Động lực phát triển của xã hội loài người

FRIENDLYBOY

New member
Xu
0
Động lực phát triển của xã hội loài người

Tác giả: Đào Việt Hải

,
Động lực phát triển của xã hội loài người ? là một câu hỏi đã được đặt ra từ lâu . Nếu trả lời được chính xác câu hỏi này ta sẽ có một cái nhìn toàn diện và đầy đủ về lịch sử phát triển của xã hội loài người, từ đó giải thích được lịch sử một cách đúng đắn và giải quyết được các vấn đề đương đại cũng như những câu hỏi của tương lai. Đã có nhiều câu trả lời khác nhau :chiến tranh, tình ái (hay tình dục), sự khẳng định của các cá nhân,tri thức v.v. Nhưng các câu trả lời đó chỉ phản ánh về mặt hình thức một phần nào đó trong sự vận động của chủ thể ( con người) trong một giai đoạn lịch sử nhất định chứ chưa cho ta câu trả lời trọn vẹn. Để trả lời câu hỏi này trước hết ta cần định nghĩa : thế nào là động lực của sự phát triển của xã hội loài người. Đó phải là động cơ sâu xa nhất của mọi hành động của con người (cá nhân, tập thể, vô thức hay có ý thức) trong mọi giai đoạn của lịch sử .Động lực của sự phát triển của xã hội phải là cái mà căn cứ vào đó người ta có thể giải thích được tất cả các hành động của con người ( cá nhân hay tập thể ). Nếu như có hành động nào đó của con người hay sự kiện nào đó trong lịch sử không giải thích được bằng nó thì đó chưa phải là động lực của sự phát triển của xã hội loài người!

Đó chính là khát vọng hạnh phúc. Khái niệm hạnh phúc được hiểu như là mức độ thoả mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người. Thực vậy mọi hành động của con người đều có thể được hiểu như là để thoả mãn một nhu cầu nào đó về vật chất hay tinh thần của mình từ những hành động cao cả nhất cho đến những hành động thấp hèn nhất.Và mọi sự kiện lịch sử cũng có thể được giải thích như vậy.

Hạnh phúc là sự so sánh tương đối mức độ thoả mãn về nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần với những sự kìm hãm của những nhu cầu ấy. Hiểu một cách đơn giản, mức độ thoả mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần càng cao và mức độ kìm hãm các nhu cầu ấy càng thấp thì con người càng hạnh phúc. Những nhu cầu vật chất và tinh thần của con người còn phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội. Những nhu cầu vật chất cơ bản của con người là để duy trì sự tồn tại của họ : ăn,uống, mặc, ở, sinh đẻ v.v. ; còn những nhu cầu tinh thần cơ bản của con người là tự do, yêu thương và được yêu thương, được sáng tạo để khẳng định họ là một con người.Có thể nói khát vọng tình yêu và khát vọng tự do là một trong những khát vọng mãnh liệt nhất của nhân loại. Pêtôphi , nhà thơ , người anh hùng dân tộc của HungGaRi đã từng viết :

Tự do và ái tình
Vì các người ta sống
Vì tình yêu lồng lộng
Tôi xin hiến đời tôi
Vì tự do muôn đời
Tôi hy sinh tình ái.

Chính lòng yêu tự do, yêu thương đồng bào đã là cội nguồn của những chiến công vĩ đại của con người để bảo vệ độc lập và tự do của tổ quốc. Và những câu chuyện tình cảm động đã làm rung động biết bao thế hệ .Khi xã hội phát triển các nhu cầu của con người ngày càng được nâng cao, mở rộng. Nếu khả năng đáp ứng của xã hội phù hợp với sự mở rộng nhu cầu của con người thì con người sống trong xã hội ấy được hạnh phúc còn không thì ngược lại.

Con người là chủ thể của hạnh phúc. Vì vậy muốn được hưởng hạnh phúc con người phải tồn tại. Chính vì vậy con ngưòi phải lao động để trước hết thoả mãn những nhu cầu đủ để duy trì cuộc sống .Nhưng cuộc sống của con người không chỉ cần có những nhu cầu vật chất mà còn cả những nhu cầu tinh thần nữa : tự do, yêu thương và được yêu thương, được sáng tạo, được hiểu biết v.v. Khi cuộc sống càng phát triển thì những nhu cầu ấy ngày càng được mở rộng và nâng cao. Có những nhu cầu ở dạng tiềm ẩn mà trước đây con người ta coi là những ước mơ không thể thực hiện được thì nay đã thành một phần tất yếu của cuộc sống. Có khi những tiến bộ mà loài người đạt được trong các lĩnh vực của cuộc sống thúc đẩy nhu cầu của con người và ngược lại có khi những nhu cầu của con người đã thúc đẩy xã hội phát triển. Vì vậy chính sự mâu thuẫn giữa những nhu cầu của con người và khả năng đáp ứng của cuộc sống đã thúc đẩy xã hội phát triển. Tất nhiên đó là sự phát triển tiến bộ hay phản động còn phụ thuộc vào cách thức con ngưòi ta thực hiện nó. Nếu tôi nhớ không nhầm thì Cac Mac đã nói : "một mục đích tốt đẹp không thể đòi hỏi những phương tiện bất công". Ví dụ ngay cả các cuộc chiến tranh xâm lược cũng có nguyên nhân sâu xa là ước muốn hạnh phúc của con người ( ở người phát động chiến tranh và cả ở những người lính tham gia chiến tranh) nhưng ước muốn ấy lại được thực hiện bằng cách chà đạp lên hạnh phúc của người khác. Ngay như học thuyết của đảng quốc xã của Hít le , một trong những học thuyết phản động nhất trong lịch sử cũng lừa bịp người dân Đức rằng nếu đi theo nó họ sẽ được hạnh phúc nhưng đó là thứ hạnh phúc được xây dựng trên sự bất hạnh của người khác! Một nền hoà bình lâu dài chỉ có thể đạt được nếu như con người có một nền sản xuất có thể đảm bảo các nhu cầu về vật chất ngày càng tăng , một xã hội bảo đảm các nhu cầu cơ bản về tinh thần và xây dựng được một con đường tiến tới một xã hội lý tưởng trong đó mọi người đều được hạnh phúc và phát triển hết mức khả năng của mình tức là có một nền sản xuất tiên tiến và một hệ tư tưởng tiến bộ. !

Như vậy theo tôi một xã hội được đánh giá là tốt đẹp phải là một xã hội trong đó hạnh phúc của con người được coi là mục tiêu lớn nhất và xã hội đó phải tạo được các điều kiện cho con người xây dựng được hạnh phúc của mình. Hiện nay có hai mô hình xã hội chủ yếu : chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Vậy yếu tố nào quyết định bản chất một chế độ xã hội

Nhiều người cho rằng : chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất quyết định bản chất một chế độ xã hội. Đặc trưng của chế độ tư bản chủ nghĩa là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất gắn liền với việc bóc lột giá trị thặng dư của người lao động còn đặc trưng của chế độ xã hội chủ nghĩa là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, không có bóc lột. Tất nhiên đó là khái niệm nguyên thuỷ về chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Ngày nay ngay tại các nước tư bản chủ nghĩa cũng tồn tại cả sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất và tại các nước xã hội chủ nghĩa cũng tồn tại sở hữu tư nhân. Vậy yếu tố nào xác định bản chất một chế độ xã hội. Đó chính là định hướng của xã hội ấy hướng tới việc duy trì chế độ tư hữu hay hướng tới việc xây dựng chế độ sở hữu toàn dân. Nhưng cũng có nước mà về hình thức là sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất nhưng về thực chất tư liệu sản xuất lại nằm trong tay một số nhà lãnh đạo nhà nước mà điển hình là ở một số nước châu Phi.

Sau khi trả lời được câu hỏi : Đâu là động lực phát triển của xã hội loài người rồi ta mới có thể làm sáng tỏ lịch sử loài người và từ đó có thể từng bước trả lời câu hỏi : Làm cách nào để xây dựng một xã hội mà trong đó con người được sống hạnh phúc.

Chỉ có cách coi Khát vọng hạnh phúc và mâu thuẫn giữa khát vọng ấy với điều kiện thực hiện nó là động lực của sự phát triển xã hội loài người ta mới có thể giải thích lịch sử và cuộc sống một cách trọn vẹn.

Cuộc sống có những quy luật của nó. Muốn xây dựng được một xã hội tốt đẹp ta cần phải tìm cho được những quy luật ấy để đề ra hướng phát triển phù hợp với nó. Và điều quan trọng là cần xác định được những tiêu chuẩn của hạnh phúc tương ứng với mỗi trình độ phát triển của đời sống vật chất và đời sống tinh thần cũng như quy luật phát triển của những tiêu chuẩn ấy để tìm ra được con đường phát triển phù hợp. Hai yếu tố quan trọng nhất trong mọi thời đại giúp con người xây dựng một xã hội tốt đẹp là trí tuệ và tình cảm trong sáng đối với con người. Cần phải tạo ra môi trường và cơ chế thích hợp để con người được phát triển hết khả năng trí tuệ của mình để góp phần vào sự phát triển của xã hội, đặc biệt ưu tiên những tài năng để họ có thể mang lại lợi ích cho xã hội và cho chính bản thân mình.Trên cơ sở thừa nhận rằng giữa những cá nhân khác nhau có sự phát triển khác nhau về trình độ nhận thức ở các lĩnh vực khác nhau cần thiết phải thực hiện khẩu hiệu " Làm theo năng lực hưởng theo lao động" và cùng với nó là việc tạo ra những điều kiện cho mọi người đều được hưởng sự giáo dục và các lợi ích do nền công nghệ tiên tiến mang lại cũng như những cơ hội để tài năng có thể được bộc lộ. Con người chỉ làm một việc nào đó khi việc đó mang lại lợi ích cho mình về vật chất hay về tinh thần. Chính vì vậy việc gắn liền lợi ích của người lao động với công việc của họ là mấu chốt để kích thích sản xuất phát triển . Và trong một nền sản xuất khi trình độ của người lao động và trình độ của công cụ lao động còn chưa thật cao thì nhu cầu về lẽ công bằng cần phải được dung hoà với nhu cầu về sự phát triển của nền sản xuất để đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần khác của con người . Chính vì lẽ đó việc sở hữu cá nhân về tư liệu sản xuất vẫn còn lý do để tồn tại một cách hợp lý vì nó là một động lực quan trọng cho sự phát triển của sản xuất. Chỉ có điều cần phải được giới hạn bằng các hình thức sở hữu nhà nước để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cả về mặt sản xuất cũng như về mặt bảo đảm các lợi ích chính đáng của người lao động. Khi sản xuất phát triển đến một mức độ nào đấy rất cao, các nhu cầu về vật chất của con người đã được thoả mãn đầy đủ thì nhu cầu về lẽ công bằng lại được đặt ra một cách cấp thiết và lúc đó sự bóc lột giá trị thặng dư là không thể chấp nhận được. Khi đó một nền sản xuất dựa trên chế độ công hữu là sự lựa chọn tốt nhất của nhân loại.

Tình cảm trong sáng đối với con người cũng là nhân tố vô cùng quan trọng đối với việc xây dựng một xã hội tốt đẹp. Mac có lý khi cho rằng lợi ích là cơ sở của đạo đức. Nhưng lợi ích ở đây phải được hiểu đầy đủ là lợi ích về vật chất và lợi ích về tinh thần. Và điều quan trọng nhất là để cho con người được sống đúng với bản chất tốt đẹp của mình, được tự do sáng tạo, được tự do lựa chọn hạnh phúc cho mình và được tạo những điều kiện đầy đủ để phát triển miễn là không vi phạm đến lợi ích chính đáng của người khác. Và bởi vì giữa những cá nhân khác nhau có sự khác biệt về sức khoẻ, tâm sinh lý, trình độ văn hoá, trình độ nghề nghiệp v.v. nên sự giúp đỡ lẫn nhau là rất cần thiết.
 
Đâu là động lực phát triển của xã hội loài người ? Có rất nhiều quan điểm khác nhau . Nhưng tớ tâm đắc với quan điểm này nhất. Đại ý là thế này:
Một hòn đá vô tri vô giác nó cục mịch chẳng thể làm gì và biết gì,chỉ mặc cho hoàn cảnh tác động. Khi sinh giới bắt đầu từ các chất vô cơ rồi hình thành lên hợp chất hữu cơ mà đỉnh cao là ADN và Protein có khả năng tự sao chép,tự điều chỉnh đổi mới tương tác với môi trường báo hiệu cho sự sống đã hình thành thì quá trình tiến hóa đã tiến lên một bậc.
Các hợp chất hữu cơ hình thành lên thực vật vẫn còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên . Nếu sống ở nơi có đất ẩm thì sống,nếu khô cạn hết nước thì chết. Động vật hình thành sau nhưng tiến hóa hơn vì có khả năng vận động di chuyển. So với cỏ cây động vật tự chủ hơn trong việc đi tìm nguồn thức ăn,nước uống.
Vượn người hình thành từ động vật,nó tiến hóa cao hơn vì có thể làm chủ đôi tay khéo léo,lúc đầu chỉ biết dùng sẵn cành que sau còn có thể biết gọt đẽo công cụ cho vừa tay...Như thế là đã tiến hóa thêm bước nữa.
Con người xuất hiện,họ tự chủ hơn trong việc lao động sản xuất tương tác với tự nhiên.Từ việc chỉ hái lượm săn bắn đến biết trồng trọt cấy hái không ăn sẵn vào tự nhiên nữa.Các quy luật bản chất thế giới được phát hiện và vận dụng một chách chủ động. Như thế con người thoát khỏi cảnh làm nô lệ cho tự nhiên. Quy luật phát triển của lực lượng sản xuất là con người ngày càng tự chủ trước tự nhiên.
Quan hệ sản xuất cũng thế. Con người đấu tranh để thoát khỏi cảnh nô lệ bị nô dịch áp bức,đòi quyền làm chủ bản thân mình,khẳng định quyền tự chủ về mặt xã hội. Mọi sự nô dịch về kinh tế hay nô dịch về tinh thần vốn là bản chất của chế độ vương quyền và thần quyền đều bị cách mạng xóa sạch.
Duy vật cho rằng người hơn vật ở mặt di truyền,hệ thần kinh cao hơn. Duy tâm thì nói con người hơn con vật ở ý thức. Nếu lấy con người làm trung tâm thì lại công nhận là " con người tự chủ" mới là động lực xuyên suốt của tiến hóa. Tự túc mới là hạnh phúc.

Tự chủ không hẳn là tự do. Tự do là làm theo những gì mà mình thích thì khác gì làm nô lệ cho sở thích của mình. Tự chủ là kiểm soát được hơi thở,hành vi tâm trí của mình.
Tự chủ trước hoàn cảnh là thế giới bên ngoài đã khó,làm chủ chính mình tức thế giới bên trong còn khó hơn nữa.
Theo sự phủ định của phủ định thì chu kì lặp lại sẽ như quay về lúc nguyên thủy tự nhiên.
Với quy luật này thì sự tiến hóa cao cấp tiếp theo của con người có thể là các Yogi ở Ấn Độ hay Tây Tạng.

Tức là tớ thuộc hệ tư tưởng Phật Giáo.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top