Chia Sẻ Nước Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X- sử 6 - Bút Nghiên

vàng

New member
Xu
0
Quá trình thành lập và phát triển của nước Cham-pa , từ nước Lâm Ấp ở huyện Tượng Lâm đến một quốc gia lớn mạnh diễn ra như thế nào? Những thành tựu nổi bật về kinh tế và văn hóa của Cham-pa từ thế kỉ II – thế kỉ X là gì?

Lịch sử 6 - Bài 24: Nước Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Thế kỷ II lợi dụng nhà Hán suy yếu, Khu Liên lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành độc lập (192-193)
ĐẾN THẾ KỶ X


ld_giao_chau_-cham_pa_picture10_500.jpg

Lược đồ Giao Châu và Cham pa giữa thế kỷ VI đến X


1. Nước Cham-Pa độc lập ra đời:
*Giới thiệu :

Quận Nhật Nam ( từ Hoành Sơn đến Quảng Nam) gồm 5 huyện .Huyện Tượng Lâm là huyện xa nhất của quận Nhật Nam (từ đèo Hải Vân đến đèo Đại Lãnh) là địa bàn sinh sống của bộ lạc .Dừa người Chăm cổ), thuộc nền văn hóa đồng thau Sa Huỳnh khá phát triển, bị nhà Hán đô hộ

*Hoàn cảnh:
- Do căm phẫn chính sách tàn bạo của nhà Hán.
- Thế kỷ II lợi dụng nhà Hán suy yếu, Khu Liên lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành độc lập (192-193)
- Khu Liên tự xưng vua.đặt tên nước là Lâm Ấp.


*Lâm Ấp mở rộng lãnh thổ:
- Dùng quân sự mở rộng lãnh thổ (từ Hoành Sơn đến Phan Rang ) đổi tên nước là Cham-Pa.
- Đóng đô ở Sin-ha-pu-ra (Trà Kiệu- Quảng Nam)


2. Tình hình kinh tế Văn hoá ChamPa từ thế kỷ II-TK X :
* Kinh tế :
- Biết sử dụng công cụ bằng sắt và sức kéo của trâu bò , làm ruộng bậc thang, tạo xe guồng nước
- Biết trồng hai vụ lúa một năm biết trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp.
- Chăn nuôi,đánh cá,khai thác rừng.
- Làm đồ gốm, dệt.
- Buôn bán với
Giao Châu, Trung Quốc, Ấn Độ.

* Văn hoá :
- Phát triển rực rỡ, phong phú.
- Chũ viết : bắt nguồn từ chữ Phạn
(Ân Độ)
- Tôn giáo : Theo Đạo Phật, Bà LaMôn (Đạo Hồi)
- Tin ngưỡng : hoả táng người chết, ở nhà sàn.
- Kiến trúc : độc đáo, tháng đĩa Mỹ Sơn, Tháp Chăm…


thap_cham_o_phan_ran_g_500.jpg

Tháp Chăm ở Phan Rang


ch_phn_c__my_son_5.jpg

Mỹ Sơn vẫn còn những tấm bia đá mang chữ Phạn cổ.



Bài viết trên đã khái quát kiến thức Lịch sử 6 - Bài 24: Nước Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X Bút nghiên chúc các em học tập tốt. Hãy chia sẻ để cùng học tốt nhé.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
TRẮC NGHIỆM BÀI 24: NƯỚC CHAM – PA TỪ THẾ KỶ II ĐẾN THẾ KỶ X
Câu 1: Quốc gia cổ Lâm Ấp – Cham – pa được hình thành trên địa bàn của nền văn hóa nào?

a> Đồng Nai.
b> Óc Eo.
c> Sa Huỳnh.
d> Đông Sơn.

Câu 2: Trong hoàn cảnh nào, nhân dân Tượng Lâm đã đứng dậy đấu tranh giành được độc lập?

a> Nhà Hán tỏ ra bất lực với các huyện ở xa.
b> Nhà Hán còn lo đàn áp các cuộc khởi nghĩa trong nước.
c> Nhà Hán lúc đó suy yếu.
d> Nhà Hán lo chống đối sự quấy phá của các nước xung quanh.

Câu 3: Người nào có tên sau đây đã lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành quyền tự chủ và đặt tên nước là Lâm Ấp.

a> Mai Thúc Loan.
b> Khu Liên.
c> Phùng Hưng.
d> Các vua Lâm Ấp.

Câu 4: Nước Chăm – pa ra đời trong hoàn cảnh nào?

a> Các vua Lâm Ấp đã hợp nhất bộ lạc Dừa với bộ lạc Cau ở phía Nam.
b> Các vua Lâm Ấp tấn công các nước láng giềng, mở rộng lãnh thổ về phía Bắc và phía Nam.
c> Vua Lâm Ấp thống nhất các bộ lạc.
d> a và b đúng.

Câu 5: Kinh đô của nước Cham – pa ban đầu đóng ở đâu?

a> Sa Huỳnh – Quảng Ngãi.
b> Trà Kiệu – Quảng Nam.
c> Hội An – Quảng Nam.
d> Tượng Lâm – Quảng Nam.

Câu 6: Nước Cham – pa thế kỷ VI gồm những vùng nào của Việt Nam ngày nay?

a> Phía Bắc đến Quảng Bình, phía Nam đến Phan Rang.
b> Phía Bắc đến Hoàng Sơn, phía Nam đến Phan Rang.
c> Phía Bắc đến Quảng Bình , phía Nam đến Phan Thiết.
d> Phía Bắc đến Quảng Nam, phía Nam đến Đồng Nai.

Câu 7: Quá trình thành lập và mở rộng nước Chăm – pa diễn ra trên cơ sở nào?

a> Trên cơ sở sự hợp tác kinh tế giữa các bộ lạc.
b> Trên cơ sở sự hợp tác để cùng chống ngoại xâm.
c> Trên cơ sở các hoạt động quân sự.
d> Trên cơ sở giao lưu văn hóa giữa các bộ lạc.

Câu 8: Người Chăm sống chủ yếu dựa vào ngành nghề nào?

a> Nghề trồng lúa nước, mỗi năm hai vụ.
b> Trồng trọt và chăn nuôi ( trâu bò, lợn, gà).
c> Khai thác lâm thổ sản, làm đồ gốm.
d> Nghề đánh bắt cá.

Câu 9: Người Chăm đã có sáng tạo tiêu biểu gì trong quá trình sản xuất nông nghiệp?

a> Sử dụng dụng cụ để cày bừa.
b> Dùng trâu bò kéo cày, bừa.
c> Dùng xe guồng nước để đưa từ sông, suối lên ruộng.
d> Làm ruộng bậc thang ở sườn đồi.

Câu 10: Người Chăm còn trồng các loại cây công nghiệp như:

a> Cây cà phê, cây cao su.
b> Cây bông, cây gai.
c> Cây thuốc lá, cây điều.
d> Cây chè, cây tiêu.

Câu 11: Từ thế kỷ nào người Chăm đã có chữ viết riêng của mình?

a> Từ thế kỷ II.
b> Từ thế kỷ III.
c> Từ thế kỷ IV.
d> Từ thế kỷ V.

Câu 12: Chữ viết riêng của người Chăm có nguồn gốc từ chữ gì?

a> Từ chữ tượng hình của người Ai Cập.
b> Từ chữ La tinh của người Hy Lạp, Rô – ma.
c> Từ chữ Phạn của người Ấn Độ.
d> Từ chữ Nho của người Trung Quốc.

Câu 13: Người Chăm theo đạo:

a> Đạo Nho – Đạo Phật.
b> Đạo Phật – Đạo Thiên Chúa.
c> Đạo Bà La Môn – Đạo Phật.
d> Đạo Nho – Đạo Bà La Môn.

Câu 14: Đối với người chết, người Chăm có tục lệ gì?

a> Ướp xác.
b> Hỏa tang.
c> Chôn dưới đất câu.
d> Làm nhà mồ.

Câu 15: Xã hội của người Chăm gồm các tầng lớp nào?

a> Công nhân, nông dân, thợ thủ công.
b> Quý tộc, nô lệ, dân tự do và dân lệ thuộc.
c> Địa chủ, nông dân và nô lệ.
d> Quý tộc , địa chủ, nông dân và nô lệ.

Câu 16: Nghệ thuật đặc sắc nhất của người Chăm là gì?

a> Kiến trúc chùa chiền.
b> Kiến trúc đền, tháp.
c> Nghệ thuật múa.
d> Các bức chạm nổi.

Câu 17:Có thể khẳnh định nhân dân Chăm – pa đã đạt được trình độ phát triển kinh tế như nhân dân các vùng xung quanh, vì họ đã.

a> Biết sử dụng công cụ sắt và sức kéo của trâu bò.
b> Biết trồng lúa một năm hai vụ, biết trồng cây ăn quả và cây công nghiệp.
c> Biết buôn bán với người nước ngoài.
d> Tất cả các câu trên đúng.

Câu 18: Tháp Chăm được xây dựng nhiều nhất ở tỉnh nào hiện nay?

a> Phan Thiết – Bình Thuận.
b> An Nhơn – Bình Định.
c> Phan Rang – Ninh Thuận.
d> Trà Kiệu – Quảng Nam.

Câu 19: Điền vào chỗ trống những từ thích hợp:

Vào thế kỷ VII, nhân dân Giao Châu nhiều lần nổi dậy, Nhà Hán tỏ ra bất lực, nhất là đối với các quận xa. Năm 192 – 193, nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của….(a)…..đã nổi dậy giành độc lập. Khu Liên tự xưng làm…..(b)……, đặt tên nước là….(c)…..

Câu 20: Điền vào chỗ trống những từ thích hợp:

Từ thế kỷ IV, người Chăm đã có chữ viết riêng, bắt nguồn từ….(a)……của người Ấn Độ.
Nhân dân Chăm theo đạo….(b)……và đạo Phật. Người Chăm có tục…..(c)……..người chết, bỏ tro vào bình hoặc vò gốm rồi ném xuống sông hay xuống biển. Họ ở nhà sàn và cũng có thói quen ăn cau trầu.
Người Chăm đã sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là các….(d)…..đền, tượng, các bức chạm nổi……..

KÍCH VÀO ĐÂY ĐỂ XEM ĐÁP ÁN

Đáp án: câu 1c, câu 2a, câu 3c, câu 4d, câu 5b, câu 6b, câu 7c, câu 8a, câu 9c, câu 10b, câu 11c, câu 12c, câu 13c, câu 14b, câu 15b, câu 16b, câu 17d, câu 18c, câu 19 (a) Khu Liên, (b) vua, (c)Lâm Ấp: Câu 20 (a) chữ Phạn, (b) Bà La Môn, (c) hỏa tang, (d) tháp Chăm.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
ÔN TẬP CHƯƠNG III



Câu 1: Từ năm 179 TCN cho đến đầu thế kỷ X, nước ta hầu như liên tục bị các triều đại phương Bắc đô hộ, đó là:

a> Triệu, Hán, Ngô, Lương , Tùy, Đường.
b> Tần, Triệu, Hán, Ngô, Lương, Tùy, Đường.
c> Tần, Triệu, Hán, Ngô, Tùy.
d> Triệu, Tần, Hán, Ngô, Lương, Đường.

Câu 2: Lịch sử nước ta từ năm 179 TCN đến đầu thế kỷ X được gọi là thời kỳ Bắc thuộc.


a> Vì nước ta bị phong kiến phương Bắc ( Trung Quốc) đô hộ.
b> Vì nước ta liên tục bị các triều đại phong kiến phương Bắc ( Trung Quốc) đô hộ.
c> Vì nước ta hoàn toàn phụ thuộc vào phong kiến phương Bắc.
d> Vì nước ta bị phong kiến phương Bắc đồng hóa.

Câu 3: Theo em , ý kiến của sử cũ về tên gọi giai đoạn lịch sử nước ta từ năm 179 TCN đến đầu thế kỷ X là thời kỳ Bắc thuộc:

a> Không đúng.
b> Đúng nhưng chưa đủ.
c> Hoàn toàn đúng.
d> b và c sai.

Câu 4: Theo em, đặt tên cho giai đoạn lịch sử nước ta từ 179 TCN đến đầu thế kỷ X thế nào cho đúng và đầy đủ?

a> Thời kỳ Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta.
b> Thời kỳ dân tộc ta chống lại sự đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc.
c> Thời kỳ chống lại sự đô hộ của phong kiến phương Bắc.
d> Thời kỳ hơn một ngàn năm chống phong kiến phương Bắc.

Câu 5: Từ sau thất bại của An Dương Vương ( 179 TCN) cho đến đầu thế kỷ X, nước ta liên tục bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ. Em hãy chọn các phương án mà em cho là đúng nhất sau đây. Kể tên theo thứ tự các triều đại phong kiến phương Bắc đã đô hộ nước ta?

a> Triệu , Hán,Ngô, Lương, Tùy , Đường.
b> Tần, Triệu, Hán, Ngô, Lương ,Đường.
c> Tần, Triệu, Hán, Lương,Ngô, Đường
d> Triệu, Hán, Lương, Ngô, Đường.

Câu 6: Nhà Triệu chia nước Âu Lạc thành hai quận và sáp nhập vào quốc gia nào?

a> Trung Quốc.
b> Văn Lang.
c> Nam Việt.
d> An Nam..

Câu 7: Đầu thế kỷ III, nhà Ngô tách châu Giao thành:

a> Quảng Châu ( thuộc Trung Quốc).
b> Giao Châu ( Âu Lạc cũ).
c> Giao Chỉ ( Âu Lạc).
d> Câu a và b đúng.

Câu 8: Chính quyền đô hộ nhà Lương về mặt hành chính chia nước ta như thế nào?

a> Hai quận ( Giao Chỉ và Cửu Châu).
b> Ba quận ( Giao Chỉ, Cửu Châu và Nhật Nam).
c> Sáu Châu ( Giao Châu, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu, Hoàng Châu).
d> Sáu Châu ( Giao Chỉ, Giao Châu, Ái Châu, Đức Châu, Minh Châu, Hoàng Châu).

Câu 9: Năm 679 nhà Đường đã đổi nước ta thành:

a> Châu Giao.
b> Giao Châu.
c> An Nam đô hộ phủ.
d> Ái Châu.

Câu 10: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta thời kỳ Bắc thuộc là gì?

a> Thực hiện chính sách bóc lột tàn đối với nhân dân ta dưới mọi hình thức: nộp thuế, cống nộp và đi lao dịch.
b> Thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc ta: Chia nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc, bắt dân ta phải theo phong tục tập quán của người Trung Quốc.
c> Thực hiện chính sách đàn áp dã man các cuộc nổi dậy của nhân dân nước ta.
d> Cả ba ý trên đúng.

Câu 11: Chính sách nào là thâm hiểm nhất trong các chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc đối với nước ta?

a> Chính sách đồng hóa.
b> Chính sách bóc lột với nhiều loại thuế nặng nề và cống nộp.
c> Chính sách đàn áp dã man các cuộc nổi dậy của nhân dân ta.
d> Chính sách cấm nhân dân ta sử dụng đồ sắt.

Câu 12: Sau hơn một ngàn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, nhân dân ta vẫn giữ được các phong tục, tập quán cổ truyền là gì?

a> Làm bánh chưng, bánh giầy.
b> Nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình.
c> Lễ hội dân gian.
d> Cả ba câu trên đúng.

Câu 13: Trong các cuộc khởi nghĩa sau đây, cuộc khởi nghĩa nào đã đánh đuổi được quân xâm lược, giành lại độc lập chủ quyền cho đất nước trong thời kỳ dài nhất?

a> Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và cuộc kháng chiến chống xâm lược Hán.
b> Khởi nghĩa Bà Triệu chống quân xâm lược Ngô.
c> Khởi nghĩa Lý Bí và cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược.
d> Khởi nghĩa Mai Thúc Loan và khởi nghĩa Phùng Hưng.

Câu 14: Để có thể vươn lên, có đủ sức chống lại quân đô hộ, nhân dân ta đã làm gì?

a> Cầm vũ khí, gậy gộc đứng lên chiến đấu.
b> Lao động cần cù, phát triển sản xuất.
c> Tiếp thu những thành tựu kỹ thuật của các nước.
d> Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 15: Vì sao, hơn 1000 năm bị đô hộ, nhân dân ta vẫn giữ được tiếng nói, phong tục, tập quán và phát triển kinh tế?

a> Đức tính cần cù, chịu khó, sáng tạo trong lao động.
b> Lòng yêu nước, tinh thần dân tộc bền bỉ vì độc lập của đất nước.
c> Ý thức vươn lên, ý thức bảo vệ nền văn hóa dân tộc.
d> Cả ba câu trên đúng.

Câu 16: Tổ tiên đã để lại cho chúng ta những gì sau hơn 1000 năm đấu tranh giành lại độc lập?

a> Lòng yêu nước, tấm gương những anh hùng dân tộc.
b> Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước.
c> Ý thức vươn lên, bảo vệ văn hóa dân tộc.
d> Cả ba ý trên đúng.



Đáp án: câu 1c, câu 2b, câu 3b, câu 4a, câu 5a, câu 6c, câu 7d, câu 8c, câu 9c, câu 10d, câu 11a, câu 12d, câu 13c, Câu 14d, câu 15d, câu 16d.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI Bài 24: NƯỚC CHAM - PA TỪ THẾ KỶ II ĐẾN THẾ KỶ X
1. Nước Cham- pa độc lập ra đời
* Hoàn cảnh ra đời: Vào thế kỷ II nhà Hán suy yếu, không thể kiểm soát được các quận ở xa, lợi dụng cơ hội đó vào năm 192 - 193 nhân dân huyện Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy chống lại quân đô hộ của nhà Hán và giành được độc lập, Khu Liên tự xưng là vua, đặt tên nước là Lâm Ấp.
- Quốc gia Lâm Ấp có lực lượng quân sự khá mạnh (4 – 5 vạn quân thường trực), biết hợp nhất 2 bộ lạc Dừa và Cau đánh bại nhà Hán, tấn công các nước láng giềng, mở rộng lãnh thổ đến tận Hoành Sơn (phía Bắc), Phan Rang (phía Nam).
- Đổi tên nước thành Chăm - pa, đóng đô ở Sin- ha- pu- ra (Trà Kiệu Quảng Nam).
2. Tình hình kinh tế, văn hoá Chăm – pa từ thế kỷ II đến thế kỷ VI
* Kinh tế:
- Nông nghiệp trồng lúa nước, mỗi năm 2 vụ, sử dụng công cụ bằng sắt, dùng trâu bò kéo cày, biết làm ruộng bậc thang, sáng tạo xe guồng nước.
- Ngoài ra họ còn trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, khai thác lâm thổ sản, đánh cá và buôn bán với người nước ngoài.
* Văn hóa:
- Người Chăm có chữ viết riêng bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ.

- Theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.

- Có tục hỏa táng người chết.

- Họ ở nhà sàn và ăn trầu cau. Có quan hệ gần gũi với người Việt.

- Nghệ thuật đặc sắc: Tháp chàm, đền, tượng, các bức chạm nổi,…

* HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI :

1. Quan sát lược đồ "Giao Châu và Cham pa giữa thế kỉ VI - X, em hãy xác định vị trí của quận Nhật Nam?

Trả lời:

Quận Nhật Nam (từ Hoành Sơn trở vào đến Quảng Nam) gồm 5 huyện: Tây Quyển, Chu Ngô, Tỉ Cảnh, Lô Dung và Tượng Lâm là huyện xa nhất về phía nam (từ đèo Hải Vân đến đèo Đại Lãnh nay thuộc đất Quảng Nam, Quảng Ngãi)

2. Huyện Tượng Lâm vốn là địa bàn sinh sống của bộ lạc nào? Thuộc nền văn hoá gì?

Trả lời:

Huyện Tượng Lâm là địa bàn sinh sống của Bộ lạc Dừa - tức người Chăm cổ. Thuộc nền văn hoá đồng thau Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) khá phát triển.

3. Nhân dân Tượng Lâm đã giành được độc lập trong hoàn cảnh nào?

Trả lời:

Vào thế kỉ II, dưới ách thống trị của nhà Hán, nhân dân Giao Châu nhiều lần nổi dậy, nhà Hán tỏ ra bất lực nhát là đối với các huyện xa như Tượng Lâm. Lợi dụng cơ hội đó, năm 192-193, nhân dân huyện Tượng Lâm, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy đánh đuổi quân đô hộ , giành độc lập. Khu Liên tự xưng làm vua đặt tên nước là Lâm Ấp.

4. Nước Cham pa- pha độc lập ra đời như thế nào?

Trả lời:

- Năm 192 - 193, nhân dân huyện Tượng Lâm, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, đã nổi dậy giành độc lập. Ông tự xưng làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp.

- Sau một thời gian độc lập, các vua Lâm Ấp đã hợp nhất bộ lạc Dừa với bộ lạc Cau ở phía Nam, tấn công các nước láng giềng mở rộng lãnh thổ, làm chủ cả vùng đất từ Hoành Sơn (Quảng Bình) đến Phan Rang (Bình Thuận) rồi đổi tên nước là Cham-pa, đóng đô ở Sin-ha-pu-ra (Trà Kiệu - Quảng Nam)

5. Nhìn trên lược đồ "Giao Châu và Cham-pa giữa thế kỉ VI - X", em hãy xác định vị trí nước Cham-pa?

Trả lời:

Nước Cham-pa có vị trí về phía Bắc dãy Hoàng Sơn (huyện Tây Quyển), phía nam đến Phan Rang.

6. Em có nhận xét gì về quá trình thành lập và mở rộng nước Cham-pa?

Trả lời:

- Quá trình hình thành và mở rộng nhà nước Champa diễn ra trên cơ sở các hoạt động quân sự và kết quả của việc đánh bại chính quyền đô hộ, tấn công các nước láng giềng để mở rộng lãnh thổ.

- Sau ngày thành lập, Cham-pa không ngừng lớn mạnh. Vua Champa chia nước thành nhiều khu vực dọc theo các dải đồng bằng hẹp từ Hoành Sơn đến Phan Rang.

7. Nêu những thành tựu về kinh tế của Champa?

Trả lời:

- Nông nghiệp trồng lúa nước là ngành kinh tế chính, mỗi năm trồng 2 vụ lúa. Họ còn làm ruộng bậc thang ở sườn đồi, núi. Biết sử dụng công cụ bằng sắt và sức kéo của trâu, bò.

- Họ biết trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, khai thác lâm thổ sản, làm đồ gốm, đánh cá.

- Mở rộng trao đổi buôn bán với nước ngoài.

8. Em có nhận xét gì về trình độ kinh tế của Cham pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X?

Trả lời:

Nhân dân Cham pa đã đạt được trình độ phát triển kinh tế như nhân dân các vùng xung quanh biết sử dụng công cụ bằng sắt, và dùng sức kéo của trâu bò. Biết trồng lúa một năm hai vụ, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp

9. Nêu những thành tựu về văn hoá của Champa?

Trả lời:

Về văn hoá, Champa đạt được nhiều thành tựu độc đáo:

- Chữ viết: Sáng tạo ra chữ viết dựa trên cơ sở sáng tạo chữ Phạn

- Tôn giáo: Theo đạo Bà La Môn và Đạo Phật. Có tục hoả táng người chết, lấy xương bỏ vào bình, ném xuống biển.

- Ở nhà sàn, thói quen ăn trầu

Về nghệ thuật: Phát triển cao đặc biệt là nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc như tháp Chăm, khu thánh địa Mĩ Sơn,…

10. So với những thành tựu kinh tế và văn hoá của người Việt, em thấy thành tựu văn hoá kinh tế của người Chăm có điểm gì giống và khác nhau?

Trả lời:

* Giống:

- Kinh tế:

+ Nông nghiệp trồng lúa nước, 1 năm 2 vụ

+ Biết sử dụng công cụ sắt và sức kéo của trâu bò

- Văn hoá:

+ Có thói quen ăn trầu

* Khác:

- Kinh tế:

+ Làm ruộng bậc thang

+ Sáng tạo ra xe guồng nước, đưa nước tưới ruộng

- Văn hoá:

+ Có tục hoả táng người chết

+ Theo đạo Bà La Môn

11. Qua hình tháp Chăm, em thấy kiến trúc có nét gì đặc sắc?

Trả lời:

- Về quy mô tháp Chăm nhỏ hơn nhiều tháp Ấn Độ, gọn và đơn giản hơn tháp Campuchia

- Chịu ảnh hưởng của kiến trúc đền tháp Ấn Độ nhưng kiến trúc tháp Chăm được tranh trí nhiều tầng tỉ mỉ

- Tháp Chăm theo quan niệm nghệ thuật tôn giáo thể hiện hình núi Mênu - đỉnh núi là nơi ngự trị của thần thánh, có ý nghĩa tôn giáo sâu sắc.

12. Em hãy cho biết thành tựu văn hoá quan trọng nhất của người Chăm là gì?

Trả lời:

Thành tựu văn hoá đặc sắc nhất của Cham pa là nghệ thuật với các công trình như tháp Chăm và Thánh địa Mĩ Sơn. Các công trình này thể hiện đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của người Chăm, thể hiện sự lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân Champa. Những công trình này đã được công nhận là di sản văn hoá thế giới.

13. Em hãy nêu mối quan hệ giữa người Chăm và người Việt?

Trả lời:

- Từ xưa người Chăm và người Việt đều bị bọn đô hộ phương Bắc thống trị - nên đã từng cùng nhau nổi dậy đấu tranh

- Khi nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành độc lập thì nhân dân Cửu Chân, Giao Chỉ cũng hưởng ứng, ngăn cản quân xâm lược Hán tiến vào đàn áp, tạo điều kiện thuận lợi cho thắng lợi của người Chăm.

- Ngày nay, người Chăm là một bộ phận dân cư trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam

14. Em hãy giới thiệu vài nét về Khu thánh địa Mĩ Sơn (Quảng Nam)?

Trả lời:

- Khu thánh địa Mĩ Sơn nằm tại thung lũng Mĩ Sơn thuộc An Hoà, huyện Duy Xuyên, cách thành phố Đà Nẵng 70 km về phía tây nam.

- Với khoảng 70 công trình kiến trục được xây dựng từ thế kỉ VII đến thế kỉ VIII, Mĩ Sơn là thánh địa Ấn Độ giáo quan trọng nhất của vương quốc Cham-pa. Phần lớn các đền thờ chính ở Mĩ Sơn được xây dựng để thờ thần Si-va những dưới các tên gọi khác nhau...Phần lớn các đền thờ ở Mĩ Sơn được xây dựng trong các thế kỉ X, XI

- Mĩ Sơn còn nổi tiếng bởi hàng trăm tác phẩm điêu khắc vô giá, có niên đại từ thế kỉ thứ VII đến thế kỉ XIII. Nghệ thuật điêu khắc Champa là sự kết hợp những yếu tố bản địa với các nền văn hoá bên ngoài một cách chọn lọc và sáng tạo. Các tác phẩm điêu khắc được thể hiện trên đá rất sống động và có hồn. Mỗi phong cách nghệ thuật có một vẻ đẹp riêng cho dù mỗi thời kì tư duy thẩm mĩ mỗi khác.

15. Em hãy giới thiệu đôi nét về tháp Chăm (Phan Rang)?

Trả lời:

- Tháp Chăm là những đền miếu cổ - kiến trúc tôn giao tín ngưỡng của riêng dân tộc Chăm ở miền Nam Trung Bộ Việt Nam ngày nay. Quần thể tháp Chăm (hình 53, trang 69 SGK) là ở Phan rang. Kiến trúc tháp Chăm là những sản phẩm vật chất kết tinh của nền văn hoá Champa với truyền thống nghệ thuật dân gian rất đặc sắc của dân tộc Chăm, cùng với việc tiếp thu ảnh hưởng của văn hoá người Việt và nghệ thuật tôn giáo Ấn Độ.

- Các tháp Chăm là những công trình thờ thần nông nghiệp, thần thuỷ lợi, thần sấm chớp, thần sông, thần núi,... và còn cả tục thờ "Lin-ga" để cầu mong sự sinh sôi nảy nở của giống nòi, dân tộc.

- Tháp Chăm (gọi là ka-lan) là một khối kiến trúc xây dựng bằng gạch nung mầu đỏ sẫm làm từ đất địa phương, phía trên mở rộng và thon vút hình búp hoa. Vị trị đặt các tháp được chọn ở trên triền dốc của những quả đồi và chế ngự một phong cảnh thiên nhiên nhất định, kiến trúc tháp tuy không quy mô, kích thước không thật đồ sộ song vẫn hùng vĩ và có tính hoành tráng gợi lên không khí rất trang nghiêm.

- Mặt bằng của tháp đa số là hình vuông, số ít là hình chữ nhật, có không gian bên trong trật hẹp và thường chỉ có một cửa ra vào duy nhất mở về hướng đông - hướng Mặt Trời mọc

- Trần tháp cấu tạo vòm cuốn và nội thất không có trang trí mặt tường. Trong lòng tháp đặt một kệ thờ bằng đá. Tất cả tài năng và trí tuệ của con người thể hiện ở việc tạo hình nghệ thuật ngoài, tạo khối kiến trúc hình tháp đẹp và phong phú, tập trung tô điểm, chạm khắc, đẽo gọt công phụ những hình hoa lá, chim muông, vũ nữ, thần thánh,... độc đáo và mang đậm tính cách, tâm hồn của người Chăm.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top