• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Nói thẳng với sinh viên năm nhất

Hide Nguyễn

Du mục số
NÓI THẲNG VỚI SINH VIÊN NĂM NHẤT

"Em vẫn còn ngồi đây ư?"

"Tại sao em lại không được ngồi đây ạ?"

"Vì em là sinh viên năm nhất."

"Sinh viên năm nhất thì sao ạ?"

"Nhanh lên, em phải đi ngay từ bây giờ không sẽ trễ".

...
60171_476369682393354_2132057590_n.jpg

ảnh minh họa.


Anh buộc phải nói thẳng cho các em biết một sự thật rằng lên đại học không phải là để nghỉ ngơi và học đại học không phải là chuyện dễ như người ta vẫn đồn đại. Các em dự định dành năm nhất của mình để xả hơi lấy lại sức sau 3 năm dùi mài kinh sử đêm ngày ư? Dẹp ngay cái ý nghĩ đó nhé.

Các em có biết được rằng, bao nhiêu người đã đánh mất chính bản thân mình kể từ lúc họ còn là sinh viên không?

Họ không còn giữ được sự quyết tâm, nỗ lực, bản lĩnh đương đầu với thử thách như trước nữa. Trước đây nếu họ có thể thức đến 2, 3 giờ sáng để ôn thi đại học thì giờ đây có nhiều cuốn giáo trình chưa chắc họ đọc qua.

Họ bảo việc học ở trường rất vất vả, nhưng trận chiến lớn nhất của họ chỉ là vật lộn với bản thân để dậy sớm vào buổi sáng và lê chân lên giảng đường điểm danh cho kịp giờ.

Họ có thể dành cả đêm chơi đế chế, dota, đọc tiểu thuyết, lướt facebook, xem phim hàn nhưng bảo họ đi làm bài tập nhóm, họ đáp rằng: "đợt này bận quá, nhóm làm đi rồi ghi tên tớ vào với, ít hôm mời cả nhóm đi ăn chè".

Ai đó hẹn họ lên Garena để "chiến đấu" họ sẽ không muộn màng 1 phút nào nhưng hẹn họ đến trường tập thuyết trình thì hãy nhẫn nhịn đợi họ ít nhất là 30 phút.

Họ chém gió như bão về thể loại A đến thể loại Z, chém gió sôi nổi, chém gió vô biên, giáo sư chém gió nhưng ở trên lớp, bảo họ phát biểu ý kiến của mình thì họ im bặt, mỉm cười lấy lệ.

Các em không có thời gian cho mình nghỉ ngơi đâu. 4 năm đại học không phải là nhiều để các em có thể thu nhập cho đủ kiến thức, rèn luyện kỹ năng, làm giàu vốn sống và kinh nghiệm của mình. Cho nên đừng dễ dãi với bản thân phút giây nào hết. Ngay từ bây giờ, các em phải vẽ ra con đường để mình chạy rồi đó.

Các em cứ chạy đi rồi các em sẽ phát hiện ra cuộc sống của mình sẽ vô vị, chán ngán như thế nào nếu không có sự cố gắng, nỗ lực từng ngày. Các em có thể hỏi những sinh viên năm 2, năm 3, nhiều người thú thực cũng cảm thấy cuộc sống của mình vô vị, nhạt nhẽo lắm, họ cũng muốn thay đổi nhưng đã có muộn, họ đánh mất đi những vốn liếng quý giá của mình rồi.

Các em đừng để khi chết đuối rồi mới tiếc mình tại sao trước đó không tập bơi nhé!

Các em rồi sẽ nghe nhiều người bảo với các em rằng: "Học thì học chưa biết sau này ra sao", "Thời này có bằng giỏi ra trường cũng chưa chắc kiếm được việc", "Mình không phải con ông cháu cha, không có ô có dù nên an phận thôi", và những câu đại loại như thế.

Nếu các em nghe được như thế hãy xin lỗi người ta và bảo lại rằng: "Em không thể suy nghĩ tầm thường như thế được".

Họ nghĩ rằng học là để thi, thi điểm cao để lấy bằng. Nhưng các em phải nghĩ khác: việc học không giới hạn ở trường lớp, ở thầy cô. Các em phải học từ nhiều thứ. Học kiến thức, học kỹ năng, học thái độ. Các em không bao giờ thiệt thòi khi bỏ công sức ra học tập.

Giả sử là một chủ doanh nghiệp, các em sẽ lựa chọn ai, có thể là ai khác nữa ngoài những người có thể làm được việc cho mình, mang lại giá trị cho mình.

Cho nên đừng lo nghĩ nhiều đến chuyện xin việc. Việc các em phải lo đó là học, là rèn luyện, là trải nghiệm. Hãy nỗ lực để làm giàu tài khoản bản thân mình bằng kiến thức, kỹ năng từng ngày.

Nếu sau này cầm hồ sơ đi xin việc, có công ty nào từ chối các em vì bằng không đẹp mà không xét xem khả năng của các em đến đâu, các em nên vui vì ít nhất, các em không phải làm việc cho một công ty chỉ đánh giá con người bằng cái bằng.

Thử nghĩ xem đối với những công ty như thế, nếu các em là nhân viên, nỗ lực, cống hiến của bản thân có được đánh giá công bằng hay không?

Một điều nữa, là người trẻ, các em đừng bao giờ ngại đi, ngại học hỏi, ngại làm cho dù làm sai đi chăng nữa.

Các em không thể ngồi một chỗ rồi nghĩ mình phải làm như thế này như thế kia, mơ tưởng này nọ, lo sợ lung tung được. Các em phải đứng dậy, bước đi, phải xắn ống tay áo lên và làm.

Cho dù không chắc chắn thành công nhưng bài học từ thất bại còn quý giá và đáng nhớ hơn nhiều các em ạ. Câu này cho dù ở thời đại nào vẫn luôn đúng: "Thất bại là mẹ của thành công".

Đừng chỉ chúi đầu cắm cổ vào mớ giáo trình, bài tập trên lớp và áp lực những kỳ thi, những cái đó cần nhưng chưa đủ. Thế giới lý thuyết và thế giới bên ngoài rất khác nhau nên các em phải đi mới biết được.

Đừng ngại tham gia các câu lạc bộ, tổ đội tình nguyện, đó thực sự là một môi trường rất tốt để các em học hỏi. Nhưng cũng đừng lấy việc tham gia ấy làm cái cớ để các em lơ là việc học, để các em đỗ lối cho việc lười nhác. Các em phải tự làm cho mình thay đổi, làm cho mình tốt lên đi đã rồi hãy nghĩ đến chuyện làm điều gì đó tốt cho cộng đồng.

...

Các em còn phải nhớ một điều nữa: các em phải khác biệt chính mình từng ngày.

Trên thế giới có hơn 7 tỷ người, những người có suy nghĩ tích cực, có ý chí phấn đấu cố gắng sẽ xếp hàng đầu tiên và là những người nhận được cơ hội để phát triển. Hãy hỏi mình từng ngày rằng hôm nay mình đã làm được gì để "khác" với mình hôm qua, để "khác" với những người xung quanh, để có thể nâng vị trí của mình trong bảng xếp hạng của hơn 7 tỷ người trên thế giới.

Các em còn trẻ nên đừng bao giờ nghĩ đến chuyện im lặng. Hãy dám tự tin thể hiện những suy nghĩ của mình cho dù trước đây các em có thể sợ người ta nói này nói nọ, các em có thể nghĩ nó chưa hoàn toàn đúng và mình sẽ bị cười.

Phải nói các em mới có cơ hội nhận ra mình đúng hay sai. Phải nói các em mới rèn luyện được bản lĩnh của mình, mới tập cách bảo vệ chính kiến của mình.

Các em còn trẻ nên một điều tối kị là sợ này sợ nọ! Đừng vì sự sợ hãi vô căn cứ mà bỏ lỡ đi những cơ hội đáng giá.

...

Các em hãy kết bạn mỗi ngày nhưng đừng bao giờ tầm thường hóa tình bạn. Là một người bạn, các em phải nghĩ đến sứ mệnh của mình: làm cho bạn mình tốt lên. Cho dù các em có phải nói thẳng vào mặt bạn rằng: "Mày đã sai. Mày phải như thế này mới đúng", rồi sau đó bạn em giận em 1 tháng, 1 năm không thèm nói chuyện đi chăng nữa, các em vẫn phải nói.

Nếu hôm nay các em lờ đi những sự sai sót của bạn, những suy nghĩ lệch hướng của bạn, các em để bạn đi sai đường thì hãy chấp nhận rằng trong tương lai các em mất đi một người bạn. Như thế chính các em là người có lỗi với người bạn của mình.

...

Lời cuối cùng mà anh muốn nói là các em còn trẻ, các em có rất nhiều thứ mà anh chị năm 2, năm 3 không còn giữ được như là ý chí, nhiệt huyết, nỗ lực, v.v.v..., các em đang nắm trong tay tương lai của mình, hi vọng của bố mẹ cho nên đừng bao giờ lãng phí thời gian của mình, tuổi trẻ của mình.

Hãy luôn nhớ mình là một người trẻ.

Theo: Đoàn Thắng Sơn FB
Ảnh minh họa - Nguồn: ST
 
điểm thì làm nên cái gì, vấn đề là học được cái gì, tự bản thân mỗi người tự đánh giá chính mình
còn điểm: tiền có thể điều trị được, bây h thoái hóa biến chất lắm:))
 
điểm thì làm nên cái gì, vấn đề là học được cái gì, tự bản thân mỗi người tự đánh giá chính mình
còn điểm: tiền có thể điều trị được, bây h thoái hóa biến chất lắm:))

Điểm không phải là tất cả. Nhưng nó là thước đo khả dĩ, đừng coi thường nó.
 
Điểm không phải là tất cả. Nhưng nó là thước đo khả dĩ, đừng coi thường nó.

tất nhiên là ko quá coi khinh nó,khoảng cách điểm thật điểm ảo nó thự sự ko quá lớn khi tính tổng thế,
vơi điểm, qua mức yêu cầu nghề nghiệp là ổn, còn là sẽ là năng lực thực chất được thể hiện
 
Đúng là có thể nói ta không có một ai là thầy, nhưng điều này không có nghĩa ta không phải là một học trò. Ta xem vạn vật là thầy. Tinh thần học hỏi của ta luôn rộng mở hơn tất cả các người. Ta học hỏi từ tất cả mọi vật, từ cành cây ngọn cỏ đến đám mây trên trời kia. Ta không có một người thầy vì ta có hàng triệu triệu người thầy mà ta đã học được mỗi khi có thể. Điều thiết yếu trong cuộc sống là luôn làm một học trò. Điều này có nghĩa là gì? Nghĩa là có khả năng học hỏi, luôn sẵn sàng học để biết chấp nhận ý nghĩa của vạn vật.
☆ Ba người thầy vĩ đại ☆

Khi Hasan, một nhà hiền triết Hồi giáo sắp qua đời, có người hỏi ông: “Thưa Hasan, ai là thầy của ngài?”
Hasan đáp: “Những người thầy của ta nhiều vô kể. Nếu điểm lại tên tuổi của các vị ấy hẳn sẽ mất hàng tháng, hàng năm, và như thế lại quá trễ vì thời gian của ta còn rất ít. Nhưng ta có thể kể về ba người thầy sau của ta.

♦ Người đầu tiên là một tên trộm. Có một lần ta đi lạc trong sa mạc, khi ta tìm đến được một khu làng thì trời đã rất khuya, mọi nhà đều đi ngủ cả. Nhưng cuối cùng ta cũng tìm thấy một người, ông ta đang khoét vách một căn nhà trong làng. Ta hỏi ông ta xem có thể tá túc ở đâu, ông ta trả lời: “Khuya khoắt thế này thật khó tìm chỗ nghỉ chân, ông có thể đến ở chỗ tôi nếu ông không ngại ở chung với một tên trộm.”

Người đàn ông ấy thật tuyệt vời. Ta đã nán lại đấy hẳn một tháng! Cứ mỗi đêm ông ta lại bảo: “Tôi đi làm đây. Ông ở nhà và cầu nguyện cho tôi nhé!” Mỗi khi ông ta trở về ta đều hỏi: “Có trộm được gì không?”và ông ta đều đáp: “Hôm nay thì chưa, nhưng ngày mai tôi sẽ cố, có thể lắm chứ”. Ta chưa bao giờ thấy ông ta trong tình trạng tuyệt vọng, ông ta luôn hạnh phúc.

Có lần ta đã suy ngẫm và suy ngẫm trong nhiều năm ròng để rồi không ngộ ra được một chân lý nào. Ta đã rơi vào tình trạng tuyệt vọng, tuyệt vọng đến nỗi ta nghĩ mình phải chấm dứt tất cả những điều vô nghĩa này. Ngay sau đấy ta chợt nhớ đến tên trộm, kẻ hằng đêm vẫn quả quyết: “Ngày mai tôi sẽ làm được, có thể lắm chứ!”

♦ Người thầy thứ hai là một con chó. Khi ta ra bờ sông uống nước, có một con chó xuất hiện. Nó cũng khát nước. Nhưng khi nhìn xuống dòng sông, nó thấy cái bóng của mình nhưng lại tưởng đó là một con chó khác. Hoảng sợ, nó tru lên và bỏ chạy. Nhưng rồi khát quá nó bèn quay trở lại. Cuối cùng, mặc nỗi sợ hãi trong lòng, nó nhảy xuống sông và cái bóng biến mất. Ta hiểu đây là một thông điệp đã được gửi đến cho ta: Con người phải biết chiến thắng nỗi sợ trong lòng bằng hành động.

♦ Người thầy cuối cùng là một đứa bé. Ta đến một thành phố nọ và thấy một đứa bé trên tay cầm một cây nến đã thắp sáng để đặt trong đền thờ. Ta hỏi đứa bé: “Con tự thắp cây nến này phải không?” Đứa bé đáp: “Thưa phải.” Đoạn ta hỏi: “Lúc nãy nến chưa thắp sáng, nhưng chỉ một thoáng sau đã cháy sáng. Vậy con có biết ánh sáng từ đâu đến không?”

Đứa bé cười to, thổi phụt ngọn nến và nói: “Ngài thấy ánh sáng đã biến mất, vậy ngài bảo ánh sáng đã đi đâu?”

Cái tôi ngạo nghễ của ta hoàn toàn sụp đổ, pho kiến thức kim cổ của ta cũng sụp đổ theo. Lúc ấy ta nghiệm ra sự dốt nát của bản thân. Và từ đó ta vất đi tất cả những tự hào về kiến thức của mình.

♦ Đúng là có thể nói ta không có một ai là thầy, nhưng điều này không có nghĩa ta không phải là một học trò. Ta xem vạn vật là thầy. Tinh thần học hỏi của ta luôn rộng mở hơn tất cả các người. Ta học hỏi từ tất cả mọi vật, từ cành cây ngọn cỏ đến đám mây trên trời kia. Ta không có một người thầy vì ta có hàng triệu triệu người thầy mà ta đã học được mỗi khi có thể. Điều thiết yếu trong cuộc sống là luôn làm một học trò. Điều này có nghĩa là gì? Nghĩa là có khả năng học hỏi, luôn sẵn sàng học để biết chấp nhận ý nghĩa của vạn vật.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Xu thế đào tạo hiện nay chạy về số lượng hơn chất lượng, đó cũng là 1 trong vô vàn lý do khiến sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp,làm trái nghề hàng loạt, môi trường Đại Học không phải là vấn đề điểm B hay B+ mà là kiến thức thực thu lượm được là bao nhiêu, khả năng vận dụng tối đa kiến thức đó thế nào, kết hợp những kỹ năng mềm, và những kỹ năng làm việc , công thêm giao tiếp, ...........nói chung là sinh viên Việt hiện nay đang thiếu kỹ năng mềm trầm trọng
 
lại nói về thầy em xin vài ý kiến

buổi chiều hôm nọ ngồi học trong lớp bất chợt nghĩ đến, khi mà thấy giáo môn kinh tế quốc tế của mình nói về WTO , thầy nói khi biểu quyết vẫn đề quan trọng , do có GDP lớn nên Mỹ giơ tay hay ko giơ tay( đồng ý hay ko) nó rất có trọng lực, còn Việt Nam chúng ta cũng giơ tay đó( cười qua loa, ko ý gì) nhưng chả ý nghĩa gì so với mỹ( cười tiếp)

Lúc đó mình nhớ đến nhật với dòng chữ này trong các sách giáo khoa của Nhật : Nước Nhật là một nước nghèo, thiên nhiên không ưu đãi, điều kiện khí hậu vô cùng khắc nghiệt , vì thế, người dân NHật Bản phải cố gắng không ngừng để tồn tại và khẳng định vị thế của mình trước thế giới! ,còn Việt Nam chỉ bỏ cái câu Rừng vàng biển bạc đất phì nhiêu từ những năm 90 khi mà việt nam có một đoàn giáo viên thăm Nhật

Còn bây h hãy nghĩ đến thái độ của thầy giáo mình và những câu nói của thầy ạ( mình ko ám chỉ thầy, ko ghét thầy, hãy suy ra toàn xã hội) biết Việt Nam ko có tiếng nói ạ, vậy tại sao trong lúc đó ko nhắc tới cho học sinh có ý thức về tinh thần dân tộc của mình, lòng tự tôn dân tộc, tinh thần đoàn kết chung vai cùng phát triển, đua Việt Nam lên vị hế mới ạ, tất cả, từ trung ương tới địa phương đều chỉ hình thức, ko biết có thầy cô nào nhớ đến 2 cái bảng ở hai bên bảng lớn trong phòng học, bên phải là 5 điều bác hồ dạy , bên trái là :
đất nước ta có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập cuả các em, mình nhớ là chỉ có lớp 1 phải học thuộc nó, nhưng cũng chỉ hoc thuộc năm điều bác Hồ dạy
Đường lối của Bác là hết sức đúng đắn và hy sinh vì nước, còn bây h thì ai cũng muốn như đặng tiểu bình, có đường lối riêng,
tuy trách trên cũng phải nhìn dưới , chúng ta đã làm đucợ gì,
nhưng mà nói thật là nền giáo dục ko để đâu hết cái đáng chê
đó chỉ là suy nghĩ nhất thời khi mà thầy nói đến việt nam trên trường quốc tế

p/s: từ bé đến h đi học chưa bao h có thầy cô nào khen chế độ này chưa bao h có thầy cô nào khen đảng cộng sản, chưa bao h có thầy cô nào nói một câu các em phải học để xây dựng đất nước, ngay cả câu học để làm giàu cho bản thân cũng ít gặp.

"cổng trường đại học quốc gia hà nội có khắc dòng chữ ở tâm bảng bên trái bảng đên trên một tảng đá to.."


 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
chuẩn rồi, mình k có tư tưởng nghỉ xả hơi nhưng cảm giác hiệu quả học tập vẫn k được như xưa, đúng là đời nhiều cám dỗ thật
 
Cảm ơn bài viết của anh. Mặc dù đã qua thời năm đầu đầy bỡ ngỡ và mới mẻ với những ước mơ quá màu hồng, nhưng bài viết này đã thức tỉnh trong em quá nhiều thứ, tưởng chừng như dễ nhận ra nhưng trì trệ làm lu mờ đi.
Thực sự cảm ơn bài viết rất nhiều !
 
Đôi khi, hay đúng hơn là phải thường xuyên MÁY MÓC đã rồi mới có cảm hứng học, làm việc này kia được. Đừng đợi đến khi có tinh thần.

Điểm không phải là tất cả, nhưng điểm thể hiện nỗ lực của bạn, dù bằng cách nào đi nữa.

Đừng u mê, và đừng để những sai lầm đáng tiếc như người đi trước nhé!!!
 
Đến giờ em vẫn còn u mê huống gì là cái thời khắc năm nhất đại học. :) Chính nền giáo dục đã kìm hãm tiềm năng , kìm hãm cơ hội bộc lộ khả năng của sinh viên và ngươc lại, chính sinh viên cũng lười biếng, bỏ rơi số phận, bỏ rơi cơ hội khẳng định mình , khám phá mình.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top