- Xu
- 458
Bài thơ Đất nước được Nguyễn Đình Thi sáng tác trong 8 năm (1948-1955) gần như suốt trong chiều dài của cuộc kháng chiến chống Pháp. Hình ảnh “đất nước” được nhà thơ ấp ủ đến độ “chín” để dựng lên một tượng đài đất nước tổng hợp – khái quát: một đất nước hiền hòa – bất khuất, một đất nước tình nghĩa – anh hùng, một đất nước trưởng thành – tỏa sáng!
Trong cái tượng đài đất nước ấy, có thể lấy ra những gương mặt đất nước giống như những hình khối, mảng màu tạo nên vẻ đẹp tổng hợp của nó. Có hình ảnh đất nước đẹp giàu (Những cánh đồng thơm mát… Những dòng sông đỏ nặng phù sa, có tiếng vọng bất khuất từ ngày xưa (Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất – Những buổi ngày xưa vọng nói về), có cả hào quang chiến thắng rực rỡ Nước Việt Nam từ máu lửa — Rũ bùn đứng dậy sáng lòa). Nhưng nhiều nhất là hình ảnh đất nước trong chiến tranh. Phải chăng đây là hình khối chủ đạo, là gam màu chính của tượng đài Đất nước của Nguyễn Đình Thi? Trong những hình ảnh ấy, người đọc hôm nay vẫn còn lưu luyến mãi những câu thơ tài hoa cô đúc kết tinh của thi sĩ:
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.
Cái tài ở đây trước hết là sự cô đúc. Nó là kết quả của một cảm hứng thơ đã “chín”. Cảm hứng có “chín” thì ý tưởng mới thành hình tượng và hình tượng mới hàm chứa nhiều ý nghĩa. Chỉ bốn câu thơ mà hình ảnh đất nước trong chiến tranh đã hiện lên thật đậm nét và đầy ấn tượng. Hai câu trên là hình ảnh đất nước đau thương do chiến tranh hủy diệt của quân thù, hai câu dưới là gương mặt đất nước anh hùng – tình nghĩa trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc. Nhưng cô đúc mà lại tài hoa – trong hình ảnh, ngôn ngữ và cách nói của Nguyền Đình Thi – khiến cho khổ thơ sống lâu bền trong lòng người đọc.
Thơ kháng chiến thường nói đến hình ảnh đất nước đau thương trong chiến tranh. Nhưng mỗi nhà thơ lại có cách nói riêng tùy theo cảm hứng thơ và hoàn cảnh sáng tác. Bên kia sông Đuống của Hoàng cầm, đó là:
Quê hương ta, những ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang…
Hình ảnh thơ thiên về cụ thể là do cảm hứng bộc phát “rào lên mạnh mẽ” trong một đêm thức trắng để viết nên bài thơ khi ông nghe tin giặc chiếm đóng và tàn phá, quê hương thân yêu của mình. Trong câu thơ của Nguyễn Đình Thi, ta chỉ thấy có những hình ảnh khái quát như những biểu tượng để nói về đất nước đau thương. Đó là do cảm hứng thơ đã được ấp ủ, tích lũy trong nhiều năm tháng, do nhà thơ đã chứng kiến nhiều hình ảnh đất nước đau thương, nay cô đúc, khái quát lại trong hai hình ảnh:
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều,
Câu trên là nỗi đau vật chất, câu dưới là nỗi đau tinh thần. Đất chảy máu, trời bị đâm nát. Nỗi đau càng toàn diện thì tội ác quân giặc càng chồng chất, chiến tranh hủy diệt càng tàn bạo. Đất làm gì có máu nhưng ở đây những cánh đồng quê đã chảy máu. Những cánh đồng quê yên bình bao đời chỉ xanh màu khoai lúa, giờ đây đã chảy máu vì bom đạn quân thù trút xuống. Nhờ biện pháp nhân hóa mà sức liên tưởng của hình ảnh còn mở rộng, đi xa. Không chỉ cánh đồng mà cơ thể Tổ Quốc cũng đang chảy máu, con người và cuộc sống cũng đang chảy máu. Những cánh đồng quặn đau và cả đất nước cũng quặn đau. Tất cả là do chiến tranh hủy diệt, do tội ác của quân thù. Hình ảnh thơ mới lạ, cô đúc, sáng tạo mà lại gần gũi tự nhiên. Bản thân nó có sức gợi cảm mạnh và sức khái quát cao. Câu thơ mở ra một trời liên tưởng và nói với chúng ta nhiều điều sâu sắc.
“Dây thép gai đâm nát trời chiều” mang dáng dấp một câu thơ hiện đại phương Tây. Hiện đại trong hình ảnh và trong cách nói. “Dây thép gai” là hình ảnh của chiến tranh hiện đại tàn khốc, cho đến lúc bấy giờ (năm 1955 khi bài thơ ra đời) còn chưa được dùng nhiều lắm trong thơ. Nhưng “dây thép gai” mà lại “đâm nát trời chiều” thì đó là một cách nói mới mẻ của Nguyễn Đình Thi. Một vật cụ thể, nhọn sắc (dây thép gai) lại “đâm nát” một cái gì dường như là vô hình, trừu tượng – một cảnh trời chiều êm ả, thơ mộng? Và cảnh “trời chiều” ở đây có phải là biểu trưng cho cuộc sống tình cảm, cho hạnh phúc của con người? Trong sự đối lập đó “dây thép gai” lại càng tàn bạo, man rợ, tội ác quân thù càng dày cao, chồng chất. Câu thơ đã nói lên thấm thía cái nỗi đau tinh thần của đất nước trong chiến tranh và tố cáo đến tận chiều sâu tội ác quân giặc cướp nước: hủy diệt đến cả đời sống tình cảm của con người. Trong bài thơ Đất nước, ta cũng gặp những cách nói tương tự như thế:
Xiềng xích chúng bay không khóa được
Trời đầy chim và đất đầy hoa
Súng đạn chúng bay không bắn được
Lòng dân ta yêu nước thương nhà.
Đất nước, trong cốt lõi của nó, chính là nhân dân, và ở đây, được biểu thị bằng hình ảnh người lính đánh giặc:
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.
Câu trên là anh hùng, câu dưới là tình nghĩa, và hai phẩm chất đó kết hợp một cách hài hòa tự nhiên như nó vốn có trong cuộc đời người lính – nó là bản chất của anh bộ đội cụ Hồ, là đặc trưng tính cách của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam. Hai câu thơ thật như cuộc đời, như tâm trạng người lính nhưng lại rất tài hoa nghệ sĩ. Một chữ “dài” sau chữ “đêm”, một chữ “nung nấu” sau chữ “hành quân” vừa cho ta thấy được cái gian khổ, lại cho ta cảm được cái ý chí tôi luyện, cái ngọn lửa căm thù trong lòng người lính – nó là sức mạnh tính thần để chiến thắng quân thù. Câu thơ thứ hai là một câu thơ đẹp, mang nét riêng rất Nguyễn Đình Thi:
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.
Một chữ “bồn chồn” mà ta hiểu được tâm hồn của người lính cũng dào dạt yêu thương, đầy ấp nhớ nhung. Nhưng “nhớ mắt người yêu” thì quả là mới lạ và cũng thật tinh tế. Chính Hữu chỉ viết về người lính nông dân “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”. Quang Dũng lãng mạn hơn trong người lính Tây Tiến “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Trong thơ, Nguyễn Đình Thi hay nói đến “mắt người yêu” và ở đây, người lính của ông cũng “bồn chồn nhớ mắt người yêu”. Có phải vì mắt là “cửa sổ tâm hồn”, là nơi giao lưu tình cảm? (Ca dao xưa cũng nói: Mắt thương nhớ ai – Mắt ngủ không yên): Và có phải bằng hình ảnh này, nhà thơ đã đem đến cho ta một vẻ đẹp mới đáng yêu của người lính?
Khắc họa hình ảnh người lính để nói lên gương mặt đất nước, đó là một cách nói nghệ thuật, và dù có những chi tiết cụ thể, về bản chất, hình ảnh này vẫn mang tính khái quát để nói lên phẩm chất anh hùng – tình nghĩa của dân tộc Việt Nam. Cũng giống như hình ảnh “gốc lúa bờ tre” mang ý nghĩa biểu trưng trong bài thơ:
Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu
Đã bật lên những tiếng căm hờn.
Bốn câu thơ mà đầy ắp thông tin, hàm chứa biết bao ý nghĩa, dồn nén nhiều năng lượng, đã khắc họa đậm nét và sâu sắc gương mặt đất nước trong chiến tranh. Đó là một khổ thơ hay trong bài thơ Đất nước nổi tiếng của Nguyễn Đình Thi mà nguyên nhân sâu xa là cảm hứng thơ đã “chín” để có thể tạo ra những hình ảnh thơ cô đúc, mới lạ và những cách nói sáng tạo trong thơ.
Trong cái tượng đài đất nước ấy, có thể lấy ra những gương mặt đất nước giống như những hình khối, mảng màu tạo nên vẻ đẹp tổng hợp của nó. Có hình ảnh đất nước đẹp giàu (Những cánh đồng thơm mát… Những dòng sông đỏ nặng phù sa, có tiếng vọng bất khuất từ ngày xưa (Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất – Những buổi ngày xưa vọng nói về), có cả hào quang chiến thắng rực rỡ Nước Việt Nam từ máu lửa — Rũ bùn đứng dậy sáng lòa). Nhưng nhiều nhất là hình ảnh đất nước trong chiến tranh. Phải chăng đây là hình khối chủ đạo, là gam màu chính của tượng đài Đất nước của Nguyễn Đình Thi? Trong những hình ảnh ấy, người đọc hôm nay vẫn còn lưu luyến mãi những câu thơ tài hoa cô đúc kết tinh của thi sĩ:
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.
Cái tài ở đây trước hết là sự cô đúc. Nó là kết quả của một cảm hứng thơ đã “chín”. Cảm hứng có “chín” thì ý tưởng mới thành hình tượng và hình tượng mới hàm chứa nhiều ý nghĩa. Chỉ bốn câu thơ mà hình ảnh đất nước trong chiến tranh đã hiện lên thật đậm nét và đầy ấn tượng. Hai câu trên là hình ảnh đất nước đau thương do chiến tranh hủy diệt của quân thù, hai câu dưới là gương mặt đất nước anh hùng – tình nghĩa trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc. Nhưng cô đúc mà lại tài hoa – trong hình ảnh, ngôn ngữ và cách nói của Nguyền Đình Thi – khiến cho khổ thơ sống lâu bền trong lòng người đọc.
Thơ kháng chiến thường nói đến hình ảnh đất nước đau thương trong chiến tranh. Nhưng mỗi nhà thơ lại có cách nói riêng tùy theo cảm hứng thơ và hoàn cảnh sáng tác. Bên kia sông Đuống của Hoàng cầm, đó là:
Quê hương ta, những ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang…
Hình ảnh thơ thiên về cụ thể là do cảm hứng bộc phát “rào lên mạnh mẽ” trong một đêm thức trắng để viết nên bài thơ khi ông nghe tin giặc chiếm đóng và tàn phá, quê hương thân yêu của mình. Trong câu thơ của Nguyễn Đình Thi, ta chỉ thấy có những hình ảnh khái quát như những biểu tượng để nói về đất nước đau thương. Đó là do cảm hứng thơ đã được ấp ủ, tích lũy trong nhiều năm tháng, do nhà thơ đã chứng kiến nhiều hình ảnh đất nước đau thương, nay cô đúc, khái quát lại trong hai hình ảnh:
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều,
Câu trên là nỗi đau vật chất, câu dưới là nỗi đau tinh thần. Đất chảy máu, trời bị đâm nát. Nỗi đau càng toàn diện thì tội ác quân giặc càng chồng chất, chiến tranh hủy diệt càng tàn bạo. Đất làm gì có máu nhưng ở đây những cánh đồng quê đã chảy máu. Những cánh đồng quê yên bình bao đời chỉ xanh màu khoai lúa, giờ đây đã chảy máu vì bom đạn quân thù trút xuống. Nhờ biện pháp nhân hóa mà sức liên tưởng của hình ảnh còn mở rộng, đi xa. Không chỉ cánh đồng mà cơ thể Tổ Quốc cũng đang chảy máu, con người và cuộc sống cũng đang chảy máu. Những cánh đồng quặn đau và cả đất nước cũng quặn đau. Tất cả là do chiến tranh hủy diệt, do tội ác của quân thù. Hình ảnh thơ mới lạ, cô đúc, sáng tạo mà lại gần gũi tự nhiên. Bản thân nó có sức gợi cảm mạnh và sức khái quát cao. Câu thơ mở ra một trời liên tưởng và nói với chúng ta nhiều điều sâu sắc.
“Dây thép gai đâm nát trời chiều” mang dáng dấp một câu thơ hiện đại phương Tây. Hiện đại trong hình ảnh và trong cách nói. “Dây thép gai” là hình ảnh của chiến tranh hiện đại tàn khốc, cho đến lúc bấy giờ (năm 1955 khi bài thơ ra đời) còn chưa được dùng nhiều lắm trong thơ. Nhưng “dây thép gai” mà lại “đâm nát trời chiều” thì đó là một cách nói mới mẻ của Nguyễn Đình Thi. Một vật cụ thể, nhọn sắc (dây thép gai) lại “đâm nát” một cái gì dường như là vô hình, trừu tượng – một cảnh trời chiều êm ả, thơ mộng? Và cảnh “trời chiều” ở đây có phải là biểu trưng cho cuộc sống tình cảm, cho hạnh phúc của con người? Trong sự đối lập đó “dây thép gai” lại càng tàn bạo, man rợ, tội ác quân thù càng dày cao, chồng chất. Câu thơ đã nói lên thấm thía cái nỗi đau tinh thần của đất nước trong chiến tranh và tố cáo đến tận chiều sâu tội ác quân giặc cướp nước: hủy diệt đến cả đời sống tình cảm của con người. Trong bài thơ Đất nước, ta cũng gặp những cách nói tương tự như thế:
Xiềng xích chúng bay không khóa được
Trời đầy chim và đất đầy hoa
Súng đạn chúng bay không bắn được
Lòng dân ta yêu nước thương nhà.
Đất nước, trong cốt lõi của nó, chính là nhân dân, và ở đây, được biểu thị bằng hình ảnh người lính đánh giặc:
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.
Câu trên là anh hùng, câu dưới là tình nghĩa, và hai phẩm chất đó kết hợp một cách hài hòa tự nhiên như nó vốn có trong cuộc đời người lính – nó là bản chất của anh bộ đội cụ Hồ, là đặc trưng tính cách của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam. Hai câu thơ thật như cuộc đời, như tâm trạng người lính nhưng lại rất tài hoa nghệ sĩ. Một chữ “dài” sau chữ “đêm”, một chữ “nung nấu” sau chữ “hành quân” vừa cho ta thấy được cái gian khổ, lại cho ta cảm được cái ý chí tôi luyện, cái ngọn lửa căm thù trong lòng người lính – nó là sức mạnh tính thần để chiến thắng quân thù. Câu thơ thứ hai là một câu thơ đẹp, mang nét riêng rất Nguyễn Đình Thi:
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.
Một chữ “bồn chồn” mà ta hiểu được tâm hồn của người lính cũng dào dạt yêu thương, đầy ấp nhớ nhung. Nhưng “nhớ mắt người yêu” thì quả là mới lạ và cũng thật tinh tế. Chính Hữu chỉ viết về người lính nông dân “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”. Quang Dũng lãng mạn hơn trong người lính Tây Tiến “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Trong thơ, Nguyễn Đình Thi hay nói đến “mắt người yêu” và ở đây, người lính của ông cũng “bồn chồn nhớ mắt người yêu”. Có phải vì mắt là “cửa sổ tâm hồn”, là nơi giao lưu tình cảm? (Ca dao xưa cũng nói: Mắt thương nhớ ai – Mắt ngủ không yên): Và có phải bằng hình ảnh này, nhà thơ đã đem đến cho ta một vẻ đẹp mới đáng yêu của người lính?
Khắc họa hình ảnh người lính để nói lên gương mặt đất nước, đó là một cách nói nghệ thuật, và dù có những chi tiết cụ thể, về bản chất, hình ảnh này vẫn mang tính khái quát để nói lên phẩm chất anh hùng – tình nghĩa của dân tộc Việt Nam. Cũng giống như hình ảnh “gốc lúa bờ tre” mang ý nghĩa biểu trưng trong bài thơ:
Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu
Đã bật lên những tiếng căm hờn.
Bốn câu thơ mà đầy ắp thông tin, hàm chứa biết bao ý nghĩa, dồn nén nhiều năng lượng, đã khắc họa đậm nét và sâu sắc gương mặt đất nước trong chiến tranh. Đó là một khổ thơ hay trong bài thơ Đất nước nổi tiếng của Nguyễn Đình Thi mà nguyên nhân sâu xa là cảm hứng thơ đã “chín” để có thể tạo ra những hình ảnh thơ cô đúc, mới lạ và những cách nói sáng tạo trong thơ.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: