Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Trung Quốc là một nước do một dân tộc chủ thể là dân tộc Hoa (sau gọi là dân tộc Hán) lập nên và tồn tại liên tục lâu dài trong lịch sử. Kể từ khi dựng nước về sau, nhân dân Trung Quốc đã sáng tạo ra một nền văn hóa vô cùng rực rỡ so với thế giới đương thời mà sau đây là những thành tựu chủ yếu.
1. Chữ viết
Theo truyền thuyết, từ thời Hoàng đế, sử quan Thương Hiệt đã sáng tạo ra chữ viết. Sự thực, đến đời Thương, chữ viết của Trung Quốc mới ra đời. Loại chữ viết đầu tiên này khắc trên mai rùa và xương thú, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1899 và được gọi là chữ giáp cốt.
Sở dĩ chữ đời Thương được khắc trên mai rùa hoặc xương thú (chủ yếu là xương quạt của bò) vì đó là những quẻ bói. Số là, người Trung Quốc lúc bấy giờ mỗi khi muốn bói việc gì thì khắc những điều muốn bói lên mai rùa hoặc xương thú, đục lỗ ở giữa rồi nung, sau đó theo những đường rạn nứt để đoán ý của trời đất quỷ thần. Ví dụ: “Quẻ bói ngày Quý Mão: Hôm nay Mưa, Mưa từ phía Tây tới? Mưa từ phía Nam tới?”.
Phương pháp cấu tạo chữ giáp cốt chủ yếu là phương pháp tượng hình. Ví dụ:
Chữ “nhật” (mặt trời) thì vẽ một vòng tròn nhỏ, ở giữa có một chấm.
Chữ “sơn” (núi) thì vẽ 3 đỉnh núi.
Chữ “thủy” (nước) thì vẽ 3 làn sóng.
Dần dần do yêu cầu ghi chép các động tác và các khái niệm trừu tượng, trên cơ sở phương pháp tượng hình đã phát triển thành các loại chữ biểu ý và mượn âm thanh.
Cho đến nay đã phát hiện được hơn 100.000 mảnh mai rùa và xương thú có khắc chữ giáp cốt. Tổng số chữ giáp cốt đã phát hiện được có khoảng 4.500 chữ, trong đó đã đọc được 1.700 chữ. Chữ giáp cốt đã ghép được những đoạn văn tương đối dài, có đoạn dài tới trên 100 chữ.
Đến thời Tây Chu số lượng chữ càng nhiều và cách viết càng đơn giản. Chữ viết tiêu biểu thời kỳ này là kim văn, cũng gọi là chung đỉnh văn (chữ viết trên chuông đỉnh). Kim văn từ đời Thương đã có nhưng còn ít. Đến Tây Chu, nhà vua thường đem ruộng đất và người lao động ban thưởng cho các quý tộc. Mỗi lần như vậy, vua Chu thường ra lệnh đúc đỉnh đồng và ghi sự việc ấy lên đỉnh để làm kỷ niệm, do đó kim văn đến thời kỳ này rất phát triển. Ngoài đồ đồng, chữ viết thời Tây Chu còn được khắc trên trống đá, thẻ tre.
Các loại chữ viết đầu tiên này được gọi chung là chữ đại triện, cũng gọi là cô văn. Thời Xuân Thu Chiến Quốc, do đất nước không thống nhất nên chữ viết cũng không thống nhất. Đến thời Tần, Lý Tư đã dựa vào chữ nước Tần kết hợp với các thứ chữ của các nước khác, cải tiến cách viết tạo thành một loại chữ thống nhất gọi là chữ tiểu triện.
Từ cuối thời Tần Thủy Hoàng (221-206 TCN) đến thời Hán Tuyên đế (73-49 TCN), lại xuất hiện một kiểu chữ mới gọi là chữ lệ. Chữ lệ khác chữ triện ở chỗ chữ triện còn giữ lại nhiều yếu tố tượng hình, do đó có nhiều nét cong nét tròn, còn chữ lệ thì biến những nét đó thành ngang bằng sổ thẳng vuông vức ngay ngắn. Thời gian sử dụng chữ lệ tuy không lâu nhưng chữ lệ có ý nghĩa rất quan trọng vì đó là giai đoạn quá độ để phát triển thành chữ chân tức là chữ Hán ngày nay.
2. Văn học
Thời cổ trung đại, Trung Quốc có một nền văn học rất phong phú. Từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, văn học Trung Quốc đã bắt đầu phát triển. Đến thời Tây Hán tư tưởng Nho gia được đề cao. Nho gia là trường phái rất coi trọng việc học tập, vì vậy từ Hán về sau những người có thể cầm bút viết văn trong xã hội Trung Quốc rất nhiều. Đến thời Tùy Đường chế độ khoa cử bắt đầu ra đời, trong đó văn chương trở thành thước đo chủ yếu của tài năng; do đó văn học Trung Quốc càng có những thành tựu lớn lao. Văn học Trung Quốc thời kỳ này có nhiều thể loại như thơ, từ, phú, kịch, tiểu thuyết..., trong đó tiêu biểu nhất là Kinh Thi, thơ Đường và tiểu thuyết Minh - Thanh.
a) Kinh Thi
Kinh Thi là tập thơ ca đầu tiên và cũng là tác phẩm văn học đầu tiên của Trung Quốc, được sáng tác trong khoảng 500 năm từ đầu thời Tây Chu đến giữa thời Xuân Thu. Thời đó, thơ cũng là lời của bài hát. Vì vậy, vua Chu và vua các nước chư hầu thường sai các viên quan phụ trách về âm nhạc của triều đình sưu tầm thơ ca của các địa phương để phổ nhạc. Những bài thơ sưu tầm, phần lớn được tập hợp lại thành một tác phẩm gọi là Thi. Trên cơ sở đó, Khổng Tử đã chỉnh lý lại một lần nữa. Đến thời Hán, khi Nho giáo được đề cao, Thi được gọi là Kinh Thi.
Kinh Thi có 305 bài chia làm 3 phần là Phong, Nhã, Tụng. Phong là dân ca của các nước tên gọi là Quốc Phong. Nhã gồm có hai phần gọi là Tiểu Nhã và Đại Nhã. Nhiều người cho rằng Tiểu Nhã là những bài thơ do tầng lớp quý tộc nhỏ sáng tác, Đại Nhã là những bài thơ do tầng lớp quý tộc lớn sáng tác. Còn Tụng bao gồm Chu Tụng, Lỗ Tụng và Thuông Tụng là những bài thơ do các quan phụ trách tế lễ và bói toán sáng tác dùng để hát khi cúng tế ở miếu đường.
Trong các phần đó, Quốc Phong có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao nhất. Bằng lời thơ gọn gàng thanh thoát mộc mạc nhưng đầy hình tượng, những bài dân ca này đã mỉa mai hoặc lên án sự áp bức bóc lột và cảnh giàu sang của giai cấp thống trị, nói lên nỗi khổ cực của nhân dân. Ví dụ, trong bài Chặt gỗ đàn có đoạn viết:
Không cấy không gặt,
Lúa có ba trăm.
Không bắn không săn,
Sân treo đầy thú.
Này ngài quân tử
Chớ ngồi ăn không.
Tuy nhiên, chiếm tỉ lệ nhiều nhất và hay nhất là những bài thơ mô tả tình cảm yêu thương gắn bó hoặc buồn bã nhớ nhung hoặc bâng khuâng mong đợi giữa trai gái vợ chồng. Ví dụ:
Em đi cắt dây sắn mới một ngày,
Mà tưởng ba tháng này không được thấy mặt nhau,
Em đi cắt cỏ hương mới một ngày,
Mà tưởng ba thu này không được thấy mặt nhau,
Em đi hái ngải cứu mới một ngày,
Mà tưởng ba năm này không được thấy mặt nhau.
(Cắt cây sắn dây - Vương Phong)
Là một tập thơ được sáng tác trong 5 thế kỷ, Kinh Thi không những chỉ có giá trị về văn học mà còn là một tấm gương phản ánh tình hình xã hội Trung Quốc đương thời. Ngoài ra tác phẩm này còn được các nhà Nho đánh giá cao về tác dụng giáo dục tư tưởng của nó. Chính Khổng Tử đã nói:
“Các trò sao không học Thi? Thi có thể làm cho ta phấn khởi, có thể giúp ta mở rộng tầm nhìn, có thể làm cho mọi người đoàn kết với nhau, có thể làm cho ta biết oán giận. Gần thì có thể vận dụng để thờ cha, xa thì thờ vua. Lại biết được nhiều tên chim muông cây cỏ”. (Luận ngữ - Dương hóa).
b) Thơ Đường
Thời kỳ huy hoàng nhất của thơ ca Trung Quốc là thời Đường (618-907). Trong gần 300 năm tồn tại, thời Đường đã để lại tên tuổi của trên 2.000 nhà thơ với gần 50.000 tác phẩm.
Cùng với sự thăng trầm về chính trị, thời Đường được chia thành 4 thời kỳ là: Sơ Đường (618-713), Thịnh Đường (713766), Trung Đường (766-827) và Văn Đường (827-904). Thịnh Đường chủ yếu là thời kỳ trị vì của Đường Huyền Tông với hai niên hiệu Khai Nguyên (713-741) và Thiên Bảo (742-755). Đây là thời kỳ tương đối ổn định về chính trị, phát triển về kinh tế, đặc biệt đây là thời kỳ phát triển rất cao về văn hóa.
Thơ Đường không những có số lượng rất lớn mà còn có giá trị rất cao về tư tưởng và nghệ thuật. Hơn nữa, đến thời Đường, thơ Trung Quốc cũng có một bước phát triển mới về luật thơ.
Các nhà thơ đời Đường sáng tác theo 3 thể: Từ, Cổ phong, Đường luật.
Từ là một loại thơ đặc biệt ra đời giữa đời Đường, kết hợp chặt chẽ với âm nhạc. Vì viết theo những điệu có sẵn nên sáng tác từ thường gọi là điền từ.
Cổ phong là thể thơ tương đối tự do, không bị ràng buộc về số chữ trong một câu (nhưng thường là 5 và 7 chữ), số câu trong bài, về cách gieo vần (có thể gieo cả vần trắc lẫn vần bằng), về niêm, luật, đối (tuy vậy cũng có bài tiếp thu một số yếu tố của thơ luật để tạo nên các kiểu trung gian).
Đường luật gồm 3 dạng chính: bát cú (tám câu, có thể là “thất ngôn” hoặc “ngũ ngôn”), tuyệt cú(bốn câu) và bài luật (còn gọi là trường luật), có nghĩa là một bài thơ luật kéo dài. Có thể coi thất ngôn bát cú là dạng cơ bản vì từ nó có thể suy ra các dạng khác.
Trong số các thi nhân đời Đường còn lưu tên tuổi đến ngày nay, Lý Bạch, Đỗ Phủ thuộc thời Thịnh Đường và Bạch Cư Dị thuộc thời Trung Đường là ba nhà thơ tiêu biểu nhất.
Lý Bạch (701-762) là một người tính tình phóng khoáng, thích tự do, không chịu được cảnh ràng buộc luồn cúi. Do vậy, tuy học rộng tài cao nhưng ông không hề đi thi và chưa làm một chức quan gì chính thức cả. Ông lại là một người yêu quê hương đất nước và rất thông cảm với nỗi khổ cực của nhân dân lao động, do vậy thơ của ông phần lớn tập trung miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên, đồng thời có nhiều bài phản ánh đời sông của nhân dân. Đặc điểm nghệ thuật thơ Lý Bạch là lời thơ đẹp và hào hùng, ý thơ có màu sắc của chủ nghĩa lãng mạn. Bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư” sau đây là một ví dụ:
Nắng rọi hương Lô khói tía bay,
Xa trông dòng thác trước sông này:
Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước,
Tưởng dải Ngân hà tuột khỏi mây.
Đỗ Phủ (712-770) xuất thân từ một gia đình quan lại nhỏ sa sút. Bản thân ông mặc dù học rất rộng nhưng thi không đỗ, mãi đến năm 40 tuổi mới làm mấy chức quan nhỏ trong 7 năm. Tuy vậy suốt đời ông phải sống trong cảnh nghèo nàn. Cuộc đời lận đận đó đã giúp ông hiểu thấu cuộc sống khổ cực của nhân dân, do đó phần lớn thơ của Đỗ Phủ đều tập trung miêu tả những cảnh bất công trong xã hội, miêu tả cảnh nghèo khổ và những nỗi oan khuất của nhân dân lao động, vạch trần sự áp bức bóc lột và xa xỉ của giai cấp thống trị. Ví dụ trong bài thơ “Từ kinh đô về huyện Phụng Tiên” ông đã mô tả tỉ mỉ với dụng ý tố cáo cảnh xa hoa phè phỡn của Đường Huyền Tông, Dương Quý Phi và cả tập đoàn quý tộc ở Ly Sơn với những câu:
Bóng đèn ngọc chập chờn sáng rực
Quan Vũ lâm chầu chực đông sao!
Vua tôi sung sướng xiết bao
Kẻ ra bàn tắm người vào bàn ăn.
Làn mây khói lồng che mặt ngọc
Những nàng tiên ngang dọc thềm trong
Áo cừu điêu thử người dùng
Đàn vang sáo thét, não nùng sướng tai
Móng dò ninh người xơi rỉm rót
Thêm chanh chua, quất ngọt, rượu mùi.
Nhưng tiếp sau đó ông nêu lên cảnh trái ngược trong xã hội:
Cửu son rượu thịt để ôi
Có thằng chết lả xương phơi ngoài đường.
Những bài thơ có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao như vậy của Đỗ Phủ rất nhiều, vì vậy ông được đánh giá là nhà thơ hiện thực chủ nghĩa lớn nhất đời Đường.
Bạch Cư Dị (772-846) xuất thân từ gia đình địa chủ quan lại, năm 26 tuổi đậu Tiến sĩ, đã làm nhiều chức quan to trong triều, nhưng đến năm 44 tuổi thì bị giáng chức làm Tư Mã Giang Châu.
Bạch Cư Dị đã đi theo con đường sáng tác của Đỗ Phủ, đã làm nhiều bài thơ nói lên nỗi khổ cực của nhân dân và lên án giai cấp thống trị. Thơ của Bạch Cư Dị không những có nội dung hiện thực tiến bộ mà có nhiều bài đã đạt đến trình độ rất cao về nghệ thuật. Đáng chú ý hơn nữa là trong những bài thơ lên án giai cấp thống trị, ông đã dùng những lời lẽ khi thì chua cay, khi thì quyết liệt. Ví dụ lên án sự ức hiếp tàn nhẫn của các quan lại đối với nhân dân trong việc thu thuế, trong bài “Ông già Đỗ lăng” ông đã viết:
Quan trên biết rõ mà không xét,
Thúc lấy đủ tô cầu lập công.
Bán đất cầm dâu nộp cho đủ,
Cơm áo sang năm trông vào đâu?
Lột áo trên mình ta,
Cướp cơm trong miệng ta,
Hại người hại vật là hùm sói,
Cứ gì cào móng nghiến răng ăn thịt người.
Sau khi bị giáng chức, ông trở nên bi quan nên tính chiến đấu ở trong những bài thơ cuối đời của ông không được mạnh mẽ như trước nữa. Mặc dầu vậy, ông vẫn là một nhà thơ hiện thực chủ nghĩa lớn của Trung Quốc thời Đường.
Tóm lại, thơ Đường là những trang rất chói lọi trong lịch sử văn học Trung Quốc, đồng thời, thơ Đường đã đặt cơ sở nghệ thuật, phong cách và luật thơ cho nền thi ca Trung Quốc các thời kỳ sau này. Thơ Đường cũng có ảnh hưởng lớn đến thơ ca Việt Nam.
c) Tiểu thuyết Minh - Thanh
Tiểu thuyết là một hình thức văn học mới bắt đầu phát triển từ thời Minh - Thanh. Trước đó, ở các thành phố lớn thường có những người chuyên làm nghề kể chuyện, đề tài của họ thường là những sự tích lịch sử. Dựa vào những câu chuyện ấy, các nhà văn đã viết thành các tiểu thuyết chương hồi. Những tác phẩm lớn và nổi tiếng trong giai đoạn này là Truyện Thủy hử của Thi Nại Am, Tam quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung, Tây du ký của Ngô Thừa Ân, Nho Lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần v.v...
Truyện Thủy hử kể lại cuộc khởi nghĩa nông dân của Lương Sơn Bạc do Tống Giang lãnh đạo. Qua tác phẩm này, tác giả không những đã thuật lại rõ ràng quá trình diễn biến của cuộc khởi nghĩa mà còn hết sức ca ngợi tài trí và sự dũng cảm của các vị anh hùng nông dân, do đó thời Minh - Thanh, tác phẩm này bị liệt vào loại sách cấm. Mặc dầu vậy, những câu chuyện của các anh hùng Lương Sơn Bạc vẫn được lưu truyền trong nhân dân và đã có tác dụng cổ vũ rất lớn đối với sự đấu tranh của nông dân chống sự áp bức bóc lột của giai cấp phong kiến.
Tam quốc chí diễn nghĩa bắt nguồn từ câu chuyện ba người Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi kết nghĩa ở vườn đào lưu truyền trong dân gian. Nội dung miêu tả cuộc đấu tranh về quân sự, chính trị phức tạp giữa ba nước Ngụy, Thục, Ngô.
Tây du ký viết về chuyện nhà sư Huyền Trang và các đồ đệ tìm đường sang Ấn Độ lấy kinh Phật, trải qua rất nhiều gian nan nguy hiểm ở dọc đường, cuối cùng đã đạt được mục đích. Tác giả đã xây dựng cho mỗi nhân vật của tác phẩm một tính cách riêng, trong đó nổi bật nhất là Tôn Ngộ Không, một nhân vật hết sức thông minh, mưu trí, dũng cảm và nhiệt tình, đồng thời qua Tôn Ngộ Không, tính chất chống phong kiến của tác phẩm được thể hiện rõ rệt.
Nho lâm ngoại sử là một bộ tiểu thuyết trào phúng viết về chuyện làng nho. Qua tác phẩm này, Ngô Kính Tử đả kích chế độ thi cử đương thời và mỉa mai những cái xấu xa của tầng lớp trí thức dưới chế độ thi cử đó.
Hồng lâu mộng (giấc mộng lầu hồng) viết về câu chuyện hưng suy của một gia đình quý tộc phong kiến và câu chuyện yêu đương giữa một đôi thiếu niên, nhưng qua đó, tác giả đã vẽ nên bộ mặt của xã hội phong kiến Trung Quốc trong giai đoạn suy tàn. Bằng cách xây dựng cho hai nhân vật chính của tác phẩm là Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc tính cách chống đối chế độ thi cử, chế độ quan trường, đạo đức và lễ giáo phong kiến, khát vọng tự do và hạnh phúc, đồng thời dành cho những người thuộc tầng lớp bị coi là thấp kém những tâm hồn cao đẹp và tình cảm chân thành, tác giả đã đánh trực tiếp và khá mạnh vào hệ ý thức của giai cấp phong kiến lúc bấy giờ. Vì vậy, Hồng lâu mộng được đánh giá là tác phẩm có giá trị nhất trong kho tàng văn học hiện thực cổ điển Trung Quốc.
( Còn Tiếp )
Nguồn : Lịch sử văn minh thế giới-Tác giả: Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Quốc Hùng, Đinh Ngọc Bảo -nhà xuất bản Giáo dục
1. Chữ viết
Theo truyền thuyết, từ thời Hoàng đế, sử quan Thương Hiệt đã sáng tạo ra chữ viết. Sự thực, đến đời Thương, chữ viết của Trung Quốc mới ra đời. Loại chữ viết đầu tiên này khắc trên mai rùa và xương thú, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1899 và được gọi là chữ giáp cốt.
Sở dĩ chữ đời Thương được khắc trên mai rùa hoặc xương thú (chủ yếu là xương quạt của bò) vì đó là những quẻ bói. Số là, người Trung Quốc lúc bấy giờ mỗi khi muốn bói việc gì thì khắc những điều muốn bói lên mai rùa hoặc xương thú, đục lỗ ở giữa rồi nung, sau đó theo những đường rạn nứt để đoán ý của trời đất quỷ thần. Ví dụ: “Quẻ bói ngày Quý Mão: Hôm nay Mưa, Mưa từ phía Tây tới? Mưa từ phía Nam tới?”.
Phương pháp cấu tạo chữ giáp cốt chủ yếu là phương pháp tượng hình. Ví dụ:
Chữ “nhật” (mặt trời) thì vẽ một vòng tròn nhỏ, ở giữa có một chấm.
Chữ “sơn” (núi) thì vẽ 3 đỉnh núi.
Chữ “thủy” (nước) thì vẽ 3 làn sóng.
Dần dần do yêu cầu ghi chép các động tác và các khái niệm trừu tượng, trên cơ sở phương pháp tượng hình đã phát triển thành các loại chữ biểu ý và mượn âm thanh.
Cho đến nay đã phát hiện được hơn 100.000 mảnh mai rùa và xương thú có khắc chữ giáp cốt. Tổng số chữ giáp cốt đã phát hiện được có khoảng 4.500 chữ, trong đó đã đọc được 1.700 chữ. Chữ giáp cốt đã ghép được những đoạn văn tương đối dài, có đoạn dài tới trên 100 chữ.
Đến thời Tây Chu số lượng chữ càng nhiều và cách viết càng đơn giản. Chữ viết tiêu biểu thời kỳ này là kim văn, cũng gọi là chung đỉnh văn (chữ viết trên chuông đỉnh). Kim văn từ đời Thương đã có nhưng còn ít. Đến Tây Chu, nhà vua thường đem ruộng đất và người lao động ban thưởng cho các quý tộc. Mỗi lần như vậy, vua Chu thường ra lệnh đúc đỉnh đồng và ghi sự việc ấy lên đỉnh để làm kỷ niệm, do đó kim văn đến thời kỳ này rất phát triển. Ngoài đồ đồng, chữ viết thời Tây Chu còn được khắc trên trống đá, thẻ tre.
Các loại chữ viết đầu tiên này được gọi chung là chữ đại triện, cũng gọi là cô văn. Thời Xuân Thu Chiến Quốc, do đất nước không thống nhất nên chữ viết cũng không thống nhất. Đến thời Tần, Lý Tư đã dựa vào chữ nước Tần kết hợp với các thứ chữ của các nước khác, cải tiến cách viết tạo thành một loại chữ thống nhất gọi là chữ tiểu triện.
Từ cuối thời Tần Thủy Hoàng (221-206 TCN) đến thời Hán Tuyên đế (73-49 TCN), lại xuất hiện một kiểu chữ mới gọi là chữ lệ. Chữ lệ khác chữ triện ở chỗ chữ triện còn giữ lại nhiều yếu tố tượng hình, do đó có nhiều nét cong nét tròn, còn chữ lệ thì biến những nét đó thành ngang bằng sổ thẳng vuông vức ngay ngắn. Thời gian sử dụng chữ lệ tuy không lâu nhưng chữ lệ có ý nghĩa rất quan trọng vì đó là giai đoạn quá độ để phát triển thành chữ chân tức là chữ Hán ngày nay.
2. Văn học
Thời cổ trung đại, Trung Quốc có một nền văn học rất phong phú. Từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, văn học Trung Quốc đã bắt đầu phát triển. Đến thời Tây Hán tư tưởng Nho gia được đề cao. Nho gia là trường phái rất coi trọng việc học tập, vì vậy từ Hán về sau những người có thể cầm bút viết văn trong xã hội Trung Quốc rất nhiều. Đến thời Tùy Đường chế độ khoa cử bắt đầu ra đời, trong đó văn chương trở thành thước đo chủ yếu của tài năng; do đó văn học Trung Quốc càng có những thành tựu lớn lao. Văn học Trung Quốc thời kỳ này có nhiều thể loại như thơ, từ, phú, kịch, tiểu thuyết..., trong đó tiêu biểu nhất là Kinh Thi, thơ Đường và tiểu thuyết Minh - Thanh.
a) Kinh Thi
Kinh Thi là tập thơ ca đầu tiên và cũng là tác phẩm văn học đầu tiên của Trung Quốc, được sáng tác trong khoảng 500 năm từ đầu thời Tây Chu đến giữa thời Xuân Thu. Thời đó, thơ cũng là lời của bài hát. Vì vậy, vua Chu và vua các nước chư hầu thường sai các viên quan phụ trách về âm nhạc của triều đình sưu tầm thơ ca của các địa phương để phổ nhạc. Những bài thơ sưu tầm, phần lớn được tập hợp lại thành một tác phẩm gọi là Thi. Trên cơ sở đó, Khổng Tử đã chỉnh lý lại một lần nữa. Đến thời Hán, khi Nho giáo được đề cao, Thi được gọi là Kinh Thi.
Kinh Thi có 305 bài chia làm 3 phần là Phong, Nhã, Tụng. Phong là dân ca của các nước tên gọi là Quốc Phong. Nhã gồm có hai phần gọi là Tiểu Nhã và Đại Nhã. Nhiều người cho rằng Tiểu Nhã là những bài thơ do tầng lớp quý tộc nhỏ sáng tác, Đại Nhã là những bài thơ do tầng lớp quý tộc lớn sáng tác. Còn Tụng bao gồm Chu Tụng, Lỗ Tụng và Thuông Tụng là những bài thơ do các quan phụ trách tế lễ và bói toán sáng tác dùng để hát khi cúng tế ở miếu đường.
Trong các phần đó, Quốc Phong có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao nhất. Bằng lời thơ gọn gàng thanh thoát mộc mạc nhưng đầy hình tượng, những bài dân ca này đã mỉa mai hoặc lên án sự áp bức bóc lột và cảnh giàu sang của giai cấp thống trị, nói lên nỗi khổ cực của nhân dân. Ví dụ, trong bài Chặt gỗ đàn có đoạn viết:
Không cấy không gặt,
Lúa có ba trăm.
Không bắn không săn,
Sân treo đầy thú.
Này ngài quân tử
Chớ ngồi ăn không.
Tuy nhiên, chiếm tỉ lệ nhiều nhất và hay nhất là những bài thơ mô tả tình cảm yêu thương gắn bó hoặc buồn bã nhớ nhung hoặc bâng khuâng mong đợi giữa trai gái vợ chồng. Ví dụ:
Em đi cắt dây sắn mới một ngày,
Mà tưởng ba tháng này không được thấy mặt nhau,
Em đi cắt cỏ hương mới một ngày,
Mà tưởng ba thu này không được thấy mặt nhau,
Em đi hái ngải cứu mới một ngày,
Mà tưởng ba năm này không được thấy mặt nhau.
(Cắt cây sắn dây - Vương Phong)
Là một tập thơ được sáng tác trong 5 thế kỷ, Kinh Thi không những chỉ có giá trị về văn học mà còn là một tấm gương phản ánh tình hình xã hội Trung Quốc đương thời. Ngoài ra tác phẩm này còn được các nhà Nho đánh giá cao về tác dụng giáo dục tư tưởng của nó. Chính Khổng Tử đã nói:
“Các trò sao không học Thi? Thi có thể làm cho ta phấn khởi, có thể giúp ta mở rộng tầm nhìn, có thể làm cho mọi người đoàn kết với nhau, có thể làm cho ta biết oán giận. Gần thì có thể vận dụng để thờ cha, xa thì thờ vua. Lại biết được nhiều tên chim muông cây cỏ”. (Luận ngữ - Dương hóa).
b) Thơ Đường
Thời kỳ huy hoàng nhất của thơ ca Trung Quốc là thời Đường (618-907). Trong gần 300 năm tồn tại, thời Đường đã để lại tên tuổi của trên 2.000 nhà thơ với gần 50.000 tác phẩm.
Cùng với sự thăng trầm về chính trị, thời Đường được chia thành 4 thời kỳ là: Sơ Đường (618-713), Thịnh Đường (713766), Trung Đường (766-827) và Văn Đường (827-904). Thịnh Đường chủ yếu là thời kỳ trị vì của Đường Huyền Tông với hai niên hiệu Khai Nguyên (713-741) và Thiên Bảo (742-755). Đây là thời kỳ tương đối ổn định về chính trị, phát triển về kinh tế, đặc biệt đây là thời kỳ phát triển rất cao về văn hóa.
Thơ Đường không những có số lượng rất lớn mà còn có giá trị rất cao về tư tưởng và nghệ thuật. Hơn nữa, đến thời Đường, thơ Trung Quốc cũng có một bước phát triển mới về luật thơ.
Các nhà thơ đời Đường sáng tác theo 3 thể: Từ, Cổ phong, Đường luật.
Từ là một loại thơ đặc biệt ra đời giữa đời Đường, kết hợp chặt chẽ với âm nhạc. Vì viết theo những điệu có sẵn nên sáng tác từ thường gọi là điền từ.
Cổ phong là thể thơ tương đối tự do, không bị ràng buộc về số chữ trong một câu (nhưng thường là 5 và 7 chữ), số câu trong bài, về cách gieo vần (có thể gieo cả vần trắc lẫn vần bằng), về niêm, luật, đối (tuy vậy cũng có bài tiếp thu một số yếu tố của thơ luật để tạo nên các kiểu trung gian).
Đường luật gồm 3 dạng chính: bát cú (tám câu, có thể là “thất ngôn” hoặc “ngũ ngôn”), tuyệt cú(bốn câu) và bài luật (còn gọi là trường luật), có nghĩa là một bài thơ luật kéo dài. Có thể coi thất ngôn bát cú là dạng cơ bản vì từ nó có thể suy ra các dạng khác.
Trong số các thi nhân đời Đường còn lưu tên tuổi đến ngày nay, Lý Bạch, Đỗ Phủ thuộc thời Thịnh Đường và Bạch Cư Dị thuộc thời Trung Đường là ba nhà thơ tiêu biểu nhất.
Lý Bạch (701-762) là một người tính tình phóng khoáng, thích tự do, không chịu được cảnh ràng buộc luồn cúi. Do vậy, tuy học rộng tài cao nhưng ông không hề đi thi và chưa làm một chức quan gì chính thức cả. Ông lại là một người yêu quê hương đất nước và rất thông cảm với nỗi khổ cực của nhân dân lao động, do vậy thơ của ông phần lớn tập trung miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên, đồng thời có nhiều bài phản ánh đời sông của nhân dân. Đặc điểm nghệ thuật thơ Lý Bạch là lời thơ đẹp và hào hùng, ý thơ có màu sắc của chủ nghĩa lãng mạn. Bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư” sau đây là một ví dụ:
Nắng rọi hương Lô khói tía bay,
Xa trông dòng thác trước sông này:
Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước,
Tưởng dải Ngân hà tuột khỏi mây.
Đỗ Phủ (712-770) xuất thân từ một gia đình quan lại nhỏ sa sút. Bản thân ông mặc dù học rất rộng nhưng thi không đỗ, mãi đến năm 40 tuổi mới làm mấy chức quan nhỏ trong 7 năm. Tuy vậy suốt đời ông phải sống trong cảnh nghèo nàn. Cuộc đời lận đận đó đã giúp ông hiểu thấu cuộc sống khổ cực của nhân dân, do đó phần lớn thơ của Đỗ Phủ đều tập trung miêu tả những cảnh bất công trong xã hội, miêu tả cảnh nghèo khổ và những nỗi oan khuất của nhân dân lao động, vạch trần sự áp bức bóc lột và xa xỉ của giai cấp thống trị. Ví dụ trong bài thơ “Từ kinh đô về huyện Phụng Tiên” ông đã mô tả tỉ mỉ với dụng ý tố cáo cảnh xa hoa phè phỡn của Đường Huyền Tông, Dương Quý Phi và cả tập đoàn quý tộc ở Ly Sơn với những câu:
Bóng đèn ngọc chập chờn sáng rực
Quan Vũ lâm chầu chực đông sao!
Vua tôi sung sướng xiết bao
Kẻ ra bàn tắm người vào bàn ăn.
Làn mây khói lồng che mặt ngọc
Những nàng tiên ngang dọc thềm trong
Áo cừu điêu thử người dùng
Đàn vang sáo thét, não nùng sướng tai
Móng dò ninh người xơi rỉm rót
Thêm chanh chua, quất ngọt, rượu mùi.
Nhưng tiếp sau đó ông nêu lên cảnh trái ngược trong xã hội:
Cửu son rượu thịt để ôi
Có thằng chết lả xương phơi ngoài đường.
Những bài thơ có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao như vậy của Đỗ Phủ rất nhiều, vì vậy ông được đánh giá là nhà thơ hiện thực chủ nghĩa lớn nhất đời Đường.
Bạch Cư Dị (772-846) xuất thân từ gia đình địa chủ quan lại, năm 26 tuổi đậu Tiến sĩ, đã làm nhiều chức quan to trong triều, nhưng đến năm 44 tuổi thì bị giáng chức làm Tư Mã Giang Châu.
Bạch Cư Dị đã đi theo con đường sáng tác của Đỗ Phủ, đã làm nhiều bài thơ nói lên nỗi khổ cực của nhân dân và lên án giai cấp thống trị. Thơ của Bạch Cư Dị không những có nội dung hiện thực tiến bộ mà có nhiều bài đã đạt đến trình độ rất cao về nghệ thuật. Đáng chú ý hơn nữa là trong những bài thơ lên án giai cấp thống trị, ông đã dùng những lời lẽ khi thì chua cay, khi thì quyết liệt. Ví dụ lên án sự ức hiếp tàn nhẫn của các quan lại đối với nhân dân trong việc thu thuế, trong bài “Ông già Đỗ lăng” ông đã viết:
Quan trên biết rõ mà không xét,
Thúc lấy đủ tô cầu lập công.
Bán đất cầm dâu nộp cho đủ,
Cơm áo sang năm trông vào đâu?
Lột áo trên mình ta,
Cướp cơm trong miệng ta,
Hại người hại vật là hùm sói,
Cứ gì cào móng nghiến răng ăn thịt người.
Sau khi bị giáng chức, ông trở nên bi quan nên tính chiến đấu ở trong những bài thơ cuối đời của ông không được mạnh mẽ như trước nữa. Mặc dầu vậy, ông vẫn là một nhà thơ hiện thực chủ nghĩa lớn của Trung Quốc thời Đường.
Tóm lại, thơ Đường là những trang rất chói lọi trong lịch sử văn học Trung Quốc, đồng thời, thơ Đường đã đặt cơ sở nghệ thuật, phong cách và luật thơ cho nền thi ca Trung Quốc các thời kỳ sau này. Thơ Đường cũng có ảnh hưởng lớn đến thơ ca Việt Nam.
c) Tiểu thuyết Minh - Thanh
Tiểu thuyết là một hình thức văn học mới bắt đầu phát triển từ thời Minh - Thanh. Trước đó, ở các thành phố lớn thường có những người chuyên làm nghề kể chuyện, đề tài của họ thường là những sự tích lịch sử. Dựa vào những câu chuyện ấy, các nhà văn đã viết thành các tiểu thuyết chương hồi. Những tác phẩm lớn và nổi tiếng trong giai đoạn này là Truyện Thủy hử của Thi Nại Am, Tam quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung, Tây du ký của Ngô Thừa Ân, Nho Lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần v.v...
Truyện Thủy hử kể lại cuộc khởi nghĩa nông dân của Lương Sơn Bạc do Tống Giang lãnh đạo. Qua tác phẩm này, tác giả không những đã thuật lại rõ ràng quá trình diễn biến của cuộc khởi nghĩa mà còn hết sức ca ngợi tài trí và sự dũng cảm của các vị anh hùng nông dân, do đó thời Minh - Thanh, tác phẩm này bị liệt vào loại sách cấm. Mặc dầu vậy, những câu chuyện của các anh hùng Lương Sơn Bạc vẫn được lưu truyền trong nhân dân và đã có tác dụng cổ vũ rất lớn đối với sự đấu tranh của nông dân chống sự áp bức bóc lột của giai cấp phong kiến.
Tam quốc chí diễn nghĩa bắt nguồn từ câu chuyện ba người Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi kết nghĩa ở vườn đào lưu truyền trong dân gian. Nội dung miêu tả cuộc đấu tranh về quân sự, chính trị phức tạp giữa ba nước Ngụy, Thục, Ngô.
Tây du ký viết về chuyện nhà sư Huyền Trang và các đồ đệ tìm đường sang Ấn Độ lấy kinh Phật, trải qua rất nhiều gian nan nguy hiểm ở dọc đường, cuối cùng đã đạt được mục đích. Tác giả đã xây dựng cho mỗi nhân vật của tác phẩm một tính cách riêng, trong đó nổi bật nhất là Tôn Ngộ Không, một nhân vật hết sức thông minh, mưu trí, dũng cảm và nhiệt tình, đồng thời qua Tôn Ngộ Không, tính chất chống phong kiến của tác phẩm được thể hiện rõ rệt.
Nho lâm ngoại sử là một bộ tiểu thuyết trào phúng viết về chuyện làng nho. Qua tác phẩm này, Ngô Kính Tử đả kích chế độ thi cử đương thời và mỉa mai những cái xấu xa của tầng lớp trí thức dưới chế độ thi cử đó.
Hồng lâu mộng (giấc mộng lầu hồng) viết về câu chuyện hưng suy của một gia đình quý tộc phong kiến và câu chuyện yêu đương giữa một đôi thiếu niên, nhưng qua đó, tác giả đã vẽ nên bộ mặt của xã hội phong kiến Trung Quốc trong giai đoạn suy tàn. Bằng cách xây dựng cho hai nhân vật chính của tác phẩm là Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc tính cách chống đối chế độ thi cử, chế độ quan trường, đạo đức và lễ giáo phong kiến, khát vọng tự do và hạnh phúc, đồng thời dành cho những người thuộc tầng lớp bị coi là thấp kém những tâm hồn cao đẹp và tình cảm chân thành, tác giả đã đánh trực tiếp và khá mạnh vào hệ ý thức của giai cấp phong kiến lúc bấy giờ. Vì vậy, Hồng lâu mộng được đánh giá là tác phẩm có giá trị nhất trong kho tàng văn học hiện thực cổ điển Trung Quốc.
( Còn Tiếp )
Nguồn : Lịch sử văn minh thế giới-Tác giả: Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Quốc Hùng, Đinh Ngọc Bảo -nhà xuất bản Giáo dục