• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

[Ôn thi đại học- cao đẳng]- Thảo luận sinh học - Bài tập và lý thuyết

be_ngoc_2011

New member
Xu
0
Theo đề xuất của các bạn ngày hôm qua, hôm nay mình xin mở topic ôn thi ĐH-CĐ môn sinh học để mọi người cùng làm, cùng thảo luận nhé. Hi vọng nó sẽ giúp ích cho các bạn chuẩn bị cho kỳ thi ĐH-CĐ sắp tới nhé.
 

be_ngoc_2011

New member
Xu
0
Mở màn là bài tập này nhé

Ở ruồi giấm , biết A : thân xám, a: thân đen, B: cánh dài, b: cánh cụt. Các gen nằm trên NST thường. Cho P: (Aa, Bb) x (Aa, Bb) thu được 4 kiểu hình đời F1, trong đó 16% ruồi thân đen, cánh dài. Xác đinh kiểu gen của P và tần số HVG của ruồi giấm cái
 

Tongthieugia

New member
Xu
0
Theo đề xuất của các bạn ngày hôm qua, hôm nay mình xin mở topic ôn thi ĐH-CĐ môn sinh học để mọi người cùng làm, cùng thảo luận nhé. Hi vọng nó sẽ giúp ích cho các bạn chuẩn bị cho kỳ thi ĐH-CĐ sắp tới nhé.

Mặc dù ka không chuyên về sinh học nhưng sẽ dùng khả năng nhịp sinh học để hát hò động viên mọi người ôn thy:chuncky:
 

chuot sun

New member
Xu
0
Mở màn là bài tập này nhé

Ở ruồi giấm , biết A : thân xám, a: thân đen, B: cánh dài, b: cánh cụt. Các gen nằm trên NST thường. Cho P: (Aa, Bb) x (Aa, Bb) thu được 4 kiểu hình đời F1, trong đó 16% ruồi thân đen, cánh dài. Xác đinh kiểu gen của P và tần số HVG của ruồi giấm cái

f= 36%

P: AB/ab và Ab/aB

vì là ruồi giấm nên chỉ có hoán vị 1 bên
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

be_ngoc_2011

New member
Xu
0
Ta có aa_B_ +aabb = 25% => aabb = 9% => Vì hóan vị 1 bên nên: Tần số HVG là 9%/50% = 18%

f=18% < 25% => Kiểu gen dị hợp chéo (Ab/aB)

=> Tần số HVG ở con cái là: f=2.18% = 36%

=> Kiểu gen của P là: Ab/aB x AB/ab
 

be_ngoc_2011

New member
Xu
0
Đây là bài tiếp theo:

Ở ruồi giấm , biết A : thân xám, a: thân đen, B: cánh dài, b: cánh cụt. Các gen nằm trên NST thường. Cho P: (Aa, Bb) x (Aa, Bb) thu được 4 kiểu hình đời F1, trong đó 16% ruồi thân đen, cánh dài. Xác định tỷ lệ phân li kiểu hình F1
 

kt1996

New member
Xu
0
Máu khó đông là bệnh do gen lặn liên kết với NST giới tính X quy định, không có alen tương ứng trên Y. Người phụ nữ bình thường có bố mắc bệnh lấy chồng bình thường. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh một đứa con trai bị bệnh là:
A.50%
B.25%
C.12,5%
D.0%
Mọi người giải đi nhé!!!
 

kt1996

New member
Xu
0
Máu khó đông là bệnh do gen lặn liên kết với NST giới tính X quy định, không có alen tương ứng trên Y. Người phụ nữ bình thường có bố mắc bệnh lấy chồng bình thường. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh một đứa con trai bị bệnh là:
A.50%
B.25%
C.12,5%
D.0%
Mọi người giải đi nhé!!!

đáp án câu này là 25% nhé mọi người (nếu mọi người có đáp án khác thì pm mình nha)
 

kt1996

New member
Xu
0
Bài tiếp nhé:

Ở người, bệnh phêninkêto niệu, bệnh galactôzơ huyết và bệnh bạch tạng là ba bệnh di truyền do đột biến gen lặn nằm trên NST thường, không liên kết với nhau (các gen quy định ba bệnh trên nằm trên ba cặp NST tương đồng khác nhau). Một cặp vợ chồng bình thường sinh ra một đứa con mắc cả ba bệnh trên.
1. Cặp vợ chồng trên, nếu muốn sinh con thứ hai thì:
a) Tính theo lí thuyết, xác suất mắc cả ba bệnh của đứa con thứ hai là bao nhiêu?
b) Tính theo lí thuyết, xác suất mắc một bệnh (phêninkêto niệu hoặc bệnh galactôzơ huyết hoặc bạch tạng) của đứa con thứ hai là bao nhiêu?
2. Nếu cặp vợ chồng trên có ba người con. Tính theo lí thuyết, xác suất họ sinh được hai người con trai bình thường và một người con gái mắc cả ba bệnh trên là bao nhiêu?
Biết rằng không xảy ra đột biến trong các lần sinh con của cặp vợ chồng ở các trường hợp trên.
(Các bạn tham gia giải đi nhé!!!)
 

kt1996

New member
Xu
0
Bài tiếp nhé:

Ở người, bệnh phêninkêto niệu, bệnh galactôzơ huyết và bệnh bạch tạng là ba bệnh di truyền do đột biến gen lặn nằm trên NST thường, không liên kết với nhau (các gen quy định ba bệnh trên nằm trên ba cặp NST tương đồng khác nhau). Một cặp vợ chồng bình thường sinh ra một đứa con mắc cả ba bệnh trên.
1. Cặp vợ chồng trên, nếu muốn sinh con thứ hai thì:
a) Tính theo lí thuyết, xác suất mắc cả ba bệnh của đứa con thứ hai là bao nhiêu?
b) Tính theo lí thuyết, xác suất mắc một bệnh (phêninkêto niệu hoặc bệnh galactôzơ huyết hoặc bạch tạng) của đứa con thứ hai là bao nhiêu?
2. Nếu cặp vợ chồng trên có ba người con. Tính theo lí thuyết, xác suất họ sinh được hai người con trai bình thường và một người con gái mắc cả ba bệnh trên là bao nhiêu?
Biết rằng không xảy ra đột biến trong các lần sinh con của cặp vợ chồng ở các trường hợp trên.
(Các bạn tham gia giải đi nhé!!!)


1)
a)
Quy ước: Alen a: quy định bệnh phêninkêto niệu, A: bình thường; alen b: quy định bệnh galactôzơ huyết, B: bình thường; alen d: quy định bệnh bạch tạng, D: bình thường.
- Một cặp vợ chồng bình thường sinh ra một đứa con mắc cả ba bệnh trên =>kiểu gen của bố, mẹ đều phải là AaBbDd.
-Xác suất mắc cả ba bệnh của đứa con thứ 2 là :1/4aa*1/4bb*1/4dd=1/64
- Xác suất mắc một bệnh (phêninkêto niệu hoặc bệnh galactôzơ huyết hoặc bạch tạng)

b)
của đứa con thứ 2:
+Xác suất mắc bệnh phêninkêto niệu là : 1/4aa*3/4B-*3/4D- =9/64.
+Xác suất mắc bệnh bệnh galactôzơ huyết là : 3/4A-*1/4bb*3/4D-=9/64
+Xác suất mắc bệnh bạch tạng là :3/4A-*3/4B-*1/4dd=9/64
Vậy xác suất mắc một bệnh (phêninkêto niệu hoặc bệnh galactôzơ huyết hoặc bạch tạng) của đứa con thứ 2 là:
(9/64)+(9/64)+(9/64)=27/64

2)
Xác suất sinh 3 người con trong đó có 2 con trai bình thường và một người con gái mắc cả ba bệnh trên là:
png.latex
 

kt1996

New member
Xu
0
Cùng làm một bài về GP nào:

Ở ong mật, 2n = 32 NST. Một ong chúa đẻ một số trứng, gồm trứng thụ tinh và trứng không thụ tinh. Chỉ 60% trứng thụ tinh nở thành ong thợ, 25% số trứng không thụ tinh nở thành ong đực. Các trứng nở thành ong thợ và ong đực trên có 19296 NST. Biết rằng số ong đực con bằng 1% số ong thợ con.
a) Tìm số con ong thợ và ong đực.
b) Số trứng được ong chúa đẻ trong lần nói trên là bao nhiêu?
c) Số tế bào sinh trứng thực hiện giảm phân tạo trứng?
d) Nếu các tế bào sinh trứng trên bắt nguồn từ một tế bào sinh dục sơ khai thì số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai đó?
 

kt1996

New member
Xu
0
Cùng làm một bài về GP nào:

Ở ong mật, 2n = 32 NST. Một ong chúa đẻ một số trứng, gồm trứng thụ tinh và trứng không thụ tinh. Chỉ 60% trứng thụ tinh nở thành ong thợ, 25% số trứng không thụ tinh nở thành ong đực. Các trứng nở thành ong thợ và ong đực trên có 19296 NST. Biết rằng số ong đực con bằng 1% số ong thợ con.
a) Tìm số con ong thợ và ong đực.
b) Số trứng được ong chúa đẻ trong lần nói trên là bao nhiêu?
c) Số tế bào sinh trứng thực hiện giảm phân tạo trứng?
d) Nếu các tế bào sinh trứng trên bắt nguồn từ một tế bào sinh dục sơ khai thì số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai đó?

a/Gọi x là số con ong thợ, y là số con ong đực, ta có pt : y = 0,01x
Ong đực có bộ NST là n = 16
Ong thợ có bộ NST là 2n = 32 ta có PT: 16y + 32x = 19296
16(0,01x) + 32x = 19296 suy ra x = 600, y = 6
Vậy : Số ong thợ là 600, số ong đực là 6

b/Số trứng thụ tinh là 600 x 100 : 60 = 1000 trứng
Số trứng không thụ tinh là 6 x 100 : 25 = 24 trứng
Số trứng mà ong chúa đẻ là 1024 trứng

c/1 TB trứng giảm phân cho ra 1 trứng và3 thể cực Vậy số tế bào trứng là 1024 tế bào
sinh trứng

d/​Gọi x là số lần nguyên phân ta có 2[SUP]x[/SUP] = 1024, suy ra x =10
 

kt1996

New member
Xu
0
thư giãn bằng một bài toán quần thể đơn giản nào :triumphant:
Bài 4: Để phục hồi quần thể sóc ở một vườn quốc gia, người ta thả vào vườn 50 con (25 con đực và 25 con cái). Cho biết tuổi đẻ của sóc là 1 năm và một con cái đẻ 2 con/năm (1 con đực và 1 con cái), quần thể này không xảy ra tử vong.
a) Số lượng cá thể của quần thể sóc sau 1, 2, 3 và 5 năm là bao nhiêu ?
b) Sau năm thứ mấy thì số lượng sóc đạt 6400 con ?
 

kt1996

New member
Xu
0
Ở năm đầu tiên có: No=50 ( 25 cái và 25 đực)
- Sau năm thứ 1 có: N1=No+(25x2)= 50+50 = 100 (50 cái và 50 đực)
- Sau năm thứ 2 có: N2=N1+(25+25)2=100+100 = 200
- Sau năm thứ 3 có: N3=N2+(100x2)=200+200 = 400
- Sau năm thứ 4 có: N4=N3+(200x2)=400+400 = 800
- Sau năm thứ 5 có: N5=N4+(400x2)=800+800 = 1600
- Sau năm thứ 6 có: N6=N5+(800x2)=1600+1600 = 3200
- Sau năm thứ 7 có: N7=N6+(1600x2)=3200+3200 = 6400
Vậy sau năm thứ 7, quần thể sóc đạt 6400 con.
 

be_ngoc_2011

New member
Xu
0
Ở 1 loài thực vật , alen A quy định thân cao là trôi hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định quả đỏ là trội hoàn toàn so với alen b quy định quả vàng. Cho cây thân cao, quả đỏ giao phấn với cây thân cao, quả đỏ (P), trong tổng số các cây thu được ở F1, số cây có kiểu hình thân thấp, quả vàng chiếm tỉ lệ 8%. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu hình thân cao, quả vàng ở F1 là bao nhiêu % ?
 

be_ngoc_2011

New member
Xu
0
Qủa thật là ít ai dòm ngó box sinh quá haizz tự xử thoai

- Đáp án câu trên là: 17%

Ta có %A_bb + %aabb = 25% => %A_bb = 25% - 8% = 17 % :star:
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top