài thơ “Sóng”. Sau này, ta sẽ còn bắt gặt một Xuân Quỳnh tha thiết, một Xuân Quỳnh nồng nàn, một Xuân Quỳnh nhân hậu trong nhiều bài thơ tình nữa, nhưng rõ ràng , ở bài “Sóng”, Xuân Quỳnh đã bộc lộ khá đầy đủ phong cách thơ của mình. Giữa những năm chiến tranh đầy máu lửa, thơ tình Xuân Quỳnh đã làm người ta tin vào sự sống, tin vào con người hơn nữa. Thơ tình Xuân Quỳnh mang lại khoảng bình yên cho tâm hồn người đọc, mang lại tình yêu cho đôi lứa đang yêu…
Gợi ý phân tích bài thơ ''Sóng'' của Xuân Quỳnh
I. NHỮNG LƯU Ý VỀ TÁC GIẢ XUÂN QUỲNH
- Xuân Quỳnh là nhà thơ tiêu biểu của lớp nhà thơ trẻ thời chống Mỹ, cũng là gương mặt đáng chú ý của nền thơ Việt Nam hiện đại.
- Quê ở thôn La Khê, xã Văn Khê, một vùng có nghề dệt lụa nổi tiếng. Mồ côi mẹ từ nhỏ, không sống gần cha. Niềm khao khát tình thương, tình yêu, mái ấm gia đình, sự nhạy cảm với tình mẫu tử ở Xuân Quỳnh có lẽ còn do bắt nguồn từ một tuổi thơ nhiều thiệt thòi.
- Nhà thơ khởi đầu từ sân khấu, nhưng mê thơ nên rời bỏ để hoạt động văn học. Xuân Quỳnh sớm được chú ý, nhưng lại phải vượt qua nhiều khó khăn để có thể gắn bó với thơ.
- Bản sắc thơ Xuân Quỳnh tươi tắn, hồn hậu và nồng nhiệt. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn gắn bó thiết tha với cuộc đời, con người, khao khát tình yêu, trân trọng, chăm chút cho hạnh phúc bình dị đời thường.
- Thơ tình yêu là một mảng đặc sắc ở Xuân Quỳnh. Đó là tiếng thơ bày tỏ trực tiếp những khát khao sôi nổi, mãnh liệt mà chân thành, tự nhiên của một trái tim phụ nữ trong tình yêu.
II. CẢM NHẬN CHUNG VỀ BÀI THƠ
- Bài thơ được viết trong chuyến đi của Xuân Quỳnh về vùng ven biển Diêm Điền, tỉnh Thái Bình, ngày 29.12.1967.
- Bài thơ có một âm hưởng dào dạt, nhịp nhàng, gợi ra các nhịp con sống liên tiếp gối nhau, lúc tràn lên sôi nổi, lúc êm dịu lắng lại. Thể thơ 5 chữ với những dòng thơ thường là không ngắt nhịp, cùng với sự trở đi trở lại, bồi hoàn của hình tượng sóng đã tạo ra nhịp điệu và âm hưởng ấy. Nhưng sự mô tả nhịp điệu bên ngoài (sóng) là để diễn tả nhịp bên trong của tâm hồn: những đợt sóng của tình yêu khao khát, dào dạt, sôi nổi và da diết sâu lắng. Mượn sóng để nói khát vọng tình yêu, nhà thơ đã tìm được một hình tượng thật xác đáng và đẹp.
- Kết cấu hình tượng của bài thơ, nổi lên bao trùm là hình tượng “sóng”, nhưng bài thơ còn có hình tượng “em”. Sóng là ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hoá thân của em. Hai nhân vật ấy phân đôi ra để soi chiếu vào nhau và cộng hưởng. Tâm trạng người phụ nữ đang yêu soi vào sóng để thấy rõ mình hơn, nhờ sóng để biểu hiện những trạng thái xúc động, những khát khao mãnh liệt của mình.
III. PHÂN TÍCH
1. Bài thơ viết về tình yêu nhưng ngay từ đầu nhà thơ không trực tiếp bộc lộ tâm trạng của mình mà mượn “sóng”, một hình tượng gần gũi, để nói. “Sóng” thể hiện những trạng thái trái ngược, dữ dội/ dịu êm, ồn ào/ lặng lẽ. Tâm hồn đang yêu tự thức nhận về những biến động khác thường của lòng mình và khát khao vượt ra khỏi những giới hạn chật chội, tìm đến những miền bao la, vô tận như con sóng phải tìm ra sông bể. Khát vọng tình yêu được cảm nhận như khát vọng vĩnh hằng, muôn thuở của nhân loại, mà trước hết là của tuôi trẻ.
2. Từ tự nhìn lại để nhận thức về tình yêu trong lòng mình dẫn đến nhu cầu phân tích, lý giải. Đó là một quy luật tự nhiên của tâm lý: Sóng bắt đầu ...Khi nào ta yêu nhau.
Soi vào lòng mình, đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi về khởi nguồn của tình yêu, nhân vật trữ tình đã nói lên được quy luật sâu xa của tình yêu: Làm sao cắt nghĩa được tình yêu (Xuân Diệu)
3. Tình yêu đi liền với nỗi nhớ. Nỗi nhớ của người phụ nữ đang yêu được diễn tả thật sâu đậm. Bao trùm cả không gian (Dẫu xuôi về phương Bắc. Dẫu ngược về phương Nam); chiếm lấy cả tầng sâu và bề rộng (Con sóng ... trên mặt nước); khắc khoải trong mọi thời gian (ngày, đêm, cả trong mơ). Nó choán đầy cõi lòng, không chỉ trong ý thức mà cả tiềm thức (Lòng em nhớ đến anh. Cả trong mơ còn thức.)
Người phụ nữ đang yêu chân thành, mạnh bạo bày tỏ những khát khao trong lòng. Đây là điều mới mẻ cả trong đời lẫn trong thơ. Đó là tình yêu hết mình, quên mình, đòi hỏi sự duy nhất, tuyệt đối, đi liền với khát khao về mái ấm gia đình, với sự gắn bó lâu bền, thuỷ chung. Quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh có gốc rễ trong tâm thức dân tộc.
Tâm trạng khát khao và nỗi nhớ da diết trong bài thơ nhờ cách thể hiện sóng đôi qua em và sóng làm cho nó vừa bộc bạch trực tiếp lại vừa được miêu tả với các sắc thái cụ thể, gợi cảm, mỗi nét tâm trạng đều trở lại một điệp khúc, như những vòng sóng nối nhau, dội lại, cộng hưởng và lan toả.
Sóng nhớ tới bờ: Ngày đêm không ngủ được --> Con nào chẳng tới bờ. Dù muôn vàn cách trở.
Em nhớ đến anh: Cả trong mơ còn thức --> Nơi nào em cũng nghĩ. Hướng về anh một phương.
4. Nhạy cảm với thời gian, ý thức về thời gian gắn với niềm lo âu và khát khao trong hiện tại:
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Nhưng âu lo mà không dẫn đến thất vọng. Trái lại, càng sống hết mình, mãnh liệt hơn. Vượt lên tất cả là sự dâng hiến:
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
Đó là niềm khát khao dâng hiến, đồng thời cũng là ước muốn vĩnh viễn hoá tình yêu của mình để nó sống mãi với thời gian. Đặt bài thơ vào hoàn cảnh cuộc kháng chiến chống Mỹ, đó là biểu hiện của một thái độ sống tích cực .
5. Bài thơ thể hiện những cung bậc của tình yêu có khi mạnh mẽ, táo bạo, nhưng ở đây vẫn mang đậm bản sắc của trái tim người phụ nữ Việt Nam, nồng nhiệt mà cũng rất đôn hậu. Đó cũng là lý do khiến người đọc yêu thích bài thơ và tiếng thơ Xuân Quỳnh trở thành tiếng hát từ trái tim yêu của người phụ nữ nước Việt.
Cô Huỳnh Thị Thanh Xuân giới thiệu.
Gợi ý phân tích bài thơ ''Sóng'' của Xuân Quỳnh
I. NHỮNG LƯU Ý VỀ TÁC GIẢ XUÂN QUỲNH
- Xuân Quỳnh là nhà thơ tiêu biểu của lớp nhà thơ trẻ thời chống Mỹ, cũng là gương mặt đáng chú ý của nền thơ Việt Nam hiện đại.
- Quê ở thôn La Khê, xã Văn Khê, một vùng có nghề dệt lụa nổi tiếng. Mồ côi mẹ từ nhỏ, không sống gần cha. Niềm khao khát tình thương, tình yêu, mái ấm gia đình, sự nhạy cảm với tình mẫu tử ở Xuân Quỳnh có lẽ còn do bắt nguồn từ một tuổi thơ nhiều thiệt thòi.
- Nhà thơ khởi đầu từ sân khấu, nhưng mê thơ nên rời bỏ để hoạt động văn học. Xuân Quỳnh sớm được chú ý, nhưng lại phải vượt qua nhiều khó khăn để có thể gắn bó với thơ.
- Bản sắc thơ Xuân Quỳnh tươi tắn, hồn hậu và nồng nhiệt. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn gắn bó thiết tha với cuộc đời, con người, khao khát tình yêu, trân trọng, chăm chút cho hạnh phúc bình dị đời thường.
- Thơ tình yêu là một mảng đặc sắc ở Xuân Quỳnh. Đó là tiếng thơ bày tỏ trực tiếp những khát khao sôi nổi, mãnh liệt mà chân thành, tự nhiên của một trái tim phụ nữ trong tình yêu.
II. CẢM NHẬN CHUNG VỀ BÀI THƠ
- Bài thơ được viết trong chuyến đi của Xuân Quỳnh về vùng ven biển Diêm Điền, tỉnh Thái Bình, ngày 29.12.1967.
- Bài thơ có một âm hưởng dào dạt, nhịp nhàng, gợi ra các nhịp con sống liên tiếp gối nhau, lúc tràn lên sôi nổi, lúc êm dịu lắng lại. Thể thơ 5 chữ với những dòng thơ thường là không ngắt nhịp, cùng với sự trở đi trở lại, bồi hoàn của hình tượng sóng đã tạo ra nhịp điệu và âm hưởng ấy. Nhưng sự mô tả nhịp điệu bên ngoài (sóng) là để diễn tả nhịp bên trong của tâm hồn: những đợt sóng của tình yêu khao khát, dào dạt, sôi nổi và da diết sâu lắng. Mượn sóng để nói khát vọng tình yêu, nhà thơ đã tìm được một hình tượng thật xác đáng và đẹp.
- Kết cấu hình tượng của bài thơ, nổi lên bao trùm là hình tượng “sóng”, nhưng bài thơ còn có hình tượng “em”. Sóng là ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hoá thân của em. Hai nhân vật ấy phân đôi ra để soi chiếu vào nhau và cộng hưởng. Tâm trạng người phụ nữ đang yêu soi vào sóng để thấy rõ mình hơn, nhờ sóng để biểu hiện những trạng thái xúc động, những khát khao mãnh liệt của mình.
III. PHÂN TÍCH
1. Bài thơ viết về tình yêu nhưng ngay từ đầu nhà thơ không trực tiếp bộc lộ tâm trạng của mình mà mượn “sóng”, một hình tượng gần gũi, để nói. “Sóng” thể hiện những trạng thái trái ngược, dữ dội/ dịu êm, ồn ào/ lặng lẽ. Tâm hồn đang yêu tự thức nhận về những biến động khác thường của lòng mình và khát khao vượt ra khỏi những giới hạn chật chội, tìm đến những miền bao la, vô tận như con sóng phải tìm ra sông bể. Khát vọng tình yêu được cảm nhận như khát vọng vĩnh hằng, muôn thuở của nhân loại, mà trước hết là của tuôi trẻ.
2. Từ tự nhìn lại để nhận thức về tình yêu trong lòng mình dẫn đến nhu cầu phân tích, lý giải. Đó là một quy luật tự nhiên của tâm lý: Sóng bắt đầu ...Khi nào ta yêu nhau.
Soi vào lòng mình, đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi về khởi nguồn của tình yêu, nhân vật trữ tình đã nói lên được quy luật sâu xa của tình yêu: Làm sao cắt nghĩa được tình yêu (Xuân Diệu)
3. Tình yêu đi liền với nỗi nhớ. Nỗi nhớ của người phụ nữ đang yêu được diễn tả thật sâu đậm. Bao trùm cả không gian (Dẫu xuôi về phương Bắc. Dẫu ngược về phương Nam); chiếm lấy cả tầng sâu và bề rộng (Con sóng ... trên mặt nước); khắc khoải trong mọi thời gian (ngày, đêm, cả trong mơ). Nó choán đầy cõi lòng, không chỉ trong ý thức mà cả tiềm thức (Lòng em nhớ đến anh. Cả trong mơ còn thức.)
Người phụ nữ đang yêu chân thành, mạnh bạo bày tỏ những khát khao trong lòng. Đây là điều mới mẻ cả trong đời lẫn trong thơ. Đó là tình yêu hết mình, quên mình, đòi hỏi sự duy nhất, tuyệt đối, đi liền với khát khao về mái ấm gia đình, với sự gắn bó lâu bền, thuỷ chung. Quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh có gốc rễ trong tâm thức dân tộc.
Tâm trạng khát khao và nỗi nhớ da diết trong bài thơ nhờ cách thể hiện sóng đôi qua em và sóng làm cho nó vừa bộc bạch trực tiếp lại vừa được miêu tả với các sắc thái cụ thể, gợi cảm, mỗi nét tâm trạng đều trở lại một điệp khúc, như những vòng sóng nối nhau, dội lại, cộng hưởng và lan toả.
Sóng nhớ tới bờ: Ngày đêm không ngủ được --> Con nào chẳng tới bờ. Dù muôn vàn cách trở.
Em nhớ đến anh: Cả trong mơ còn thức --> Nơi nào em cũng nghĩ. Hướng về anh một phương.
4. Nhạy cảm với thời gian, ý thức về thời gian gắn với niềm lo âu và khát khao trong hiện tại:
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Nhưng âu lo mà không dẫn đến thất vọng. Trái lại, càng sống hết mình, mãnh liệt hơn. Vượt lên tất cả là sự dâng hiến:
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
Đó là niềm khát khao dâng hiến, đồng thời cũng là ước muốn vĩnh viễn hoá tình yêu của mình để nó sống mãi với thời gian. Đặt bài thơ vào hoàn cảnh cuộc kháng chiến chống Mỹ, đó là biểu hiện của một thái độ sống tích cực .
5. Bài thơ thể hiện những cung bậc của tình yêu có khi mạnh mẽ, táo bạo, nhưng ở đây vẫn mang đậm bản sắc của trái tim người phụ nữ Việt Nam, nồng nhiệt mà cũng rất đôn hậu. Đó cũng là lý do khiến người đọc yêu thích bài thơ và tiếng thơ Xuân Quỳnh trở thành tiếng hát từ trái tim yêu của người phụ nữ nước Việt.
Cô Huỳnh Thị Thanh Xuân giới thiệu.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: