Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Bút nghiên trích dẫn và tổng hợp lại từ quyển sách " 81 Quy Tắc Hay Trong Giao Tiếp''Cuốn sách chỉ cho bạn cách thiết lập thành công một quan hệ giao tiếp. Nếu đã xác định được thái độ rõ ràng và đúng đắn thì dù gặp bất kỳ khó khăn hay trở ngại nào trong quan hệ giao tiếp chúng ta đều có thể dễ dàng vượt qua. Khi bước thứ nhất trong quan hệ giao tiếp thành công, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn trong những bước tiếp theo hướng tới đích. Dưới đây là một vài quy tắc cho các bạn tham khảo
1.Người thao thao bất tuyệt lại thích giáo huấn người khác
Mỗi người trong chúng ta ai cũng có mong muốn được thể hiện mình. Người thì rất thích nói nhiều, người thì mang theo bên mình những vật dụng kỳ quái để gây sự chú ý của mọi người, người lại nhuộm tóc mình thành nhiều màu sắc khác nhau, người lại tiêu tiền như nước.. Tất cả đều nhằm biểu hiện mình nhưng đó là cách biểu hiện của những người ít học trong xã hội. Ngoài ra, có một số người lại thích khoe khoang thành tích học hành, chức tước, hoàn cảnh gia đình mình.. Họ che giấu sự tự ti của mình bằng những thứ tầm thường đó.
Để tránh thể hiện mình quá cao, thông thường trong câu chuyện người ta thường dùng cách biểu hiện không tâng bốc bản thân mình. Chẳng hạn, có người hỏi bạn: “Bạn đang công tác ở đâu?”. Câu trả lời của bạn không nhất thiết phải sử dụng chủ từ mở đầu như trong tiếng Anh: “Đúng, tôi làm việc ở ngân hàng”. Hầu hết mọi người có thể trả lời: “À, ở ngân hàng”. Chủ đề của câu chuyện như vậy mới không thể xoay quanh vấn đề “cá nhân mình”.
Nhìn từ góc độ tâm lý có thể thấy, mong muốn thể hiện mình phản ánh nguyện vọng cầu tiến của con người. Đây không phải là chuyện tiêu cực song nếu như lúc nào cũng muốn tâng bốc, khoe khoang mình, thậm chí khiến cho mọi người cảm thấy khó chịu hoặc cười nhạo thì đó lại là điều lợi bất cập hại, phá vỡ các mối quan hệ của bạn.
Một số người ngoài việc khoe khoang về bản thân mình còn luôn miệng kể về các cao kiến của mình hay đạo lý nhân sinh, lúc nào cũng muốn huấn thị người khác, những người như thế vô hình chung họ đều tự loại bỏ đi mọi mối quan hệ của mình. Rõ nhất là các vị lãnh đạo, họ thường hay thuyết giáo với anh em cấp dưới hay với đồng sự của mình, cũng có trường hợp lại nói sau lưng, chẳng hạn: nếu là tôi thì tôi sẽ không làm như thế, tôi sẽ thế này thế khác…
Trong số những người mà tôi quen biết, chắc chắn có người có tài ăn nói. Họ không chỉ thành công về sự nghiệp mà còn là những người có năng lực thực sự được mọi người thừa nhận. Những người như vậy cũng khá nhiều, họ biết cách nắm bắt cơ hội, lúc nào cũng muốn giáo huấn người khác. Chẳng hạn, có một số người nhờ khổ luyện thành công nên họ rất tự phụ, họ cảm thấy không phù hợp với hành vi chạy theo trào lưu, không có suy nghĩ tiến thủ của lớp trẻ ngày nay. Vì vậy, chỉ cần nắm được cơ hội là họ ra sức khoe khoang, khoác lác về con đường phấn đấu gian khổ của mình.
Nếu chỉ như vậy thì vấn đề cũng chưa có gì đáng để bàn luận nhiều, song thực tế ngày càng có nhiều người khiến người khác cảm thấy họ là những con người thích lý sự, dài dòng. Họ luôn miệng nói những câu đại loại như: “Nếu tôi…” hoặc “Ngày còn trẻ…”, Nghe những người này nói chuyện là mọi người đã cảm thấy khó chịu và chỉ muốn bỏ đi, không muốn tiếp xúc nữa.
Ngược lại, nếu trong đám đông có một người nào đó đứng ra pha trò, có chút khoe khoang, ngôn ngữ tự do, thoải mái thì chẳng qua người đó cũng chỉ muốn nhân cơ hội đông đủ để thể hiện sở trường của mình mà thôi, không có gì là xấu cả. Hơn nữa, trong một buổi gặp mặt như vậy, việc tạo ra một bầu không khí vui nhộn là thực sự có ý nghĩa và sự xuất hiện của người đó sẽ mang lại cảm giác dễ chịu cho mọi người.
Cách thể hiện của hai người nói trên tuy cực đoan nhưng về bản chất lại giống nhau, nếu muốn sống hoà thuận với họ, trước hết phải nhận thức được một điều là: họ đều là những người thuộc lớp người có tính cách tự tin.
Nếu không có được nhận thức như thế, bạn sẽ không thể rộng lượng bao dung với sự thuyết giáo và bệnh nói nhiều của họ.
2.Những người tự khen mình chỉ là “chiếc vỏ rỗng tuếch”
Con người ai cũng có mong muốn được thể hiện mình, đây là động lực để vươn tới sự tiến bộ, phát triển, chúng ta không thể phủ nhận điều đó. Chính vì vậy trên thực tế có nhiều người mong muốn trở thành minh tinh, đó cũng là điều dễ hiểu.
Lẽ đương nhiên đây không phải là điều xấu nhưng điều đáng chú ý là mức độ của nó. Có người dù làm bất cứ việc gì, trong hoàn cảnh nào cũng luôn muốn gây sự chú ý của người khác. Có câu nói nào thịnh hành, người này thường rất thích sử dụng, nếu quá độ thì điều đó là biểu hiện không bình thường về tâm lý.
Trong cuộc sống nhiều người đã trải qua cảm giác này, có thể bạn không biết đối phương là ai nhưng đối phương lại luôn muốn khiến bạn phải chú ý đến họ. Nói một cách rõ hơn là, trong xã hội có một số người nóng lòng muốn “thể hiện” mình cho mọi người biết. Hoặc có thể người đó không phải là người ưa thích sự khoác lác, khoe khoang nhưng họ rất muốn trở thành nhân vật trung tâm của sự chú ý. Để gây sự chú ý của người khác, một số người thường tạo ra cảm giác không vui cho mọi người.
Một số người lại muốn đề cao tài năng và vị trí của mình, dù nói chuyện gì với họ, người đó đều tạo dáng vẻ say sưa, hứng thú, dường như có thể làm bất cứ việc gì mà đối phương yêu cầu, khiến cho những người mới gặp, tiếp xúc với họ lần đầu dễ có cảm giác nể phục. Tóm lại, những người thích tự đề cao mình chẳng qua là họ muốn trở thành nhân vật trung tâm của tập thể và hy vọng được mọi người xung quanh tán dương, khen ngợi mà thôi.
Trong số bạn bè của tôi, cũng có những con người như thế. Tại một buổi triển lãm quốc tế với nhiều đại biểu đến từ khắp nơi trong cả nước, anh bạn tôi chủ động, vui vẻ chào hỏi mọi người và thu thập một số thư giới thiệu hoặc những tấm danh thiếp của một số nhân vật nổi tiếng riêng cho mình, đồng thời khoe khoang, thể hiện mình trước mặt mọi người nhằm đề cao vị trí của mình. Điều không thể phủ nhận được là trong cuộc sống những người này không phải là ít và chiêu thức của họ cũng đạt được những hiệu quả nhất định.
Tôi được biết, anh bạn nói trên của tôi khi gặp ai đó đặt vấn đề nhờ giúp đỡ thì anh ta đều lảng tránh từ chối khéo. Những người thích tự khoe khoang mình có thể tham gia hoạt động biểu diễn ảo thuật lôi cuốn, hấp dẫn hơn là làm một người bạn. Người xưa có câu: “Hữu xạ tự nhiên hương”, nếu một người thực sự có khả năng và sức hấp dẫn thì dù không cần khoe khoang, giới thiệu, bạn bè họ cũng có thể giúp họ trở nên nổi tiếng và được nhiều người biết đến. Vì vậy, cách tốt nhất là nên tránh xa những người này.
3.Cẩn thận với những người quá dễ dàng xả thân vì bạn
Xã hội ngày càng phát triển với trình độ hiểu biết của con người ngày càng cao, song bên cạnh đó vẫn còn một số người nhẹ dạ cả tin, bị một số kẻ xấu lường gạt hay chịu thua thiệt. Tuy nhiên, hầu hết những người này không phải vì tin tưởng đối phương tuyệt đối, cũng chẳng phải vì họ hy sinh cống hiến không tính toán cho đối phương mà chẳng qua là vì họ hy vọng có được chút lợi nhuận hoặc một sự báo đáp thực chất từ đối phương.
Ví dụ điển hình nhất là các vị chính khách, không nói gì đến lúc bầu cử sôi động xa xôi nào cả, ngay cả những lúc bình thường bao giờ họ cũng lên tiếng với giọng nhân nghĩa đạo lý hay tình người. Trên thực tế, hiện nay rất ít người sẵn sàng giúp đỡ người khác mà không hề tính toán hơn thiệt, trừ những con người đầy lòng nhân ái. Hầu hết mọi người khi làm một việc gì đó đều có sự tính toán trước. Chẳng hạn như khi chúng ta muốn nhờ vả ai giúp đỡ làm một việc gì đó, chúng ta thường nói “trăm sự nhờ bạn”, khi nói ra lời này chắc chắn chúng ta mong muốn đối phương sẵn lòng ra tay giúp đỡ và khi đối phương trả lời “giao việc đó cho tôi” hay “để việc đó cho tôi” thì không chắc đối phương giúp mình vì lý do tình cảm nhân nghĩa mà có thể là vì đối phương cảm thấy có lợi cho họ khi giúp mình, đó thực chất là sự trao đổi mua bán. Nếu như người nào đó cho rằng vì tình cảm sâu nặng mà người khác có thể lăn lộn, xả thân vì mình thì rõ ràng người đó đã lầm và có thể coi chỉ số IQ của họ bằng không, hay họ cũng chỉ là những tên ngốc trong những bộ phim kiếm hiệp dài tập mà thôi.
Có một vị huấn luyện viên bóng chày nổi tiếng, ông biết cách đánh bại đối thủ của mình nhưng đối với các cầu thủ trong đội ông lại dành cho họ sự quan tâm chăm sóc đặc biệt, ông luôn dốc sức giành quyền lợi cho các tuyển thủ, cho dù bị người ngoài phê bình, chỉ trích nhưng ông cũng không hề oán giận. Khi đội bóng giành chiến thắng, ông biết cách động viên, khích lệ tinh thần thi đấu của các cầu thủ, nhưng chưa bao giờ ông cảm thấy tự mãn với những gì đã đạt được. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay những con người coi trọng tình cảm đạo lý như vậy không phải là nhiều.
Tất cả những điều đó không chỉ là hành vi cá nhân cũng không chỉ là mong muốn được thể hiện mình, mà đó là một phương thức hành động hy sinh tình cảm một cách chân thành dành cho người khác, chính điều này mới có thể làm rung động lòng người.
Trong cuộc sống, có một số người làm việc rất lỗ mãng, nhưng lại sẵn sàng lao vào chỗ hiểm nguy, sẵn sàng xả thân vì người khác và sau khi xong việc nôn nóng muốn được đối phương đền đáp. Những người bạn kiểu này có lúc còn gây phiền toái, rắc rối cho bạn, tệ hại hơn họ còn cản trở sự thành công của bạn, tốt hơn hết là nên tránh xa họ.
1.Người thao thao bất tuyệt lại thích giáo huấn người khác
Mỗi người trong chúng ta ai cũng có mong muốn được thể hiện mình. Người thì rất thích nói nhiều, người thì mang theo bên mình những vật dụng kỳ quái để gây sự chú ý của mọi người, người lại nhuộm tóc mình thành nhiều màu sắc khác nhau, người lại tiêu tiền như nước.. Tất cả đều nhằm biểu hiện mình nhưng đó là cách biểu hiện của những người ít học trong xã hội. Ngoài ra, có một số người lại thích khoe khoang thành tích học hành, chức tước, hoàn cảnh gia đình mình.. Họ che giấu sự tự ti của mình bằng những thứ tầm thường đó.
Để tránh thể hiện mình quá cao, thông thường trong câu chuyện người ta thường dùng cách biểu hiện không tâng bốc bản thân mình. Chẳng hạn, có người hỏi bạn: “Bạn đang công tác ở đâu?”. Câu trả lời của bạn không nhất thiết phải sử dụng chủ từ mở đầu như trong tiếng Anh: “Đúng, tôi làm việc ở ngân hàng”. Hầu hết mọi người có thể trả lời: “À, ở ngân hàng”. Chủ đề của câu chuyện như vậy mới không thể xoay quanh vấn đề “cá nhân mình”.
Nhìn từ góc độ tâm lý có thể thấy, mong muốn thể hiện mình phản ánh nguyện vọng cầu tiến của con người. Đây không phải là chuyện tiêu cực song nếu như lúc nào cũng muốn tâng bốc, khoe khoang mình, thậm chí khiến cho mọi người cảm thấy khó chịu hoặc cười nhạo thì đó lại là điều lợi bất cập hại, phá vỡ các mối quan hệ của bạn.
Một số người ngoài việc khoe khoang về bản thân mình còn luôn miệng kể về các cao kiến của mình hay đạo lý nhân sinh, lúc nào cũng muốn huấn thị người khác, những người như thế vô hình chung họ đều tự loại bỏ đi mọi mối quan hệ của mình. Rõ nhất là các vị lãnh đạo, họ thường hay thuyết giáo với anh em cấp dưới hay với đồng sự của mình, cũng có trường hợp lại nói sau lưng, chẳng hạn: nếu là tôi thì tôi sẽ không làm như thế, tôi sẽ thế này thế khác…
Trong số những người mà tôi quen biết, chắc chắn có người có tài ăn nói. Họ không chỉ thành công về sự nghiệp mà còn là những người có năng lực thực sự được mọi người thừa nhận. Những người như vậy cũng khá nhiều, họ biết cách nắm bắt cơ hội, lúc nào cũng muốn giáo huấn người khác. Chẳng hạn, có một số người nhờ khổ luyện thành công nên họ rất tự phụ, họ cảm thấy không phù hợp với hành vi chạy theo trào lưu, không có suy nghĩ tiến thủ của lớp trẻ ngày nay. Vì vậy, chỉ cần nắm được cơ hội là họ ra sức khoe khoang, khoác lác về con đường phấn đấu gian khổ của mình.
Nếu chỉ như vậy thì vấn đề cũng chưa có gì đáng để bàn luận nhiều, song thực tế ngày càng có nhiều người khiến người khác cảm thấy họ là những con người thích lý sự, dài dòng. Họ luôn miệng nói những câu đại loại như: “Nếu tôi…” hoặc “Ngày còn trẻ…”, Nghe những người này nói chuyện là mọi người đã cảm thấy khó chịu và chỉ muốn bỏ đi, không muốn tiếp xúc nữa.
Ngược lại, nếu trong đám đông có một người nào đó đứng ra pha trò, có chút khoe khoang, ngôn ngữ tự do, thoải mái thì chẳng qua người đó cũng chỉ muốn nhân cơ hội đông đủ để thể hiện sở trường của mình mà thôi, không có gì là xấu cả. Hơn nữa, trong một buổi gặp mặt như vậy, việc tạo ra một bầu không khí vui nhộn là thực sự có ý nghĩa và sự xuất hiện của người đó sẽ mang lại cảm giác dễ chịu cho mọi người.
Cách thể hiện của hai người nói trên tuy cực đoan nhưng về bản chất lại giống nhau, nếu muốn sống hoà thuận với họ, trước hết phải nhận thức được một điều là: họ đều là những người thuộc lớp người có tính cách tự tin.
Nếu không có được nhận thức như thế, bạn sẽ không thể rộng lượng bao dung với sự thuyết giáo và bệnh nói nhiều của họ.
2.Những người tự khen mình chỉ là “chiếc vỏ rỗng tuếch”
Con người ai cũng có mong muốn được thể hiện mình, đây là động lực để vươn tới sự tiến bộ, phát triển, chúng ta không thể phủ nhận điều đó. Chính vì vậy trên thực tế có nhiều người mong muốn trở thành minh tinh, đó cũng là điều dễ hiểu.
Lẽ đương nhiên đây không phải là điều xấu nhưng điều đáng chú ý là mức độ của nó. Có người dù làm bất cứ việc gì, trong hoàn cảnh nào cũng luôn muốn gây sự chú ý của người khác. Có câu nói nào thịnh hành, người này thường rất thích sử dụng, nếu quá độ thì điều đó là biểu hiện không bình thường về tâm lý.
Trong cuộc sống nhiều người đã trải qua cảm giác này, có thể bạn không biết đối phương là ai nhưng đối phương lại luôn muốn khiến bạn phải chú ý đến họ. Nói một cách rõ hơn là, trong xã hội có một số người nóng lòng muốn “thể hiện” mình cho mọi người biết. Hoặc có thể người đó không phải là người ưa thích sự khoác lác, khoe khoang nhưng họ rất muốn trở thành nhân vật trung tâm của sự chú ý. Để gây sự chú ý của người khác, một số người thường tạo ra cảm giác không vui cho mọi người.
Một số người lại muốn đề cao tài năng và vị trí của mình, dù nói chuyện gì với họ, người đó đều tạo dáng vẻ say sưa, hứng thú, dường như có thể làm bất cứ việc gì mà đối phương yêu cầu, khiến cho những người mới gặp, tiếp xúc với họ lần đầu dễ có cảm giác nể phục. Tóm lại, những người thích tự đề cao mình chẳng qua là họ muốn trở thành nhân vật trung tâm của tập thể và hy vọng được mọi người xung quanh tán dương, khen ngợi mà thôi.
Trong số bạn bè của tôi, cũng có những con người như thế. Tại một buổi triển lãm quốc tế với nhiều đại biểu đến từ khắp nơi trong cả nước, anh bạn tôi chủ động, vui vẻ chào hỏi mọi người và thu thập một số thư giới thiệu hoặc những tấm danh thiếp của một số nhân vật nổi tiếng riêng cho mình, đồng thời khoe khoang, thể hiện mình trước mặt mọi người nhằm đề cao vị trí của mình. Điều không thể phủ nhận được là trong cuộc sống những người này không phải là ít và chiêu thức của họ cũng đạt được những hiệu quả nhất định.
Tôi được biết, anh bạn nói trên của tôi khi gặp ai đó đặt vấn đề nhờ giúp đỡ thì anh ta đều lảng tránh từ chối khéo. Những người thích tự khoe khoang mình có thể tham gia hoạt động biểu diễn ảo thuật lôi cuốn, hấp dẫn hơn là làm một người bạn. Người xưa có câu: “Hữu xạ tự nhiên hương”, nếu một người thực sự có khả năng và sức hấp dẫn thì dù không cần khoe khoang, giới thiệu, bạn bè họ cũng có thể giúp họ trở nên nổi tiếng và được nhiều người biết đến. Vì vậy, cách tốt nhất là nên tránh xa những người này.
3.Cẩn thận với những người quá dễ dàng xả thân vì bạn
Xã hội ngày càng phát triển với trình độ hiểu biết của con người ngày càng cao, song bên cạnh đó vẫn còn một số người nhẹ dạ cả tin, bị một số kẻ xấu lường gạt hay chịu thua thiệt. Tuy nhiên, hầu hết những người này không phải vì tin tưởng đối phương tuyệt đối, cũng chẳng phải vì họ hy sinh cống hiến không tính toán cho đối phương mà chẳng qua là vì họ hy vọng có được chút lợi nhuận hoặc một sự báo đáp thực chất từ đối phương.
Ví dụ điển hình nhất là các vị chính khách, không nói gì đến lúc bầu cử sôi động xa xôi nào cả, ngay cả những lúc bình thường bao giờ họ cũng lên tiếng với giọng nhân nghĩa đạo lý hay tình người. Trên thực tế, hiện nay rất ít người sẵn sàng giúp đỡ người khác mà không hề tính toán hơn thiệt, trừ những con người đầy lòng nhân ái. Hầu hết mọi người khi làm một việc gì đó đều có sự tính toán trước. Chẳng hạn như khi chúng ta muốn nhờ vả ai giúp đỡ làm một việc gì đó, chúng ta thường nói “trăm sự nhờ bạn”, khi nói ra lời này chắc chắn chúng ta mong muốn đối phương sẵn lòng ra tay giúp đỡ và khi đối phương trả lời “giao việc đó cho tôi” hay “để việc đó cho tôi” thì không chắc đối phương giúp mình vì lý do tình cảm nhân nghĩa mà có thể là vì đối phương cảm thấy có lợi cho họ khi giúp mình, đó thực chất là sự trao đổi mua bán. Nếu như người nào đó cho rằng vì tình cảm sâu nặng mà người khác có thể lăn lộn, xả thân vì mình thì rõ ràng người đó đã lầm và có thể coi chỉ số IQ của họ bằng không, hay họ cũng chỉ là những tên ngốc trong những bộ phim kiếm hiệp dài tập mà thôi.
Có một vị huấn luyện viên bóng chày nổi tiếng, ông biết cách đánh bại đối thủ của mình nhưng đối với các cầu thủ trong đội ông lại dành cho họ sự quan tâm chăm sóc đặc biệt, ông luôn dốc sức giành quyền lợi cho các tuyển thủ, cho dù bị người ngoài phê bình, chỉ trích nhưng ông cũng không hề oán giận. Khi đội bóng giành chiến thắng, ông biết cách động viên, khích lệ tinh thần thi đấu của các cầu thủ, nhưng chưa bao giờ ông cảm thấy tự mãn với những gì đã đạt được. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay những con người coi trọng tình cảm đạo lý như vậy không phải là nhiều.
Tất cả những điều đó không chỉ là hành vi cá nhân cũng không chỉ là mong muốn được thể hiện mình, mà đó là một phương thức hành động hy sinh tình cảm một cách chân thành dành cho người khác, chính điều này mới có thể làm rung động lòng người.
Trong cuộc sống, có một số người làm việc rất lỗ mãng, nhưng lại sẵn sàng lao vào chỗ hiểm nguy, sẵn sàng xả thân vì người khác và sau khi xong việc nôn nóng muốn được đối phương đền đáp. Những người bạn kiểu này có lúc còn gây phiền toái, rắc rối cho bạn, tệ hại hơn họ còn cản trở sự thành công của bạn, tốt hơn hết là nên tránh xa họ.