Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Cuộc duyệt binh lịch sử trên Quảng trường Đỏ ngày 7/11/1941 - Bí mật tối đa, bất ngờ cao độ
Để đảm bảo bí mật, quyết định tổ chức duyệt binh chỉ được thông báo cho các quan chức chính phủ trước "giờ G" chưa đầy một ngày. Bản thân các đơn vị tham gia duyệt binh được tập luyện trước đó vài ngày, nhưng chỉ với nội dung là biểu dương cho nhân dân cả nước biết về sức mạnh phòng thủ của thủ đô Matxcơva, chứ không phải để tham gia duyệt binh.
Cuộc duyệt binh lịch sử trên Quảng trường Đỏ ngày 7/11/1941
Cơ quan khí tượng quân đội dự báo ngày 7/11 thời tiết Matxcơva nhiều tuyết, gió mạnh, vì vậy nên không quân Đức cũng khó có thể oanh tạc nhiều như khi thời tiết đẹp.
Ngày 6/11/1941, thay vì tại Nhà hát Lớn lúc bây giờ đã được đặt mìn phòng thủ, buổi lễ trọng thể kỷ niệm 24 năm Cách mạng tháng 10 của chính quyền thành phố Matxcơva được tổ chức ngay tại nhà ga tàu điện ngầm Mayakovskaya.
Bàn tiệc đặt trong các toa tàu điện ngầm, ghế ngồi bố trí ngay trên hành lang chờ tàu trong nhà ga, khán đài dựng trong nhà ga, khách khứa xuống ga theo cầu thang cuốn, còn thành viên chính phủ thì tới nơi tổ chức bằng một chuyến tàu khác đỗ ở đường ray bên cạnh.
Tại lễ kỷ niệm, Stalin có bài phát biểu nêu những nguyên nhân khiến quân địch tạm thời chiếm ưu thế trong thời kỳ đầu chién tranh và nhấn mạnh kẻ thù nhất định sẽ bị đánh bại. Trong bài phát biểu này không có bất cứ lời nào về cuộc duyệt binh sẽ được tổ chức vào sáng hôm sau. Bài phát biểu này được phát sóng trực tiếp trên đài phát thanh và in thành truyền đơn rải ở những vùng bị quân Đức chiếm đóng.
Chỉ sau khi lễ kỷ niệm kết thúc, Stalin mới thông báo cho Bộ Chính trị, Đảng bộ và chính quyền Matxcơva về thời gian bắt đầu lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ vào sáng hôm sau, được tổ chức sớm lên 2 tiếng - vào lúc 8 giờ sáng chứ không phải 10 giờ như lệ thường các năm trước.
Chỉ huy các đơn vị tham gia duyệt binh chỉ được biết lịch này vào lúc 11 giờ đêm ngày 6/11, còn khách mời và khối nhân dân lao động được thông báo về giờ tổ chức lúc 5 giờ sáng ngày mùng 7. Chỉ trong đêm mùng 6 rạng ngày mùng 7/11 các ngôi sao điện Kremlin mới được gỡ chụp bảo vệ và thắp sáng, lăng Lênin được dỡ bỏ ngụy trang. Quảng trường Đỏ đón chào ngày kỷ niệm 24 năm Cách mạng tháng 10 với đầy vẻ trang trọng và hùng tráng.
Bí mật về lễ duyệt binh được giữ kín đến phút chót, cũng như việc dời thời điểm khai mạc sớm hơn 2 tiếng, khi trời Matxcơva chưa sáng rõ, đã khiến quân địch hoàn toàn bất ngờ. Nhật ký chiến trường cho biết chỉ khoảng một tuần trước lễ duyệt binh, Liên Xô đã vô hiệu hóa hơn 100 biệt kích gián điệp của Đức. Với mật độ phá hoại của quân Đức dày đặc như vậy, có thể thấy sự kiện 7/11 đã được Liên Xô giữ bí mật tuyệt đối.
Từ ngày 5/11, các lực lượng Không quân - Hải quân Liên Xô đã có nhiều đợt tấn công ngăn chặn vào các sân bay Đức. Không quân cũng điều 550 máy bay chiến đấu từ mặt trận về chi viện bảo vệ thủ đô trong ngày lễ. Trong ngày 7/11, Matxcơva không bị ném bom lần nào.
Nguồn: FB ComCom
Để đảm bảo bí mật, quyết định tổ chức duyệt binh chỉ được thông báo cho các quan chức chính phủ trước "giờ G" chưa đầy một ngày. Bản thân các đơn vị tham gia duyệt binh được tập luyện trước đó vài ngày, nhưng chỉ với nội dung là biểu dương cho nhân dân cả nước biết về sức mạnh phòng thủ của thủ đô Matxcơva, chứ không phải để tham gia duyệt binh.
Cuộc duyệt binh lịch sử trên Quảng trường Đỏ ngày 7/11/1941
Cơ quan khí tượng quân đội dự báo ngày 7/11 thời tiết Matxcơva nhiều tuyết, gió mạnh, vì vậy nên không quân Đức cũng khó có thể oanh tạc nhiều như khi thời tiết đẹp.
Ngày 6/11/1941, thay vì tại Nhà hát Lớn lúc bây giờ đã được đặt mìn phòng thủ, buổi lễ trọng thể kỷ niệm 24 năm Cách mạng tháng 10 của chính quyền thành phố Matxcơva được tổ chức ngay tại nhà ga tàu điện ngầm Mayakovskaya.
Bàn tiệc đặt trong các toa tàu điện ngầm, ghế ngồi bố trí ngay trên hành lang chờ tàu trong nhà ga, khán đài dựng trong nhà ga, khách khứa xuống ga theo cầu thang cuốn, còn thành viên chính phủ thì tới nơi tổ chức bằng một chuyến tàu khác đỗ ở đường ray bên cạnh.
Tại lễ kỷ niệm, Stalin có bài phát biểu nêu những nguyên nhân khiến quân địch tạm thời chiếm ưu thế trong thời kỳ đầu chién tranh và nhấn mạnh kẻ thù nhất định sẽ bị đánh bại. Trong bài phát biểu này không có bất cứ lời nào về cuộc duyệt binh sẽ được tổ chức vào sáng hôm sau. Bài phát biểu này được phát sóng trực tiếp trên đài phát thanh và in thành truyền đơn rải ở những vùng bị quân Đức chiếm đóng.
Chỉ sau khi lễ kỷ niệm kết thúc, Stalin mới thông báo cho Bộ Chính trị, Đảng bộ và chính quyền Matxcơva về thời gian bắt đầu lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ vào sáng hôm sau, được tổ chức sớm lên 2 tiếng - vào lúc 8 giờ sáng chứ không phải 10 giờ như lệ thường các năm trước.
Chỉ huy các đơn vị tham gia duyệt binh chỉ được biết lịch này vào lúc 11 giờ đêm ngày 6/11, còn khách mời và khối nhân dân lao động được thông báo về giờ tổ chức lúc 5 giờ sáng ngày mùng 7. Chỉ trong đêm mùng 6 rạng ngày mùng 7/11 các ngôi sao điện Kremlin mới được gỡ chụp bảo vệ và thắp sáng, lăng Lênin được dỡ bỏ ngụy trang. Quảng trường Đỏ đón chào ngày kỷ niệm 24 năm Cách mạng tháng 10 với đầy vẻ trang trọng và hùng tráng.
Bí mật về lễ duyệt binh được giữ kín đến phút chót, cũng như việc dời thời điểm khai mạc sớm hơn 2 tiếng, khi trời Matxcơva chưa sáng rõ, đã khiến quân địch hoàn toàn bất ngờ. Nhật ký chiến trường cho biết chỉ khoảng một tuần trước lễ duyệt binh, Liên Xô đã vô hiệu hóa hơn 100 biệt kích gián điệp của Đức. Với mật độ phá hoại của quân Đức dày đặc như vậy, có thể thấy sự kiện 7/11 đã được Liên Xô giữ bí mật tuyệt đối.
Từ ngày 5/11, các lực lượng Không quân - Hải quân Liên Xô đã có nhiều đợt tấn công ngăn chặn vào các sân bay Đức. Không quân cũng điều 550 máy bay chiến đấu từ mặt trận về chi viện bảo vệ thủ đô trong ngày lễ. Trong ngày 7/11, Matxcơva không bị ném bom lần nào.