Nhập bào và xuất bào nếu chỉ phân biệt (nêu những điểm khác nhau) thì rất đơn giản:
- Nhập bào: đưa vật chất, vi khuẩn... trong vào tế bào
- Xuất bào: đưa vật chất, vi khuẩn... ra ngoài tế bào
Nêu thêm điểm giống:
Đều là hình thức vận chuyển chất ra vào tế bào bằng cách biến đổi hình dạng của màng sinh chất.
---------
Kiến thức:
Quá trình nhập bào và xuất bào là hai quá trình rất dễ nhầm lẫn. bạn chưa phân biệt dược hai quá trình này hay chưa hiểu rõ về nó thì bài viết sau đây xin giới thiệu về hai quá trình này. Đặc biệt, bài viết so sánh sự giống và khác nhau của nhập bào và xuất bào để bạn hiểu rõ về hai quá trình này hơn.
Một số phân tử có kích thước lớn, không lọt qua lỗ màng nên sự trao đổi chất được thực hiện như sự biến dạng tích cực của màng tế bào và có sử dụng năng lượng. đó chính là nhập bào và xuất bào.
Nhập bào
Khái niệm:
Nhập bào là phương thức đưa các chất vào bên trong tế bào bằng cách làm biến dạng màng sinh chất.
Phân loại:
- Khái niệm: thực bào là phương thức của tế bào động vật dung để “ăn” các tế bào vi khuẩn, các mảnh vỡ tế bào cũng như các hợp chất có kích thước lớn.
- Cơ chế hoạt động:
+ Màng tế bào lõm vào để bao bọc lấy đối tượng
+ Nuốt hẳn đối tượng vào bên trong tế bào
+ Đối tượng được bao bọc bởi một lớp màng riêng thì lien kết với lizoxom và bị enzim phân hủy.
- Khái niệm: là quá trình vận chuyển các giọt nhỏ dịch ngoại bào vào trong tế bào.
- Quá trình ẩm bào: màng sinh chất lõm vào bao bọc lấy giọt dịch rồi đưa vào tế bào.
Xuất bào
Khái niệm:
Xuất bào là phương thức tế bào đưa các chất ra ngoài theo cách ngược với quá trình nhập bào.
Quá trình xuất bào:
- Hình thành bóng xuất bào chứa chất thải
- Các bóng liên kết với màng -> màng biến đổi bài xuất chất thải ra ngoài màng tế bào.
So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa nhập bào và xuất bào:
Giống nhau:
Nhập bào và xuất bào đều là hình thức vận chuyển chất ra vào tế bào bằng cách biến đổi hình dạng của màng sinh chất.
Khác nhau:
- Nhập bào là quá trình đưa các chất vào bên trong tế bào bằng cách làm biến dạng màng sinh chất.
- Nhập bào ngược lại với quá trình nhập bào.
Hi vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ kiến thức về nhập bào và xuất bào mà bạn yêu cầu.
st