Chia Sẻ Những cuộc khởi nghĩa lớn trong Thế kỉ VII - IX- sử 6 - Bút Nghiên

vàng

New member
Xu
0
Từ thế kỉ II nhà Đường thay thế nhà Tuỳ đô hộ nước ta. Dưới ách đô hộ của nhà Đường đất nước ta có nhiều thay đổi. Vơí tinh thần đâu tranh bất khuất của dân tộc ta, nhân dân ta đã nổi dậy đấu tranh mạnh mẽ bằng các cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan, Phùng Hưng... Quá trình lịch sử hào hùng của dân tộc đó đã diễn ra như thế nào? Chúng ta đi tìm hiểu bài.

Lịch sử 6 - Bài 23: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong Thế kỉ VII - IX

Năm 776 Phùng Hưng và Phùng Hải phát động khởi nghĩa ở Đường Lâm (Hà Tây), nghĩa quân chiếm được thành Tống Bình, được nhân dân hưởng ứng, đã giành được quyền làm chủ vùng đất của mình .

mai_thuc_loan_500.jpg

Lược đồ khởi nghĩa Mai Thúc Loan 722


1. Dưới ách đô hộ của nhà Đường, nước ta có gì thay đổi?
- Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ
- Chia lại khu vực hành chính.
- Các châu, huyện do người Hán cai trị.
- Trụ sở đặt ở Tống Bình (Hà Nội), cho xây thành đắp lũy , tăng quân.
- Bóc lột nhân dân:chế độ tô thuế và cống nạp

ln___mai_thuc_loan_500.png

Lược đồ khởi nghĩa Mai Thúc Loan


2. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722):
- Do chính sách cai trị, bóc lột tàn bạo của nhà Đường.
- Khởi nghĩa bùng nổ, chọn căn cứ Sa Nam (Nam Đàn) chiếm được Hoan Châu , liên kết dân Giao Châu và Chăm pa chiếm được thành Tống Bình, ông xưng đế (Mai Hắc Đế).
- Cuối năm 722, nhà Đường đem quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa
Ý nghĩa : Thể hiện ý chí quật cường, căm thù quân đô hộ của nhân dân.


phung_hung_500.jpg

Lược đồ khởi nghĩa Phùng Hưng 776-791


3. Khởi nghĩa Phùng Hưng 776 – 791
- Năm 776 Phùng Hưng và Phùng Hải phát động khởi nghĩa ở Đường Lâm (Hà Tây), nghĩa quân chiếm được thành Tống Bình, được nhân dân hưởng ứng, đã giành được
quyền làm chủ vùng đất của mình .
- 791, nhà Đường đem quân sang đàn áp. Khởi nghĩa thất bại


Ý nghĩa Thể hiện ý chí quật cường, căm thù quân đô hộ của nhân dân

luoc_do_kn_mai_thuc_loan_-_phung_hung_500.jpg


Bài viết trên đã khái quát kiến thức Lịch sử 6 - Bài 23: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong Thế kỉ VII - IX Bút nghiên chúc các em học tập tốt. Hãy chia sẻ để cùng học tốt nhé.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
TRẮC NGHIỆM BÀI 23: NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN TRONG CÁC THẾ KỶ VII – IX

Câu 1: Nhà Đường ở Trung Quốc được thành lập vào thời gian nào?

a> Thành lập vào năm 608.
b> Thành lập vào năm 618.
c> Thành lập vào năm 628.
d> Thành lập vào năm 638.

Câu 2: Năm 679 nhà Đường đã đổi nước ta thành?

a> Châu Giao.
b> Giao Châu.
c> An Nam đô hộ phủ.
d> Ái Châu.

Câu 3: Chính sách cai trị, bóc lột của nhà Đường có gì khác trước?

a> Đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ. Các châu, huyện do người Trung Quốc cai trị.
b> Sửa đường giao thông thủy, bộ, xây thành, đắp lũy, tăng thêm số quân dồn trú.
c> Đặt nhiều thứ thuế, bắt dân ta cống nộp nhiều sản vật quý hiếm, kể cả quả vải.
d> Cả 3 ý trên đúng.

Câu 4: Để có thể đàn áp nhanh chóng các cuộc nổi dậy của nhân dân ta, bảo vệ chính quyền đô hộ, nhà Đường đã làm gì?

a> Cho xây thành, đắp lũy.
b> Tăng cường quân chiếm đóng.
c> Làm đường giao thông từ Trung Quốc sang Tống Bình và từ Tống Bình đến các quận, huyện.
d> Tất cả những việc làm trên.

Câu 5: Vì sao nhà Đường chú ý sửa sang các con đường từ Trung Quốc sang Tống Bình và từ Tống Bình đến các quận, huyện?

a> Để đi lại cho thuận tiện.
b> Để cho nhân dân hai nước dễ thông thương.
c> Để có thể nhanh chóng đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân ta.
d> Để mở mang đường xá, thông chợ búa.

Câu 6: Để xiết chặt ách đô hộ đối với nước ta, nhà Đường đã thực hiện.

a> Cử quan lại người Trung Quốc cai trị trực tiếp đến cấp huyện.
b> Xây thành, đắp lũy, tăng cường quân chiếm đóng.
c> Sửa sang, làm lại đường giao thông.
d> Tất cả các câu trên đúng.

Câu 7: Các vua nhà Đường chủ trương bóc lột nhân dân ta bằng hình thức nào?

a> Tô thuế và cống nạp rất nặng nề.
b> Tô thuế và đi lao dịch.
c> Tô thuế và đi phu.
d> Thay nhau gánh quả vải sang Trung Quốc cống nạp.

Câu 8: Trong các thế kỷ VII – IX để chống ách đô hộ nhà Đường, có nhiều cuộc khởi nghĩa lớn đã nổ ra, đó là:

a> Khởi nghĩa Mai Thúc Loan, khởi nghĩa Bà Triệu.
b> Khởi nghĩa Phùng Hưng, khởi nghĩa Bà Triệu.
c> Khởi nghĩa Mai Thúc Loa, khởi nghĩa Phùng Hưng.
d> Khởi nghĩa Mai Thúc Loan, chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền.

Câu 9: Nguyên nhân nào Mai Thúc Loan kêu gọi mọi người đứng dậy khởi nghĩa?

a> Do chính sách bóc lột tàn bạo của nhà Đường đối với nhân dân ta, trong đó có gia đình Mai Thúc Loan.
b> Do chính sách tàn bạo, độc ác của nhà Đường bắt nhân dân ta cống nộp và gánh quả vải sang Trương An xa xôi vạn dặm.
c> Mai Thúc Loan muốn lật đổ nhà Đường lên làm vua.
d> a và b đúng.

Câu 10: “ Vua Đen” là biệt hiệu nhân dân đặt cho ai?

a> Mai Thúc Loan.
b> Phùng Hưng.
c> Triệu Quang Phục.
d> Lý Bí.

Câu 11: “ Nhớ khi nội thuộc Đương triều.

Giang sơn, cố quốc nhiều điều ghê gai.
Sâu quả vải vì ai vạch lá.
Ngựa hồng trần kể đã héo hon”.

Bài hát chầu văn kể tội bọn vua quan nhà Đường trong cuộc khởi nghĩa nào?

a> Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
b> Khởi nghĩa Bà Triệu.
c> Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
d> Khởi nghĩa Phùng Hưng.

Câu 12: Năm 722, nhà Đường cử tướng giặc nào, đem bao nhiêu quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan?

a> Dương Tư Húc đem 10 vạn quân.
b> Dương Tư Húc đem 15 vạn quân.
c> Dương Tư Húc đem 20 vạn quân.
d> Dương Tư Húc đem 25 vạn quân.

Câu 13: Căn cứ của Mai Thúc Loan được xây dựng ở vùng nào?

a> Thanh Hà ( Hà Tĩnh).
b> Vùng Sa Nam ( Nam Đàn – Nghệ An).
c> Vùng núi Vệ ( Hà Tĩnh).
d> Thung lũng Hùng Sơn ( Hà Tĩnh).

Câu 14: Ai là người lãnh đạo thành công cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược nhà Đường vào năm 722?

a> Mai Thúc Loang.
b> Phùng Hưng.
c> Lý Tự Tiên, Đinh Kiến.
d> Dương Thanh.

Câu 15: Khởi nghĩa Phùng Hưng nổ ra vào khoảng thời gian nào?

a> Vào khoảng năm 722 – 776.
b> Vào khoảng năm 776 – 790.
c> Vào khoảng năm 776 – 791.
d> Vào khoảng năm 776 – 792.

Câu 16: Nhân dân xung quanh Đường Lâm ( quê Phùng Hưng) hưởng ứng khởi nghĩa là vì:

a> Họ sống ở mảnh đất có truyền thống chống giặc ngoại xâm.
b> Phùng Hưng giàu lòng thương Người, nhân dân trong vùng ai cũng mến phục.
c> Do chính sách bóc lột nặng nề của nhà Đường, nhân dân oán giận quân đô hộ.
d> Cả 3 lý do trên.

Câu 17: Nhân vật lịch sử nào của nước ta đã lãnh đạo nghĩa quân vây thành làm cho viên quan đô hộ nhà Đường là Cao Chính Bình phải cố thủ trong thành sinh bệnh mà chết?

a> Lý Nam Đế.
b> Triệu Quang Phục.
c> Mai Thúc Loan.
d> Phùng Hưng.

Câu 18: Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng đã đem lại kết quả như thế nào?

a> Chiếm được Tống Bình, giành được quyền làm chủ đất nước của mình.
b> Khẳng định ý chí độc lập và chủ quyền tự chủ của nhân ta.
c> Khởi nghĩa bị đàn áp.
d> Làm chủ được Đường Lâm quê của Phùng Hưng.

Câu 19: Trong số các lãnh tụ của các cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của nhà Đường, ai là người được nhân dân ta suy tôn danh hiệu “ Bố cái Đại Vương”?

a> Lý Tự Tiên.
b> Đinh Kiến.
c> Mai Thúc Loan.
d> Phùng Hưng.

Câu 20: Kể từ khi bị Triêu Đà thôn tính ( 179 TCN) cho đến thế kỷ X, nước ta liên tục bị các triều đại phong kiến Trung Quốc đô hộ. Đó là các triều đại nào?

a> Các triều đại Tần, Triệu, Ngô, Lương, Hán, Đường.
b> Các triều đại, Triệu, Hán, Ngô, Lương , Tùy , Đường.
c> Các triều đại Tần, Triệu, Ngô, Lương, Tùy, Đường.
d> Các triều đại Tần, Hán, Ngô, Lương, Tùy, Đường.

Câu 21: Điền vào chỗ trống những từ thích hợp:

Năm 618, nhà Đường được thành lập ở Trung Quốc. Nước ta lại chịu sự thống trị của nhà Đường. Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành ….(a)…..Các châu, huyện do người…..(b0……cai trị, dưới huyện là hương và xã vẫn do……(c)……..tự cai quản.

Ở miền núi, các châu vẫn do các tù trưởng địa phương cai quản. Trụ sở của phủ đô hộ đặt ở…..(d)……

Câu 22: Điền vào chỗ trống những từ thích hợp:

Ở Nghệ An, nay còn truyền lại một bài hát chầu văn kể tội bọn đô hộ nhà Đường:

“ Nhớ khi nội thuộc….(a)…..
Giang sơn, (b)…nhiều điều ghê gai.
Sâu quả ©…..vì ai vạch lá.
Ngựa (d)…kể đã héo hon….”

KÍCH VÀO ĐÂY ĐỂ XEM ĐÁP ÁN
Đáp án: câu 1b, câu 2c, câu 3d, câu 4d, câu 5c, câu 6d, câu 7a, câu 8c, câu 9d, câu 10a, câu 11c, câu 12a, câu 13b, câu 14a, câu 15c, câu 16d, câu 17d, câu 18a, câu 19d, câu 20b, câu 21 (a) An Nam đô hộ phủ, (b) Trung Quốc. (c) người Việt. (d) Tống Bình ( Hà Nội). Câu 22: (a) Đường triều, (b) cố quốc, (c) vải, hồng trần.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI Bài 23: NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN TRONG CÁC THẾ KỶ VII – IX
1. Dưới ách đô hộ nhà Đường nước ta có gì thay đổi?
- Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành “An Nam đô hộ phủ” và chia thành 12 châu. Ngoài ra còn có các châu Kimi ở miền núi.
- Nhà Đường cho xây thành, đắp lũy, sửa sang các đường giao thông thủy, bộ, tăng quân đồn trú để có thể đàn áp nhanh chóng các cuộc nổi dậy của nhân dân.
- Bắt dân ta nộp nhiều thứ thuế, cống nạp sản vật quý, lao dịch,... kể cả quả vải phải gánh sang tận Trung Quốc để cống nạp.
=> Nguyên nhân đã dẫn tới cuộc nổi dậy của nhân dân ta.
2. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722)
a. Nguyên nhân:
- Do chính sách thống trị bóc lột tàn bạo của nhà Đường.
- Nhân dân cực khổ trong việc đi phu gánh quả vải cống nộp.
b. Diễn biến:
- Năm 722, khởi nghĩa bùng nổ.
- Nghĩa quân chiếm thành Hoan Châu. Nhân dân Ai Châu, Diễn Châu hưởng ứng.
- Mai Thúc Loan chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) xây dựng căn cứ. Ông xưng đế gọi là Mai Hắc Đế (Vua Đen).
- Ông liên kết với nhân dân khắp Giao Châu và Chăm Pa tấn công thành Tống Bình, đuổi Viên đô hộ Giao Châu là Quang Sở Khách chạy về Trung Quốc.
- Năm 722, nhà Đường cử Dương Tư Húc đem 10 vạn quân sang đàn áp, khởi nghĩa thất bại.
* Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quật cường bất khuất giành độc lập của dân tộc ta.
3. Khởi nghĩa Phùng Hưng (trong khoảng năm 776 – 791)
- Khoảng năm 776, Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải đã họp quân khởi nghĩa ở Đường Lâm.
- Nghĩa quân bao vây và chiếm thành Tống Bình và sắp đặt việc cai trị, Phùng Hưng tự xưng Bố cái Đại Vương
- Phùng Hưng mất, Phùng An nối nghiệp cha.
- Năm 791, nhà Đường đem quân đàn áp, Phùng An ra hàng.
* Kết quả: Giành quyền làm chủ trong 9 năm.
* HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Quan sát lược đồ (hình 48 SGK trang 63), em thấy nhà Đường chia nước ta thành mấy châu? So với trước đây, các đơn vị hành chính được chia như thế nào?
Trả lời:


Nhìn vào lược đồ chúng ta thấy: Đất nước ta thời kỳ này phân chia nhỏ hơn những thế kỉ trước (thành 12 châu) với những tên gọi mới như: Giao Châu, Phong Châu, Trường Châu (Bắc Bộ ngày nay), Thang Châu, Chỉ Châu, Vũ Nga Châu, Vũ An Châu (Quảng Đông, Quảng Tây), Ái Châu, Phúc Lộc Châu, Diễn Châu, Hoan Châu (Bắc Trung Bộ), Lục Châu (thuộc đất Trung Quốc và Quảng Ninh). Ngoài ra còn có các châu Ki Mi ở miền núi.

Dưới các châu có 59 huyện và dưới các huyện là các hương, xã. Đứng đầu mỗi châu là một viên Thứ sử, mỗi huyện là một viên Huyện lệnh đều là người Hán cai trị. Các hương và xã do người Việt tự cai quản.
2. Vì sao nhà Đường nằm quyền cai trị đến tận huyện?
Trả lời:

Nhà Đường nắm quyền cai trị đến tận huyện để dễ bề kiểm soát, áp bức nhân dân ta, siết chặt ách đô hộ của chúng đối với nhân dân ta.

3. Vì sao nhà Đường chú ý sửa sang các con đường từ Trung Quốc sang Tống Bình và từ Tống Bình đến các quận huyện?
Trả lời:


Nhà Đường coi "An Nam đô hộ phủ" là một trọng trấn. Để có thể đàn áp nhanh các cuộc nổi dậy của nhân dân, bảo vệ chính quyền đô hộ, nhà Đường đã cho xây dựng, đắp lũy và tăng cường quân chiếm đóng, sửa các con đường từ Trung Quốc sang Tống Bình và từ Tống Bình đến các quận huyện


4. Nhà Đường tiến hành bóc lột nhân dân ta như thế nào?
Trả lời:


- Nhân dân ta phải nộp nhiều thứ thuế: Ruộng, muối, sắt, đay, tơ, lụa,.... và phải cống nạp các thứ quý hiếm như vàng, bạc, ngọc trai,.…

- Bọn thống trị vơ vét đến cùng kiệt tài nguyên của nước ta, bắt nhân dân ta phải đi phu để gánh vải quả sang Trung Quốc cống nộp.

5. Theo em chính sách bóc lột của nhà Đường có gì khác trước?
Trả lời:


- Chia lại khu vực hành chính (12 châu) và đặt tên mới. Ngoài ra ở miền núi nhà Đường còn lập ra các châu Ki Mi.

- Sửa sang đường giao thông, xây thành đắp lũy

- Nằm quyền cai trị trực tiếp đến các huyện

- Tiến hành bóc lột nhân dân ta bằng các hình thức cống nộp và đánh nhiều thứ thuế.

6. Em có nhận xét gì về chính sách cai trị và bóc lột của nhà Đường?
Trả lời:


- Nhà Đường siết chặt ách đô hộ rất tàn bạo: Cai trị trực tiếp đến các huyện đồng thời củng cố làm đường giao thông... để có thể nhanh chóng đàn áp những cuộc nổi dậy của nhân dân.

- Bóc lột thuế và cống nộp nặng nề làm cho đời sống của nhân dân ta ngày càng khổ cực

7. Em hãy giới thiệu tiểu sử Mai Thúc Loan?

Trả lời:

Mai Thúc Loan người làng Mai Phụ (còn có tên là Kẻ Mỏm), một làng chuyên làm muối ở cửa biển Thạch Hà (huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Dân cư ở đây phần lớn mang họ Mai.

- Về sau, mẹ ông đưa con sang sống ở Ngọc Trừng (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Ngay từ nhỏ, Mai Thúc Loan đã phải kiếm củi, chăn trâu, cày ruộng cho nhà giầu. Ông rất khôi ngô, tuấn tú.

8. Vì sao Mai Thúc Loan kêu gọi mọi người khởi nghĩa?

Trả lời:

- Do chính sách thống trị tàn bạo của nhà Đường đối với nhân dân ta

- Chính sách tàn bạo độc ác của vua quan nhà Đường trong việc bắt dân ta cống nạp và đi phu gánh qua vải sang Trường An đường xa muôn dặm cực khổ đã đẩy Mai Thúc Loan kêu gọi mọi người đứng dậy khởi nghĩa và mọi người đồng lòng với ông.

9. Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan nổ ra trong hoàn cảnh nào?
Trả lời:


Bấy giờ đang là mùa vài (quả), bọn thống trị bắt nhân dân cống nạp đi phu để gánh vải sang triều cống cho nhà Đường. Một ngày đầu hè oi ả, Mai Thúc Loan cùng đoàn phu gánh vải đi cống nạp. Đường xa nắng gắt, mệt mỏi, lòng người oán hận quân đô hộ, Mai Thúc Loan kêu gọi mọi người bỏ về quê, nổi dậy khởi nghĩa và được mọi người đồng lòng nghe theo.

10. Trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan?
Trả lời:


- Khoảng cuối những năm 10 của thể kỉ VIII, nhân phải tham gia đoàn người gánh vải (quả) nộp cống, Mai Thúc Loan đã kêu gọi những người dân phu bỏ về quê, mộ binh nổi dậy.

- Nghĩa quân nhanh chóng chiếm thành Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. Mai Thúc Loan chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) xây dựng căn cứ. Ông xưng đế, nhân dân gọi là Mai Hắc Đế (vua Đen)

- Mai Hắc Đế liên kết với nhân dân khắp Giao Châu và Cham pa kéo quân sang tấn công thành Tống Bình. Viên đô hộ Giao Châu là Quang Sở Khách phải chạy về Trung Quốc.

- Năm 722, nhà Đường cử Dương Tư Húc đem 10 vạn quân sang đàn áp. Mai Hắc Đế thua trận. Quân giặc điên cuồng tàn sát nghĩa quân và nhân dân.

11. Em hãy giới thiệu đôi nét về Phùng Hưng?
Trả lời:


Phùng Hưng quê ở Đường Lâm (Ba Vì - Hà Tây). Họ Phùng nối đời làm thủ lĩnh gọi là quan lang. Năm Phùng Hưng 18 tuổi, cha mẹ qua đời. Ông đã nối nghiệp cha làm quan lang ở Đường Lâm.

- Là người rất khoẻ, có sức vật nổi trâu, đánh được Hổ, Phùng Hưng lại giàu lòng thương người, hay giúp đỡ người nghèo khổ. Nhân dân trong vùng ai cũng mến phục.
12. Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng?
Trả lời:

- Khoảng năm 776, Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải đã họp quân khởi nghĩa ở Đường Lâm. Nhân dân các vùng xung quanh nổi dậy hưởng ứng và giành được quyền làm chủ vùng đất của mình.
- Ít lâu sau, Phùng Hưng kéo quân về bao vây phủ thành Tống Bình. Viên đô hộ là Cao Chính Bình phảu rút vào thành cố thủ, rồi sinh bệnh chết. Phùng Hưng chiếm được thành, sắp đặt việc cai trị.
- Phùng Hưng mất, con trai là Phùng An nối nghiệp cha. Năm 791, nhà Đường lại đem đại quân sang đàn áp, Phùng An ra hàng.
13. Theo em vì sao cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng được mọi người hưởng ứng?
Trả lời:
Vì chính sách áp bức bóc lột nặng nề của nhà Đường làm cho cuộc sống của nhân dân vô cùng cực khổ. Vì thế nhân dân ai cũng oán hận bọn đô hộ nên đều hưởng ứng cuộc khởi nghĩa chống lại cách đô hộ, giành lại quyền làm chủ đất nước.
14. Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng đã đem lại kết quả như thế nào? Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng?
Trả lời:
Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng đã giành lại được quyền làm chủ đất nước, sắp đặt lại bộ máy cai trị (tuy chỉ trong một thời gian ngắn. Năm 791, nhà Đường lại đem quân đàn áp, Phùng An nối nghiệp cha không chống đỡ nổi giặc đã đầu hàng). Tuy khởi nghĩa chỉ giành thắng lợi một thời gian nhưng thể hiện lòng yêu nước, ý chí quật cường của các tầng lớp nhân dân kiên quyết đứng dậy giành chủ quyền dân tộc, lật ách thống trị tàn bạo của nhà Đường.
15. Em hãy giới thiệu đôi nét về đình thờ Phùng Hưng ở Đường Lâm (Hà Tây)?
Trả lời:
- Ngay sau khi Phùng Hưng mất, quân sĩ và nhân dân rất thương tiếc đã lập dình thờ ông và tôn vinh Phùng Hưng là Bố Cái Đại Vương - xem ông như bậc cha, mẹ.
- Đình thờ Phùng Hưng được xây dựng ngay tại quê hương ông, nổi lên giữa vùng đất trung du đẹp với nhiều đồi gò và con sông Tích xanh trong uốn quanh làng. Mặt đình quay về hướng đông, có nhiều cây xanh râm mát. Không rõ đình được xây dựng từ đời nào, chỉ biết việc trùng tu lớn để có được ngôi đình như ngày nay là vào năm 1889. Trong đình có dựng tấm bia Quang Thái thứ 3 (1390), ghi lại sự tích của Phùng Hưng.
16. Vì sao nhân dân ta lập đề thờ Phùng Hưng?
Trả lời:
Nhân dân ta lập đền thờ Phùng Hưng để biểu hiện lòng biết ơn của nhân dân ta đối với Phùng Hưng, người có công lãnh đạo khởi nghĩa giành quyền làm chủ.
17. Vì sao nhân dân ta gọi Phùng Hưng là Bố Cái Đại Vương?
Trả lời:
Nhân dân ta gọi Phùng Hưng là Bố Cái Đại Vương vì họ quý ông, xem ông như là cha mẹ mình (Bố Cái giữa thế kỉ VI)
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top