Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Những điều cha mẹ cần biết về quyền trẻ em
1. Người lớn vè trẻ em có giống nhau không ?
- Trẻ em và người lớn giống nhau ở chỗ họ đều là con người, họ đều có những đặc điểm là yêu thương giúp đỡ mọi người, tích cực học tập vào lao động cho một cuộc sống tốt đẹp hơn. Họ cùng có khả năng như làm việc sáng tạo, đóng góp sức lực và trí tuệ cho quê hương đất nước giàu đẹp.
- Tuy vậy, người lớn và trẻ em cũng khác nhau nhiều. Trẻ em là những người dưới 16 tuổi đang trương thành, chưa phát triển đầy đủ cả về thể chất và tinh thần. Các em cần sự chăm sóc, giúp đỡ và hướng dẫn của người lớn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
2. Nhu cầu của người lớn và trẻ em có như nhau không ?
- Có, là con người họ đều có các nhu cầu như nhau về vật chất như ăn, mặc, ở, đi lại, học tập, lao động, ..cần sự yêu thương và đùm bọc của người thân, bạn bè và xã hội.
- Nhưng trẻ em chưa phát triển đầy đủ về thế chất, tâm lý, tình cảm, thiếu kinh nghiệm sống nên sự phát triển của các em phần lớn phụ thuộc vào sự chăm sóc, nuôi nấng và dạy bảo của người lớn.
3. Quyền của trẻ em có giống quyền của người lớn không ?
- Có, vì trẻ em cũng là con người là thành viên của xã hội, là công dân của đất nước nên các em có quyền được hưởng các quyền mà người lớn có.
- Tuy nhiên, vì trẻ em còn non nớt về thể chất và trí tuệ nên có một số quyền chưa được hưởng đầy đủ và phải dựa vào người lớn. ví dụ như trẻ em dưới 1 tuổi không thể đi lại, trẻ em dưới 16 tuổi chưa được phép tham gia bầu cử, …
- Ghi nhớ: người lớn, trước hết là cha mẹ có trách nhiệm thực hiện các quyền của trẻ em được pháp luật quy định.
4. Trẻ em có quyền được bảo vệ đặc biệt không ?
Có, vì trẻ em dễ bị tổn thương hơn người lớn dôcnf non nớt về thể lực và trí tuệ để xử lý các tình huống và để tự bảo vệ bản thân. Hơn nữa, trẻ em có những nhu cầu dặt biệt của lứa tuổi nên quyền được bảo vệ đặc biệt là chính đáng và cần thiết đối với trẻ.
5. Vậy quyền trẻ em là gì ? Tại sao phải tôn trọng quyền trẻ em ?
Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn. Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận thụ động lòng nhân từ của người lớn, mà các em là những thành viên tích cực tham gia vào quá trình phát triển.
6. Công ước quốc tế về Quyền trẻ em là gì ?
Công ước quốc tế về Quyền trẻ em là Luật quốc tế để bảo vệ quyền trẻ em, bao gồm 54 điều khoản.
Công ước đề ra các quyền cơ bản của con người mà trẻ em trên toàn thế giới đều được hưởng, và được Liên Hợp Quốc thông qua năm 1989.
Công ước đã được hầu hết các các nước trên thế giới đồng tình và phê chuẩn.
7. Tại sao lại cần có một văn bản pháp lý quốc tế để bảo vệ quyền trẻ em ?
Mặc dù nhiều nước đã có luật về quyền và phúc lợi cho trẻ em nhưng trên thực tế ở rất nhiều nước, trẻ em vẫn còn là nạn nhân của nạn đái nghèo, vô gia cư, lạm dụng, bị bỏ rơi, bệnh tật, không bình đẳng giáo dục,.. Trẻ em dân tộc thiểu số vẫn chịu nhiều thiệt thòi.
Công ước về quyền trẻ em ra đời và được 191 nước chấp thuận chứng tỏ những quyền cơ bản của trẻ em đã được công nhận. Điều đó góp phần bảo đảm hạnh phúc và phát triển của trẻ em.
Quyền trẻ em là một bộ phận không thể thiếu của quyền con người.
8. Công ước về quyền trẻ em có thay thế luật pháp quốc gia không ?
KHÔNG. Tuy nhiên khi phê chuẩn Công ước, các nước đều cam kết sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan đến quyền trẻ em cho phù hợp với tình thần của Công ước. Đồng thời phải xem xét lại các chương trình kinh tế xã hội có liên quan đến quyền trẻ em, cũng như kinh phí dành cho các lĩnh vực này xem đã phù hợp chưa.
Như vậy, Công ước ràng buộc các CHính phủ các nước thành viên có nghĩa vụ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để đáp ứng những tiêu chuẩn tối thiểu do Công ước đề ra.
Trong trường hợp những tiêu chuẩn đã có trong hiên pháp và hệ thống pháp luật quốc gia cao hơn các tiêu chuẩn nêu ra trong Công ước, thì phải áp dụng tiêu chuẩn cao hơn đó.
9. Công ước xác định trẻ em như thế nào ?
Công ước xác định trẻ em là người dưới 18 tuổi, trừ khi luật pháp ở từng nước cụ thể quy định tuổi thành niên.
Luật pháp Việt Nam quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi.
10. Trẻ em có những quyền cơ bản gi ?
Theo Công ước vê Quyền trẻ em, trẻ em có 4 nhóm quyền cơ bản sau:
a) Quyền được sống còn: bao gồm quyền của trẻ được được sống cuộc sống bình thường và được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển thể chất. Đó là mức sống đầy đủ, có nơi ở, ăn uống đủ chất, được chăm sóc sức khỏe. Trẻ em phải được khái sinh ngay sau khi ra đời.
b) Quyền được phát triển: gồm những điều kiện để trẻ em phát triển đầy đủ nhất về cả tinh thần và đạo đức, bao gồm quyền được học tập, vui chơi, tham gia các hoạt động thể thao, văn hóa, tiếp nhận thông tin, tự do tư tưởng tín ngưỡng và tôn giáo. Trẻ em cần có sự yêu thương và cảm thông của cha mẹ để có thể phát triển hài hòa.
c) Quyền được bảo vệ: bao gồm những qui định như trẻ em phải được bảo vệ để chống lại tất cả các hình thức bóc lột lao động, bóc lột và xâm hại tình dục, lạm dụng ma túy, sao nhãng và bị bỏ rơi, bị bắ cóc và buôn bán. Trẻ em còn được bảo vệ khỏi sự can thiệp vô cớ vào thư tín và sự riêng tư.
Quyền được bảo vệ bao gồm cả không bị tra tấn, đánh đập và lạm dụng trong trường hợp trẻ em trái pháp luật hay bị giam giữ.
d) Quyền được tham gia: tạo mọi điều kiện cho trẻ em được tự do bày tỏ quan điểm và ý kiến về những vấn đề có liên quan đến cuộc sống của mình. Trẻ em còn có quyền kết bạn, giao lưc và hội họp hòa bình, được tạo điều kiện tiếp cận các nguồn thông tin và lựa chọn thông tin phù hợp, lành mạnh.
11. Các quyền nào dành riêng cho con trai hay con gái hay đối tượng trẻ em đặc biệt không ?
Các quyền qui định trong Công ước về quyền trẻ em được dành cho mọi trẻ em, không phân biệt trai hay gái, nguồn gốc xã hội, dân tộc, màu da, tôn giáo, giàu hay nghèo, lành lặn hay khuyết tật, … Tuy nhiên, trẻ em gái luôn được ưu tiên và nhấn mạnh trong các chương trình hay dự án dành cho trẻ em do những đặc điểm về giới tính và những ràng buộc của phong tục, tập quán.
12. Công ước về quyền trẻ em có làm giảm vai trò và uy tín của cha mẹ không ?
KHÔNG, ngược lại, Công ước nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng không thể thay thế của cha mẹ trong việc nuôi dạy, bảo vệ và hướng dẫn con cái. Công ước cũng chỉ rõ rằng Chính phủ phải tôn trọng và giúp đỡ gia đình hoàn thành trách nhiệm cao quý đó.
13. Công ước có ảnh hưởng đến cách giáo dục của cha mẹ đối với con cái về tôn giáo và luân lý không ?
KHÔNG, Công ước coi trọng quyền và nghĩa vụ của cha mẹ trong việc hướng dẫn và chỉ bảo con cái về tôn giáo, đạo đức, luân lý.
Tuy nhiên, trong quá trình trưởng thành và phát triển, các em có thể hình thành ý kiến riêng của mình. Công ước ủng hộ quyền của trẻ em được lựa chọn hoặc không lựa chọn tín ngưỡng cho riêng mình, những cũng yêu cầu các em phải tôn trọng các quyền và sự tự do của người khác.
14. Như vậy, Công ước khuyến khích việc thực hiện quyền của trẻ em nhưng đồng thời trẻ em phải tôn trọng quyền của người lớn ?
Đúng như vậy, Công ước nói rõ quan điểm rằng trẻ em không chỉ có quyềnmaf còn có trách nhiệm tôn trọng quyền của người khác, đực biệt là cha mẹ. Đó cũng là một trong những một tiêu của giáo dục. Công ước không tạo ra mâu thuẫn mà khuyến khích sự trao đổi cởi mở giữa cha mẹ và con cái trên cơ sở tộn trọng lẫn nhau.
Công ước tuyên bố trẻ em có quyền tự do phát biết ý kiến, kết bạn và lập hội, nhóm những cũng quy định rằng trẻ em phải tôn trọng ý kiến và quyền của người lớn.
Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em của Việt Nam còn quy định rõ trẻ em phải thực hiện bổn phận trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội, và đối với đất nước.
15. Trẻ em làm việc giúp đỡ cha mẹ đúng hay sai ?
Trẻ em sẽ được bảo vệ khỏi bị bóc lột về kinh tế và lao động nặng nhọc một khi nó có hai hay ảnh hưởng tới việc học tập và phát triển bình thường của các em. Công ước không ngăn cản cha mẹ yêu cầu con cái giúp đỡ các công việc gia đình, nhưng công việc đó phải an toàn và phù hợp với lứa tuổi và sự phát triển của trẻ. Công việc mà trẻ tham gia không được ảnh hưởng đến bất cứ một quyền nào khác, đặc biệt là quyền học tập, nghỉ ngơi và vui chơi giải trí.
Khi đảm bảo được những yêu cầu trên, việc tham gia giúp đỡ cha mẹ trong công việc nhà hay sản xuất, kinh doanh có thể là một phương pháp giáo dục trẻ em về trách nhiệm và nghĩa vụ đối với cha mẹ, gia đình.
16. Khi trẻ em có lỗi, cha mẹ có quyền đánh đập hay trừng phạt không ?
Công ước nhấn mạnh rằng trẻ em cần được bảo vệ không bị các hình thức bạo lực và đối xử tàn nhẫn về thể xác và tinh thần. Do đó cha mẹ hay bất cứ người lớn nào khác đều không có quyền đánh đạp, trừng phạt bằng bạo lực hoặc xúc phạm đến nhân phẩm, thân thể của trẻ.
Có nhiều phương pháp giáo dục trẻ không mang tính báo lực, phù hợp với nhận thức và có tính đến quyền lợi tốt nhất của trẻ em. Những hình thức như vậy có hiệu quả, giúp trẻ em biết cách xử sự như thế nào để đáp ứng sự mong mỏi của gia đình, xã h ội.
Mọi hành vi ngược đãi trẻ em, gái cũng như trai đều là hành vi vi phạm pháp luật.
17. Công ước có ảnh hưởng đến quyền lực và kỷ luật trọng nhà trường không ?
Không, muốn trẻ em học tốt ở trường, nhà trường phải có các biện pháp quản lý một cách khoa học và có nề nếp. Nhưng bất cứ một hình thức kỷ luật nào ở nhà trường cũng phải tôn trọng và quan tâm đến nhân phẩm và quyền lợi của trẻ em.
18. Quyền của trẻ em bắt đầu từ khi nào ?
Do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, trẻ em cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời.
Như vậy, quyền của trẻ em cần phải được tôn trọng và thực hiện ngay từ khi bà mẹ mang thai. Điều này có nghĩa là các bà mẹ phải được đặc biệt chăm sóc sức khỏe trước và sau khi sinh, bao gồm ăn uống đủ chất, khám thai định kì tránh việc làm nặng nhọc.
19. Tôn trọng ý kiến của trẻ, vậy có nghĩa trẻ em có quyền ra lệnh cho cha mẹ ?
Không phải như vậy. Mục đích ở đây là khuyến khích người lớn lắng nghe các ý kiến góp ý của trẻ em và tạo điều kiện để trẻ em thamgia vào việc ra quyết định, chứ không phải cho trẻ em quyền lực đối với người lớn. Điều này không can thiệp vào quyền và trách nhiệm bày tỏ quan điểm của cha mẹ trong các vấn đề có liên quan đến con cái của họ.
Khả năng hình thành quan điểm và phát biểu ý kiến dần dần phát triển cùng với quá trình trưởng thành và lớn lên của trẻ. Về mặt pháp lý và hành chính, Công ước khuyến khích cha mẹ, thẩm phán, các bộ xã hội hoặc người lớn có trách nhiệm nghiên cứu những quan điểm của trẻ em và sử dụng những thông tin đó để quyết định vì quyền lợi tốt nhất cho trẻ em.
20. Việt Nam đã làm gì trong việc thực hiện quyền trẻ em ?
Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ 2 trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em, vào ngày 20/02/1990. Từ đó đến nay, mặc dù còn nhiều khó khăn, Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc đưa tinh thần và nội dung của Công ước vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và Luật pháp quốc gia.
Ví dụ như Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật phổ cập giáo dục tiểu học, Luật lao động, Luật dân sự, Luật tố tụng hình sự, … được ban hành hay sửa đổi đều quan tâm thích đáng đến quyền lợi của trẻ em.
Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em 1991 – 2000 đã được xây dựng với 7 mục tiêu cụ thể trên các lĩnh vực sức khỏe, dinh dưỡng, nước sạch và vệ sinh, giáo dục, vui chơi giải trí, chăm sóc những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
21. Vai trò của Nhà nước Việt Nam như thế nào ?
Công ước về quyền trẻ em quy định quốc gia thành viên, bằng mọi phương tiện và nguồn lực sẵn có, phải thực hiện những quyền của trẻ em đã được ghi trọng Công ước.
Nhà nước có trách nhiệm phổ biến rộng rãi Công ước cho mọi đối tượng, cả người lớn và trẻ em. Hơn nữa, còn phải đưa Công ước thành hiện thực tông qua các hương trình hành động cụ thể cấp quốc gia cũng như từng khu vực, từng địa phương.
Các bộ ngành, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện tốt các chương trình liên quan đến bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Nhà nước và toàn xã hội phải hỗ trợ cha mẹ và người chịu trách nhiệm nuôi nấng, chăm sóc trẻ để họ làm tròn trách nhiệm của mình.
22. Vai trò của cộng đồng như thế nào ?
- Đảm bảo các chính sách, chế độ của Nhà nước dành cho trẻ em.
- Tham gia phong tráo toàn dân bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, huy động tình cảm và vật chất sẵn có có trong cộng đồng nhằm chăm lo cho trẻ em.
- Phối hợp, đoàn kết bảo vệ trẻ em trước các tệ nạn xã hội.
23. Vai trò của gia đình ?
Gia đình là môi trường đầu tiên chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Không có cha mẹ và người thân, đứa trẻ sẽ cảm thấy cô đơn và rất dễ bị lôi cuốn vào con đường phạm tội. Môi trường gia đình lành mạnh, thân ái giúp trẻ phát triển đầy đủ và hài hòa cả về tinh thần và thể chất, giúp cho việc hình thành và hoàn thiện nhân cách trẻ một cách toàn diện.
Như vậy, cha mẹ phải có trách nhiệm hàng đầu, với khả năng tài chính của mình, trong việc thực hiện các quyền trẻ em trước hết ở trong gia đình. Trong trường hợp khó khăn về tài chính, người thân, cộng đồng và xã hội phải có trách nhiệm hỗ trợ chăm sóc trẻ em.
24. Ai là người giúp đỡ gia đình trong việc hiểu và thực hiện quyền trẻ em ?
- Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, Ủy ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em các cấp thành phố, tỉnh, quận, huyện, xã phường,..
- Các chính quyền địa phương
- Nhà trường và các thầy cô giáo viên.
- Các đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, Hội Cựu chiến binh, …
TÔN TRỌNG VÀ THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM LÀ TRÁCH NHIỆM CỦA MỌI GIA ĐÌNH.