• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Phân biệt làm giấm và làm sữa chua

be_ngoc_2011

New member
Xu
0
Làm giấm với làm sữa chua khác nhau mà

*Làm giấm

Lấy một lít nếp tốt nấu cho nở tét hai đầu hột nếp .Để nếp nguội đải nước lạnh cho sạch nhựa. Đổ nếp ra rổ thưa cho ráo nước. Đổ vào hũ, lu hay mái tuỳ theo số lượng muốn làm ít hay nhiều ..sau đó đổ vào một lít rượu trắng.
Rượu đế càng tốt, và 16 lít nước trong được nước mưa thì tốt hơn.
Công thức:
1 nếp + 1 rượu + 16 nước
Đậy lên hủ đựng vải thưa khô để ngừa côn trùng lọt vào để tránh cho giấm bị kết tủa .Khoảng 12 đến 15 ngày thì Giấm chua. Khi chiết lấy giấm ra phải dùng vải để lượt, giấm rất trong và chua thanh. Khi chiết giấm ra đừng lấy tới phần giấm đục, chừa nếp và khoảng 3, 4 lít nước giấm đục để gầy lại.

Lưu ý quan trọng:
Vật đựng phải rửa thật sạch ,úp lại cho thật khô thật hết nước ,rửa lại bằng nước đun sôi không dùng lu hũ có tráng ximăng vì chắc chắn là sẽ lànm hư giấm. Sau đó trước khi dùng phải phơi nắng vật đựng thật khô. Sau khi đổ nếp rượu nước vào rồi thì đem hủ để vào chổ mát và không được di chuyển chúng.
Gầy giấm kỳ 2:
Từ phần còn chừa lại của lần 1đổ vào thêm 2 lít rượu và 36 lít nước (nếp không phải nấu nữa - Rượu + nước gấp đôi lần trước) khoảng trên 20 ngày thì giấm chua (phải thử trước khi chiết ra)
Ta lại để lại từ 4 đến 6 lít nước giấm đục, mà ta gọi là cái giấm. Cái giấm chua nhiều thì để lại ít, chua ít thì để lại nhiều.

Gầy giấm kỳ 3:
Sau khi chiếc xong lần 2, đổ vào 3 phần rượu + 48 phần nước.
Thời gian để cho giấm chua trên 30 ngày. Lần nầy là cuối cùng sau khi chiết hết giấm chua ra, bỏ hết tất cả. Chuẩn bị lu hủ vật liệu như lần đầu tiên.

Hoặc cách này:

Muốn làm giấm nhanh nhất là mua 1 lít giấm nuôi phải đúng giấm nuôi. hai trái chuối sứ có nơi gọi là chuối mốc, để chín rục, dùng cái keo,hay hũ khoảng 5- 7lít rữa sạch phơi cho khô dùng để đựng giấm . bóp dập chuối bỏ vào hũ, keo, đổ 1 lít giấm vào, cứ 1 lít rượu trắng hòa chung với 6 lít nước sôi để nguội + 6muỗng đường cát trắng loại muỗng ăn cơm đổ vào giấm. Để khoảng 10 đến 15 ngày là dùng đựơc. từ trái chuối có 1 lớp bao quanh màu đỏ đục đó là con giấm. nếu để lâu tạo ra 1 lớp màu trắng đục con giấm sinh sôi tạo thành lớp tròn theo hũ. lâu lâu cứ bỏ 1 muỗng đừờng cát trắng hòa tan với nước lọc vào. để nơi thoáng mát không có ánh nắng. khi dùng ta lấy ca sạch múc giấm. nếu ca dơ bẩn làm con giấm chết nó nổi lên trên. ( cứ 1 rượu + 6 nước + 6 muỗng đường) đổ vào dùng mãi mãi. ( giấm chua thanh thơm ngon)

*Làm sữa chua:


Nguyên liệu:
- 1 lon sữa đặc
- 1 lon sữa bò nước sôi nóng (lấy lon sữa đặc đong)
- 2 lon sữa tươi (lấy lon sữa đặc để đong)
- 1 - 2 hộp sữa chua cái, sữa chua cái là sữa không đường, có màu trắng. Bạn có thể dùng sữa của hãng nào cũng được.
- Hũ thủy tinh hoặc hộp nhựa để đựng sữa chua.

Bước 1:
Khui hộp sữa đặc, đổ sữa vào một thố to.

Dùng lon sữa bò đã khui, đong một lon đầy nước sôi.

Bước 2:

Đổ từ từ nước sôi vào thố có đựng sữa đặc, dùng thìa gỗ lớn khuấy đều để hỗn hợp sữa đặc tan (A).

Bước 3:

Dùng lại lon sữa bò đã khui, đong 2 lon sữa tươi.

Đổ từ từ sữa tươi vào hỗn hợp (A), khuấy cho tan đều.

Bước 4:

Múc hỗn hợp sữa chua cái đổ vào hỗn hợp sữa đặc và sữa tươi ở trên, trộn đều. Nếu sữa chua cái còn đặc, chưa tan hết hẳn, bạn cần dùng cái rây, rây cho sữa chua cái thật mịn. Nếu thích ăn chua nhiều bạn có thể dùng 2 hộp sữa chua cái, còn không bạn dùng 1 hộp sữa chua cái là được.

Bước 5:

Đun một nồi nước to để làm nồi ủ sữa chua. Bạn nên lựa nồi dày dày một chút để giữ được nhiệt được lâu. Đun nồi nước đến lúc nào bạn nhìn xuống phía dưới đáy nồi thấy sôi hơi lăn tăn tầm khoảng 80ºC là bạn tắt bếp. Nếu đun nước sôi thì bạn phải đợi nước nguội bớt, nước quá nóng khi ủ sẽ làm sữa chua bị kết tủa.

Dùng thìa lớn múc sữa chua vào cốc, nếu không có cốc thủy tinh bạn có thể dùng cốc nhựa để làm sữa chua.

Bước 6:

Để từng lọ thủy tinh vào nồi nước nóng đã đun, đậy nắp lọ thủy tinh lại. Nước ủ không nên ngập mặt lọ, chỉ tới 2/3 cổ lọ là được, nếu ngập mặt sẽ làm nước tràn vào lọ, sữa không đông lại được.

Phía bên trên nồi đậy một cái khăn rồi đậy kín nắp để nơi thoáng qua đêm hoặc từ 8 đến 10 tiếng đồng hồ là có thể dùng được. Nếu thời tiết quá lạnh bạn ủ lần thứ nhất tầm 4 tiếng sau rồi đặt nồi ủ lại lên bếp, bật bếp lên đun nồi ủ tầm từ 3 - 4 phút để nồi nóng lại thêm một lần nữa, tắt bếp; ủ tiếp từ 4 - 5 tiếng hoặc ủ qua đêm. Cách ủ 2 lần như vậy sẽ làm sữa chua mau đặc lại. Nếu thời tiết nắng nóng thì không cần ủ 2 lần, vì thời tiết nóng sữa chua rất mau đặc và chua.

Hôm sau lấy sữa chua ra cất vào tủ lạnh, sữa chua đặc lại và rất ngon.
Khi dùng hết bạn nên để dành lại 1 lọ sữa chua đã làm để làm sữa chua cái cho lần sau khỏi phải mua sữa chua cái nữa.


*Sưu tầm





 

Thandieu2

Thần Điêu
Xu
36
Các bạn phân biệt giúp mình với, nhớ là cả giống nhau và khác nhau lun nhé, xim cảm ơn

Làm giấm và làm sữa chua có điểm giống và khác:

Nguyên liệu: Giấm làm từ Rượu còn Sữa chua làm từ Đường sữa

Tác nhân: Giấm do vi khuẩn Axetic còn sữa chua do vi khuẩn lactic

Phương trình:
Giấm: C[SUB]2[/SUB]H[SUB]5[/SUB]OH + O[SUB]2[/SUB] -> CH[SUB]3[/SUB]COOH + H[SUB]2[/SUB]O

Sữa chua: C[SUB]6[/SUB]H[SUB]12[/SUB]O[SUB]6[/SUB] ---> 2(CH[SUB]3[/SUB]-CHOH-COOH)

Điều kiện làm giấm: Hiếu khí
Điều kiện làm sữa chua: Kỵ khí

Điểm khác nhau cơ bản:

- Làm giấm là phản ứng oxi hóa
- Làm sữa chua là phản ứng lên men
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top