Nguyễn Ngọc Bảo Ân
New member
- Xu
- 0
Cuộc sống gia đình vợ chồng luôn là đề tài được các tác giả khai thác từ xưa đến nay. Trong "Chuyện người con gái Nam Xương" của tác giả Nguyễn Dữ cũng vậy. Truyện kể về một gia đình có ly biệt và những trớ trêu của số phận. Trương Sinh là nhân vật được đề cập đến nhiều nhưng có phải là nhân vật xấu hay không ?
Trong truyện Trương sinh hiện lên là một người có bản tính hay ghen gia trưởng và hồ đồ . Chiến tranh xảy ra khiến Trương Sinh phải xa gia đình xa vợ con. Một khoảng thời gian 3 năm không hề ngắn. Trong ba năm đó đủ dài để nhấn chìm chàng trong nỗi nhớ nhà, đủ dài để chàng nghi ngại về lòng thủy chung của vợ. Nhưng sau khi trở về chàng lại hay tin mẹ đã mất lúc đó chàng đã rất suy sụp và mất kiểm soát chính vì vậy sau nghi nghe lời con thơ nói:''ơ ông cũng là cha tôi ư?"....Khi nghe nhưng lời đó chàng đã mất kiểm soát mà không suy nghĩ gì cả. Lí trí của chàng không còn kiểm soát được nữa. Chàng đùng đùng đuổi vợ đi mà không hề nghe một lời giải thích. Giấu biệt lời con nói chằng quyết đuổi vợ đi cho bằng được. Nếu như lúc đó chàng bình tĩnh thì có lẽ sẽ không dẫn đến bi kịch của Vũ Nương.
Nếu chỉ dùng lại ở đay thì ta chỉ thấy chàng là một người hoàn toàn xấu xa độc địa. Nhưng nếu như nhìn chàng bằng một con mắt khoan dung hơn ta sẽ thấy được những điểm tốt và ngay cả bi kịch của chàng.
Ta có thể thấy trong cuộc sống vợ chồng họ đã lấy nhau một thời gian nhưng không khi nào phải đến bất hòa. Đó không chỉ là cố gắng của một mình Vũ Nương. Bởi hạnh phúc gia đình không phải do một người mà phải do tất cả thành viên trong gia đình. Điều đó được thể hiện ở sau của truyện: dù Vũ Nương có cố gắng níu kéo nhưng hạnh phúc gia đình vẫn không thể cứu vãn khi Trương sinh cố ý đuổi vợ đi. Như vậy có thể thấy Trương Sinh cũng hết lòng chăm chút, nâng niu tổ ấm của mình thì mới có những ngày đầu hạnh phúc như vậy. Trong thời buổi loạn lạc, chàng sẵn sàng từ biệt mẹ già, vợ trẻ đang bụng mang dạ chửa từ bỏ vinh quang để thực hiện nghĩa vụ mang theo bao nhớ nhung gia đình.
Qua đây ta lại thấy được Trương Sinh là một người có trách nhiệm với đất nước. Sau khi trải qua những năm tháng gian khổ ấy hay tin mẹ mất việc đầu tiên chàng làm là đến thăm mộ mẹ để tỏ lòng hiếu thảo, trả tội bất hiếu khi không thể về chịu tang mẹ. Chàng quả là người con hiếu thảo. Tuy trong lúc tức giận đã đánh đuổi Vũ Nương đi nhưng khi hay tin vợ tự vẫn thì vẫn thương xót và tìm vớt thây nàng dù trong lòng vẫn rất giận vợ tội thất tiết. Khi biết vợ bị oan, chàng đã dày xé tâm can, nghe Phan Lang báo tin Trương Sinh đã lập ngay đàn giải oan cho nàng vì có lẽ đây là cố gắng cuối cùng của chàng để níu kéo hạnh phúc gia đình đã mất. Chàng muốn chuộc lỗi lầm và xây dựng lại hạnh phúc gia đình đã mất nhưng không thể.
Chàng trở về trong đau đớn giằn vặt,cuộc đời của chàng rơi vào bi kịch bi kịch của sự ghen tuông , của một hạnh phúc không trọn vẹn. Nếu không có cuộc chiến tranh phi nghĩa ấy thì có lẽ sẽ không có một bi kịch nào xảy ra hết.
Cả cuôc sống của chàng Trương ta có thể thấy được vẻ đẹp và ngay cả bi kịch của chàng.Ta cũng có thể thấy cuộc chiến tranh đã cướp đi hạnh phúc của bao người,là một nhà văn nhân đạo tác giả đã tạo ra những hình ảnh co nội tâm sâu sắc.
Qua tác phẩm ''chuyện người con gái Nam Xương'' của tác giả Nguyễn Dữ đã thấy được bi kịch của Vũ Nương và thấy cả sự ghen tuông mù quáng của Trương Sinh dẫn tới gia đình đổ vỡ. Người đọc luôn chỉ thấy những điểm xấu của chàng nhưng phải chăng ta nên có cái nhìn khoan dung và công bằng hơn cho chàng Trương bởi chiến tranh đã gieo giắc những bất hạnh đó cho gia đình họ ?
MK LÀM ĐÓ CÁC PẠN AJK CÓ GÌ NHẬN XÉT CHO MK NHA THANKS TRC HỲ
Trong truyện Trương sinh hiện lên là một người có bản tính hay ghen gia trưởng và hồ đồ . Chiến tranh xảy ra khiến Trương Sinh phải xa gia đình xa vợ con. Một khoảng thời gian 3 năm không hề ngắn. Trong ba năm đó đủ dài để nhấn chìm chàng trong nỗi nhớ nhà, đủ dài để chàng nghi ngại về lòng thủy chung của vợ. Nhưng sau khi trở về chàng lại hay tin mẹ đã mất lúc đó chàng đã rất suy sụp và mất kiểm soát chính vì vậy sau nghi nghe lời con thơ nói:''ơ ông cũng là cha tôi ư?"....Khi nghe nhưng lời đó chàng đã mất kiểm soát mà không suy nghĩ gì cả. Lí trí của chàng không còn kiểm soát được nữa. Chàng đùng đùng đuổi vợ đi mà không hề nghe một lời giải thích. Giấu biệt lời con nói chằng quyết đuổi vợ đi cho bằng được. Nếu như lúc đó chàng bình tĩnh thì có lẽ sẽ không dẫn đến bi kịch của Vũ Nương.
Sự mù quáng đã đẩy Trương Sinh xa vợ
Nếu chỉ dùng lại ở đay thì ta chỉ thấy chàng là một người hoàn toàn xấu xa độc địa. Nhưng nếu như nhìn chàng bằng một con mắt khoan dung hơn ta sẽ thấy được những điểm tốt và ngay cả bi kịch của chàng.
Ta có thể thấy trong cuộc sống vợ chồng họ đã lấy nhau một thời gian nhưng không khi nào phải đến bất hòa. Đó không chỉ là cố gắng của một mình Vũ Nương. Bởi hạnh phúc gia đình không phải do một người mà phải do tất cả thành viên trong gia đình. Điều đó được thể hiện ở sau của truyện: dù Vũ Nương có cố gắng níu kéo nhưng hạnh phúc gia đình vẫn không thể cứu vãn khi Trương sinh cố ý đuổi vợ đi. Như vậy có thể thấy Trương Sinh cũng hết lòng chăm chút, nâng niu tổ ấm của mình thì mới có những ngày đầu hạnh phúc như vậy. Trong thời buổi loạn lạc, chàng sẵn sàng từ biệt mẹ già, vợ trẻ đang bụng mang dạ chửa từ bỏ vinh quang để thực hiện nghĩa vụ mang theo bao nhớ nhung gia đình.
Qua đây ta lại thấy được Trương Sinh là một người có trách nhiệm với đất nước. Sau khi trải qua những năm tháng gian khổ ấy hay tin mẹ mất việc đầu tiên chàng làm là đến thăm mộ mẹ để tỏ lòng hiếu thảo, trả tội bất hiếu khi không thể về chịu tang mẹ. Chàng quả là người con hiếu thảo. Tuy trong lúc tức giận đã đánh đuổi Vũ Nương đi nhưng khi hay tin vợ tự vẫn thì vẫn thương xót và tìm vớt thây nàng dù trong lòng vẫn rất giận vợ tội thất tiết. Khi biết vợ bị oan, chàng đã dày xé tâm can, nghe Phan Lang báo tin Trương Sinh đã lập ngay đàn giải oan cho nàng vì có lẽ đây là cố gắng cuối cùng của chàng để níu kéo hạnh phúc gia đình đã mất. Chàng muốn chuộc lỗi lầm và xây dựng lại hạnh phúc gia đình đã mất nhưng không thể.
Sự mất mát quá lớn
Chàng trở về trong đau đớn giằn vặt,cuộc đời của chàng rơi vào bi kịch bi kịch của sự ghen tuông , của một hạnh phúc không trọn vẹn. Nếu không có cuộc chiến tranh phi nghĩa ấy thì có lẽ sẽ không có một bi kịch nào xảy ra hết.
Cả cuôc sống của chàng Trương ta có thể thấy được vẻ đẹp và ngay cả bi kịch của chàng.Ta cũng có thể thấy cuộc chiến tranh đã cướp đi hạnh phúc của bao người,là một nhà văn nhân đạo tác giả đã tạo ra những hình ảnh co nội tâm sâu sắc.
Qua tác phẩm ''chuyện người con gái Nam Xương'' của tác giả Nguyễn Dữ đã thấy được bi kịch của Vũ Nương và thấy cả sự ghen tuông mù quáng của Trương Sinh dẫn tới gia đình đổ vỡ. Người đọc luôn chỉ thấy những điểm xấu của chàng nhưng phải chăng ta nên có cái nhìn khoan dung và công bằng hơn cho chàng Trương bởi chiến tranh đã gieo giắc những bất hạnh đó cho gia đình họ ?
MK LÀM ĐÓ CÁC PẠN AJK CÓ GÌ NHẬN XÉT CHO MK NHA THANKS TRC HỲ
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: