Những kiến thức cơ bản trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ
1. Vài nét về tác giả Tô Hoài.
- Tô Hoài sinh năm 1920, tên thật là Nguyễn Sen, sinh ra và lớn lên ở Hà Nội.
- Là một nhà văn có nguồn sáng tạo to lớn, có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong nền văn học hiện đại Việt Nam.
- Có trên 200 đầu sách thuộc nhiều thể loại khác nhau:
+Trước CMT8, nổi tiếng với truyện “Dế mèn phiêu lưu ký”, “O chuột”, “Quê người”...
+ Sau CMT8 có “Truyện Tây Bắc”, “Miền Tây”, “Cát bụi chân ai”, “ Chiều chiều”…
- Sáng tác của Tô Hoài :
+ Thể hiện vốn hiểu biết phong phú về đời sống và phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta
+ Hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động, vốn từ vựng giàu có và cách sử dụng đắc địa, tài ba cùng chất tạo hình, chất thơ qua cách miêu tả và kể chuyện .
- Năm 1996 ông được tặng Giải thưởng HCM về VHNT.
2. Hoàn cảnh sáng tác
- Đoạn trích thuộc là phấn thứ nhất của truyện Vợ chồng A Phủ .
- Vợ chồng A Phủ in trong tập Truyện Tây Bắc (1952) của Tô Hoài, giải nhất giải thưởng văn nghệ 1954 – 1955. Tập truyện này là kết quả chuyến đi thực tế của tác giả, cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc, đánh dấu sự chín muồi về tư tưởng và tình cảm của nhà văn.
3. Tóm tắt tác phẩm:
Truyện kể về cuộc đời đôi vợ chồng người Mèo là Mị và A Phủ. Vì nhà nghèo nên khi lấy nhau, cha mẹ Mị phải vay tiền nhà thống lý Pá Tra. Đến khi mẹ Mị qua đời, Mị trở thành thiếu nữ xinh đẹp, mà món nợ vẫn chưa trả xong. Mị bị A Sử - con trai nhà thống lý bắt cóc về làm vợ để gạt nợ. Cuộc đời làm dâu nhà giàu thật đắng cay tủi nhục. Sau lần từ bỏ ý định tự tử vì thương cha già, Mị sống như cái xác không hồn, Mị phải làm việc quần quật quanh năm, suốt tháng hơn con trâu, con ngựa. Mùa xuân đến Mị muốn đi chơi nhưng bị bắt trói.
A Phủ đánh A Sử trong một cuộc vui xuân nên bị bắt, bị phạt vạ một trăm đồng bạc trắng rồi trở thành kẻ ở trừ nợ cho nhà thống lý. Trong một lần đi chăn bò, A Phủ đã để hổ vồ mất một con bò, anh bị trói đứng và bỏ đói sắp chết. Thương cho người cùng cảnh ngộ, Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ rồi cùng anh chạy trốn khỏi Hồng Ngài, đến Phiềng Sa, họ thành vợ chồng.
4. Giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm
a. Giá trị hiện thực:
- Cuộc sống đau thương, cay cực của người dân lao động miền núi.
- Tội ác của bọn PK chúa đất miền núi
- Quá trình đến với cách mạng của người dân miền núi từ tự phát đến tự giác.
b. Giá trị nhân đạo:
- Lòng xót thương, sự cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với số phận bất hạnh của người dân lao động miền núi.
- Phát hiện vẻ đẹp trong tâm hồn của họ: lòng khát khao tự do, yêu đời, yêu người và tinh thần phản kháng.
- Tố cáo, lên án mạnh mẽ tội ác của bọn chúa đất miền núi đã dùng thần quyền và cường quyền để cột chặt người lao động vào thân phận nô lệ.
- Mở cho họ con đường để giải phóng cuộc đời và số phận của mình.
1. Vài nét về tác giả Tô Hoài.
- Tô Hoài sinh năm 1920, tên thật là Nguyễn Sen, sinh ra và lớn lên ở Hà Nội.
- Là một nhà văn có nguồn sáng tạo to lớn, có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong nền văn học hiện đại Việt Nam.
- Có trên 200 đầu sách thuộc nhiều thể loại khác nhau:
+Trước CMT8, nổi tiếng với truyện “Dế mèn phiêu lưu ký”, “O chuột”, “Quê người”...
+ Sau CMT8 có “Truyện Tây Bắc”, “Miền Tây”, “Cát bụi chân ai”, “ Chiều chiều”…
- Sáng tác của Tô Hoài :
+ Thể hiện vốn hiểu biết phong phú về đời sống và phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta
+ Hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động, vốn từ vựng giàu có và cách sử dụng đắc địa, tài ba cùng chất tạo hình, chất thơ qua cách miêu tả và kể chuyện .
- Năm 1996 ông được tặng Giải thưởng HCM về VHNT.
2. Hoàn cảnh sáng tác
- Đoạn trích thuộc là phấn thứ nhất của truyện Vợ chồng A Phủ .
- Vợ chồng A Phủ in trong tập Truyện Tây Bắc (1952) của Tô Hoài, giải nhất giải thưởng văn nghệ 1954 – 1955. Tập truyện này là kết quả chuyến đi thực tế của tác giả, cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc, đánh dấu sự chín muồi về tư tưởng và tình cảm của nhà văn.
3. Tóm tắt tác phẩm:
Truyện kể về cuộc đời đôi vợ chồng người Mèo là Mị và A Phủ. Vì nhà nghèo nên khi lấy nhau, cha mẹ Mị phải vay tiền nhà thống lý Pá Tra. Đến khi mẹ Mị qua đời, Mị trở thành thiếu nữ xinh đẹp, mà món nợ vẫn chưa trả xong. Mị bị A Sử - con trai nhà thống lý bắt cóc về làm vợ để gạt nợ. Cuộc đời làm dâu nhà giàu thật đắng cay tủi nhục. Sau lần từ bỏ ý định tự tử vì thương cha già, Mị sống như cái xác không hồn, Mị phải làm việc quần quật quanh năm, suốt tháng hơn con trâu, con ngựa. Mùa xuân đến Mị muốn đi chơi nhưng bị bắt trói.
A Phủ đánh A Sử trong một cuộc vui xuân nên bị bắt, bị phạt vạ một trăm đồng bạc trắng rồi trở thành kẻ ở trừ nợ cho nhà thống lý. Trong một lần đi chăn bò, A Phủ đã để hổ vồ mất một con bò, anh bị trói đứng và bỏ đói sắp chết. Thương cho người cùng cảnh ngộ, Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ rồi cùng anh chạy trốn khỏi Hồng Ngài, đến Phiềng Sa, họ thành vợ chồng.
4. Giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm
a. Giá trị hiện thực:
- Cuộc sống đau thương, cay cực của người dân lao động miền núi.
- Tội ác của bọn PK chúa đất miền núi
- Quá trình đến với cách mạng của người dân miền núi từ tự phát đến tự giác.
b. Giá trị nhân đạo:
- Lòng xót thương, sự cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với số phận bất hạnh của người dân lao động miền núi.
- Phát hiện vẻ đẹp trong tâm hồn của họ: lòng khát khao tự do, yêu đời, yêu người và tinh thần phản kháng.
- Tố cáo, lên án mạnh mẽ tội ác của bọn chúa đất miền núi đã dùng thần quyền và cường quyền để cột chặt người lao động vào thân phận nô lệ.
- Mở cho họ con đường để giải phóng cuộc đời và số phận của mình.