Những phóng sự về chiến tranh

ngan trang

New member
Những phóng sự về chiến tranh
Tác giả: Tom Buckley - Bernard B.Fall - Seymour M.Hersh - Stanley Karnow - Robert Shaplen - Neil Sheehan - Peter Braestrup
Người dịch: Phạm Viêm Phương tuyển chọn và dịch từ The New York Times, St.Louis Post Dispatch, The Sunday Evening Post, The New Yorker, The New Republic Washington Post 1963-1972
Giới thiệu: Nguyễn Khải
Nhà xuất bản: Trẻ
Năm xuất bản: 2005
Số hoá: TLV - ptlinh




LỜI GIỚI THIỆU

Ngày 30-4-1977, kỷ niệm hai năm ngày giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân cho phát hành tập kí sự Tháng Ba ở Tây Nguyên của tôi vừa viết xong. Tôi đưa cuốn sách đó tới tặng một ông anh họ, vốn là viên chức thời Pháp tạm chiếm Hà Nội ở lại làm việc cho chính quyền cũ, thường chê văn của tôi là văn tuyên truyền, không đủ để ông tin. Tôi nói: “Một nửa cuốn sách này là tư liệu tôi thu thập được từ bàn làm việc của Nguyễn Văn Thiệu, trong các hồ sơ của Bộ Tổng tham mưu và quân khu II của chính quyền Sài Gòn. Người thật việc thật cả chứ không phải văn hư cấu tuyên truyền đâu”. Ông anh tôi nhìn tôi không nói gì rồi tủm tỉm cười: ”Việc quái gì tôi phải đọc sách của chú mới đủ tin. Quân ta không tài giỏi, không mưu lược dễ gì mà đánh thắng thằng Mỹ phải cút, thằng nguỵ phải nhào?”. Tôi cũng chỉ cười và chẳng cần nói gì thêm.


Nói thế, chứ sau 30 năm ngồi đọc lại những bài báo của những cây bút nổi tiếng trong giới báo chí thông tấn của Mỹ vẫn cảm thấy thích thú, để được sống lại một thời đau thương và anh dũng của nhân dân cả nước ta, nhất là của bà con, anh em ta ở mảnh đất anh hùng phía Nam trong suốt 20 năm phải đối mặt từng ngày với kẻ thù. Các ký giả này vốn là những người đã tin vào sức mạnh quân sự của Mỹ, và tin cả những mục tiêu chính trị của Mỹ khi tiến hành cuộc chiến tranh ở mảnh đất này. Họ ủng hộ cái “sứ mạng thần thánh” của đội quân viễn chinh Mỹ và cũng hy vọng miền Nam Việt Nam sẽ là một mẫu hàng trưng bày đủ sức thuyết phục của Mỹ về tự do dân chủ, về ổn định và giàu sang theo kiểu Mỹ. Mỹ chẳng đã từng cứu cả một châu Âu nghèo đói và một nước Nhật hoang tàn vì chiến tranh sau Thế chiến 2 đó sao? Hơn nữa tại miền Nam Việt Nam, những người cộng sản đã không còn súng, không còn cả quân đội, đang là người thắng mà thành người thua do cái trớ trêu của lịch sử, phải thi hành nghiêm chỉnh hiệp Giơneo. Còn Mỹ thì có đủ mọi sức mạnh ở phần đất mới mẻ này, có thể tự do đuổi Pháp đi, tự do đưa cố vấn vào, tự do huy động quân lính và hậu cần từ những nước vừa là con nợ vừa muốn chạy theo cuộc chiến tranh của Mỹ để kiếm lời. Mỹ phải thắng là điều chắc chắn. Nên lính Mỹ và các ký giả nổi tiếng đi theo đoàn quân viễn chinh vào cuộc chiến hết sức vô tư, có thể cười cợt được, như một chuyến du lịch dài ngày không mất tiền. Nhưng nào có ai ngờ thoạt đầu là một đội quân thơm tho và lịch thiệp của một nước rất văn minh, chỉ qua vài năm đối mặt với những người kháng chiến vô hình lập tức trở thành những tên xâm lược đã mất hết nhân tính, đốt nhà, giết những người già, phụ nữ và trẻ em, mặt mũi u sầu, mắt nhìn điên loạn, bám chạy theo nhau từ năm này qua năm khác trong rừng già, trong bãi lầy, trong muôn vàn cái chết mỗi bước chân đi, càng đánh càng u mê, càng tối tăm, như đã chìm sâu dưới chín tầng địa ngục. Chả còn ai vô tư được nữa, những câu hỏi nghiêm chỉnh đã được đặt ra, người lính Mỹ tự hỏi, và các nhà báo Mỹ cũng phải tự hỏi. Và họ đã dần dần tìm được những câu trả lời giản dị và xác thực. Có một mẩu chuyện do ký giả Mỹ Neil Sheehan viết trên tờ The New York Times năm 1966, khiến tôi đã nổi gai lên như nghe chuyện một vị thần. Neil viết, có một ông tướng Mỹ đã nói với ông ta về một du kích VC, chỉ một người đã cầm chân cả một đại đội bộ binh Mỹ suốt một tiếng trong khu rừng phía Bắc Sài Gòn. Anh ấy là người sống sót cuối cùng của một nhóm người cố thủ trong một công sự chiến đấu. Anh đã bắn hết số đạn của mình, cả đạn của đồng đội đã chết, ném trả lại những trái lựu đạn Mỹ đã thẩy vào công sự. Sau cùng anh ấy đã lượm đá ném vào kẻ thù như một thách thức cuối cùng. Ông tướng than thở: “Nếu một trong những người lính của chúng tôi chiến đấu được như thế…”.


Nước Mỹ đã từng có những người lính như thế trong Thế chiến 2, còn sau này… thì như các ký giả Mỹ đã thuật cho chúng ta nghe trong các bài viết của họ, dầu đã thuộc về những năm tháng xa xôi nhưng vẫn khiến mỗi chúng ta vừa đau thương vừa kiêu hãnh về nhiều thế hệ người Việt Nam trong cả nước, ở mọi phía đã dám hy sinh tất cả cho nền độc lập và tự do của Tổ quốc.
 
Lật đổ Diệm: Tháng 11-1963


SỰ SỤP ĐỔ CỦA DÒNG HỌ NGÔ ĐÌNH


Stanley Karnow
The Sunday Eyening Post, 21-12-1963

Tại nhà thờ Thánh Francico Xavier xây từ thời Pháp trong Chợ Lớn, khu phố Tàu nhếch nhác của Sài Gòn, buổi lễ ban sáng là dành cho ngày lễ Các linh hồn, ngày của những người đã chết. Vài phút sau khi giáo dân đã ra về, hai người trong bộ đồ lớn xám đậm bước nhanh qua khoảng sân rợp bóng cây và vào nhà thờ. Tổng thống Ngô Đình Diệm của Nam Việt Nam và ông em Ngô Đình Nhu, cả hai đều mệt mỏi sau một đêm không ngủ, đã trở thành kẻ tị nạn ngay chính tại thủ đô mà họ từng nắm quyền. Trong ngôi nhà thờ hẻo lánh này họ cầu nguyện và rước lễ, và đó là lần nhập phép bí tích cuối cùng của họ. Chưa đầy một giờ sau thi thể đẫm máu, co rúm của họ đã nằm tội nghiệp trên sàn một chiếc xe thiết giáp rầm rập chạy qua đường phố Sài Gòn.


Thế là chấm dứt nền thống trị mong manh của gia đình họ Ngô-một chế độ quả đầu ngoan cố, tự thị mà trong tám năm cầm quyền ở Nam Việt Nam, đã suy thoái từ chế độ gia trưởng kém cỏi sang một nền chuyên chế hầu như là điên loạn. Và rồi nền chuyên chế mục nát của Diệm đã sụp đổ một cách dễ dàng đến kinh ngạc.


Không lâu sau khi khói lửa binh biến tan đi, chỉ huy của nhóm tướng lãnh đảo chánh đã mời tôi vào văn phòng rộng rãi đầy bản đồ của ông ta. Đại tướng Dương Văn Minh, được người Mỹ ở Sài Gòn gọi là Big Minh, là một quân nhân to lớn, trông mạnh mẽ, với chiếc răng cửa sún là dấu hiệu tự hào cho trò tra tấn của người Nhật mà ông ta đã chịu hồi Thế chiến 2. Ông ta là một con người dịu dàng dễ gây hiểu lầm, và khi nói về vụ đảo chánh đã đưa ông ta lên nắm quyền, rõ ràng có một vẻ phân trần trong giọng nói của ông ta.


Cho dù nhóm đảo chánh đối diện vấn đề gì trong tương lai-và sẽ toàn là vấn đề lớn-thì vụ đảo chánh của họ cũng chỉ là một giải pháp thay thế cho chế độ Diệm. Vì thực tế, chính phủ Diệm đã không làm được các chức năng của nó từ lâu trước khi sụp đổ. Là một quan lại khắc kỷ, bảo thủ, Diệm không thể đối phó với hai mối nguy cùng một lúc là du kích Cộng sản và chống đối trong nội bộ ngày càng tăng. Như một vị nhân vật trong bi kịch Shakespeare, ông ta đã ngả theo những bản năng tồi tệ nhất. Ông ra đã rút khỏi thực tế và ngày càng giao nhiều quyền hành hơn cho người em Nhu bệnh hoạn, đầy mưu mô, cùng bà vợ xinh đẹp, kiêu ngạo. Trong tiến trình đó, ông ta dần dần rời xa quân đội, giới trí thức và đám đông quần chúng.


Đồng thời, ông ta xa cách với những người nước ngoài trợ giúp ông ta nhiều nhất. Quá quan tâm đến hình ảnh của riêng mình, giáo hội Công giáo của Diệm đã cố tách ra khỏi một chế độ mà một vị cao cấp trong hàng giảo phẩm của Vatican mô tả là “phản động và đầy tính trung cổ”. Quan trọng hơn, qua việc thuận theo các chính sách áp thuế của Nhu, Diệm đã gây hiềm khích với Mỹ, quốc gia đã bỏ tiền bạc và sinh mạng để cứu xứ sở của ông ta. “Chúng tôi muốn thay đổi cách cai trị đất nước này”, một quan chức ngoại giao Mỹ hàng đầu ở Sài Gòn nói. “Nếu những người nắm quyền không có khả năng tự thay đổi, thì chúng tôi ủng hộ sự thay đổi những người nắm quyền đó… Chúng tôi chắc chắn tạo ra môi trường và não trạng có thể thúc đẩy những người chống đối lật đổ ông ta”.


Diệm đã sống bên bờ vực kể từ tháng 11-1960 khi các tiểu đoàn nhảy dù thiện chiến bao vây phủ tổng thống và sau đó đã ngây thơ để cho ông ta qua mặt bằng lời hứa sẽ cải cách. Vào tháng 2-1962, hai phi công dùng máy bay chiến đấu tấn công phủ tổng thống khiến nó hư hại nặng. Cuộc tấn công càng khiến ông ta nghi ngờ mọi người ngoại trừ gia đình và một nhóm thân cận.


Không ở đâu mà sự nghi ngờ đầy bệnh hoạn của Diệm lại có ảnh hưởng tai hại cho bằng sự nghi ngờ đối với quân đội, nơi mà các sĩ quan được đánh giá theo lòng trung thành hơn là theo khả năng quân sự. Một nghi ngờ tưởng tượng về một ai đó là đủ để làm hoen sự nghiệp của người đó. Ví dụ, một tướng lãnh từng góp sức cứu Diệm trong vụ đảo chánh 1960, sau đó đã bị nghi ngờ vì ông ta đã đi qua trận tuyến của địch quá dễ dàng. Thường xuyên lo sợ các tướng lãnh sẽ lật đổ mình, Diệm đã không cho họ cầm quân. Nhiều tướng lãnh kinh nghiệm như Đại tướng Minh, quân nhân cao cấp nhất nước, đã bị biến thành phụ tá trong phủ tổng thống hoặc nhận những vị trí tham mưu vô hại…
 
Tuy nhiên, không có gì hủy hoại sâu xa tinh thần chiến đấu của quân đội Nam Việt Nam bằng những biện pháp áp chế của Diệm đối với Phật giáo, lúc đó là cộng đồng tôn giáo đông nhất nước. Suốt mùa hè, trong khi cuộc khủng hoảng Phật giáo đã phát triển thành một phong trào chống đối chính trị rộng rãi đối với chế độ Diệm, một số sĩ quan được bố trí một cách có chiến lược đã bắt đầu tổ chức một cuộc nổi loạn. Có những nhân vật kỳ lạ và không ai ngờ trong số họ. Đại tá Đỗ Mậu, Cục trưởng An ninh quân đội chẳng hạn, bị Diệm nghi ngờ vì có tình cảm thân Phật giáo đến nỗi ông ta cảm thấy buộc lòng phải tham gia âm mưu đảo chánh. Trung tá Phạm Ngọc Thảo, người của Việt Minh, là một trong những người tin cẩn của Diệm, đã miễn cưỡng theo phe chống đối, với niềm tin rằng chỉ làm cho chế độ này sụp đổ thì mới cứu được đất nước.
Những người dụ mưu làm việc rất thận trọng. Đôi khi họ gặp nhau tại nhà riêng; thường thì họ nói chuyện ở vùng nông thôn; đôi khi cuộc trao đổi lại xảy ra trong các hộp đêm ồn ào của Sài Gòn. Tới đầu mùa thu, họ đã kiểm soát được một lực lượng mạnh gồm 2.500 lính dù, TQLC, bộ binh và thiết giáp.


Tuy nhiên, trong khi những sĩ quan trẻ đang lập kế hoạch đảo chánh thì một nhóm tướng lãnh có uy thế hơn, cầm đầu là Đại tướng Minh, cũng nghiên cứu những cách thức để lật đổ chính phủ. Khi cả hai nhóm tìm cách giành vị trí tốt, các tướng lãnh cũng cho người về các tỉnh để huy động các lực lượng có thể hữu dụng. Đến tháng 8, ngay đỉnh cao của cuộc khủng hoảng Phật giáo, họ đề nghị với Diệm và Nhu rằng nên ban bố thiết quân luật và đưa một số đơn vị quân đội vào Sài Gòn. Họ bí mật dàn xếp để ra lệnh cho các toán quân này nổi dậy.


Do liên tục nghi ngờ, Ngô Đình Nhu đã khôn ngoan bác bỏ kế hoạch này. Ông ta chấp nhận ý kiến ban bố thiết quân luật của các tướng lãnh. Nhưng thay vì để họ điều quân lính ở các tỉnh vào, ông ta đã giao quyền kiểm soát quân sự cho Tôn Thất Đính, một tướng lãnh tin cẩn. Dưới sự chỉ huy chiến thuật của Đính, các lực lượng đặc nhiệm và cảnh sát chìm của Nhu đã bố ráp các ngôi chùa trong thành phố ngày 21 tháng 8. Và sau đó, Đính coi mình là anh hùng dân tộc. “Tôi đã đánh bại Henry Cabot Lodge”, ông ta tuyên bố. “Y sang đây để giật dây một vụ đảo chánh, nhưng tôi, Tôn Thất Đính, đã hạ y và cứu đất nước”.


Một tuần sau những vụ bố ráp bạo lực vào các chùa, những người âm mưu bạo loạn tại Việt Nam đã rất phấn khởi trước những dấu hiệu rõ rệt cho thấy người Mỹ không còn ưa được chế độ Diệm. Tổng thống Kennedy nói rõ rằng ông ta không tán thành gia đình họ Ngô. Viện trợ Mỹ cho Việt Nam bị cắt giảm, và Đại sứ Lodge nói thẳng với Diệm rằng ông Ngô Đình Nhu nên rút lui. Và trưởng chi nhánh CIA tại Sài Gòn, John Richardson, người nằm trong nhóm công tác Mỹ thân cận với Nhu nhất, cũng bị triệu hồi về nước.


… Tướng Đính lúc này tuyên bố ông ta vẫn trunh thành với Diệm trong hy vọng sửa đổi được tổng thống. Nhưng nhiều người Việt am hiểu tình hình đất nước nhất định rằng Đín thực ra ở lại với gia đình thống trị này để tham gia vào một âm mưu hoang đường nào đó do Ngô Đình Nhu vạch ra. Mạng lưới dày đặc điệp viên đã cho ông ta biết về những cuộc nổi loạn manh nha, và Nhu lập ra một kế hoạch để kết liễu mọi âm mưu như thế. Đó là cuộc đảo chánh giả mà Nhu gọi là “Chiến dịch Bravo”. “Những vụ đảo chánh cũng giống như những quả trứng, nó phải bị vỡ thì gà con mới chui ra được”, ông ta nói.


Vào một ngày đã định trước đầu tháng 11, theo kế hoạch, tư lệnh Lực lượng đặc biệt vốn trung thành với Nhu, Đại tá Lê Quang Tung, sẽ tiến hành một cuộc nổi dậy ở Sài Gòn với sự yểm trợ của những nhóm cảnh sát được tuyển chọn kỹ lưỡng. Diệm, Nhu và những nhân vật chọn lọc trong phủ tổng thống sẽ chạy ra một điểm trú ẩn đã chuẩn bị sẵn ở Vũng Tàu, một điểm nghỉ mát ven biển nằm ở phía đông thủ đô. Tướng Đính và những toán quân trung thành sẽ đóng ở ngoại vi thủ đô. Bên trong Sài Gòn, bạo loạn sẽ lập tức nổ ra. Các băng nhóm tội phạm sẽ cướp bóc và phá phách-nhất là những khu nhà của người Mỹ. Một số thủ lĩnh sinh viên-nhất và phái Phật giáo sẽ có thể bị giết. Trong cơn hỗn loạn ấy, Đại tá Tung “nổi loạn” sẽ thông báo thành lập một “Chính phủ cách mạng" bao gồm những nhân vật đối lập chính trị với Diệm. Cha của bà Nhu, Trần Văn Chương, cựu đại sứ Việt Nam tại Washington nhưng hiện nay là tay công khai chỉ trích chế độ Diệm, sẽ dược phong làm tổng thống của Chính phủ mới-mà không có sự đồng ý của ông ta. Đài phát thanh Sài Gòn sẽ tung ra luận điệu chống Mỹ và chủ trương trung lập đồng thời kêu gọi chấm dứt chiến tranh với Cộng sản.


Những trò này được dự trù kéo dài trong 24 giờ. Rồi, từ những vị trí quanh Sài Gòn, các toán quân trung thành sẽ tiến vào thành phố và dễ dàng dẹp tan vụ nổi loạn. Diệm sẽ đắc thắng trở lại thủ đô, lấy lại quyền cai trị hợp pháp của ông ta, và Nhu sẽ có một ngày để ra tay. Vì cú đảo chánh giả sẽ “chứng tỏ” rằng:

-Những kẻ chống đối Diệm là bọn trung lập, chống Mỹ và thân Cộng. Do đó người Mỹ đã từ bỏ mọi hy vọng về sự sụp đổ của ông ta.

-Những người chống đối chế độ Diệm không kiểm soát nổi những đám đông cướp phá vốn nhằm vào người Mỹ. Chỉ có Diệm là có thể bảo đảm an ninh và trật tự.

-Quân đội thực sự ủng hộ Diệm, vì họ không theo phe cách mạng mà còn tấn công dập tắt nổi loạn nữa.


Bên cạnh những luận điểm tuyên truyền quan trọng này, Nhu hy vọng rằng vụ “đảo chánh giả” sẽ làm lộ mặt rất nhiều kẻ thù, khiến ông ta có thể nhận ra họ dễ dàng và thanh toán họ trong tương lai.


Tuy nhiên, Nhu vừa mới vạch ra kế hoạch hoang đường của mình thì các chi tiết của nó đã lọt tói tai nhiều người. Một số trong bọn họ coi vụ đảo chánh giả là một cơ hội: họ ủng hộ việc tiến hành, rồi nhân đó làm thực. Một số khác không đồng ý vì cho rằng một chiến dịch phức tạp như thế sẽ đưa đến rất nhiều rối loạn và đổ máu. Nhóm sĩ quan trẻ thì quyết định hạ gục Nhu bằng cách đảo chánh thật trước. Ngày tiến hành được quyết định là Thứ Năm, 24 tháng 10.
 
Tuy nhiên, các tướng lãnh phản bác rằng bất kỳ hành động nào mà không có sự hợp tác của tướng Đính và binh đoàn Sài Gòn của ông ta đều sẽ có nguy cơ thất bại. Không thể thuyết phục các sĩ quan trẻ thay đổi kế hoạch, các tướng lãnh đành phá hỏng nó. Họ đưa các trung đoàn chủ chốt vào một chiến dịch tấn công Cộng sản, và các sĩ quan trẻ không có cách nào khác hơn việc tạm hoãn kế hoạch lại. Khi một trong những tay dự mưu trở về nhà ngày 24 tháng 10, anh ta gặp một nhân viên CIA chờ sẵn để hỏi, “Sáng nay sao không tiến hành?”


Ngày 29 tháng 10 Đính đã nằm trong phe nổi dậy. Họ bèn giăng một cái bẫy cho Nhu bằng cách cố tình cho ông ta nghe phong thanh về cuộc đảo chính. Tướng Đính phái một trong các phụ tá đến bộ chỉ huy Sư đoàn 7 ở Mỹ Tho, cách Sài Gòn 60 km về phía tây nam. Viên phụ tá này họp một nhóm sĩ quan của sư đoàn và tuyên bố rằng một cuộc đảo chánh đang được tiến hành ở Sài Gòn. Ông ta nêu tên một số tướng tá dự mưu, cố tình tiết lộ rằng tướng Đính “không có tham gia”. Đúng như Đính và những tướng dự mưu trông đợi, có một tay mật báo trong số các sĩ quan sư đoàn ở Mỹ Tho. Chỉ trong vài giờ, Diệm và Nhu đã nghe tin về âm mưu đang manh nha này. Hôm sau, tướng Đính được triệu vào phủ tổng thống và khuyến cáo rằng có một trong những phụ tá của ông ta là kẻ phản bội. Là một diễn viên tuyệt vời, Đính làm một màn trình diễn ngoạn mục. Khóc lóc và vung tay múa chân, ông ta thề sẽ cho kẻ phản bội đó chết.


Nhưng việc xem xét một chuyện đơn giản như vậy lại ngoài tầm hiểu biết của Nhu. Thay vào đó, ông ta lại đề nghị Đính thâm nhập hàng ngũ dự mưu và biến nó thành một vụ phản đảo chánh nhằm vào nhóm dự mưu. Hơn nữa, ông ta còn ra lệnh cho Đính chuẩn bị hành động vào ngày 1 tháng 11-ngày lễ Các thánh-khi moi công sở Sài Gòn sẽ đóng cửa, đường phố sẽ vắng vẻ và việc di chuyển quân đội sẽ dễ dàng hơn. Với điệu bộ của một tay âm mưu bậc thầy, Nhu thông báo rằng kế hoạch này sẽ thay thế cho kế hoạch trước đó của ông ta. Vẫn không đổi, Nhu gọi kế hoạch mới này là “Chiến dịch Bravo II”.


Vấn đề trước hết của tướng Đính là kéo bốn đại đội Lực lượng đặc biệt trung thành với Diệm ra khỏi thủ đô. Ông ta lý giải với Đại tá Lê Quang Tung, tư lệnh Lực lượng đặc biệt, rằng phải đưa những toán quân mới vào Sài Gòn cho Chiến dịch Bravo II. “Nhưng nếu chúng ta đưa quân dự bị vào thành phố”, Đính nói tiếp, “người Mỹ sẽ bực bội. Họ sẽ phàn nàn rằng chúng ta không lo chiến đấu với Cộng sản. Nên ta phải nguỵ trang cho kế hoạch bằng cách đưa Lực lượng đặc biệt về nông thôn. Như thế sẽ gạt được họ”.


Hôm sau, với sự đồng ý của Diệm, Lực lượng đặc biệt rời Sài Gòn. Như thế một trở ngại lớn cho cuộc đảo chánh đã được tháo gỡ. Bây giờ công việc của Đính là triển khai quân của mình để đảo chánh.


Trong khi Diệm và Nhu tưởng rằng ông ta đang chuẩn bị cho kế hoạch, Đính mau chóng điều quân vào và ra Sài Gòn. Ngày đã định là 1 tháng 11; giờ đã định là 1 giờ 30 trưa. Suốt đêm hôm trước và sáng hôm sau, các binh đoàn nổi loạn tức tốc chiếm các vị trí. Hai tiểu đoàn TQLC có thiết giáp đi kèm đã sẵn sàng tấn công đài phát thanh và bộ tư lệnh cảnh sát. Một tiểu đoàn dù, trú đóng tại một điểm nghỉ mát ven biển cách Sài Gòn hơn 100 km, được lệnh ráp nối với các đơn vị phục vụ và thiết giáp và tiến vào thành phố để tấn công các trại vệ binh tổng thống phủ. Bộ binh từ phía tây bắc và tây nam cũng được triệu tập.


Khi các cánh quân đã tụ về Sài Gòn, chỉ có những sĩ quan cao cấp mới biết mục đích của cuộc hành quân. “Tôi nói với trước các đại đội trưởng chuyện chúng tôi sắp làm”, một đại tá TQLC sau này kể lại, “nhưng tôi không nói thật với cấp trung đội trưởng. Tôi chỉ nói rằng cảnh sát đang mưu lật đổ Diệm và chúng ta vào cứu tổng thống”. Một trung uý nhảy dù nói: “Khi chúng tôi lên đường, tôi đã đoán đây là đảo chánh nhưng không biết chắc. Chúng tôi đến một điểm chỉ huy ở ngoại ô, và một số đại tá nói rằng mục tiêu là các trại vệ binh tổng thống phủ. ‘Ai bạn ai thù?’ tôi hỏi, va ông ta đáp, ‘Ai chống lại chúng ta là thù’”.


Đến giữa buổi sáng 1 tháng 11, toàn bộ khu vực quanh Sài Gòn đầy những di chuyển lặng lẽ, và không biết chính xác chuyện gì đang xảy ra. Khoảng 9 giờ sáng gì đó, chỉ huy Hải quân trung thành với Diệm, Đại uý Hồ Tấn Quyền, có hai thuộc hạ tới chúc mừng sinh nhật. Nhưng sau đó họ đề nghị ông tham gia đảo chánh, và khi ông ta từ chối, họ đã áp tải ông ta ra ngoại ô và bắn chết.


Các cố vấn quân sự Mỹ sống chung với quân lính Nam Việt Nam và những cố vấn làm việc với ban tham mưu của tướng Đính biết rõ giờ giấc bùng nổ của cuộc đảo chánh. Họ báo tin này về cho bộ chỉ huy của họ, nhưng tư lệnh quân đội Mỹ, Đại tướng Paul Harkins, rõ ràng không tin điều này. Tuy nhiên, Đại sứ Cabot Lodge có vẻ ít hồ nghi hơn. Lúc 10 giờ sáng, ông ta nhân cuộc viếng thăm Đề đốc Harry Felt, tổng tư lệnh các lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương, để gặp Diệm trong một giờ. Đó là lần chạm trán kỳ cục. Cả Diệm và Lodge đều biết một biến cố lớn đang manh nha, và họ nói chuyện quanh “những tin đồn” về một cuộc đảo chánh. Nhưng nếu như Lodge chờ đợi một chyện xảy ra thực, thì Diệm trông vào Chiến dịch Bravo II, cú phản đảo chán phức tạp của ông Nhu.


Khi các đơn vị nổi dậy tiến vào vị trí tấn công, các tướng lãnh dự mưu lại dàn xếp một kế hoạch tinh quái khác. Thứ Sáu là ngày họ vẫn hàng tuần ăn trưa với nhau để bàn bạc các vấn đề quân sự. Tại một phòng ăn ở Bộ Tổng tham mưu, họ đặt thêm ghế quanh bàn và mời mấy vị khách đặc biệt, như Đại tá Tư lệnh Lực lượng đặc biệt Lê Quang Tung và những sĩ quan khác trung thành với Diệm.
 
Lúc 1 giờ 30 cuộc đảo chánh bùng nổ, dẫn đầu cuộc tấn công, hai tiểu đoàn TQLC tiến nhanh vào thành phố. Họ mau chóng chiếm đài phát thanh và các đồn cảnh sát, và một sĩ quan phe nổi dậy lên đài thông báo rằng cuộc đảo chánh đã xảy ra. Trong khi đó, tại bữa ăn trưa, các tướng lãnh thông báo cho các sĩ quan có mặt rằng đảo chánh đã bắt đầu và mời họ cùng tham gia. Hầu như mọi người đều đồng ý. Đại tá Tung trung thành với Diệm thẳng thừng từ chối. Khi bị dẫn ra để xử tử, ông ta gào lên với các tướng lãnh, “Hãy nhớ ai đã gắn sao trên cổ áo cho tụi bay”.


Tại phủ tổng thống Diệm và Nhu ban đầy nghĩ rằng cú phản đảo chánh của họ đã bắt đầu. Họ hàon toàn tin tưởng rằng tướng Đính vẫn trung thành với mình và như tính toán, ông ta sẽ bắt hết các tay chủ mưu và kiểm soát tình hình. Ví dụ, ngay sau khi tiếng súng nổ ra một viên chức cảnh sát đã điện thoại cho Nhu và hốt hoảng kêu rằng bộ chỉ huy của anh ta bị tấn công. “Không sao đâu”, Nhu trấn an anh ta: “Tôi biết hết rồi”.


Tuy nhiên, khi thời gian trôi qua, Diệm và ông em bắt đầu cảm thấy có điều bất thường. Họ nhận được những cú điện thoại của các tướng đảo chánh yêu cầu họ đầu hàng, và họ đã từ chối. Nhưng sau nhiều lần cố liên lạc với tướng Đính để hỏi chừng nào mới bắt đầu vụ phản đảo chánh. Mỗi lần như thế họ chỉ có thất vọng. Đính không có mặt ở văn phòng, mà đang ở Bộ Tổng tham mưu. “Đính chắc đã bị bắt”, Diệm nghe nói như thế, mà vẫn không tưởng tượng được rằng ông tướng đó đã phản bội mình.


Lúc quá 4 giờ chiều pháo binh phe đảo chánh bắn vào các trại vệ binh phủ tổng thống, và Diệm biết rằng mình gặp nguy biến. Ông ta điện thoại cho Đại sứ Lodge để báo rằng quân đội đã nổi loạn. Bình thản xác nhận rằng mình có nghe tiếng súng nổ, Lodge bày tỏ lo ngại cho sự an nguy của Diệm và nhắc ông ta nhớ rằng các tướng đảo chánh đã đề nghị cho ông ta được ra nước ngoài bình yên. “Tôi sẽ phục hồi trật tự”, Diệm nạt lại. Lodge đáp: “Nếu tôi có thể làm gì để đảm bảo an toàn cá nhân cho ông thì cứ cho tôi hay”.
Nhớ lại vụ vây hãm năm 1960 khi ông ta kiên quyết biến một trận thua chắc chắn thành thắng lợi, Diệm cứ ngoan cố không thay đổi. Qua một máy phát thanh đặc biệt trong phủ tổng thống, ông ta phát đi lời kêu gọi yêu cầu tư lệnh tiểu khu ở các tỉnh cứu viện. Không một ai trả lời. Chỉ cách phủ tổng thống vài dãy phố, các vệ binh của Diệm bị vây hãm, và chính phủ tổng thống cũng bị binh lính cùng thiết giáp bao vây.


Diệm đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho đủ kiểu tấn công. Ví dụ, bên dưới phủ tổng thống, gần đây ông ta đã cho xây một hầm trú ẩn tránh bom trị giá đến 200.000 đôla. Ông ta đã xây ba đường hầm dẫn ra khỏi phủ, và ông ta có nhiều kế hoạch rút lui.


Khoảng 8 giờ tối, khi phủ đã bị bao vây, Diệm và Nhu theo đường hầm đi ra một khu vực lót gỗ trong Cercle Sportif, câu lạc bộ thể thao của Sài Gòn (nay là Cung văn hoá Lao động TP.HCM). Họ chẳng mang theo gì ngoài một cái cặp nhỏ chứa đầy đôla Mỹ. Ở cửa đường hầm, một nhóm thủ hạ đã chờ sẵn để đưa họ tới nhà một thương gia người Hoa, Mã Tuyên. Ngôi nhà này có đường dây điện thoại trực tiếp với phủ tổng thống. Không lực lượng tấn công cũng như phòng vệ nào biết được rằng đêm đó họ đang giành nhau một phủ tổng thống trống rỗng.


Tại nơi ẩn náu trong Chợ Lớn, Diệm và Nhu vẫn hy vọng rằng tướng Đính sẽ cứu họ, và họ kiên trì gọi điện cho ông ta. Đến quá nửa đêm họ mới liên lạc trực tiếp được với ông ta, lần đầu tiên trong ngày, ngay Bộ Tổng tham mưu. Với những tướng lãnh bên cạnh, Đính rõ ràng muốn xoá đi mọi nghi ngờ về sự trung thành của ông ta với phe nổi dậy. Dùng một ngôn ngữ tục tằn cố ý, ông ta quát với Diệm: “Đính này đã cứu bọn quỷ chúng mày nhiều lần rồi, bây giờ thì khỏi, bọn chó đẻ ạ. Bọn mày hết đời rồi. Kết thúc”.


Diệm vẫn ngoan cố không chịu đầu hàng. Qua máy phát thanh trong phủ, ông tiếp tục kêu gọi cứu viện. Ông ta gọi cho những tỉnh trưởng được chọn lọc yêu cầu họ phái quân trừ bị cho ông ta, và ông ta năn nỉ Lực lượng Thanh niên Cộng hoà nổi dậy. Ông ta thậm chí còn cầu xin Hội phụ nữ liên đới của bà Nhu huy động lực lượng để bảo vệ ông ta. Không có ai trả lời. Thay vào đó, những tuyên bố ủng hộ đảo chánh từ khắp nước cứ đổ về.


Đến bình minh phe bảo vệ phủ tổng thống kéo cờ trắng. Một lũ binh lính cũng như dân sự, hầu như không dám tin vào thắng lợi của cuộc đảo chánh, đã tràn vào phủ tổng thống. Họ thấy những căn phòng trang hoang sang trọng chỉ còn là đống hỗn độn, và họ tò mò nhìn qua khắp các phòng, ăn cắp đồ ngủ của bà Nhu và rượu whisky của ông Nhu. Phòng ngủ của Diệm bừa bãi những tạp chí phiêu lưu của Mỹ, và trên bàn của Nhu là mấy ấn bản của một cuốn sách có tựa Shoot to Kill (Bắn để giết). Nhưng chẳng ai thấy Diệm và ông em đâu.


Khoảng 8 giờ 30, Chợ Lớn đã náo nhiệt và tấp nập hết mức. Diệm và Nhu quyết định tìm chỗ ẩn trốn trong nhà thờ thánh Francico Xavier. Từ chỗ này Diệm gọi điện cho Bộ Tổng tham mưu. Ông ta đề nghị đầu hàng với điều kiện rằng: (1) ông ta được phép đầu hàng trong danh dự, (2) thành viên gia đình ông ta được rời khỏi đất nước, (3) ông ta được tại chức tổng thống trong một khoảng thời gian để rút lui một cách đường hoàng. Một đại diện phe đảo chánh chấp nhận hai điều kiện đầu. Về điều kiện thứ ba, ông ta nói: “Chúng tôi sẽ bàn sau”. Diệm đồng ý và tiết lộ nơi ẩn náu của mình.
 
Chỉ trong vài phút, ba thiết giáp rầm rập chạy xuyên thành phố. Khoảng 9 giờ 45, chúng rẽ vào một con đường cụt dẫn tới nhà thờ. Đích thân chỉ huy nhóm này là tướng Mai Hữu Xuân. Vốn là sĩ quan cảnh sát cao cấp trong chế độ thuộc địa Pháp, Xuân đã bị Diệm đẩy vào một chức vụ nhỏ bé, và ông ta thù ghét tổng thống. Ông ta là một lựa chọn sai cho nhiệm vụ tế nhị này. Nhưng ông ta lại là người duy nhất dám nhận công việc. Khi được yêu cầu đi cùng với Xuân, một tướng lãnh khác đã từ chối, bảo rằng, “Diệm không đáng cần tới hai ông tướng”.


Mặc dù chiến đấu quyết liệt chống lại ông ta nhưng các tướng đảo chánh không thể rũ bỏ sự kính trọng đối với Diệm. Khi những chiếc thực hiện tới nhà thờ, những người lính ấy do dự không tràn vào bắt giữ anh em tổng thống ngay. Thayvì thế, họ phái một sĩ quan từng một thời trung thành vào đó để dẫn họ ra. Thấy mặt thuộc hạ trung thành của mình, Diệm và Nhu xuất hiện. Nhóm quân nhân đảo chánh lập tức bắt giữ họ. Hai người bị trói tay ra sau lưng và bị thẳng thừng đẩy vào một trong những chiếc thiết giáp.


Vì lý do gì đó không giải thích được, tướng Xuân đã không ngồi cùng xe với Diệm và Nhu. Chiếc xe chở họ nằm dưới quyền chỉ huy của một thiếu tá thiết giáp cao lớn, từng có quan hệ với đảng Đại Việt, một phong trào bất mãn chống đối cả Diệm lẫn Cộng sản. Theo một số người biết chuyện, viên thiếu tá này khao khát muốn trả thù một người bạn thân từng bị Nhu xử tử (Karnow, trong cuốn Vietnam: A History sau này của mình, đã xác định thiếu tá này là Dương Hữu Nghĩa).


“Khi chúng tôi chạy xe trở về Bộ Tổng tham mưu", một nhân chứng kể lại với tôi, “Diệm ngồi im lặng, nhưng nhu và ông thiếu tá bắt đầu trở nên dữ dội.Thiếu tá đã ghét ông Nhu từ lâu. Bây giờ ông ta đầy kích động. Đột nhiên ông ta rút lưỡi lê đâm Nhu, rồi cứ thế đâm tiếp, chắc cỡ mười lăm hay hai mươi nhát. Vẫn còn tức giận, ông ta quay sang Diệm, rút súng lục ra và bắn ngay vào đầu. Rồi ông ta nhìn sang Nhu, lúc đó còn nằm trên sàn giãy giụa. Ông ta cũng bồi thêm một viên vào đầu. Cả Diệm lẫn Nhu đều không tự vệ gì được. Họ bị trói tay mà”.


Khi chiếc xe thiết giáp tới Bộ Tổng tham mưu với hai cái xác, các tướng lãnh kinh hoàng. Họ không có chút thiện cảm gì với Nhu. Nhưng mặc dù hết kiên nhẫn được với các chính sách của Nhu, họ vẫn luôn kính nể sự can đảm và uy tín của Diệm. Ngoài ra, họ đã hứa cho ông ta được an toàn và bây giờ họ không giữ được lời hứa. Một tướng lãnh khóc công khai, và sau đó tướng Đính kể, “Đêm đó tôi không ngủ được”.


Để che giấu mặc cảm tội lỗi, các tướng lãnh ban đầu tuyên bố rằng Diệm và Nhu đã tự sát, một câu chuyện mà về sau được sửa chữa thành “bất cẩn tự sát”. Ở chỗ riêng tư, họ thừa nhận rằng Diệm và Nhu đã bị sát hại. Việc từ chối tuyên bố công khai chuyện thi thể của hai người này được chôn ở đâu càng làm câu chuyện thêm bí ẩn. Người ta tin rằng họ được chôn trong một nghĩa trang nhà tù gần sân bay Sài Gòn.


Trong những ngày sau cuộc đảo chánh, một số băng nhóm được tổ chức chặt chẽ đã đập phá toà soạn của những tờ báo thân Diệm, trong đó có tờ Times of Vietnam của người Mỹ (chủ tờ báo, bà Ann Gregory, sau một thời gian rủa xả các “âm mưu” lật đổ Diệm của Mỹ, đã chạy trốn vào Toà đại sứ Mỹ). Tuy nhiên, nhìn chung, dân Sài Gòn biểu lộ sự hài lòng hạn chế. Các cô gái rụt rè mang hoa và thức ăn cho các anh hùng nổi loạn, và các đoàn đại biểu thanh niên thăm viếng các trại lính để đọc những bài diễn văn nghiêm trang cảm ơn những sĩ quan đảo chánh. Quên hẳn lệnh cấm khiêu vũ của bà Nhu, các hộp đêm lao ngay vào những cơn nhảy múa.


Các tù nhân chính trị từ từ xuất hiện, một số người kể lại những câu chuyện kinh hoàng. Một thiếu nữ mảnh mai 21 tuổi, bị bắt trong một cuộc biểu tình ủng hộ Phật giáo hồi tháng 9 rồi và bị giam hơn một tháng, kể cho tôi nghe chuyện cảnh sát đã bắt dây điện vào cổ tay, vú và dái tai của cô rồi cho điện giật cô đến bất tỉnh như thế nào trong những lần hỏi cung. Bác sĩ Phan Quang Đán, người từng học ở Harvard, một trong những tay đối lập chính của Diệm, bị giam hai năm trong một căn hầm chỉ có ba mét vuông bên dưới Thảo cầm viên Sài Gòn. Ông Đán kể lại, một ngày vào đầu năm 1961, Nhu đích thân tới gặp để yêu cầu ông ta tuyên bố trung thành với chế độ. Đán từ chối. Nhu liệt kê ra các màn tra tấn mà ông ta sẽ phải chịu, và lệnh đượcthi hành. Ông bác sĩ bị chích điện và trấn nước. Đến tháng 9 rồi, ông ta bị chuyển ra Côn Đảo. “So với căn hầm thì ở đao là quá sang trọng”, bác sĩ Đán nói. “Tôi có thể thấy nắng và nghe những âm thanh khác ngoài tiếng gào rú của những người bị tra tấn”.


Trong những ngày sau khi chế độ của Diệm sụp đổ, có nhiều bằng chứng về nền chuyên chế này được đưa ra làm bối rối nhiều người Mỹ. Vì các phóng viên Mỹ đã được nhắc nhở đừng làm mất giá chính phủ này. Nhìn lại thời kỳ đó, một viên chức Mỹ lâu năm ở Sài Gòn không giấu được sự ghê tởm “Vì cái gọi là chủ nghĩa hiện thực, chúng tôi đã từ bỏ các nguyên tắc của mình”, ông ta nói. “Chúng tôi cứ hy vọng nhân dân Việt Nam chịu đựng được một chế độ mà chính chúng ta nếu ở Mỹ thì cũng không chịu đựng nổi trong năm phút. Có lẽ đạo đức phải có một chỗ đứng trong công việc đối ngoại…”
 
Leo thang của Mỹ: Tháng 9-1965
Không kích tại Việt Nam: Tường thuật về một cuộc chiến không nhân diện



Bernard B.Fall
The New Republic, 9-10-1965


“Họ đã tạo ra một hoang mạc, và gọi đó là hoà bình”-Tacitus, sử gia Hy Lạp thế kỷ 1 sau CN.

Vào một giai đoạn tương đối bình yên trong nhiệm kỳ đại sứ đầy sóng gió tại Việt Nam, Đại tướng Maxwell D.Taylor đã phát triển một luận điểm cho rằng không chỉ có một mà có tới 44 cuộc chiến tại Việt Nam: mỗi tỉnh của xứ này có một cuộc chiến. Đó là một kiểu quan hệ đại chúng hay, và nó tồn tại qua ít nhất một hay hai chương trình TV ở Mỹ trước khi biến mất. Nhưng sự thục vẫn là, chúng ta đang đánh nhiều kiểu chiến tranh tại Việt Nam, thường là tại cùng một chỗ-từ những phi vụ của Tiến sĩ Strangelove với những chiếc B-52 được thiết kế để mang bom H, cho đến những cây chông tẩm phân người do VC cắm trên đường đi với hi vọng sẽ xuyên thủng giày đinh của lính Mỹ và gây ra một vết thương làm độc. (Tác giả muốn nói tới phim Dr.Strangelove; or, How I Learned to Stop Worrying and Love the Bomb năm 1963, với nhiều cảnh xảy ra trên một máy bay B-52).


Nhưng không có tới 44 cuộc chiến ở Việt Nam và cũng chưa bao giờ có. Có những khu vực rộng lớn, ở đó có những cuộc chiến đồng ruộng và sình lầy; những khu vực khác cuộc chiến chủ yếu là chạy đuổi trên sườn núi, như ta thấy ở dãy Rocky trong những cuộc chiến giữa Anh với Pháp ở thuộc địa Mỹ; và, sau cùng, có một ít khu vực nữa nơi người ta tiến hành kiểu chiến tranh rừng già, (tương tự như cảnh trong những phim mô tả việc Mỹ đánh chiếm từng hòn đảo ở Nam Thái Bình Dương của Nhật trong Thế chiến 2). Tất cả những chuyện này đã được báo chí Mỹ tường thuật nhiều, nhất là từ khi nó dính líu đến binh lính Mỹ và do đó cho phép trích dẫn (với tên giả, tuổi tác, quê quán) càng nhiều nhân vật trong điều kiện cho phép càng tốt. Dĩ nhiên cũng có cả những người Việt. Người việt được chia làm hai loại: Việt Cộng (hay còn gọi là VC, Victor Charlie, Charlie, hay “bọn Cộng”), và người Việt “phe ta”, loại này lính Mỹ không có biệt danh, ngoại trừ có lúc gọi là “đồng minh” hay “phe bạn”; cả hai cách gọi này thường kèm theo tiếng cười.


Là con người, nhưng cả hai loại người Việt ấy có vẻ chẳng còn quan trọng gì cả. VC thì chưa bao giờ thấy tận mặt anh ta tồn tại bí mật trong rừng sâu và hang động, không có phù hiệu đơn vị ngay anh ta mặc quân phục, không đeo thẻ bài để nhận diện, xoay xở chôn giấu võ khí trước khi bị phát hiện xác trên trận địa; và đẩy mạnh sự bất hợp tác với chúng ta đến mức anh ta liên tục thay đổi sô hiệu đơn vị-trái ngược với những quân đội bình thường khác, kể cả quân Bắc Việt trong thời chiến đấu chống Pháp. Điều này làm rối tung mọi ước lượng tb, các báo cáo triển khai đội hình và những đánh giá về ý đồ đối phương. Sư đoàn 325 miền Bắc “thoắt biến thoắt hiện” có lẽ là thí dụ điển hình cho những chiến thuật nguỵ trang này. Như bất cứ ai cũng biết, chỉ có vài bộ phận nhỏ của lực lượng 10 tiểu đoàn ấy có lẽ là có ở “trong khu”, theo kiểu người ta nói ở Sài Gòn. Từ thời điểm tôi lên đường vài ngày trước, không sĩ quan tình báo nào dám chắc chắn rằng 325 là một đơn vị đã tham gia chiến sự tại miền Nam.


Trái với nguyên tắc thông thường vốn cho rằng hiểu rõ đối phương là bước đầu cho việc đánh bại đối phương, VC, đối với phần lớn người Mỹ (kể cả những người đã đụng trận với VC) vẫn là kẻ thù không tên tuổi và mặt mũi. Ở Việt Nam, không có tấm bích chương “Lệnh truy nã” nào treo phần thưởng cho việc bắt giữ một thủ lãnh Cộng sản. Nhưng lại có những bích chương kiểu đó-tuy bây giờ đã cũ nát nhưng còn đỗc-treo giải thưởng cho việc bắt giữ những kẻ thất bại trong các vụ đảo chánh quân sự ở Sài Gòn. Tính chất không nhận diện này (hay phi nhận diện) của kẻ thù chỉ phản ánh việc cuộc chiến này được tiến hành ra sao. Khi người ta hi vọng đập tan được sự chống đối bằng cách sử dụng tối đa hoả lực từ xa, dù là từ máy bay, pháo binh hay pháo hạm, thì họ trở nên hoàn toàn không quan tâm tới việc biết rõ những lãnh đạo của “Mặt trận giải phóng” là những ai, hoặc chuyện chỉ huy một đơn vị VC nào đó là người địa phương hay là một cán bộ từ Bắc Việt vào…


Tương tự, những người Việt “phe bạn” cũng trở nên không quan trọng. Những gì xảy ra, hoặc ai đang nắm quyền, ở Sài Gò, cũng trở nên chẳng đáng quan tâm. Nhờ sự cam kết của Mỹ có quy mô lớn và toàn diện, nên Mỹ có thể làm bất cứ gì mà không cần sự đồng ý và cộng tác của người Việt. Vài tháng trước, nếu muốn quân đội VNCH tiến hành một chiến dịch, các cố vấn Mỹ phải nài nỉ những chỉ huy địa phương vốn rất miễn cưỡng. Còn bây giờ, nếu cần, cả một cuộc hành quân có thể tiến hành từ đầu tới cuối mà không dính dáng tới một người Việt Nam. Cuộc hành quân Chu Lai là tiêu biểu cho loại này: chính người Mỹ lên kế hoạch và tiến hành, và kế hoạch được giữ kín không cho người Việt biết để phòng ngừa nạn “rò rỉ“ tin tức rất thưường gặp ở chính quyền Sài Gòn. Sức mạnh Mỹ cũng đã đủ lớn để ngăn chạn hầu như bất kỳ thiệt hại quân sự nào…
 
Ngày nay ở Việt Nam, thứ gì cũng có sẵn rất nhiều đến nỗi mọi sai lầm về quân sự, cho dù ngu xuẩn đến mức nào, đều có thể cứu vãn được. Trong trận đánh An Khê gần đây, sư đoàn 101 không vận bị thả lầm xuống một điểm tập kết của VC. Đơn vị bị thả lầm đã được tăng cường bằng những đơn vị trực thăng khi đối phương không giữ nổi vị trí và phải rút lui. (Trận đánh ngày 18 và 19 tháng 9 năm 1965 giữa 224 lính nhảy dù thuộc Sư đoàn 101 không vận và khoảng 600 quân chính quy Bắc Việt. Hơn 200 VC và 13 lính Mỹ đã thiệt mạng). Trong bối cảnh tàn sát đó, những lời chỉ dạy, những chiến thuật ưu việt, sự ủng hộ của dân chúng dành cho VC, và ở phía bên kia, sự thiếu vắng động cơ chiến đấu của quân đội VNCH và sự kém cỏi của nhiều sĩ quan, và ngay cả tình trạng hỗn loạn ở Sài Gòn, cũng hoàn toàn không quan trọng. Nếu sáng mai chú Chuột Mickey có trở thành thủ tướng Nam Việt Nam thì chuyện đó cũng chẳng mấy ảnh hưởng đến binh lính trong Lực lượng đặc nhiệm Alfa của Lục quân Mỹ (thực tế đây là một quân đoàn Lục quân Mỹ nhưng không mang tên gọi chính thức như thế) hay khả năng chiến đấu của Sư đoàn 3 TQLC Mỹ. (Lực lượng đặc nhiệm Alfa-Task Force Alfa, bộ chỉ huy cấp quân đoàn được thiết lập ở Nha Trang tháng 8-1965 để kiểm soát các chiến dịch quân sự Mỹ tại Tây Nguyên. Nó được đặt tên là I Field Force Vietnam-Lực lượng dã chiến I tại Việt Nam-tháng 3-1966).


Người ta đã nói nhiều về chuyện sử dụng B-52 trong một chiến dịch bình định hoặc chiến dịch đàn áp chiến tranh cách mạng, nếu muốn gọi tên cho đúng. Joseph Alsop, vốn luôn sẵn sàng tin tưởng không cần xét đoán vào mọi thông tin chính thức về Việt Nam, gần đây lại khẳng định với chúng ta trong một bài báo rằng B-52 rất cần thiết trong việc phá huỷ những cơ sở “được xây dựng rất sâu dưới lòng đất” của VC, nhờ thế làm biến mất mấy cái lô cốt nửa chìm nửa nổi và được che chắn bằng bao cát và hàng rào tre trông cứ như Phòng tuyến Siegrfied (Hệ thống pháo đài, công sự bêtông cốt thép dọc biên giới phía tây nước Đức trong Thế chiến 2).


Những lời lẽ của ông ta vừa mới in trên báo thì không quân Mỹ đã phản thùng Alsop bằng cách làm ba cuộc không kích ở ĐBSCL, kế đó là vài cuộc nữa ở duyên hải miền Trung. Vd là ĐBSL rất bằng phẳng, và mực nước ngầm rất cao đến nỗi người ta không thể đào một cái hố nào mà nước không trào lên. Rõ ràng người ta không thể xây dựng những vị trí ngầm ở đó. Và như các bản đồ chính thức về mật độ dân cư tại Việt Namcho thấy, đồng bằng này (với ngoại lệ cho khoảng một trên 30 quận) có mật độ dân cư trung bình là 100 người trên một cây số vuông, và nhiều quận còn đạt tới mật độ khó tưởng tượng là 400 người trên một cây số vuông! Với một lượng bom là 500 tấn cho một cuộc không kích gồm 30 máy bay, và kiểu rải bom một trái cho khoảng hai cây số vuông trong những cuộc không kích như vậy, thì ảnh hưởng của nó tới một khu vực đông dân như thế nào thật dễ suy đoán ra.


Điểm đáng nói là sự kiện này cũng trở nên không quan trọng bởi vì nó giả định rằng sự thù ghét hay tình yêu dành cho Sài Gòn hoặc thói quen chấp nhận số phận của dân chúng Việt Namlà quan trọng. Theo qua điểm của nhiều chính khách thực dụng ở Sài Gòn và Washington thì điều này không còn đúng nữa. Ngay cả quan điểm quân sự kiểu cũ vốn cho rằng phải đạt được hoặc phá huỷ một mục tiêu trước khi chiến dịch có thể đạt thắng lợi cũng không còn đứng vững. Những cuộc không kích B-52 (hoặc không kích “vùng sâu” bằng máy bay nhỏ hơn), không cần biết nó đánh trúng một cơ sở VC hay một làng hoàn toàn vô tội hoặc một làng theo Chính phủ, đã buộc VC phải di chuyển cả ngày lẫn đêm để tránh bị trúng bom. Đã qua rồi thời của những bệnh viện lớn và thoải mái trong rừng, những trạm nghỉ chân cho VC với thức ăn nóng, quần áo sạch và một chỗ tắm ngon lành; những kho đạn dược lớn và nhà máy sửa chữa võ khí với máy phát điện chạy rù rù binh yên. Oanh tạc cơ hạng nặng đã thay đổi tất cả. VC bị truy lùng như con thú. Những lính bị thương phải chết mà không được cứu chữa. Một đơn vị chiến đấu của VC trở về sau một cuộc hành quân chỉ để thấy khu vực đóng trại của mình đã bị phá huỷ và các kho lương thực và đạn dược đã tan hoang.


Nhiều nhà quan sát am tường tại Sài Gòn cho rằng, điều làm thay đổi tính chất của chiến tranh Việt Nam không phải quyết định ném bom miền Bắc, không phải quyết định sử dụng lực lượng trên bộ của Mỹ tại Nam Việt Nam; mà chính là quyết định tiến hành không kích vô giời hạn tại miền Nam với cái giá gần như đập tan tành xứ này thành từng mảnh.


Có hàng trăm bài báo với bằng chứng vụ thể cho thấy rằng việc ném bom không thương tiếc này đã xâm hại hàng ngàn người vô tội và một trong những lý do khiến trong nhiều trường hợp ta chẳng thu được võ khí gì là do những đống xác chết tại trận địa lại gồm rất nhiều dân làng đã không kịp bỏ chạy khỏi trận địa. Và nhà quan sát nào tại Việt Nam cũng đều có lần gặp gỡ một vài sĩ quan Mỹ đã lớn tiếng văng tục mỗi khi họ nghe tiếng máy bay phản lực bay qua trên đầu, bởi vì điều đó có nghĩa là thêm một mục tiêu không nhìn thấy đã bị ném bom-những chiếc F-105 bay quá nhanh không thấy được bom ném vào đâu và phải nhờ sự hướng dẫn của một máy bay không kiểm. Điều tương tự cũng xảy ra với sự phung phí đạn trọng pháo tới mức không tin được. Một cố vấn Mỹ ở cấp tỉnh nói với tôi, “Tại khi vực của tôi, tháng rồi đã bắn đi số đạn đại bác trị giá khoảng nửa triệu đôla vào những mục tiêu không hề nhìn thấy. Tuy nhiên toàn ngân sách của tỉnh dành dụm cho thu thập tin tình báo thì chỉ có 300 đôla”.


Cá nhân tôi biết một bệnh viện ở khu mới định cư, thấy nói là có VC. Khi viên chức ở khu này báo tin về, phản ứng tức thời không phải là đem quân truy kích VC-vốn là chuyện nhiều rủi ro và mệt mỏi-mà là đề nghị pháo binh dập vào khu mới định cư ấy. “Tôi phả sùi bọt mép mới thuyết phục được họ đừng làm chuyện ấy”, sau đó viên chức địa phương kể lại. “Dù sao thì ở đó cũng có cỡ 9.000 nhân công với 22.000 phụ nữ và trẻ em”.


Một lần nữa, việc nghiên cứu các chiến dịch lại cứu vãn cho người Mỹ. Cho đến nay, những cuộc thẩm vấn có vẻ như cho thấy rằng không hề có sự liên hệ thù nghịch tích cực nào giữa sự tàn phá gây ra cho nông thôn một bên, và Mỹ hoặc chính phủ Sài Gòn một bên. Theo cách nói của một chuyên gia, những cuộc không kích xuống xóm làng “dĩ nhiên là gây ra đau khổ, đương nhiên là về phía dân làng, (nhưng) không hề khiến họ tự động trở thành VC. Thực tế chúng tôi chưa hề gặp một ai trở thành VC vì lý do này”. Nhưng có lẽ câu trả lời phải được hiểu là, “… chưa hề gặp một ai từng thừa nhận mình trở thành VC chỉ vì lý do này”. Cho dù là thế, và dữ liệu lại hướng về điều ngược lại, một phái bộ cao cấp được cử sang Việt Nam mấy ngày trước để điều tra về những ảnh hưởng của hoả lực quá độ đối với người Việt Nam này có lẽ gây chia rẽ giữa các binh chủng.
__________________
 
… Với tôi, vấn đề đạo đức thực sự nẩy sinh tại Việt Nam là việc tra tấn và hành động thô bạo không cần thiết đối với cả quân nhân lẫn thường dân. Vấn đề này ở Mỹ đã bị tránh né, hoặc tệ hơn, nó bị gạt bỏ vì cho là không phải là một vấn đề của Mỹ. Khi phóng viên quay được đoạn phim nổi tiếng ghi cảnh TQLC Mỹ đốt những căn nhà lá bằng hộp quẹt của mình, phản ứng trong giới quan chức Sài Gòn thì thất vọng vì chuyện đã xảy ra thì ít mà giận dữ thì với với đám phóng viên đã tường thuật chuyện đó thì nhiều (Ngày 3-8-1965, một nhóm săn tin của hãng truyền hình CBS do phóng viên Morley Safer dẫn đầu đã quay được cảnh các lính TQLC Mỹ dùng hộp quẹt để đốt những căn nhà lá ở Cam Ne. Đoạn phim được phát trên đài CBS ngày 5 tháng 8 ). Và rồi việc Bộ trưởng Hải quân cố giải thích sự vụ bằng cách gán cho ngôi làng ấy là “cơ sở do VC xây dựng" thì cũng khó vực dậy được vị thế đạo đức của cả cuộc hành quân. Tuy nhiên, kể từ đó, những lời kết án sự tàn bạo không cần thiết lại xuất phát từ Việt Nam. Ngày 11-9-1965, tờ Sài Gòn Daily News vốn chuyên dành cho cộng đồng người ngoại quốc nói tiếng Anh tại Việt Nam, đã đưa lên trang nhất ảnh chụp những lính Mỹ với súng ống trên tay đứng bên một đống mà chú thích ảnh ghi là “xác VC”-tất cả đều nằm úo mặt xuống đất, với hai tay bị trói ra sau lưng. Nếu, thử đặt ngược lại vấn đề, những người chết kia không phải là VC, mà là những dân làng bị VC bắn chết chẳng hạn, tôi sẽ rất sung sướng nếu có bạn bè nào ở Sài Gòn hiệu chỉnh lại hồ sơ, hay Lầu Năm Góc công bố một lời phủ nhận sự kiện cách chi tiết và một giải thích đáng tin về chuyện đã xảy ra.


Bởi vì vấn đề những cách thức tiến hành chiến tranh như thế sau cùng gây ra cái gì, cho những người tiến hành hoặc những người phải chịu đựng những cách thức đó tại nơi họ đang sinh sống, thì chính thức người Mỹ mới là kẻ phải đối mặt, giống như vấn đề tra tấn ở Algeria thì chính người Pháp phải đối mặt (chuyện xảy ra trong cuộc chiến giành độc lập của Algeria 1954-62): không chỉ riêng chính phủ mà mọi công dân, mọi nhà giáo và mọi tu sĩ Pháp cho đến tận Hồng y giáo chủ xứ Gaul. Ngay cả quân đội Pháp cũng chia rẽ nhau quyết liệt vì vấn đề này, với một số sĩ quan tình báo (giống như một số đồng nghiệp Mỹ ở Việt Nam hiện nay) chống đối việc tra tấn dựa trên thực tiễn rằng việc đó sẽ đẩy đối phương vào quan điểm “nhất định không đầu hàng”, trong khi một số khác ít hơn phản đối chỉ vì lý do thuần tuý đạo đức. Trường hợp điển hình nhất là chuyện Thiếu tướng De la Bollardière, một cựu binh nhiều huân chương công trạng, người đã từ bỏ chức vụ chỉ huy ở Algeria bởi vì, theo cách nói của chính ông ta, ông ta là một lính nhảy dù chứ không phải chuyên viên tra tấn của Gestapo. Làn sóng phản đối ở Pháp đã buộc chính phủ Paris phải chỉ định một Uỷ ban bảo vệ để điều tra chuyện này; và các tác phẩm của những người sống sót sau những màn tra tấn ấy, như Djamila Boupacha hay Henri Alleg đã được cả thế giới biết đến.


Trước khi tháp tùng một phi vụ ném bom napalm tại Việt Nam trên một chiếc Skyraider của Không quân Mỹ, tôi đã được tường trình đầy đủ về các cách thức “tránh né và thoát hiểm”. Tôi nhận thấy rằng trong bộ dụng cụ “né tránh và thoát hiểm” này có một tấm thẻ in lại Công ước Geneva 1929, nói cho các phi công Mỹ về các nghĩa vụ của phe địch đối với họ. Nước Mỹ hoàn toàn có thể cung cấp cho mọi lính Mỹ tại Việt Nam (chứ không chỉ phi công) một bản tóm lược các nghĩa vụ của họ đối với thường dân vô tội theo các bộ luật và hiệp định hiện hành cũng nưh đối với các chiến binh đối phương. Khi làm việc đó, ta có thể in thêm nửa triệu bản tiếng Việt để lính Nam Việt Nam có thể đọc lúc rảnh rỗi.


Có một yếu tố trung tâm trong tình hình Việt Nam mà nó đã trở nên hiển nhiên tại trận địa, tuy rằng nó không được thừa nhận tại các cơ quan tại Mỹ, và cả ở Hà Nội và Bắc Kinh trong một chừng mực nào đó: sự tràn ngập nhân lực và hoả lực Mỹ, và việc sử dụng hoả lực bừa bãi, đã khiến cuộc chiến Nam Việt Nam, trong ngắn hạn, trở nên “không thể thua được” về mặt quân sự. Những chữ in nghiêng này rất quan trọng-và tôi chắc chắn rằng, như trên tờ Newseek ngày 27 tháng 9, tôi sẽ bị trích dẫn sai do sự lược bở của họ-nhưng luận điểm cốt lõi thì vẫn đúng.


Đầu mùa xuân rồi, về mặt quân sự VC hoàn toàn có thể, bằng một loạt những cuộc tấn công tiền phương mạnh mẽ, tiêu diệt một hoặc hai sư đoàn Nam Việt Nam, khiến hàng ngàn binh lính Nam Việt Nam mất tinh thần phải đào ngũ, và đặt Mỹ trước một sự đã rồi của một Nam Việt Nam chống Cộng không tồn tại. Những giai đoạn suy thoái cùng cực tương tự đã từng có trong những cuộc chiến chống nổi dậy kiểu này: tại Algeria và đảo Cyprus, ở Aden và Madagascar, ở Palestine và Angola. Sức mạnh của phe nổi dậy thường bị đánh giá thấp lúc ban đầu. Cuộc nổi dậy lúc đầu thường được phó mặc cho cảnh sát hoặc lực lượng an ninh địa phương vốn hoàn toàn không có khả năng đối phó, và mọi chuyện ngày càng tồi tệ hơn cho đến khi Binh đoàn Hoàng gia Anh, hay Binh đoàn nhảy dù Pháp có mặt trọn vẹn tại hiện trường và lập tức được yểm trợ bằng những máy bay phản lực gầm rú trên đầu.


Chuyện người Anh bị Mahdi người Sudan đánh bại ở Khartoum (Madi là danh hiệu của các nhà tiên tri Hồi giáo. Madhi được nhắc tới ở đây là Mohammed Ahmed ở xứ Dongola, người đã vây hãm Khartoum năm 1885, giết chết tướng Charles Gordon và binh lính đồn trú ở đó) hay bị người Boer của Paulus Kruger đánh bại ở Mafeking không ngăn được họ lần mò tới chiến thắng (người Boer là hậu duệ của người Hà Lan định cư ở Nam Phi và bị Anh cai trị. Cuộc chiến chống Anh của họ kéo dài từ 1881 đến 1902). Trong những trận Hoà Bình và Cao Bằng ở Bắc Việt (Trong trận Hoà Bình, nổ ra từ 14-11-1951, cả Pháp lẫn Việt Minh đều thiệt hại nặng trước khi Pháp rút lui ngày 24-2-1952. Quân Pháp đồn trú ở Cao Bằng phải rút lui khỏi đồn này và bị tiêu diệt tháng 10-1950), người Pháp thiệt mất nhiều quân hơn trận Điện Biên Phủ hai năm sau đó, nhưng vẫn cứ tiếp tục chiến đấu. Cái đã tan vỡ ở Điện Biên Phủ là ý chí kháng cự-chứ không phải là khả năng-của Pháp. Nỗ lực của Mỹ tại Việt Nam với quy mô cực lớn đã khiến mọi so sánh đều trở nên vô ích. Ví dụ nổi bật nhất diễn là cuộc chiến trên không. Trước Điện Biên Phủ, Không quân Pháp chỉ có 112 chiến đấu cơ và 68 oanh tạc cơ cho toàn Đông Dương (tức là Lào, Campuchia, Bắc và Nam Việt Nam). Tính đến 24-9-1965, Mỹ đã dùng 167 oanh tạc cơ đánh vào các mục tiêu ở Bắc Việt, thả 235 tấn bom và đồng thời có 317 phi vụ oanh tạc cơ tại Nam Việt Nam, thả xuống 270 tấn bom. Ngoài ra, một số B-52 còn dập vào một cứ điểm của VC ở bắc Sài Gòn thường được gọi là khu “tam giác sắt”. Chỉ trong ngày đó, thậm chí không kể những cuộc không kích bằng B-52, Mỹ cũng đã thả một lượng bom nhiều hơn số bom mà không quân Pháp đã thả trong suốt 56 ngày đêm của trận Điện Biên Phủ.


Sự tin tưởng vào ưu thế hoàn toàn về võ khí trang bị hiện đại đã lan khắp guồng máy chính quyền có liên quan đến Việt Nam. Toàn bộ vấn đề, theo một nghĩa nào đó đã trở nên hoàn toàn kiểm soát được, sự tăng cường hiện nay có thể bỏ qua những chương trình cấp bách và những vụ vận chuyển binh lính khẩn cấp. Tại Việt Nam, những hợp đồng thuê mướn và xây dựng đã được ký kết cho một thời hạn ba năm. Từ một tình thế đầy những bất trắc, Việt Nam đã đi vào một tình thế hoàn toàn có thể kiểm soát được với những khó khăn rõ ràng có thể lượng hoá. Người ta cần một số biết trước những cuộc không kích B-52 để giải quyết cứ điểm của VC tại Chiến khu D (ở phía bắc Biên Hoà); cần một lượng biết trước những chuyến bay phun thuốc khai quang để huỷ diệt những rừng cao Bến Cát; cần khoảng 300.000 tấn gạp nhập khẩu (quãng năm 1939 Nam Việt Nam thường xuất khẩu 1,5 triệu tấn gạo) để ngăn nạn đói ở xứ này trong năm nay.
 
Cuộc chiến dưới con mắt một phóng viên lâu năm: tháng 10-1966


Không phải bồ câu, nhưng không còn là diều hâu nữa


Neil Sheehan
The New York Times Magazine, 9-10.1966


Khi lần đầu tiên tôi bước đi trên mặt đường nhựa trong sân bay tan và một tối tháng 4 ấm áp của năm 1962, lòng lo ngại rằng các nhân viên hải quan sẽ không chấp nhận giấy nhập cảnh báo chí tôi đã vội vàng xin được ở Lãnh sự Việt Nam Cộng hoà (VNCH) tại Hồng Kông, tôi cũng tin vào những gì nước Mỹ đang làm ở xứ sở này. Với viện trợ kinh tế và quân sự và mấy ngàn phi công cùng cố vấn Lục quân, nước Mỹ đang cố giúp Nam Việt Nam xây dựng một quốc gia độc lập và đầy sức sống đồng thời đánh bại phong trào du kích Cộng sản có thể đưa họ vào ách độc tài. Với tôi điều này có vẻ có chính nghĩa và là điều cần làm nếu ta muốn các dân tộc khác ở Đông Nam Á được ít nhiều tự do quyết định chiều hướng lịch sử của họ. Tuy tôi vẫn thường bất đồng với cách thi hành chính sách này của Mỹ trong hai năm đầu sống tại Việt Nam, nhưng tôi vẫn nhất trí về những mục tiêu căn bản.


Tôi còn nhớ rõ cảm giác run run khi leo lên một trực thăng Mỹ trong cái lạnh buổi sáng và bay bốc qua những đồng lúa với một tiểu đoàn Việt Nam Cộng hoà trong một ngày quần thảo với du kích VC. Hồi đó ai cũng hy vọng rằng bên Việt Nam không Cộng sản sẽ thắng. Tôi tự hào về những phi công trẻ trong buồng lái và tôi thấy sung sướng với cơ hội được chứng kiến và tường thuật về cuộc phiêu lưu này. Chúng ta đang chiến đấu, tôi thường nghĩ thế, và một ngày nào đó sẽ chiến thắng và đây sẽ là một đất nước tốt đẹp hơn.
Có nhiều điều thất vọng trong hai năm đầu tiên đó, nhưng khi rời Việt Nam năm 1964, nói theo kiểu thời đó, tôi vẫn là dân diều hâu. Tôi trở lại Sài Gòn năm 1965 để ở thêm một năm nữa. Bây giờ tôi lại ra đi, và nhiều điều đã thay đổi. Có 17.000 lính Mỹ tại Việt Nam vào lần trước khi tôi rời nơi đây, và con số ấy hiện lên tới 317.000 lính và tôi, tuy chưa phải bồ câu, nhưng cũng không còn là diều hâu nữa.


Nếu tôi khôn ngoan hơn và có thể thấy trước những hệ quả hiện nay của sự can thiệp từ đầu và còn tương đối nhỏ của Mỹ vào nội tình nước này, tôi e rằng tôi đã không nhiệt tình như thế trong hai năm đầu tiên ở đây. Bây giờ tôi nhận ra, có lẽ do năm tháng quá khứ đó đã để lại trong tôi dấu ấn mạnh mẽ hơn thực tế của cuộc chiến và xã hội Việt Nam, rằng tôi đã quá ngây thơ khi tin rằng bên Việt Nam không Cộng sản sẽ đánh bại phong trào du kích Cộng sản và xây dựng được một cấu trúc xã hội tiến bộ và đáng sống.


Trong bữa tối chia tay trước khi rời Sài Gòn lần thứ nhì, câu chuyện đã đi tới vấn đề được bàn cãi bất tận nhưng chưa hề ngã ngủ của việc thu được cảm tình của giới nông dân. Người chiêu đãi tôi là một vị tướng Việt Nam, tự nguyện về hưu trước những biến động của nền chính trị Sài Gòn. Để giúp vui, ông ta đã kể lại một chuyện vào giữa năm 1963 khi ông ta là chỉ huy những binh lính Việt-Pháp ở Bùi Chu ở Bắc Việt hiện nay.


Năm đó, du kích Việt Minh, tiền thân của VC ngày nay, đã tích cực cải cách ruộng đất. Cán bộ Việt Minh bắt đầu tịch thu ruộng của địa chủ và chia cho nông dân. Để cạnh tranh với Việt Minh và thu phục sự ủng hộ của quần chúng đối với nước Pháp và chính phủ yếu ớt của mình, Hoàng đế Bảo Đại đã ban hành sắc lệnh cắt giảm địa tô từ khoảng 40-5-% vụ mùa xuống còn 15%.


Bùi Chu là một khu chủ yếu theo Công giáo. Hai địa chủ lớn của xứ này là ông giám mục và ông bố của Bộ trưởng Nội vụ trong chính phủ Bảo Đại. Ông chủ tiệc của tôi biết rằng phải có sự hợp tác của giám mục nếu ông ta muốn thi hành thành công sắc lệnh này.

“Không thể được”, Giám mục nói. “Làm sao cha nuôi được 3.000 linh mục, nữ tu, chủng sinh và phu phen với 15 phần trăm thu hoạch?”.

“Con đồng ý, thưa Đức cha”, ông chủ nhà nói, “chuyện sẽ khó khăn. Nhưng có lẽ hi sinh lúc này khi còn có thời gian thì tốt hơn. Nếu chúng ta không làm gì để thu phục dân chúng, cha sẽ mất nhiều hơn số lúa gạo ấy. Cha có thể mất cả chức Giám mục, đất đai và cả cái đầu của cha nữa”.

“Không thể được”, Giám mục nói. “Tôi sẽ viết thư cho Bộ trưởng Nội vụ”.


Ba tháng sau, do cố gắng thi hành sắc lệnh bất chấp sự phản đối của Giám mục, ông chủ nhà của tôi bị thuyên chuyển theo đề xuất của Bộ trưởng Nội vụ. Mùa hè kế đó, Việt Minh ở Bùi Chu đã mạnh đến nỗi Pháp phải rút lui khỏi nơi đó. Giám mục, các tu sĩ nam nữ và chủng sinh chạy về Hà Nội rồi sau đó di cư vào Nam khi Hiệp đinh Geneva sau đó ít lâu đã xác nhận Pháp thua ở Điện Biên Phủ và phân chia Việt Nam ở vĩ tuyến 17.
 
Qua 13 năm kể từ 1953, Mỹ đã thay thế Pháp tại Việt Nam. Tuy thế trong nội bộ người Việt, tình hình hai bên đối nghịch vẫn không thay đổi mấy.


Việt Nam thời tiền thuộc địa là do quan lại xuất thân từ địa chủ và thương nhân cai trị. Khi Pháp chiếm đất nước này vào thế kỷ 19, phần lớn guồng máy cai trị bản xứ, trong thực tế, đã trở thành những công chức thuộc địa, giới trung gian giữa dân chúng và ngoại bang. Trong Cuộc chiến chống Pháp, những người Việt này, với những quyền lợi gắn liền với sự có mặt của người Pháp, đã hợp tác với Pháp. Bây giờ cũng những người Việt đó, vì những lí do tương tự, đang hợp tác với Mỹ.


Thiếu tướng không quân Nguyễn Cao Kỳ, Thủ tướng Nam Việt Nam, là một phi công của Pháp. Trong những lần hiếm hoi thăm viếng vùng nông thôn, ông ta xuất hiện với bộ đồ bay màu đen và chiếc khăn buộc quanh cổ và khẩu súng ngắn có báng nạm ngọc trai đeo bên hông-một kiểu Đại uý Marvel châu Á.


Phó Thủ tướng, Trung tướng Nguyễn Hữu Có, và các tướng lãnh khác trong hội đồng tướng lãnh Sài Gòn, từng là sĩ quan hoặc thày đội trong lực lượng thuộc địa Pháp. Cái kiểu họ ưa thích cách nấu ăn Pháp, đồng phục bảnh bao và những bữa tiệc cocktail và tiếp tân chính là sự phản ánh tuy mờ nhạt nhưng trung thành của giới thượng lưu thời thuộc địa. Họ là những người Việt đã tiếp thu những điều tồi tệ nhất của hai nền văn hoá-vẻ kệch cỡm của giới quan lại bản xứ và thói câu nệ cứng ngắc của sĩ quan và viên chức Pháp. Thủ tướng Kỳ và những tiền nhiệm từ thời Bảo Đại cũng đã ban hành những luật giảm tô và cải cách ruộng đất dưới sự thúc ép của các cố vấn Mỹ muốn đem lại tiến bộ xã hội. Tất cả những biện pháp ấy đã bị phá huỷ bởi vì chính phủ lúc nào cũng gồm những người vốn xuất thân từ, hoặc có liên quan với, các gia đình quan lại nắm giữ nhiều điền sản mà họ không hề muốn từ bỏ. Tuy trong bọn họ cũng có những người yêu nước và hiểu biết, nhưng hầu hết những người nắm quyền ở Sài Gòn chẳng học được gì mới và không quên được điều gì cũ. Họ tìm cách duy trì những đặc quyền hiện có và tìm cách lấy lại những đặc quyền đã mất.


Tại Việt Nam, chỉ có những người Cộng sản mới tượng trưng cho cách mạng và thay đổi xã hội, nhưng hướng tới điều tốt hay tệ hơn là tuỳ con đường chính trị của một cá nhân. Đảng Cộng sản là một tổ chức dân tộc thực sự đã lan tràn cả miền Bắc lẫn miền Nam. Những người lãnh đạo đảng này, Hồ Chí Minh và các thành viên Bộ Chính trị tại Hà Nội, đã chỉ huy cuộc đấu tranh chống Pháp giành độc lập và qua đó họ đã thu hút được tinh thần dân tộc vốn bén rễ sâu xa trong người việt. Có lẽ chính vì điều này mà những người Cộng sản vẫn là lực lượng duy nhất có khả năng lôi kéo hàng triệu đồng bào của họ chịu gian khổ và hi sinh vì quốc gia và cũng là tổ chức duy nhất không dựa vào nước ngoài để tồn tại.


… Thực tế chính trị của Việt Nam vào 1954 đã lớn mạnh và hiện vẫn còn lớn mạnh theo hai hướng khác nhau ở hai bên giới tuyến. Bắc Việt điều khiển và ủng hộ nhân và vật lực cho du kích VC ở miền Nam, nhưng lãnh tụ VC, tuy là dân miền Nam, nhưng lại là đảng viên Cộng sản và tuân theo những mệnh lệnh của Bộ Chính trị tại Hà Nội.


Năm 1958, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã tổ chức một Uỷ ban giải phóng miền Bắc, và từ 1960, chính quyền Sài Gòn, với sự trợ giúp của người Mỹ, đã lén đưa những nhóm biệt kích và phá hoại ra miền Bắc trong một nỗ lực mà cho đến nay là vô vọng nhằm khởi ra một phong trào du kích trong những nhóm dân tộc miền núi và tín đồ Công giáo. Tóm lại, hai bên đều chưa bao giờ thừa nhận vĩ tuyến 17 là một biên giới vĩnh viễn và đã vi phạm biên giới bất cứ lúc nào có thể được.


Sự lãnh đạo của Cộng sản trong phong trào chống thực dân đã khiến Việt Nam rơi vào bối cảnh lớn hơn của cuộc chiến tranh lạnh và đã đưa tới sự can thiệp của Mỹ, ban đầu là để giúp Pháp, và hiện là để phát triển và ủng hộ một chế độ và quân đội không Cộng sản ở miền Nam. Vì những mục tiêu chiến lược và quân sự của mình, Mỹ hiện đang bảo vệ một cấu trúc xã hội Việt Nam phi Cộng sản mà nó không có khả năng tự bảo vệ và có lẽ cũng không xứng đáng được bảo vệ. Nhiệm vụ của chúng ta trong việc duy trì một tình trạng chủ yếu là xung đột nội bộ có lẽ là một trong những lý do chính cho rất nhiều bối rối, mặc cảm tội lỗi và tự vấn của người Mỹ quanh cuộc chiến Việt Nam.


Tôi biết điều đó là đúng như thế trong trường hợp của tôi và của nhiều bạn bè người Mỹ của tôi từng sống lâu tại Việt Nam. Chúng tôi liên tục phải buồn rầu khi khám phá ra rằng tinh thần lý tưởng và tận tuỵ chủ yếu lại là thế mạnh của đối phương. Người lính Mỹ thường xem sự thiếu ý chí tiến công của các lực lượng Nam Việt Nam là mục tiêu chế giễu bất tận. Anh ta trở nên thù ghét “Charlie”, biệt danh lính Mỹ đặt cho du kích VC và quân chủ lực Bắc Việt, bởi vì “Charlie” đã giết bạn bề của họ, nhưng rồi anh ta cũng phải kính nể sự can đảm và khôn ngoan của người Cộng sản.


Một tướng lãnh Mỹ đã bày tỏ sự kính nể khác thường đối với một du kích VC, người đã cầm chân cả một đại đội bộ binh Mỹ suốt một tiếng trong khu rừng phía bắc Sài Gòn. Anh du kích này là người sống sót cuối cùng của nhóm cố thủ một công sự chiến đấu. Anh ta bắn hết đạn của mình, đạn của các đồng chí đã chết, và ném trả lại người Mỹ những trái lựu đạn mà họ đã thẩy vào công sự. Sau cùng anh ta đã bị giết khi đang ném đá về phía quân thù như một hành động thách thức cuối cùng. “Nếu một trong những lính của tôi chiến đấu như thế này”, ông tướng nói, “hẳn anh ta đã được tặng Huy chương Danh dự”.
__________________
 
Từ đầu năm ngoái, Hà Nội đã tăng lực lượng quân chính quy của họ ở miền Nam lên tới khoảng 47.000 người. Mặc cho bị dội bom liên tục vào hệ thống đường bộ và đường sắt cũng như Đường mòn Hồ Chí Minh sát Lào, Bắc Việt vẫn tiếp tục đưa người vào miền Nam với mức độ từ 4.500 tới 5.000 người một tháng. Những thanh niên này đã chiến đấu rất tốt, và tỉ lệ đào ngũ rất thấp cho dù gian khổ và tổn thất nặng nề vì bệnh tật và chiến sự. Du kích VC cũng liên tục tăng cường được lực lượng của mình bằng cách tuyển mộ và động viên gia nhập quân đội.


Chế độ Sài Gòn, ngược lại, đã gặp khó khăn lớn trong việc tăng cường quân số vì tỉ lệ đào ngũ rất cao. Mức đào ngũ trong tầng lớp lính quân dịch là cao nhất, đây là dấu hiệu cho thấy người miền Nam, ít hoặc không, cảm thấy gắn bó gì với việc bảo vệ xã hội của mình. Khoảng 85% quân đội Sài Gòn là lính cầm vũ khí chỉ để kiếm tiền. Điều này khiến quân đội VNCH có tính chất đánh thuê rõ rệt và nó đã ảnh hưởng đến cả thái độ của họ đối với dân chúng lẫn chất lượng trong chiến đấu, không kể một ít đơn vị thiện chiến.


Từ lối ứng xử trái ngược lẫn nhau của hai bên, tôi chỉ có thể kết luận rằng người Việt sẽ sẵn sàng chết vì một chế độ ít nhất cũng thực sự của người Việt, cho dù đó là chế độ Cộng sản, vì nó có thể cho họ một hi vọng cải thiện đời mình, hơn là chết vì một chế độ gắn liền với một nguyên trạng đáng chán và là con đẻ của Washington. Sự nhận định chính thức cho rằng người lính Cộng sản chịu đựng những điều kiện sống kinh khủng và hành xử một cách đáng nể trong chiến đấu là do khiếp sợ cấp trên đã trở nên quá khôi hài với những ai từng chứng kiến một trận đánh. Sự khiếp sợ có thể khiến người ta tiến về mũi súng quân thù, nhưng nó không thể khiến người ta chiến đấu kiên cường. Cuộc xung đột đã cho thấy rõ Cộng sản có thể khơi dậy và khai thác khả năng chịu gian khổ và quật cường của người Việt và thuyết phục đám đông rằng bên họ có chính nghĩa.


Hầu hết những người Việt Nam không Cộng sản, do những giá trị của cái xã hội họ đang sống, đều không có khả năng nhìn xa hơn quyền lợi gia đình và bản thân. Quan tâm bao trùm của họ về “bản thân tôi và họ hàng nhà tôi” đã khiến xã hội không có được một ý thức xã hội mà người Mỹ thụ hưởng được và chủ nghĩa dòng tộc vốn tràn lan khắp guồng máy cai trị. Căn bệnh tham nhũng có vẻ tăng tiến theo tỉ lệ thuận với lượng viện trợ đổ vào nước này ngày càng nhiều. Những câu chuyện về biển thủ công quỹ thì quá tràn lan và liên tục khiến người Mỹ cay đắng.


Các ghế quận trưởng và tỉnh trưởng thường được những kẻ giữ việc bổ nhiệm bán cho kẻ trả giá cao nhất. Các quan chức như vậy tất sẽ gỡ lại phí tổn mua chức tước bằng cách tham nhũng hoặc trả lễ cho các nhân viên cao hơn đã giao chức đó cho họ. Một số viên chức Mỹ ở Việt Nam lâu năm đánh giá rằng khoảng 20% viện trợ Mỹ cho những chương trình chống du kích ở nông thôn đã lọt vào tay Cộng sản và từ 30% đến 40% nữa bị quan chức Nam Việt Nam tẩu tán. Xi măng, tôn lợp, sắt thép và những vật liệu xây dựng khác dành cho trường học và trại tạm cư đã chui ra chợ trời một cách bí ẩn, hay biến thành những biệt thự và cao ốc riêng. “Chỉ còn lại chút xíu đến được tay những con người khốn khổ trên đồng ruộng”. Một viên chức nói. Một đại uý Lực lượng đặc biệt Mỹ có lần kể cho tôi nghe chuyện ông ta đã thu xếp thế nào để chở lúa gạo bằng máy bay Mỹ tới một trại có mấy ngàn dân tị nạn ở một vùng xa xôi đang thiếu ăn. Tay quận trưởng địa phương đã giữ số gạo đó lại và bán cho dân tị nạn với giá cắt cổ.


Trong khi người Mỹ lo làm cách nào để thắng cuộc chiến và xây dựng một Chính phủ Việt Nam đủ hiệu năng để thu hút sự ủng hộ của dân chúng, thì các gia đình gốc quan lại đang điều hành chế độ lại có những ưu tiên khác. Tại một tỉnh quan trọng ở duyên hải miền Trung mùa xuân này, một quan chức Việt Nam giỏi giang và trung thực hiếm hoi, ông ta rất được người Mỹ ưu ái, đã bị cách chức vì dám tố cáo chuyện tham nhũng của hai tư lệnh quân đội trong vùng. Thế chỗ ông ta là cháu của một trong các viên tướng lãnh đó.


Nhiều lời than phiền từ Toà đại sứ Mỹ đã khiến ông Kỳ phải cảnh báo các tướng lãnh trong một buổi họp hội đồng tướng lãnh rằng họ đã biển thủ công quỹ quá nhiều và phải hạn chế lại. Câu trả lời của họ là phải lo cho gia đình của mình. Những tuyên bố của Thủ tướng rằng các quan chức tham nhũng sẽ bị xử bắn đã dẫn tới vài hàng tít lớn trên báo chí Sài Gòn và việc xử tử một thương gia người Hoa và năm bảy tên trùm băng đảng. Thường dân Việt Nam cho rằng Kỳ đã thấy rằng cho xử bắn vài tướng lãnh đồng sự là quá bất cẩn. Một phu nhân tướng lãnh nọ còn nổi tiếng là “Nữ hoàng nhận của lễ”.


Những lời hứa về cải cách ruộng đất đã được tường thuật nghiêm trang trên báo chí Mỹ và được giới quan chức Washington đón nhận một cách nghiêm túc. Tôi vẫn thường tự hỏi tại sai lại như thế, bởi vì những lời hứa ấy không bao giờ được thi hành và những bài diễn văn hôm nay, về thực tế, thì y hệt về nội dung cũng như câu cú của những bài diễn văn bốn năm trước của một lãnh đạo chính phủ nào đó. Để đạt những mục tiêu tư lợi, người châu Á thường nói với người Mỹ những điều mà họ nghĩ người Mỹ muốn nghe. Người Việt, có lẽ nhờ có kinh nghiệm với người Mỹ, có vẻ đã phát triển tài năng đặc biệt trong chuyện này. Tháng 4 vừa rồi, trong một phút thành thật, Thủ tướng Kỳ đã nói với nhóm phóng viên, “Đừng tin bất cứ gì người Việt nói với bạn, kể cả tôi”.


Vào tháng 2, giữa không khí hào hứng sau hội nghị Honolulu nhằm hướng tới một chương trình cải cách xã hội, kinh tế và chính trị sâu rộng, hội đồng tướng lãnh đã tổ chức một “Ngày cách mạng xã hội" tại Sài Gòn. Hai ngàn công chức, binh lính, sinh viên và lãnh đạo tôn giáo được tập hợp trong bãi cỏ của phủ tổng thống trước đây ngay trung tâm Sài Gòn. Những nhà cải cách xã hội đến bằng những chiếc Mercedes-Benz sang trọng, mặc đồ lớn may khéo hoặc quân phục đầy huy chương, bắt đầu đọc những bài diễn văn thường lệ. Quang cảnh có một không khí hỗn độn của cảm giác đã thấy chuyện nhàm chán này rồi. Trong vòng 10 phút, một số trong đám đông, kém lịch sự hơn số còn lại, bắt đầu bỏ về vì chán. Cảnh sát, rõ ràng đã tiên liệu chuyện này, nên đã khoá những cổng ra vào khuôn viên. Không ai được ra về cho đến khi hết diễn văn, mặc cho những la ó và cãi cọ qua lại bên hàng rào sắt.
__________________
 
Hệ thống xã hội hiện đại đối xử phân biệt với người nghèo và ngăn cản tính cơ động xã hội. Các gia đình quan lại kháng cự mọi nỗ lực thay đổi, vì nó đang có lợi cho họ. Tuy người Mỹ đã chi ra hàng triệu đôla để xây trường tiểu học ở Việt Nam chẳng hạn, nó cũng không thể đem lại cải cách nền tảng nào cho cấu trúc giáo dục Việt Nam vốn luôn bảo đảm rằng con cái nhà giàu, và hầu như không ai khác, sẽ hưởng được nền giáo dục trung học cần cho sự thăng tiến xã hội-dù là trong quân đội, công sở hay nghề nghiệp chuyên môn.


Một người bạn của tôi từng thăm viếng một thôn xóm cùng một thiếu tá bộ binh vốn thuộc lớp một ít những sĩ quan trận địa đã thắng được chế độ này bằng cách leo lên từ một khởi đầu khiêm tốn. Anh thiếu tá nói chuyện với các nông dân bằng ngôn ngữ nhà nông thay vì bằng giọng thị thành sành sỏi thường gặp ở hầu hết các quan chức chính phủ.

“Chú em không phải thiếu tá”, một nông dân ngạc nhiên nói.

“Con thiếu tá thiệt mà”, anh thiếu tá nói.

“Không, tui hổng tin”, ông nông dân nói. “Chú em nói chuyện giống nông dân quá mà hổng có nông dân nào lên tới thiếu tá nổi đâu”.


Chạy xe một vòng Sài Gòn ta sẽ thấy chế độ xã hội vận hành theo một kiểu khác nữa. Tất cả những kiến trúc mỡi xây chỉ là những cao ốc, khách sạn và toà nhà văn phòng sang trọng, do thương gia người Hoa hay Việt có thế lực trong chính quyền bỏ tiền xây dựng. Những toà nhà này nhắm vào việc cho người Mỹ thuê. Còn công nhân Sài Gòn, như lâu nay, vẫn sống trong những khu ổ chuột ở ngoại vi thành phố.


Từ 1954, Mỹ đã đổ hơn 3,2 tỷ đôla viện trợ kinh tế vào miền Nam, nhưng không chính phủ Sài Gòn nào tiến hành một chương trình gia cư giá rẻ ở bất kỳ quy mô nào. Ngược lại, chính phủ Singapore đã xây được hàng ngàn căn hộ giá rẻ cho dân chúng của họ.


Trong khi những người Việt có thế lực giàu lên trong thành thị thì cuộc chiến đã tạo ra một thế giới khác ở nông thôn. Đó là một thế giới mà trong đó đám đông nông dân không còn là sống nữa-mà là chịu đựng.
Mỗi buổi chiều, trong phòng họp gắn máy lạnh tại Sài Gòn, Bộ chỉ huy quân sự Mỹ lại đưa thông báo cho biết có hơn 300 “cấu trúc của địch” đã bị phi cơ hoặc đại bác từ Hạm đội 7 phá huỷ trong ngày hôm đó. Thống kê luôn hàm ý một tiến triển quân sự đáng kể, cho đến khi ta về nông thôn mới hiểu rằng, một “cấu trúc của địch” thường chỉ là một căn chòi trong một làng do VC kiểm soát, hoặc một căn chòi mà giới chức Mỹ và Việt Nam cho là do VC kiểm soát.


Không có thống kê chi tiết nào về thương vong dân sự. Bản chất của cuộc chiến khiến việc thu thập những thống kê như vậy trở nên khó khăn, nhưng các giới chức quân sự cũng không hề cố gắng làm việc ấy một cách nghiêm túc.


Tuy nhiên, một thông tin về thương vong dân sự có thể nhìn thấy qua sự kiện các nhóm y tế Mỹ và ngoại quốc khác hoạt động tại ¾ trong số 43 tỉnh của miền Nam đã điều trị khoảng 2.000 thường dân bị thương do chiến tranh mỗi tháng. nếu ta chấp nhận tỉ lệ bình thường của giới quân sự là cứ một chết thì có hai bị thương, ta có thể suy ra rằng có khoảng 1.000 thường dân bị giết mỗi tháng.


Theo quan sát của riêng tôi, con số người bị thương được các nhóm y tế cứu chữa chỉ là một phần trong tổng số. Các đơn vị y tế chỉ điều trị những người tới được bệnh viện của tỉnh. Rõ ràng còn có nhiều người không đi được xa như thế. Họ được cứu chữa ở bộ chỉ huy quận hoặc các tiền đồn, hoặc tại trạm xá hay bệnh viện dã chiến của VC-hoặc họ đã sống sót, hoặc đã chết mà không có chữa trị gì cả. Hầu hết những vết thương mà tôi gặp tại các bệnh viện tỉnh đều thuộc loại mà nạn nhân sẽ sống được hai ba ngày mà không cần chữa trị. Những vết thương cần được chữa trị gấp thì thường không có bằng chứng vì các nạn nhân chắc đã chết trước khi họ tới được bệnh viện.


Những điều tra của riêng tôi đã cho thấy rằng đa số thương vong của thường dân là do không quân, pháo binh hay đại bác hải quân của Mỹ và Nam Việt Nam. Tháng 11 vừa rôi, tôi đến một làng chài ở Quảng Ngãi thuộc miền Trung, trong đó ít nhất 180 người-và có thể lên tới 600 người-đã bị chết trong hai tháng trước đó vì bom đạn từ máy bay Hạm đội 7. Năm ấp của khu làng đó, từng là một cộng đồng gồm 15.000 dân, đã thành bình địa.


Ngược lại, súng và dao của VC thì lựa chọn đối tượng cụ thể hơn đại bác và miểng bom; các nạn nhân của họ thường là các viên chức hay thành viên trong các tổ chức của chính phủ Nam Việt Nam. Người ta đánh giá rằng trong thập niên qua khoảng 20.000 quân đối phương đã bị VC hạ sát. Đây là một tổng số đáng rùng mình, nhưng con số trung bình hàng năm thì thấp hơn nhiều so với con số hàng năm của thường dân nạn nhân chiến tranh.


Không đủ quân số Mỹ để chiếm đóng và giữ vững địa bàn sau khi đẩy lùi được VC. Khi một trận đánh kết thúc, quân đội Mỹ và Nam Việt Nam thường rút lui. Việc bình định an dân sau đó của các lực lượng địa phương, cảnh sát và viên chức hành chánh theo lý thuyết thì lại không được tiến hành ngoại trừ trong một số rất ít trường hợp, và du kích VC cùng quân chính quy Bắc Việt thường quay trở lại. Rồi quân Mỹ cũng phải trở lại và chiến sự ở vùng đó cứ tái đi tái lại mãi.


VC và quân chính quy Bắc Việt thường tổ chức phòng thủ trong xóm ấp bằng hệ thống giao thông hào, địa đạo và hầm trú ẩn. Bộ binh Mỹ và Nam Việt Nam tấn công từ ngoài đồng trống vào đó theo lối cổ điển thường chịu thương vong khủng khiếp. Trong trường hợp như thế, các chỉ huy quân sự lại sử dụng mọi sức mạnh mà họ có được.
 
Đại tướng William C.Westmoreland, tư lệnh quân đội Mỹ tại Việt Nam, đã ra lệnh cho quân đội phải cẩn thận hết sức để tránh gây thương vong cho người vô tội và bất cứ khi nào có thể được, quân đội phải cảnh báo cho thường dân di tản khỏi xóm ấp trước khi có không quân hay pháo kích. Chẳng may, lệnh của tướng Westmoreland đôi khi vẫn bị chỉ huy cấp dưới bỏ ngoài tai.


Các làng xóm thường bị dội bom hay pháo kích theo yêu cầu của quận hay tỉnh trưởng Việt Nam nếu họ có được tin chỉ điểm nói rằng ở đó có địch quân. Tin của các tay chỉ điểm đặc biệt không đáng tin cậy, nông dân thường không chịu trách nhiệm gì về sự hiện diện của quân Cộng sản và, do các đơn vị dưới đất không tận dung những vụ tấn công bằng phi pháo, nên chúng thường có giá trị quân sự không đáng kể. Các quan chức Mỹ bào chữa cho cách làm này bằng cách tuyên bố rằng giới chức Việt Nam có quyền phá huỷ các xóm làng, cho dù chính người Mỹ thực hiện hành vi phá huỷ đó-một chút tính hợp pháp mà nó lại bỏ qua vấn đề đạo đức căn bản. Đôi khi tôi đã nghĩ rằng cách làm này phần lớn bắt nguồn từ thói hoài nghi của giới chức Việt Nam và sự thặng dư sức mạnh phi pháo của Mỹ.


Hoả lực quá mạnh của võ khí Mỹ, mà sự tàn bạo của nó phải chứng kiến mới hiểu thấu được, là một yếu tố khác dẫn tới đau thương lan tràn cho thường dân. Trong một ngày bình thường, các máy bay Mỹ vẫn trút từ 175 tới 200 tấn chất nổ xuống các vùng nông thôn Việt Nam. Rồi còn hàng ngàn viên đạn đại bác của pháo binh và hải quân, cộng thêm hàng trăm ngàn viên đạn súng cối và súng cá nhân nữa. Quang cảnh đầy hố bom nhìn thấy từ máy bay là một quảng cáo tuyệt vời cho tài năng của những chế tạo võ khí Mỹ.


Dòng người tị nạn từ nông thôn là bằng chứng thuyết phục nhất cho sự phá huỷ dần dần xã hội nông nghiệp do tác động của chiến tranh. Con số người tị nạn hiện đã vượt mức một triệu. Tình hình phải gay go lắm thì mới khiến một nông dân Việt Nam bỏ lại đất đai và mồ mả tổ tiền của mình. Họ bảo, họ bỏ nhà cửa của mình vì không chịu nổi bom đạn của Mỹ và quân đội Nam Việt Nam.


Nếu được tái định cư tốt, dân tị nạn có thể trở thành một lợi thế cho chính phủ Sài Gòn. Tuy nhiên, theo kiểu hành xử thường thấy ở họ, chính phủ này đã bỏ mặc số dân này và đa số phải tự lo lấy thân. Những nhà ổ chuột của dân tị nạn đã mọc lên trong thành phố cũng nhanh như các quán bar cho lính Mỹ.


Những thôn xóm bỏ hoang và đồng ruộng trơ trọi ở khắp nơi cũng là bằng chứng nữa về tác động của chiến tranh đối với nông thôn Nam Việt Nam. Ở một số tỉnh duyên hải về phía bắc, có đến 1/3 đất canh tác bị bỏ hoang. Chính sách tiêu diệt hoa màu trong những vùng Cộng sản kiểm soát bằng cách dùng máy bay rải thuốc khai quang đã thúc đẩy tiến trình này nhanh hơn. Trong sáu tháng đầu năm nay, khoảng 23.900 hectare đất đã bị phá huỷ. Ảnh hưởng xói mòn do sự hiện diện của Mỹ trên đất nước này không chỉ giới hạn trong các chiến dịch quân sự. Về kinh tế và văn hoá, sự có mặt của người Mỹ đã đem lại những căn bệnh mà chỉ có thời giạn mới chữa trị được. Một là lạm phá. Nền kinh tế sơ khai, đã bị suy sụp vì chiến tranh, nay lại bị tràn ngập vì sức mua của hàng trăm triệu đôla được chi dùng cho việc xây dựng các căn cứ, sân bay, bến cảng và tiêu xài cá nhân của lính Mỹ.


Năm nay Mỹ sẽ chi ít nhất 140 triệu đôla cho nền kinh tế Việt Nam để chi trả những phí tổn phát sinh tại chỗ trong việc xây dựng những căn cứ mới hoặc duy trì những căn cứ cũ. Số tiền này tương đương 1/7 nguồn cung tiền tệ của Việt Nam. Binh lính Mỹ hiện cũng chi tiêu khoảng 7 triệu đôla mỗi tháng.


Sự suy thoái đạo đức do lối sống của lính Mỹ vốn lan tràn tại thành thị là một căn bệnh khác. Những quán rượu và nhà chứa, hàng trăm ngàn thiếu nữ Việt Nam rơi vào những chốn này, những băng đảng du côn và ăn mày và trẻ em móc túi hay dẫn mối đã trở thành những đặc điểm phổ biến của đời sống đô thị. Có lần tôi nghĩ, khi một trẻ đường phố chân tay lở lói chặn tôi lại xin vài đồng lẻ, rằng nó chắc sẽ khá hơn nếu lớn lên nó theo VC. Lúc đó, ít nhất nó cũng có được ít nhiều lòng tự trọng.


… Điều kiện sống ở Việt Nam có lẽ luôn luôn khiến ta không thể đánh giá chính xác thái độ của nông dân đối với cuộc chiến… Tháng 3 rồi, tôi lưu lại hai ngày tại một thôn xóm ở phía nam Đà Nẵng. Một đại đội TQLC Mỹ đã chiếm lại thôn này từ tay VC hồi tháng trước, và một nhóm bình định nông thôn được TQLC bảo vệ đang làm việc ở đó. Trong ba năm, thôn này đã bị giành qua giành lại ba lần. Hầu như chẳng còn thanh niên nào ở đó. Khoảng một nửa các gia đình ở đó con con trai, anh em hay chồng nằm trong hàng ngũ Cộng sản. Những gia đình còn lại chia làm hai nhóm: nhóm trung lập và nhóm ủng hộ chính phủ Sài Gòn.


Buổi sáng khi tôi tới đó, các nông dân, dưới sự giám sát của cán bộ bình định, bắt đầu dựng một hàng rào quanh thôn để ngăn VC xâm nhập. Qua một thông dịch, tôi hỏi hai nông dân trong một nhóm gồm những ông già, phụ nữ và trẻ em đang đào lỗ chôn cột rằng họ có tin hàng rào này có tác dụng không.

“Có thể có”, một người nói, “nhưng tôi không chắc. Hàng rào cây đâu ngăn được VC”.

“Nếu các ông không tin hàng rào ngăn được VC”, tôi hỏi,”thế thì tại sao các ông lại dựng lên?”

“Tụi tôi chỉ là nông dân”, ông thứ nhất nói, liếc nhìn viên cảnh sát đeo súng trường đứng gần đó. “Tụi tôi phải tuân theo mọi chính phủ ở đây”…


Trong một chuyến viếng thăm Nam Việt Nam năm 1963, Đại tướng Earle G.Wheeler, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân, gọi cuộc chiến này là “cuộc chiến vặt vãnh tồi tệ”. Tuy cuộcc hiến hiện nay có thể còn tồi tệ hơn so với năm 1963, nhưng nó không còn có thể gọi là vặt vãnh nữa.


Những thống kê đáng tin cậy rất khó kiếm tại Việt Nam, nhưng tôi có thể đánh giá rằng có ít nhất 250.000 người đã bị giết từ khi cuộc chiến nổ ra năm 1957. Năm ngoái, theo những số liệu chính thức, có 35.585 Cộng sản bị chết và các lực lượng Sài Gòn thiệt mất 11.200 lính. Đến giữa tháng 9 năm nay, cũng theo các số liệu chính thức, 37.299 VC và lính chính quy Bắc Việt đã chết tại trận địa và 7.017 lính Sài Gòn đã bị chết.


Thiệt hại của lính Mỹ vẫn ở mức tương đối thấp cho đến 1965, khi Chính phủ Johnson đưa thêm những đơn vị chiến đấu trên bộ và bắt đầu lập những quân đoàn viễn chinh. Năm đó, 1.369 lính Mỹ đã chết tại Bắc và Nam Việt Nam và Lào, và có 6.114 lính bị thương. Năm nay, khi những cuộc hành quân tiến công của Mỹ đã được đẩy mạnh theo đà tăng cường guồng máy hậu cần, số thương vong đã vọt lên 3.524 chết và 21.107 bị thương, tính đến giữa tháng 9. Số tử vong của Mỹ hiện trung bình là gần 100 người một tháng và có cơ tăng lên khi các quân đoàn viễn chinh tăng lên và nhiều lính Mỹ có mặt tại trận địa hơn.
__________________
 
Thái độ của giới lãnh đạo Hà Nội và Washington cho thấy rằng cuộc chiến này còn lâu mới giải quyết được. Tốc độ Mỹ sẵn sàng tăng cường lực lượng trên bộ và leo thang oanh tạc miền Bắc và sự thâm nhập của quân chinh quy Bắc Việt vào miền Nam cho thấy sẽ còn nhiều năm đẫm máu dữ dội nữa. Mọi người đều hi vọng hoà bình, nhưng chưa bên nào làm thiệt hại bên kia đến mức khiến bên kia phải bỏ cuộc. Cả hai bên đều bị kẹt trong một cảnh tiến thoái lưỡng nan do lịch sử để lại và những yếu tố chiến lược cũng như chính trị. Washington không thể rút quân khỏi Nam Việt Nam, như Hà Nội yêu cầu, bởi vì họ cho rằng làm như thế chắc chắn Cộng sản sẽ nắm quyền ở đó và phủ nhận mọi nỗ lực trong thập niên qua nhằm duy trì một chính phủ thân thiện tại Sài Gòn.


Cơ hội chiến thắng tốt nhất của Hà Nội nằm ở việc kéo dài việc đổ máu cho tới lúc công chúng Mỹ mệt mỏi với cuộc chiến vì một vùng đất nhỏ bé mà đa số người Mỹ vẫn chưa có thể gọi tên cho đúng (họ thường gọi là “Vịt Nam”). Nếu bắc Việt xuống thang chiến tranh, họ sẽ mất đi khối áp lực chính trị quan trọng đối với chính phủ Johnson-tức số lượng quan tài được chở từ Sài Gòn về Mỹ. Không có lính Mỹ chết, nước Mỹ có thể chiếm đóng Nam Việt Nam đến vô tận. Việc 60.000 lính Mỹ đồn trú ở Nam Hàn không hề khiến dân Mỹ biểu tình và không gây lo lắng cho các bà mẹ Mỹ, bởi vì không còn bắn giết ở Triều Tiên nữa.


Một năm trước, tôi đồ rằng người Mỹ sẽ hết nhẫn, rằng Hồ Chí Minh sẽ đạt được mục đích và Mỹ sẽ thua cuộc chiến Việt Nam. Bây giờ gần như suy nghĩ đó không còn quấy rối tôi như thế nữa. Tôi có cảm giác rằng chúng ta có thể xoay sở được trong sự cố tối tăm này. Chúng ta có thể sẽ không thắng ở Việt Nam như đã thắng trong Thế chiến 2, tuy nhiên chúng ta có thể vẫn đứng vững. Với sự ưu việt bao trùm về quân sự, Washington hoàn toàn có thể, trong vòng một số năm, tiêu diệt các lực lượng chủ lực của VC và Bác Việt, và chuyển hoá vị trí mạnh về quân sự nhưng yếu về chính trị hiện nay sang một vị trí với ít nhiều sức mạnh chinh trị, tuy có thể chưa chắc lắm.


Vả lại, mối ưu tư thầm lặng của tôi liên quan đến những gì chúng ta đang gây ra cho chính chúng ta trong quá trình tiến hành và có thể tới lúc nào đó thắng được cuộc chiến này. Trong Thế chiến 2 và Chiến tranh Triều Tiên, sự tấn công của quốc gia này vào quốc gia khác là chuyện đã rõ. Nước Mỹ đã hành động với một sự biện minh về đạo đức rõ rệt và người Mỹ chiến đấu như họ vẫn muốn nghĩ-chiến đấu cho tự do và phẩm giá của con người. Tại Việt Nam, sự ưu việt về đạo đức này nhường chỗ cho sự phi đạo đức của nền chính trị giữa các siêu cường, nhất là, trong việc duy trì nước Mỹ như thế lực bao trùm ở Đông Nam Á. Dân Việt Nam đã trở thành những con chốt trong cuộc chiến. Họ có ước mơ gì đi nữa thì cũng trở thành không quan trọng. Nước Mỹ không còn có thể ra vẻ chiến đấu để bảo vệ độc lập cho Nam Việt Nam nữa. Sự hiện diện của 317.000 lính Mỹ ở đây đã khiến vị trí siêu cường của nó trở thành khôi hài và hội đồng tướng lãnh Sài Gòn chắc sẽ không tồn tại nổi một tuần lễ nếu không có Mỹ bảo vệ.


Rõ ràng bởi vì chính phủ Sài Gòn chẳng đại diện cho cái gì ngoài quân đội và guồng máy hành chánh của nó, nên Mỹ đã phải trông chờ vào quân đội của chính mình để duy trì vị trí và thắng cuộc chiến này. Washington có thể xài đến món võ khí cuối cùng, nhưng Sư đoàn 1 kị binh không vận và Lữ đoàn 3 TQLC không thể khơi dậy lòng trung thành của nông dân Việt Nam, còn hãng GMC không thể sản xuất ra những nhà lãnh đạo chân chính không Cộng sản, một Chính phủ hiệu nặng và sự tận tuỵ. Chỉ có người Việt mới tạo được điều này và nhưng người Việt không Cộng sản thì đã tự chứng tỏ rằng họ không thể tạo ra được những điều đó.


Như thế, trong phân tích cuối cùng, chiến lược của Mỹ tại Việt Nam bao gồm việc tạo ra một cỗ máy giết người dưới hình thức những quân đoàn viễn chinh được trang bị mạnh, rồi hướng cỗ máy này về phía đối phương với hi vọng rằng qua năm tháng việc giết chóc sẽ lên đến mức đủ để khiến đối phương sụp đổ vì kiệt quệ và tuyệt vọng. Chiến lược này, tuy có thể là lối thoát khả thi duy nhất cho một cường quốc công nghiệp trong khi tình thế như hiện nay, nhưng nhất thiết sẽ tàn bạo và không đếm xỉa gì đến các nạn nhân của nó.


Mặc dù có những nghi ngại như thế nhưng tôi cũng không biết chúng ta có thể làm gì khác ngoài chuyện tiếp tục cuộc chiến này. Chúng ta có thể và phải nhất thiết giới hạn bạo lực và đau khổ cho dân thường đến hết mức có thể, nhưng vì bất cứ lý do gì, các Chính phủ kế tiếp nhau ở Washington đã thực thi cam kết tại Việt Nam đến một mức mà ở đó thật khó ngăn được mọi sự thoái thoái bộ bất ngờ từ chỗ suy yếu đến thất trận hoàn toàn. Nếu Mỹ phải rút khỏi Việt Nam trong những điều kiện bất lợi, tôi tin rằng những làn sóng chấn động tâm lý và chính trị sau đó có thể phá huỷ toàn bộ vị thế của chúng ta ở Đông Nam Á. Tôi e rằng chúng ta sẽ phải chịu đựng những đồng minh mang gốc quan lại Việt Nam của mình. Chúng ta không có khả năng biến cải họ và lại càng khó có khó năng tìm ra bất kỳ người Việt nào sẵn lòng hợp tác với chúng ta. Chúng ta sẽ phải tiếp tục trông cậy chủ yếu vào sức mạnh quân sự, chấp nhận sự thù ghét do việc dùng vũ lực gây ra hi vọng một ngày nào đó sức mạnh này sẽ đưa chúng ta tới một dàn xếp thuận lợi.


Nhưng tôi không thể không lo nghĩ rằng, trong việc tiến hành cuộc chiến này, chúng ta đang tự làm mình suy đồi. Khi nhìn những thôn xóm bị bom đạn bình địa, những trẻ mồ côi ăn xin hay trộm cắp trên đường phố Sài Gòn và những đàn bà và trẻ con bi bom napalm đang nằm trên giường bệnh, tôi lai tự hỏi liệu nước Mỹ hay bất kỳ nước nào khác có quyền gây ra sự đau khổ và khốn cùng cho dân tộc khác vì những mục đích của riêng mình hay không. Và tôi hi vọng chúng ta sẽ không lặp lại điều này khi nhân danh một cuộc chiến chống Cộng nào đó.
__________________
 
Một hành động dã man bị khám phá, tháng 11-1969


VỤ THẢM SÁT MỸ LAI


Seymour M. Hersh
St. Luis Post – Dispatch, 13-11-1969


Trung uý bị kết tội giết 109 thường dân.

Căn cứ Benning, Georgia, 13-11 – Trung uý William L. Calley Jr, 26 tuổi, là 1 cưụ chiến binh chiến đấu tại VN trông còn trai trẻ và có tác phong chừng mực với biệt danh “Rusty”. Quân đội đã hoàn tất cuộc điều tra về những cáo buộc rằng anh ta cố tình sát hại ít nhất 109 thường dân VN trong 1 cuộc hành quân tìm - và - diệt vào tháng 3-1968 tại 1 nơi được gọi tên là “Pinkville”.


Calley chính thức bị cao buộc 6 điểm về tội giết người hàng loạt. Mỗi yếu tố kết tội đều nêu số người chết, cộng lại thành 109, và cáo buộc rằng Calley đã làm “việc sát nhân có suy tính trước… những người phương Đông, với tên họ và giới tính chưa rõ, bằng cách bắn họ với 1 khẩu súng trường”.


Quân đội gọi đó là sát nhân; Calley, luật sư của anh và những người khác có dính đến sự cố này mô tả đó như 1 trường hợp thi hành mệnh lệnh.

“Pinkville” đã trở thành 1 bí danh phổ biến trong giới quân sự trong 1 vụ án mà nhiều sỹ quan cũng như 1 số dân biểu nghị sỹ tin rằng sẽ gây rất nhiều tranh cãi, hơn là những cáo buộc 8 lính Mỹ mũ nồi xanh về tội sát nhân.

[Ngày 6-8-1969 Quân đội thông báo rằng đại tá Robert Rheault, cựu chỉ huy nhóm 5 Lực lượng đặc biệt, và 7 binh sỹ dưới quyền đã bị cáo buộc tội sát nhân vào ngày 20-6-1969, đối với 1 nhân viên tình báo người Việt mà họ tình nghi làm việc cho cả VC lẫn Mỹ. Lời cáo buộc bị bác bỏ ngày 29-9-1969 sau khi CIA từ chối công bố tài liệu liên quan đến vụ án].

Các tổ điều tra của Lục quân bỏ ra gần 1 năm nghiên cứu sự cố trước khi đâm đơn kiện Calley. Vào thời điểm xảy ra vụ thảm sát, anh ta là 1 trung đội trưởng của Lữ đoàn 11 thuộc Sư đoàn Americal.

Calley bị chính thức kết tội hình như là ngày 6-9-1969, về tội thảm sát nhiều người, chỉ vài ngày trước khi anh ta mãn hạn phục vụ tại ngũ.

Calley sau đó đã thuê một luật sư dân sự xuất sắc, George W. Latimer, cựu chánh án Tòa thượng thẩm quân đội Mỹ, và hiện đang chờ 1 quyết định quân sự xem bằng chứng có đủ để đưa ra tòa án binh hay không. Các quan chức Lầu Năm Góc mô tả giai đaọn hiện nay của vụ án là tương tự 1 thủ tục tố tụng dân sự với đại bồi thẩm đoàn.


Trong khi đó, Calley, bị quản thúc tại căn cứ Benning, ở đấy việc đi lại của anh ta bị giới hạn chặt chẽ. Tuy nhiên nơi cư trú của anh ta trong căn cứ là bí mật, cả chỉ huy quân cảnh lẫn ban điều tra tội phạm của quân đội cũng không biết anh ta bị giữ ở đâu.


Lục quân từ chối bình luận về vụ này, “để không làm thiên lệch tiến trình điều tra và các quyền của bị cáo”. Tương tự, Calley – tuy đồng ý trả lời phỏng vấn – cũng từ chối nói chi tiết về những chuyện đã xảy ra vào ngày 16-3-1968..


Tuy nhiên, nhiều sỹ quan và viên chức khác, 1 số giận dữ trước hành động của Calley và 1 số khác giận dữ vì những cáo buộc sát nhân được đưa vào vụ án, đã nói chuyện thoải mái trong các cuộc phỏng vấn ở căn cứ Benning và Washington.

Những yếu tố không ai tranh cãi là:

Khu vực Pinkville là 1 làng cách Quảng Ngãi độ 10km về phía đông bắc. Vào đầu tháng 2-1968, 1 đại đội thuộc Lữ đoàn 11, vốn nằm trong Lực lượng đặc nhiệm Barker, tiến qua khu vực này và bị bắn dự dội.


Trung đội của Calley bị nhiều tổn thất. Sau trận Mậu Thân tháng 2-1968, họ lại tiến hành 1 đợt tấn công lớn và lại chịu tổn thất nặng và chẳng có kết quả gì. Trận tấn công thứ ba được tiến hành và thắng lợi.


Lục quân tuyên bố hạ được 128 VC. Nhiều thường dân cũng bị giết trong cuộc hành quân. Khu vực này là vùng xạ kích tự do mà truyền đơn đã thúc giục thường dân di tản khỏi đó. Những vùng như vậy có nhiều trên khắp Nam VN.

Một người từng tham gia chiến dịch với Calley nói:

“Chúng tôi được lệnh phải quét sạch khu vực đó. Đó là đội hình tấn công tiêu biểu. Chúng tôi tiến vào mau lẹ, với trọng pháo mở đường phía trước, đi dọc tuyến và tiêu huỷ khu làng.

Trận tấn công nào cũng có thường dân thương vong”

Anh ta còn cho biết mệnh lệnh quét sạch khu vực được truyền từ tiểu đoàn trưởng xuống đại đội trưởng và đến Calley.

Luật sư của Calley nói trong cuộc phỏng vấn:

“Đây là kiểu vụ kiện mà lẽ ra không bao giờ nên đưa ra. Nếu có vụ giết người nào thì nó cũng trong 1 cuộc chạm súng có liên quan đến cuộc hành quân.

Không được rảnh tay để đoán 1 thường dân nào đó có phải VC hay không. Hoặc anh bắn họ hoặc ngược lại.
Vụ kiện này sẽ rất quan trọng – Bạn ràng buộc 1 sỹ quan chiến đấu vào tiêu chuẩn nào khi họ thi hành 1 nhiệm vụ”

Có 1 khía cạnh khác trong vụ án Calley – 1 khía cạnh mà quân đội không thể nói ra. Các cuộc phỏng vấn đã nêu lên được sự kiện là, việc điều tra sự cố Pinkville chỉ được bắt đầu 6 tháng sau sự cố đó, sau khi có 1 số lính của Calley lên tiếng.


Lục quân có những bức ảnh được coi như chụp lúc xảy ra sự cố, tuy chúng đã không được đưa ra làm bằng chứng trong vụ kiện, và có lẽ sẽ không được đưa ra.
 
“Họ bắn vào ngôi làng, và Calley chỉ huy toán quân ấy” - Một nguồn tin ở Washington nói. “Khi 1 người lính từ chối làm điều đó, Calley đã cầm khẩu súng và tự mình làm chuyện đó”.

Được hỏi về điều này, Calley đã tử chối trả lời.

Một sỹ quan Lầu Năm Góc khi bàn về vụ kiện đã vỗ vào đầu gối và nhận xét: “Một số cậu bé mà anh ta bắn chỉ cao cỡ này. Tôi không nghĩ chúng là VC. Anh có nghĩ thế không?”

Trong những người được phỏng vấn, không ai phủ nhận chuyện có những phụ nữ và trẻ em bị bắn.

Tất cả những người được phỏng vấn đều ngạc nhiên trước việc câu chuyện này lại tới được tai báo giới.
“Pinkville là 1 từ quen thuộc trong lính Mỹ cả năm nay”, 1 quan chức nói. “Tôi luôn ngạc nhiên là chưa ai viết gì về nó trước đó”.

Một sỹ quan cao cấp nói rằng lần đầu tiên ông ta nghe nói tới sự cố Pinkville ngay sau khi nó xuất hiện; ông ta đang làm nhiệm vụ ở Sài Gòn vào thời điểm đó.

Tại sao Lục quân quyết định truy tố vụ này? Lới cáo buộc cho rằng Calley hành động có suy tính trước khi giết người đã dựa trên cái gì? Tòa án binh phải đưa ra được câu trả lời cho những câu hỏi này, nhưng 1 số người đã có ý kiến riêng của họ.

“Lục quân biết rằng đến lúc nào đó họ sẽ đánh gục ở điểm này”, 1 nguồn tin quân sự bình luận. “Nếu họ không truy tố 1 ai đó, nếu chuyện này bị tiết lộ mà Lục quân không có hành động gì thì tình hình có thể còn tồi tệ hơn”.

Một quan điểm khác cho rằng giới chóp bu trong quân đội đang ưu tư về khả năng có thể có những phiên tòa xử tội ác chiến tranh sau cuộc chiến VN.

Còn về Calley - mỗi ngày anh ta hút 4 gói thuốc lá và gầy rộc đi. Anh ta cao khoảng 1,7 mét, gầy gò, với đôi mắt xám hờ hững và mái tóc thưa màu nâu. Trông anh ta hơi hoang mang và đau khổ vì những lời cáo buộc. Anh ta nói, chẳng muốn gì khác hơn là được minh oan và trở lại quân đội.

“Tôi biết chuyện này nghe kỳ cục”, anh ta nói trong 1 cuộc phỏng vấn, “nhưng tôi thích quân đội… và tôi không muốn làm gì phương hại đến quân đội”.

Các bạn bè mô tả Calley là 1 “quân nhân năng nổ… kiểu nhà binh về mọi mặt”. Chua chát thay, nagy cả những người ủng hộ anh ta cũng thừa nhận, sự nhiệt tình của anh ta cũng bị kết tội ít nhiều.

“Có lẽ anh ta hiểu mệnh lệnh quét sạch ngôi làng theo nghĩa đen”, 1 người bạn nói. Calley đã được đưa về nước sớm, sau khi Lục quân từ chối lời anh thỉnh cầu được xin kéo dài thời hạn phục vụ tại VN. Cho đến trước khi xảy ra vụ Pinkville, các sỹ quan cấp trên luôn đánh giá anh rất cao. Anh ta nói anh cố gắng trong chiến đấu, song từ khi về căn cứ Benning anh ta chẳng nghe tin gì về những huy chương ấy.

Calley ra đời tại Miami, Florida, và bị rớt khỏi trường Palm Beach Junior College trước khi đang vào Lục quân. Anh ta đeo lon thiếu úy tháng 9-1967, ít lâu sau khi tới VN. Lục quân ghi nơi cư trú của anh ta là ở Waynesville, Bắc Carolina.

Tờ bản tin do sỹ quan phụ trách quan hệ đại chúng của Sư đoàn Americal phát hành 1 ngày sau cuộc hành quân 16-3 có đề cập qua sự cố này:

“Tốc độ của các đơn vị di chuyển vào khu vực này đã làm địch quân kinh ngạc. Sau trận đánh lữ đoàn 11 đã tiến vào làng lục soát từng căn nhà và đường hầm”.

Vụ tấn công ngôi làng được gọi là “sát nhân trực xạ”
St. Luis Post – Dispatch, 20-11-1969

Washington, 20-11, ba lính Mỹ đã tham gia cuộc tấn công hồi tháng 3-1968 vào 1 ngôi làng VN được đặt tên là Pinkville đã nói trong 1 cuộc phỏng vấn được công bố hôm nay rằng đơn vị chiến đấu của họ đã phạm tội, theo lời 1 người trong bọn, “sát nhân trực xạ” vào cư dân ở đó.

“Toàn bộ việc này rất tế nhị. Đó là sát nhân trực xạ và tôi đứng đó nhìn” - trung sỹ Micael Bernhardt, ở Franklin Square, New York, hiện đang hoàn tất đợt công tác ở căn cứ Dix, New Jersey - nói như thế.


Bernhardt là thành viên của 1 trong 3 trung đội thuộc 1 đại đội của Lữ đoàn bộ binh 11 do đại úy Ernest Medina chỉ huy. Đại đội tiến vào vùng do VC kiểm soát ngày 16-3-1968 trong 1 chiến dịch tìm - và - diệt. Pinkville, mà người VN gọi là làng Sơn Mỹ cách Quảng Ngãi độ 10km về phía đông bắc.


Lục quân đã cáo buộc trung úy William L. Calley Jr, quê Miami, 1 trong những trung đội trưởng của Medina phạm tội sát nhân đối với 109 thường dân VN trong cuộc tấn công. Là tiểu đội trưởng trong trung đội của Calley, trung sỹ David Mitchell, quê St. Francisvolle, Louisiana, đang bị điều tra về tội tấn công với ý định sát nhân.


Ít nhất 4 người khác, trong đó có Medina, đang bị điều tra vì có liên quan đến sự cố này. Calley và luật sư của anh ta, George W. Latimer, quê Salt Lake City, đã nói rằng đơn vị nhận được lệnh quét sạch khu vực nói trên.


Bernhardt, được phỏng vấn tại căn cứ Dix, nói rằng anh ta đã đi chậm trong cuộc hành quân và hơi rơi lại phía sau đại đội, lúc đó do trung đội của Calley dẫn đầu, khi nó tiến vào khu làng.

Sau đây là lời anh ta kể về những gì đã sảy ra:

“Họ (lính của Calley) nổ súng lung tung trong đó dữ lắm, nhưng không thấ có gì bắn trả. Tôi có mặt ở đó đủ lâu để các đ5nh điều này. Tôi nghĩ họ đang tiến vào làng với hỏa lực mạnh.

Tôi đi tới trước và thấy những lính đó đang làm những chuyện kỳ lạ. Thứ nhất: Họ phóng hỏa những căn nhà chòi lá và chờ người trong đó chạy ra và bắn loạn xạ vào họ. Thú nhì: Họ đi thẳng vào các căn nhà và bắn chết người ở trong đó. Thứ ba: Họ gom người thành nhóm rồi bắn chết hết.

Khi tôi đi vào, bạn có thể thấy những đống xác người suốt trong ngôi làng… khắp nơi. Họ bị gom thành những nhóm lớn.

Tôi thấy lính bắn 1 quả M-79 vào 1 nhóm người vẫn còn sống. Những việc bắn giết hầu như đã hoàn tất với 1 khẩu liên thanh. Họ bắn đàn bà và trẻ em cũng như mọi người khác.

Chúng tôi không gặp kháng cự nào và tôi chỉ thấy 3 võ khí bị tịch thu. Chúng tôi không bị tổn thất gì. Nó cũng giống y như các làng VN khác – những ông già, đàn bà và trẻ con. Sự thực tôi không nhớ mình có nhìn thấy 1 người nam giới nào trong độ tuổi cầm súng được ở khắp ngôi làng đó, dù còn sống hay đã chết. Tù nhân duy nhất tôi thấy là 1 người cỡ 50 tuổi”.
 
Một thông cáo của Lục quân tường thuật về cuộc hành quân nói rằng đại đội của Medina tịch thu được 2 súng trường M-1, 1 súng carbine, 1 máy phát làn sóng ngắn và nhiều tài liệu của địch trong cuộc tấn công. Xác VC đếm được là 128 và không có đề cập đến thương vong thường dân.

Bernhardt, thấp và đậm người, kể lại câu chuyện theo kiểu cắt vụn của anh ta, với 1 vẻ nhẹ nhõm rõ ràng khi sau cùng cũng nói được nó ra.

Được 1 lúc anh ta nói với người phỏng vấn mình:

“Ông ngạc nhiên hả? Tôi thì chẳng ngạc nhiên được trước bất cứ việc gì của bọn đó (những người làm việc bắn giết)”.

Bernhardt nói anh ta không biết chính xác báo nhiêu dân làng bị bắn chết. Anh ta nói có nghe những kết quả đếm xác thay đổi từ 170 đến 700.

Bernhardt cũng nói rằng anh ta không rõ có phải Calley đích thân bắn 109 thường dân hay không, như Lục quân đã cáo buộc. Tuy nhiên anh ta nói:

“Tôi biết chắc chắn rằng anh ta đã giết rất nhiều người”.

Cư dân trong vùng Pinkville đã nói với phóng viên báo chí rằng 567 dân làng đã bị giết trong cuộc hành quân.

Tại sao những người lính đó lên cơn cuồng sát như vậy?

“Theo tôi nghĩ” – anh trung sỹ nói – “Cà đại đội đã được huấn luyện để hành động như thế. Cách cư xử thật tệ… Chúng tôi lúc nào cũng hành quân trong rừng. Tôi nghĩ họ hy vọng chúng tôi gặp kháng cự tại Pinkville và cũng dự trù bọn nó (VC) dùng dân chúng làm con tin.

Sau khi mọi chuyện đã xong, 1 đại tá nọ đến căn cứ hỏa lực nơi chúng tôi đóng quân và hỏi han về chuyện đó, nhưng tôi không nghe nói gì thêm. Sau đó, họ (Medina và mấy sỹ quan khác) kêu tôi lên bộ chỉ huy và yêu cầu tôi đừng viết thư cho dân biểu ở quê tôi”.

(về sau Lục quân đã minh chứng lời buộc tội của Bernhardt. Trong 1 thư riêng đề ngày 6-8-1969, đại tá John G. Hill Jr. 1 phụ tá về quản lý hoạt động tham mưu trong văn phòng của Tham mưu trưởng lục quân William C. Westmoreland đã viết rằng Medina đã thừa nhận rằng ông ta đã yêu cầu Bernhardt đôi cho đến khi lữ đoàn kếtthúc cuộc điều tra về sự cố. Cuộc điều tra không đem lại kết quả nào).

Bernhardt nói rằng khoảng 90% của 60 tới 70 lính trong đại đội thiếub quân số này có dính tới việc bắn giết. Anh ta nói anh ta không hề tham gia.

“Tôi chỉ bắn vào người nào có bắn tôi. Quân đội ra lệnh cho tôi không được kể chuyện, nhưng có những mệnh lệnh mà tôi phải tự quyết định xem có nên tuân theo hay không; tôi có lương tâm của mình để suy xét.

Toàn bộ sự vụ cũng khiến tôi hoang mang là liệu mình còn có thể tin người khác nữa hay không”.

Bernhardt nói, ý kiến của anh ta là, chắc hẳn đã có 1 sỹ quan cao cấp ra lệnh tiêu hủy Pinkville. “Carley chỉ là sỹ quan chỉ huy cấp thấp”, anh ta nói.

Bernhardt nói những cấp cao của Lục quân hẳn đã biết chuyện xảy ra ở Pinkville.

“Họ có những ảnh chụp. Một ai đó đã tháp tùng cuộc hành quân và chụp hình”.

Bernhardt nói anh ta được cho xem những bức ảnh đó theo thủ tục quy định bởi Điều luật 32, thủ tục này kết luận rằng lời cáo buộc đối với Calley đã được chứng minh.

“Những bức ảnh cho thấy cả một khối người… người chất đống. Tôi không hiểu làm sao ai đó có thể nói chính trọng pháo hay lằn lựu đạn của 2 bên đã giết những người đó được.”.

(Tờ Cleveland Plain Dealer hôm nay đã in những bức ảnh chụp những thường dân Nam VN được cho rằng đã bị giết trong sự cố. Tờ báo cũng nói họ nhận được những bức ảnh này từ cựu nhiếp ảnh viên chiến trường của Lục quân, Ronald L. Haeberle, ngụ ở Cleveland. Haeberle nói trong 1 bài báo rằng anh ta tháp tùng đại đội ngay trước khi nó tiến vào ngôi làng và nghe lính nói chuyện rằng làng này bị tình nghi là cảm tình viên của VC. Anh ta nói đã nhìn thấy đàn ông, đàn bà và trẻ em bị giết)


Bài báo này là của Joe Eszterhas viết cho tờ Plain Dealer. Haeberle sau đó bán những bức ảnh này cho tờ Life được 19.550 USD và chúng được in trên tạp chí này ngày 5-12-1969.

Một nhân chứng khác của vụ bắn giết là Michael Terry, ở Orem, Utah, lúc đó là lính của Trung đội C thuộc đại đội của Medina và hiện là sinh viên năm thứ nhì Đại học Brigham Young. Khi được phỏng vấn tại nhà, Terry nói anh ta cũng đến hiện trường vài phút sau khi việc bắn giết bắt đầu.

“Họ đi qua làng và bắn tất cả mọi người”. Có vẻ như chẳng ai nói gì cả… Họ chỉ lôi người ta ra và bắn họ”.
Có lúc anh ta nói, hơn 20 dân làng bị xếp hàng trước 1 đường mương và bắn chết.

“Họ bắt một nhóm người ra đứng bên đường mương – giống kiểu bọn Đức Quốc xã đã làm… Một sỹ quan ra lệnh cho 1 đứa nhỏ bắn súng máy vào mọi người, nhưng đứa nhỏ không làm vậy được. Nó quăng súng xuống và viên sỹ quan nhặt lên… Tôi không nhớ có nhìn thấy người đàn ông nào dưới mương hay không. Hâu hết là đàn bà và trẻ con”.


Sau đó anh ta và toán trung đội dưới quyền đang nghỉ ăn trưa gần đường mương thì, anh ta nhận thấy “có người trong bọn họ còn thở… Họ bị bắn nát người. Họ không thể có trợ giúp cứu thương gì cả, và do đó chúng tôi bắn họ. Bắn có lẽ 5 người trong bọn họ…”

Tại sao lại có chuyện đó?

“Tôi nghĩ có lẽ các sỹ quan không thực sự hiểu họ có được lệnh giết các dân làng hay không… Rất nhiều lính cảm thấy rằng họ (thường dân VN) không phải con người. Chúng ta chỉ đối xử với họ như những con vật”.
Rõ ràng 1 sỹ quan không nằm trong đại đội của Medina đã cố ngăn cuộc bắn giết lại. Terry và Bernhardt đều báo cáo rằng 1phi công trực thăng của 1 đơn vị yểm trợ đã đáp xuống ngay giữa sự cố và cố gắng chặn việc này lại.

(Đó là phi công trực thăng quan sát Hugh Thompson Jr. của Tiểu đoàn không vân 123)

Viên sỹ quan cảnh báo rằng ông ta sẽ báo cáo vụ bắn giết. Ngày hôm sau, viên phi công bị chết khi thi hành nhiệm vụ và cuộc điều tra sau đó vốn do những viên chức của Lữ đoàn 11 khởi sự đã bị gác lại sau 1 ngày rưỡi không đủ chứng cớ.


(Glenn Andreotta, cơ trưởng trên trực thăng của Thompson, chết khi làm nnhiệm vụ ngày 4-8-1968. Thompson báo cáo những gì mình thấy ở Mỹ Lai cho các sỹ quan cấp trên ngày 16-3 và cho đại tá Oran Henderson, tư lệnh Lữ đoàn 11 ngày 18-3. Sau đó ông ta ra làm chứng trước tòa án binh xử Calley cùng với xạ thủ trực thăng Lawrence Colburn. Năm 1998, Thompson, Colburn và Andereotta được Quân đội thưởng huy chương chiến sỹ vì đã cứu mạng ít nhất 10 dân làng ở Mỹ Lai).

Terry nói lần đầu tiên anh ta được biết về cuộc điều tra này khi mùa xuân rồi có 1 đại ta từ Ban Tổng Thanh tra quân đội đến phỏng vấn anh ta. Bernhardt không bị phỏng vấn cho đến khi có 1 nhóm từ ban điều tra tội phạm của Lục quân đến gặp anh ta hồi 2 tháng trước.
 
Nhân chứng thứ 3 cho vụ Pinkville không thể xác minh được. Anh ta vẫn còn phục vụ trong Lục quân ở West Coast. Nhưng anh ta khẳng định chi tiết các lời kể của Bernhardt và Terry về ngày đó trong tháng 3-1968.

“Tôi lo bắn heo và gà trong khi những lính khác bắn người. Nó không chỉ là cơn ác mộng; tôi hoàn toàn ý thức nó là thực đến thế nào.

Đó là điều mà tôi nghĩ không ai có thể hiểu được – thực thế về chuyện đó mãi đến gần đây tôi mới nhới lại, khi tôi đọc được chuyện đó trên báo”.

Cả 3 người lính đều được đọc những đoạn trích quan trọng từ 1 lá thư 3 trang viết vào tháng 3 bởi 1 cựu quân nhân, Ronald Ridenhour, gửi Lục quân và 30 viên chức khác, kể cả 1 số nghị sỹ. lá thư phác họa lại sự cố Pinkville theo cách hiểu của anh ta. Chính sự kiên định của Ridenhour đã thúc đẩy Lục quân bắt đầu cuộc điều tra ở cấp cao vào tháng 4.

Ridenhour, hiện là sinh viên ở Claremont Men’s College, không nằm trong đại đội của Medina và không tham gia vụ bắn giết. Anh ta dựa trên thông tin từ Terry và Bernhardt, cùng nhiều nguồn khác, để viết lá thư này.

Luật sư của Calley từ chối bình luận về những lời cáo buộc mới được nêu ra trong các cuộc phỏng vấn. Nhưng 1 nguồn tin khác, khio bàn đến vị trí của Calley, đã nói:

“Cho đến nay chưa ai chỉ rõ được người ta đã khởi sự vụ này”.

Nguốn tin này cũng nói rằng anh ta đã hiểu Calley và những sỹ quan khác trong đại đội ban đầu đã chống lại mệnh lệnh nhưng sau cùng cũng phải làm việc của họ. Trung đội của Calley tiến hành tấn công vào làng, cùng những đơn vị khác tạo thành đội hình vòng cung quanh khu vực để ngăn không cho địch quân bỏ chạy.
“Tôi không cần biết Calley có sử dụng phán đoán tốt nhất hay không – anh ta bị đối mặt với 1 quyết định gay go”, nguốn tin ấy nói.

Cựu quân nhân kể lại việc giết dân thường ở Pinkville

St. Louis Post – Dispatch, 23-11-1969.

Terre Haut, Indiana, 25-11 – Một cựu quân nhân nhân kể lại trong những cuộc phỏng vấn hôm qua việc anh ta đã hành quyết theo mệnh lệnh, các thường dân Nam VN như thế nào trong cuộc tấn công của quân Mỹ vào làng Sơn Mỹ hồi tháng 3-1968. Anh ta ước lượng rằng anh ta cùng đồng bọn đã bắn vào 370 dân làng trong cuộc hành quân tại khu làng hiện được biết dưới tên Pinkville.


Paul Meadlo, 22 tuổi, ở West Terre Haut, Indiana, một cộng đồng nông trại ở gần biên giới bang Illinois, đã kể lại điều mắt thấy tai nghe – lời kể lần đầu tiên được đưa ra tính cho đến nay – về sự cố khi trung đội của trung úy William L. Calley Jr. tiến vào Pinkville trong 1 cuộc hành quân tìm-và-diệt. Lục quân đã xác nhận rằng có ít nhất 100 thường dân đã bị anh này giết chết. Những người Việt sống sót đã nói với các phóng viên rằng tổng số người chết là 567.

Meadlo, người bị thương vì mìn sau ngày vụ Pinkville, tiết lộ rằng đại úy đại đội trưởng Ernest Medina, đã có mặt tại khu vực đó khi sảy ra vụ bắn giết và đã không làm gì để ngăn nó lại.

Calley, 26 tuổi ở Waynesville, Bắc Carolina, đã bị kết tội sát nhân có suy tính trước đối với 109 thường dân trong vụ này. Medina, với tư cách chỉ huy đơn vị thuộc Lữ đoàn 11 bộ binh, đang bi điều tra về vai trò của ông ta trong vụ bắn giết này. Tuần rồi, Lục quân thông báo rằng có ít nhất 24 người khác cũng đang bị điều tra, trong đó có hạ sỹ quan hành chính của Calley, trung sỹ David Mitchell, 29 tuổi, ở St. Francisville, Louisiana, người đang bị điều tra về tội tấn công với ý đồ sát nhân.

(Mitchell ra tòa án binh vì tội tấn công với ý đồ sát nhân và được tha bổng ngày 20-11-1970. Calley bị kết án sát nhân có suy tính trước ngày 29-3-1971 và bị tù chung thân. Ngày 1-4-1971, tổng thống Nixon ra lệnh thả Calley khỏi tù và cho quản thúc tại gia ở Căn cứ Benning, Georgia, trong khi anh ta kháng án. Bản án của Calley được giảm xuống còn 20 năm vào tháng 8-1971 rối xuống còn 10 năm vào tháng 4-1974. Anh ta được thả tự do có giám sát ngày 9-11-1974. 10 người lính khác của Đại đội Charlie bị cáo buộc vì những tội đã phạm ở Mỹ Lai; 1 được tha bổng ngay tại tòa án binh, và các cáo buộc đối với 9 người kia cũng bị bác bỏ. Đại tá Oran Henderson, cựu tư lệnh Lữ đoàn 11, bị ra tòa án binh vì vai trò của ông ta trong việc che giấu vụ thảm sát và được tha bổng ngày 17-12-1091. Những cáo buộc tương tự với 13 sỹ quan khác, trong đó có trung tướng Samuel Koster, cựu tư lệnh Sư đoàn Americal, bị bác bỏ).

Sau đây là câu chuyện của Meadlo kể trong buổi phỏng vấn tại nhà mẹ anh ta gần Terre Haut:

“Người ta cho rằng có 1 số VC tại Pinkville và chúng tôi bắt đầu tiến hành càn quét qua chỗ đó. Khi tới nơi, chúng tôi bắt đầu tập hợp mọi người lại… khởi sự chia họ thành những nhóm lớn. Đã có khoảng 40 hay 45 thường dân đứng trong 1 vòng tròn lớn ngay giữa làng… Calley bảo tôi và 1 nhóm lính khác canh chừng họ.

“Các bạn biết tôi muốn các bạn làm gì mà” – anh ta nói. (Meadlo kể lại. Anh ta và những người lính khác tiếp tục canh chừng nhóm người đó) “Khoảng 10 phút sau Calley trở lại. “Cảnh giác đấy. Tôi muốn họ chết”.

“Thế là chúng tôi đứng cách họ độ 4-5 mét, rồi anh ta (Calley) bắt đầu bắn họ. Rồi anh ta bảo tôi bắn họ… Tôi khởi sự bắn, nhưng những người lính khác (những anh được phân công canh gác đám thường dân) không làm chuyện đó.

Thế là chúng tôi (Meadlo và Calley) tiếp tục bắn giết bọn họ. Tôi sài hết nhiều hơn 1 băng đạn – sự thực tôi đã sài 4 hay 5 băng. (Có 17 viên M-16 trong 1 băng)”.

Anh ta ước lượng mình đã giết ít nhất 15 thường dân hay gần nửa số người trong vòng tròn (Để giảm rủi ro kẹt đạn, lính Mỹ thường chỉ nạp 17 hay 18 viên vào 1 băng có thể chứa 20 viên).

Khi được hỏi anh ta đã nghĩ gì lúc đó, Meadlo nói: “Tôi chỉ nghĩ người ta muốn chúng tôi làm thế”.

Sau này, anh ta nói rằng việc bắn giết “đã làm nhẹ lương tâm của tôi về những đồng đội đã mất. Đó chỉ là trả thù. Chỉ có vậy”.

Đại đội ở trận địa đến 40 ngày mà không được thay thế trước khi vụ Pinkville xảy ra ngày 16-3, và đã mất đi 1 số lính vì mìn. Lòng căm ghét người Việt trong đại đội lên rất cao, Meadlo nói.

Cuộc bắn giết tiếp tục.

“Chúng tôi cho tập họp khoảng 7 hay 8 thường dân trong 1 căn chòi, và tôi định thảy 1 trái lựu đạn vào đó. Nhưng có người bảo tôi dẫn họ ra bờ mương và bắn chết.

Calley đang ở đó và nói với tôi: “Meadlo, mình có 1 việc nữa phải làm”. Thế là chúng tôi đẩy 7 tới 8 người vào chung với số người kia. Và thế là chúng tôi bắt đầu bắn cả bọn. Mitchell, Calley… cũng làm như thế. (đến đây Meadlo không nhớ thêm được tên của bất kỳ người lính nào đã tham gia). Tôi đoán mình đã bắn có lẽ 25 hay 20 người dưới mương”

Vai trò của anh ta trong vụ bắn giết cũng chưa hết.

“Sau vụ bên đường mương, chỉ còn vào người trong chòi. Tôi biết còn có vài người nữa trong 1 chòi kia, có lẽ 2 hay 3 người, nên tôi chỉ thảy vào đó 1 trái lựu đạn”
 
Meadlo người cao lớn, tóc húi sát, một thợ mỏ ở Indiana. Anh ta kết hôn với người yêu ở ngoại ô Terre Haut, đang nuôi nấng cả gia đình (anh ta có 2 con) thì bị gọi nhập ngũ. Cho đến lúc xảy ra vụ Pinkville anh ta đã ở VN được 4 tháng. Ngày hôm sau, 17-3, trong khi theo Calley trong 1cuộc hành quân, anh ta bị mìn nổ đứt bàn chân.


Trong khi Meadlo chờ được di tản, những người lính khác trong đại đội đã báo cáo với rằng anh ta có nói với Calley: “Đây là sự trừng phạt cho những gì anh ta đã làm hôm trước”. Anh ta cảnh báo, thoe những người chứng kiến, Calley cũng sẽ đến ngày bị phán xử thôi. Khi được hỏi về điều này. Meadlo nói anh ta chẳng nhớ được.


Meadlo hiện đang làm việc trong 1 xí nghiệp ở Terre Haut, đang cố gắng đòi trợ cấp thương tật toàn phần ở Sở Cựu chiến binh. Việc mất bàn chân phải có vẻ không làm cho anh ta phiền lòng bằng việc bị mất lòng tự trọng.

Giống như những người bạn khác trong đại đội, anh ta, trước cuộc phỏng vấn, đã được 1 sỹ quan ở căn cứ Benning, nơi Calley bị quản thúc, đến thăm và khuyên anh ta đừng nói chuyện về vụ này với phóng viên. Nhưng, giống như những bạn khác trong đại đội, anh ta có vẻ rất muốn kể chuyện.

“Chuyện này đã làm nó rất bồn chồn”, mẹ anh ta, bà Myrtkle Meaddlo, 57 ruổi, ở New Goshen, Indiana, giải thích. “Làm như nó không thể vượt qua chuyện đó.

Tôi đã gửi cho quân đội 1 đứa con tử tế, và họ biến nó thành kẻ sát nhân”.

Tại sao anh ta làm thế?

“Chúng tôi đều phải tuân lệnh”, Meadlo nói. “Tất cả chúng tôi đều nghĩ mình đang làm chuyện đúng… Lúc đó nó chẳng làm tôi áy náy gì cả”.

Đêm đó anh ta bắt đầu hồ nghi dữ dội về điều mình đã làm ở Pinkville. Anh ta nói cho đến bây giờ anh vẫn còn thấy hồ nghi.

“Trẻ con và phụ nữ - họ không có bất cứ quyền nào phải chết. Ban đầu tôi chỉ nghĩ mình sẽ giết VC”.

Anh ta, giống như các bạn trong đại đội đêm hôm trước, lúc đó đại đội trưởng Medina đã hứa hẹn sẽ có 1 cuộc chạm súng ra trò.

Calley và trung đội của anh ta được phân công giữ vai trò chủ chốt trong việc tiến vào Pinkville trước hết.

“Khi đến nơi chúng tôi nghĩ mình sẽ bị bắn”, Meadlo nói, tuy rằng đại đội không bị tổn thất gì.

“Chúng tôi từ ngoài đồng trống đi vào làng, và có ai đó nhìn thấy 1 người ngoài kia. Anh ta hụp xuống 1 chỗ núp, sợ hãi co rúm lại… Có ai đó nói: “Có 1 tên vàng ngoài kia”, và hỏi phải làm gì đây. Mitchell nói: “Bắn nó đi”, và người đó bắn. Người nông dân đứng dậy, run rẩy và vung 2 tay khi anh ta trúng đạn.

“Rồi chúng tôi đến căn nhà này, nó có 1 cái cửa không mở ra được”.

Meadlo nói anh ta đã tông cửa vào và “thấy 1 ông già trong đó đang run rẩy. Tôi bảo với đồng đội, “Tao vớ được 1”, và chính Mitchell bảo tôi bắn lão đi. Đó là người đầu tiên tôi bắn. Ông ta đang trốn trong 1 cái hầm, lắc đầu và quơ tay lia lịa, cố gắng xin tôi đừng bắn ông ta”.

Sau cuộc tàn sát, Meadlo nói: “Tôi nghe nói điều chúng tôi cần làm chỉ là giết VC. Mitchell nói việc của chúng tôi chỉ là bắn đàn ông”.

Đàn bà và trẻ em cũng bị bắn. Meadlo ước lượng có ít nhất 310 người bị lính Mỹ bắn chết ngày hôm đó.

“Tôi biết nó cao hơn nhiều so với con số 100 mà Lục quân Mỹ đưa ra. Tôi hoàn toàn chắc chắn về điều đó. Xác người khắp nơi mà”.

Anh ta có 1 số ký ức đầy ám ảnh, anh ta nói: “Họ không hề chống cự hay làm gì cả. Các phụ nữ rúm lại bên con cái và lãnh đạn. Họ ôm chặt con vào lòng, hay lấy thân mình che cho con mong cứu được chúng. Làm vậy chũng chẳng được gì”.

Có 2 điều kiện khiến anh ta bối rối. Anh tranh cãi quyết liệt về tiếng trọng pháo lặp lại trước khi họ tiến vào làng.

“Không có tiếng đại bác nào trong làng cả. Chỉ có vài trực thăng bắn từ trên xuống”.

Hôm thứ Bảy, chính phủ Nam VN nói rằng có 20 thường dân bị giết trong vụ tấn công Sơn Mỹ, hầu hết nạn nhân của không kích hoặc trọng pháo trước khi binh lính Mỹ tiến vào. Chính phủ bác bỏ những báo cáo về 1 cuộc thảm sát.

Meadlo thắc mắc về vai trò của đại úy Medina trong vụ này.

“Tôi không biết liệu đại đội trưởng có ra lệnh giết hay không, nhưng ông ta có mặt ở đó khi mọi chuyện xảy ra. Tại sao ông ta không chặn nó lại? Ông ta và Calley sáng hôm đó chạm mặt nhau nhiều lần nhưng chẳng nói gì cả. Medina cứ đi tới đi lui, ông ta chắc chắn có thể dừng nó lại bất cứ lúc nào ông ta muốn”.

Toàn bộ cuộc hành quân chỉ có dài khoảng 30 phút, Meadlo nói.

Còn về Calley, Meadlo nói về một sự cố vài tuần trước vụ Pinkville.

“Chúng tôi thấy 1 phụ nữ băng qua ruộng lúa và Calley nói: “Bắn nó đi”, và chúng tôi bắn. Khi ra đến đó, chúng tôi thấy cô ta còn sống, bị trúng đạn bên sườn. Calley cố ra lệnh cho người khác bắn cô ấy. Tôi không biết anh ta có bắn không”.

Ngoài gì, Medina và Calley đã nói với binh lính trước vụ Pinkville, Meadlo nói rằng “nếu chúng ta có bắn thường dân nào, chúng ta phải tiến tới và cài 1 trái lựu đạn vào tay họ”.

Meadlo không dám chắc, nhưng anh ta nghĩ cảm giác về cái chết đến với đại đội rất nhanh ngay khi đến với Việt nam…
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top