Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
“Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội”, Hà Nội của “Nước chúng ta, nước của những người chưa bao giờ khuất. Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất. Những buổi ngày xưa vọng nói về”.
Vào những ngày này, câu hát ấy, câu thơ ấy hình như xao động hơn, giục giã hơn. Giục giã nhớ về một thuở “Người ra đi đầu không ngoảnh lại/ Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy” trong buổi “Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội/ Những phố dài xao xác hơi may”. Câu thơ Nguyễn Đình Thi càng như da diết hơn, tiếng hát ấy như càng cuộn chảy mãnh liệt hơn trong lòng người Hà Nội.
Phải có buổi ra đi ấy mới có cái ngày “năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về” giải phóng Thủ đô. Mà thật ra, cũng không phải đợi đến ngày ấy, ngày “trùng trùng say trong câu hát, lớp lớp đoàn quân tiến về” [Văn Cao], mà với người Hà Nội của cái thủa “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” trong “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc/ Quân xanh màu lá dữ oai hùm” ấy, những chàng trai Hà Nội hào hoa vẫn “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” [Quang Dũng].
Từ cái ngày lá cờ có ngôi sao “năm cánh xòe trên năm cửa ô” Hà Nội buổi ấy đã 55 trôi qua với bao nhiêu biến động. Câu sấm hão huyền “Thăng Long phi chiến địa” từng vuốt ve những ảo tưởng đã trở nên kệch cỡm, không chỉ với lịch sử nghìn năm của Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, mà càng quá lạc lõng trong thế kỷ XX sôi động vừa qua. Và rồi câu hát về Hà Nội “một thời đạn bom, một thời hòa bình” cứ như nối liền hiện tại với quá khứ, như gắn kết hiện đại với truyền thống trong dòng chảy bất tận của lịch sử.
Hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp có đoạn: “Hội nghị quân sự lần thứ nhất họp ở gần Hà Nội… Cuộc họp kéo dài từ ngày 12 đến 16 tại Trúc Sơn, nơi năm thế kỷ trước đã diễn ra trận Chúc Động-Tốt động lịch sử”… Tết Đinh Hợi (1957) mở đầu cho nhiều cái Tết tiếp theo. Tiếng súng ở mặt trận mở đầu cho nhiều cái Tết tiếp theo trong chiến tranh. Tiếng súng ở Măt trận đã thay cho tiếng pháo mừng xuân. Đồng bào ở giáp mặt trận vẫn có mâm cơm cúng gia tiên chiều tất niên, nén hương thắp trên ban thờ lúc giao thừa, và đặc biệt không quên những chiếc bánh chưng, cây giò, gói mứt gửi người đang chiến đấu ở mặt trận. Các chiến sĩ Liên khu 1 nhận được cả một cành đào Nhật Tân và những bó hoa tươi. Đem 30 Tết, họ mở một đợt tiến công ở nhiều nơi trong thành phố và cắm cờ đỏ sao vàng trên khắp Tháp Rùa để khẳng định sự có mặt của mình tại Thủ đô”*.
Sau hơn 2 tháng chiến đấu oanh liệt, quân dân Hà Nội đã thực hiện nhiệm vụ kìm chân giặc Pháp để tạo điều kiện cho cả nước chuẩn bị kháng chiến lâu dài, trung đoàn Thủ đô rút lui an toàn.
Kể lại giây phút oanh liệt này Hồi ký của Đại tướng viết: “Chưa bao giờ tôi gặp một đoàn quân nhiều màu sắc phong phú đến như vậy. Đủ mọi lứa tuổi, từ em nhỏ nhi đồng đến những người tóc đã hoa râm. Khá đông các chị. Quần áo đủ kiểu… Chỉ giống nhau là mọi người đều mang vũ khí, thắt túi đạn hoặc lựu đạn ngang lưng. Những bộ mặt được khói lửa chiến trường tôi rắn lại vẫn chưa mất đi những nét tài hoa, son trẻ của lớp thanh niên, học sinh Thủ đô… Bờ bên kia sông Hồng, khi những chiếc xe tăng kéo tới thì bến bãi đều vắng lặng, bộ đội ta đã có mặt gần sông Đuống. 150 năm trước, sông Hồng ngày đó còn gọi là Nhị Hà, đã chứng kiến cuộc rút chạy của đạo quân Tôn Sĩ Nghị với hàng ngàn binh lính chết đuối, xác ngập đầy sông. Hôm nay sông Hồng một lần nữa chứng kiến một chiến công của dân tộc với cuộc rút lui thần kỳ của trung đoàn Thủ đô vượt qua vòng vây dày đặc của quân địch…”. Dòng chảy lịch sử là liên tục và cũng thật dữ dội!
Lịch sử không lặp lại như những bản sao, nhưng quả thật cuộc rút lui thần kỳ của trung đoàn Thủ đô, bảo toàn được lực lượng để tiến hành cuộc toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến theo chỉ thị của Bác Hồ chính là sự kế thừa sáng tạo tư duy chiến lược “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh” của ông cha ta bao đời.
Điều cần ghi nhớ là, trong những bối cảnh của những thời đoạn lịch sử giành lại độc lập sau hơn nghìn năm Bắc thuộc mở đầu bằng cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng để rồi sau đó là các cuộc kháng chiến giữ nước chống quân xâm lược phương Bắc từ nhà Tống với Lý Thương Kiệt, đến nhà Nguyên của Trần Hưng Đạo, nhà Minh của Lê Lợi, Nguyễn Trãi rồi nhà Thanh với Quang Trung Nguyễn Huệ, ông cha ta chưa thể nào tính tới chuyện “chi viện sự ủng hộ của thế giới, càng không có sự giúp đỡ “của các nước anh em” mà chỉ bằng bản lĩnh quật cường và trí tuệ của dân tộc để đánh giặc, giữ nước!
Hãy lấy chuyện thế kỷ XIII, Trần Hưng Đạo và các vua Trần bỏ ngõ Thăng Long lui về Thiên Trường, lại lui về Thanh Hóa trước hàng chục vạn quân tinh nhuệ của đế quốc Nguyên Mông với niềm tin sắt đá “Hoan Diễn do tồn thập vạn binh”!. Đó là một cuộc rút lui chiến lược để 3 tháng sau (tháng 5,1285), khi đã hội đủ binh lực thì tiến hành chiến lược phản công.
Ô Quan Chưởng (Ảnh: quehuongonline)
Sau các chiến thắng Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, quân ta tiến vào bao vây Thăng Long, đánh tan quân giặc, Thoát Hoan vượt sông Hồng chạy về Van Kiếp, phải chui vào ống đồng sai quân sĩ khiêng chạy về bên kia biên giới. Các vua Trần cùng tướng sĩ trở về Thăng Long. Không chỉ một lần, đến cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ ba của hơn 30 vạn quân Nguyên chia làm ba cánh sang đánh báo thù, bằng một tư duy chiến lược tuyệt vời, Trần Hưng Đạo lại bỏ ngỏ Thăng Long cho quân giặc kéo vào để rồi sau khi bị những đòn phản kích quyết liệt, một lần nữa Thoát Hoan lại phải tháo chạy!
Câu thơ của Trần Nhân Tông “Xã tắc hai phen chồn ngựa đá. Giang sơn mãi mãi vững âu vàng” cũng như lời Nguyễn Trãi trong “Bình Ngô đại cáo”: “Gươm mài đá, đá núi cũng mòn. Voi uông nước, nước sông phải cạn. Đánh một trận, sạch không kình ngạc, đánh hai trận tan tác chim muông…Gớm ghê thay! Sắc phong vân phải đổi; thảm đạm thay sang nhật nguyệt phải mờ. Binh Vân Nam nghẽn ở Lê Hoa sợ mà mất mật; quân Mộc Thạnh tan chưng Cần Trạm, chạy để thoát thân. Suối máu Lãnh Câu, nước sông rền rĩ; thành xương Đan Xá, cỏ nội đầm đìa. Hai mặt cứu binh, cắm đầu trốn chạy; các thành cùng khấu, cởi giáp xuống đầu. Bắt tướng giặc mang về nó đã vẫy đuôi phục tội; thể lòng trời bất sát, ta cũng mở đường hiếu sinh. Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến bể chưa thôi trống ngực, Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến Tàu còn đổ mồ hôi. Nó đã sợ chết cầu hòa ngỏ lòng thú phục, ta muốn toàn quân là cốt, cả nước nghỉ ngơi…!*” là sự biểu tỏ ý chí giữ nước và bản lĩnh của ông cha ta không một chút yếu hèn trước kẻ thù tàn bạo và nham hiểm.
Thăng Long của khí phách Đông A, Đông Đô với ý chí của Lê Lợi, Nguyễn Trãi, và Hà Nội của bản lĩnh và trí tuệ Hồ Chí Minh với Đảng và dân tộc của mình, luôn là nơi dồn góp tinh hoa của sức sống dân tộc, của truyền thống Việt Nam, xứng đáng là “chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước” như “Chiếu đời đô” của Lý Thái Tổ từng xác định cách đây 999 năm.
Xét đến cùng, đó là sự hội tụ của truyền thống dân tộc, sự hội tụ của văn hóa Việt Nam. Văn hóa? Đúng. Văn hóa!
Thì đây, đã lâu lắm mới được nghe một ý tưởng khẳng định về vai trò của văn hóa một cách dứt khoát và cụ thể trong sự nghiệp phát triển : “Với thủ đô, văn hóa quan trọng hơn”. Đó là sự khẳng định của người đang giữ vị trí lãnh đạo cao nhất của Hà Nội khi trả lời phỏng vấn của báo Tuổi trẻ : “ Với Hà Nội, có lẽ không nhất thiết phải phấn đấu dẫn đầu về mặt kinh tế mặc dù cũng rất cần chú trọng phát triển kinh tế. Cái Hà Nội cần có chính là phải mạnh, phải dẫn đầu về về văn hóa, mà văn hóa ở đây hiểu theo nghĩa rộng là cuộc sống, là lối sống, là trật tự kỷ cương, là văn minh, thanh lịch, hiện đại”.[Tuổi Trẻ 9.10.2009]. Đúng vậy!
Kỷ niệm 55 năm giải phóng Thủ đô, người ta có thể liệt kê những công trình hoành tráng đã hoàn thành hoặc còn ngổn ngang thi công cho một Hà Nội văn minh đang được xây dựng. Thì như ai đó có nói, “nền văn minh, đó là những con đường, những cảng và bến cảng” [Charle Seignobos] nghĩa là không phải chỉ có tinh thần.
Nhưng ai đã xây dựng nên những con đường, những cảng và bến cảng đó nếu không phải là con người? Vượt qua một chặng đường chín năm kháng chiến, từ cái ngày “Người ra đi đầu không ngoảnh lại, sau lưng thềm nắng lá rơi đầy” ấy cho đến khi “trùng trùng quân đi như sóng” người Hà Nội “say trong câu hát” trong sự hân hoan của “Năm cửa ô đón chào đoàn quân tiến về” [Văn Cao] ngày 10.10.1954, người Hà Nội “Trán cháy rực nghĩ trời đất mới. Lòng [ta] bát ngát ánh bình minh”.
Với tâm thế ấy, người Hà Nội lại trải qua “một thời đạn bom, một thời hòa bình”, với hành trình hơn một nửa thế kỷ, người Hà Nội đã làm nên một Thủ đô như hôm nay. Liệu những phấn đấu quyết liệt trong nửa thế kỷ vừa qua đã xây đắp nên được một Hà Nội thực sự xứng đáng là Thủ đô của một nước có truyền thống văn hiến, một thủ đô của “nghìn năm văn vật”?
Có quá nhiều chuyện phải nói, cần nói và nên nói, nhưng làm sao nói cho đủ những biến động trong lòng người Hà Nội qua những thăng trầm của lịch sử thủ đô. Chỉ có thể gợi lên đôi nét của những ngày “hòa bình”, cùng với những cảm hứng mạnh mẽ, bay bổng “bát ngát ánh bình minh”của công cuộc xây dựng cuộc sống mới với bao công trình hoành tráng làm say lòng người, thì cũng lại có những xáo động với phong trào “cải tạo tư sản, công tư hợp doanh”, với vụ án “Nhân văn Giai phẩm” chạm mạnh vào đội hình văn nghệ sĩ, trí thức mà dư chấn của nó lan ra rất rộng để lại những di lụy trầm tích vào đáy sâu lòng người. Những di chấn văn hóa!
Phố Khâm Thiên ngày Tết (Ảnh: photobucket)
Nhưng rồi những “di chấn”ấy là nặng nề, nhưng trái tim người Hà Nội vẫn biết dành cho những giá trị văn hóa tiêu biểu của Thủ đô mà “Phố Phái” là một biểu tượng. Xin hãy đọc lại những dòng thơ Văn Cao vuiết cho Búi Xuân Phái:
“………
Hà Nội
Một góc phố anh sống
Một góc phố tôi sống
Không người ở
Không số nhà
Không tên phố
Một mình
Phố trắng
Một góc phố tồn tại vĩnh viễn
Từ con mắt không ngủ
Từ bàn tay không nghỉ
Anh vẽ
Phố Phái
Đến lúc nào phố anh có người thêm?
1967***
Như vậy là “Phố Phái”, một danh xưng đã đi vào lịch sử được người Hà Nội trân trọng giữ gìn như báu vật của thủ đô. Vâng, của thủ đô, không trộn lẫn vào đâu được, mặc dầu những tác phẩm nghệ thuật độc đáo là tài sản vô giá của một quốc gia. Ngẫm cho kỹ, qua đôi mắt thiên tài và đường nét, sắc mầu của “Phố Phái”, cảm quan thẩm mỹ đậm đặc vẫn thức dậy trong người nhìn ngắm niềm xao xuyến giữa “phố” và “làng”.
Một thủ đô xinh xắn và tao nhã, với“ những phố dài xao xác hơi may” đã nhắc ở trên không là những “bin đinh” cao to và hãnh tiến, những “villa” diêm dúa khoe mẽ cái thị hiêu giàu tiền mà nghèo tri thức, đói thẩm mỹ. Với “Phố Phái” chỉ có mái nâu cũ kỹ chẳng khác mấy với những mái ngói làng quê, được thăng hoa bên những gam màu quen thuộc trong cảm thức dân dã.
Nét dáng “làng” và nét dáng “phố” quyện vào nhau, thức dậy những ý niệm sâu lắng về đất nước: nghèo, nhưng dám là mình, từ một nền văn minh lúa nước của miền nhiệt đới gió mùa mà chủ động và sáng tạo trong cách đi vào công nghiệp hóa , đô thị hóa, hiện đại hóa.
Và khi Hà Nội mở rộng gấp nhiều lần, liệu dấu ấn ấy có mờ phai đi trong nhịp độ tăng tốc của đô thị hóa, công nghiệp hóa nhân danh hiện đại hóa, hay lại sẽ đậm nét hơn lên với cả hai chiều kích tốt và xấu?
Cái thế đất “rồng cuộn hổ ngồi” mà đôi mắt xanh của Lý Thái Tổ đã nhìn thấu và đưa ra quyết định dời đô từ Hoa Lư về đây “tiện hướng nhìn sông tựa núi. Địa thế rộng mà bằng phẳng” đúng là “nơi thắng địa”2 bậc nhất, để nghìn năm Thăng Long sừng sững tồn tại, ghi đậm dấu ấn của tầm nhìn vĩ nhân. Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội qua những biến thiên của lịch sử, từng chiêm nghiệm bao cuộc bể dâu “tạo hóa gây chi cuộc hý trường” từng ghi lại những “dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo” (thơ Bà huyện Thanh Quan] hiên ngang thách thức và đánh bại mọi toan tính, mọi thủ đoạn của những thế lực ngoại xâm đến từ mọi hướng rồi đây sẽ được giữ gìn, tôn tạo thế nào đây.
Mặc cho những xáo động, những dư chấn không ai muốn, nhưng rồi Hà Nội vẫn người người lớp lớp lên đường trong cuộc trường chinh cứu nước mới. Những bàn tay người Hà Nội đã cùng cả dân tộc “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” cho đến ngày 30.4.1975, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, non sông quy vào một mối. Chưa được bao ngày, “một thời đạn bom” lặp lại, người Hà Nội lại cầm súng lên biên giới.
Để bảo vệ Hà Nội, bàn tay người thợ, người thanh niên, người sinh viên Hà Nội lại cùng nhau đào hào, lập phòng tuyến Sông Cầu, nơi xưa kia từng diễn ra những trận đánh quyết định số phận quân xâm lược đã đi vào lịch sử mà đoạn văn của Nguyễn Trãi trong “Bình Ngô đại cáo” vừa dẫn đã. Người Hà Nội là vậy, “bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa”, câu thơ có một thời bị phê là “tiểu tư sản” vẫn có sức giục giã.
Cho nên, trong cái hoành tráng của những con đường mới mở, những công thự mới xây, những cây cầu soi bóng hiện đại xuống sông Hồng đỏ nặng phù sa, cái mà người Hà Nội ra đi cũng như người Hà Nội trở về thấy lòng mình xao động nhất về Thủ đô là gì? Phải chăng vẫn là cái “giá trị cao quý nhất, đẹp đẽ nhất, cái mùi, cái vị, cái hương, cái thơ của đời sống, đó là giá trị văn hóa, giá trị tinh thần” [Phạm Văn Đồng].
Vậy thì cái giá trị cao quý nhất đó, Hà Nội đã giữ gìn, đã vun đắp, đã phát huy như thế nào? Liệu người Hà Nội hôm nay đã thấy thật rõ mà xót xa, mà day dứt về những giá trị đã phôi pha, những gì đã bị mất mát để dồn sức phấn đấu làm nên một thủ đô xứng đáng với một nghìn năm lịch sử của Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội ra sao?
Chặng đứng một suy thoái kinh tế, vực dậy một nền sản xuất đang đình trệ để tạo nên bước đột phá mà đi tới, chuyện ấy rất khó, nhưng chúng ta đã có những thành tựu rất nổi bật mà sự nghiệp Đổi Mới với Đại hội VI là một minh chứng. Chỉ với một thay đổi tư duy về quản lý kinh tế, trả lại cho gia đình nông nghiệp quyền tự chủ trên mảnh đất của họ, trả lại quuyền sản xuất và kinh doanh cho hộ kinh tế gia đình nông dân, đã tạo ra một đột phá trong sản xuất nông nghiệp.
Từ đột phá trong nông nghiệp và nông thôn mà tạo nên khởi sắc trong công nghiệp và đô thị, xoay chuyển hẳn cục diện đất nước. Từ thiếu đói, phải nhập khẩu gạo, rồi bo bo thay gạo, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhì thế giới! Những thành tựu về kinh tế tạo điều kiện cho sự bật dậy của nhiều lĩnh vực khác trong đời sống xã hội.
Ảnh minh họa: xomnhiepanh
Tuy nhiên, có một sự thật không thể lẩn tránh: tạo nên những khởi sắc cho một đời sống văn hóa đang có nhiều vấn đề đặt ra như những biểu hiện về thoái hóa đạo đức và lối sống, về kỷ cương, phép nước, về mối quan hệ giữa người và người, thì khó khăn còn trùng trùng, điệp điệp.
Và đây không chỉ là chuyện riêng của nước ta. Xin nhắc lại một khuyến cáo của M.Gorky đã có dịp giới thiệu trên Vietnamnet trong một bài viết trước đây: Trong “ Những ý tưởng không hợp thời ” đăng trên nhật báo Novaja Žizn (Đời Mới) vào những năm 1917-1918, Gorky phân tích rằng: “Cách mạng đã đánh đổ nền quân chủ, điều đó đúng! Nhưng điều đó có lẽ cũng có nghĩa rằng cuộc cách mạng đã mang chứng bệnh ngoài da vào bên trong nội tạng. [người trích nhấn mạnh.TL] Người ta không được phép tin rằng cách mạng đã chữa trị và làm phong phú cho nước Nga về mặt tinh thần.…
Vì vậy mà: “Dân tộc này phải còn nỗ lực rất nhiều đế đạt đến ý thức về bản sắc và nhân phẩm của nó. Dân tộc này còn phải được trui rèn trong ngọn lửa cháy không bao giờ dứt của văn hóa, tinh thần nô lệ đã hằn sâu trong nó phải bị tẩy sạch đi”. Cho nên, ông đã quyết liệt mà rằng: “Đối với tôi, lời kêu gọi Tổ quốc lâm nguy cũng không đáng sợ hơn lời kêu gọi “Hỡi các công dân! Văn hóa bị lâm nguy!”.
Lời khuyến cáo ấy của văn hào Xô Viết, mà một thời giữ vị trí trang trọng trong các giáo trình giảng dạy đại học trước đây cũng như trong những bài thuyết giảng về tình đảng trong văn học nghệ thuật, đáng để suy ngẫm về thực trạng văn hóa của chúng ta hiện nay. Đương nhiên, cũng như Nguyễn Đình Thi trong bài thơ “Cách mạng”đã gợi lên:
“…
Thưa bạn
Cách mạng là như vậy
Mở ra buổi sáng
Mới vỡ nghìn hang ổ
Của những gì cuộn nhau trong bóng đêm
Nhưng đó không phải là chuyện một lúc” ***
Đúng “không phải là chuyện một lúc”, văn hóa không là “mì ăn liền”. Văn hóa hình thành, được vun đắp và phát huy sức mạnh của nó theo quy luật thẩm thấu. Cho nên, cần phải nhớ đến lời nhắn nhủ của ông cha: “Tô sức bên ngoài thì bên trong tàn tạ. Vun đắp ở bên trong thì bên ngoài tốt tươi” vì vậy phải biết “thăm dò cái gốc của nó, lại phải tưới tắm cho cái ngọn của nó, mở rộng cái nguồn của nó, lại phải buông lơi cái dòng của nó” như Nguyễn Văn Siêu, danh sĩ đời Tự Đức [một cặp đôi “thần Siêu thánh Quát”, tức là Cao Bá Quát, như sự tôn vinh của dân gian một thời] đã viết khi bàn về văn chương.
Vậy thì với quy luật “thẩm thấu”, phải “thăm dò cái gốc của nó” như thế nào, “mở rộng cái nguồn của nó “ ra sao? Hãy chỉ đặt ra một câu hỏi: nét dáng thanh lịch của “người Tràng An” có còn là nét chủ đạo trong ứng xử của người Hà Nội hôm nay? Và rồi đây phải chấn hưng, phải gây dựng sao đây để Hà Nội xứng đáng là Thủ đô “nghìn năm văn vật”. Đây sẽ là chuyện khó hơn tăng GDP gấp nhiều lần mặc dù kinh tế không tăng trường thì cũng không thể xây dựng văn hóa!
Và rồi liệu diện mạo văn hóa cũng như lối sống Hà Nội có giữ được vai trò là “chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước”, như “Chiếu đời đô” của Lý Thái Tổ từng xác định không ? Đất Thăng Long vốn là nơi quy tụ hiền tài, dồn đắp trí tuệ của quốc gia, “những của quý không gì thay thế được của một nước, của dân tộc”, Hà Nội đã phát huy thế mạnh ấy ra sao, cái mà “Có nó thì sẽ có tất cả, thiếu nó, thì cái còn lại còn gì là đáng giá”[Phạm Văn Đồng].
Trong ý nghĩa ấy thì việc hứa hẹn về một Hà Nội “đẹp về văn hóa, cao về trí tuệ” được đưa ra trong lễ kỷ niệm 55 năm ngày giải phóng Thủ đô vừa diễn ra tại Hà Nội vừa rồi là một điều đáng khích lệ. Và cũng trong tinh thần ấy, lời tuyên bố “Với thủ đô, văn hóa quan trọng hơn” có một sức nặng của suy tư và có sức cổ vũ không chỉ riêng cho Hà Nội.
Nguồn :VNN
Vào những ngày này, câu hát ấy, câu thơ ấy hình như xao động hơn, giục giã hơn. Giục giã nhớ về một thuở “Người ra đi đầu không ngoảnh lại/ Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy” trong buổi “Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội/ Những phố dài xao xác hơi may”. Câu thơ Nguyễn Đình Thi càng như da diết hơn, tiếng hát ấy như càng cuộn chảy mãnh liệt hơn trong lòng người Hà Nội.
Phải có buổi ra đi ấy mới có cái ngày “năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về” giải phóng Thủ đô. Mà thật ra, cũng không phải đợi đến ngày ấy, ngày “trùng trùng say trong câu hát, lớp lớp đoàn quân tiến về” [Văn Cao], mà với người Hà Nội của cái thủa “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” trong “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc/ Quân xanh màu lá dữ oai hùm” ấy, những chàng trai Hà Nội hào hoa vẫn “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” [Quang Dũng].
Từ cái ngày lá cờ có ngôi sao “năm cánh xòe trên năm cửa ô” Hà Nội buổi ấy đã 55 trôi qua với bao nhiêu biến động. Câu sấm hão huyền “Thăng Long phi chiến địa” từng vuốt ve những ảo tưởng đã trở nên kệch cỡm, không chỉ với lịch sử nghìn năm của Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, mà càng quá lạc lõng trong thế kỷ XX sôi động vừa qua. Và rồi câu hát về Hà Nội “một thời đạn bom, một thời hòa bình” cứ như nối liền hiện tại với quá khứ, như gắn kết hiện đại với truyền thống trong dòng chảy bất tận của lịch sử.
Hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp có đoạn: “Hội nghị quân sự lần thứ nhất họp ở gần Hà Nội… Cuộc họp kéo dài từ ngày 12 đến 16 tại Trúc Sơn, nơi năm thế kỷ trước đã diễn ra trận Chúc Động-Tốt động lịch sử”… Tết Đinh Hợi (1957) mở đầu cho nhiều cái Tết tiếp theo. Tiếng súng ở mặt trận mở đầu cho nhiều cái Tết tiếp theo trong chiến tranh. Tiếng súng ở Măt trận đã thay cho tiếng pháo mừng xuân. Đồng bào ở giáp mặt trận vẫn có mâm cơm cúng gia tiên chiều tất niên, nén hương thắp trên ban thờ lúc giao thừa, và đặc biệt không quên những chiếc bánh chưng, cây giò, gói mứt gửi người đang chiến đấu ở mặt trận. Các chiến sĩ Liên khu 1 nhận được cả một cành đào Nhật Tân và những bó hoa tươi. Đem 30 Tết, họ mở một đợt tiến công ở nhiều nơi trong thành phố và cắm cờ đỏ sao vàng trên khắp Tháp Rùa để khẳng định sự có mặt của mình tại Thủ đô”*.
Sau hơn 2 tháng chiến đấu oanh liệt, quân dân Hà Nội đã thực hiện nhiệm vụ kìm chân giặc Pháp để tạo điều kiện cho cả nước chuẩn bị kháng chiến lâu dài, trung đoàn Thủ đô rút lui an toàn.
Kể lại giây phút oanh liệt này Hồi ký của Đại tướng viết: “Chưa bao giờ tôi gặp một đoàn quân nhiều màu sắc phong phú đến như vậy. Đủ mọi lứa tuổi, từ em nhỏ nhi đồng đến những người tóc đã hoa râm. Khá đông các chị. Quần áo đủ kiểu… Chỉ giống nhau là mọi người đều mang vũ khí, thắt túi đạn hoặc lựu đạn ngang lưng. Những bộ mặt được khói lửa chiến trường tôi rắn lại vẫn chưa mất đi những nét tài hoa, son trẻ của lớp thanh niên, học sinh Thủ đô… Bờ bên kia sông Hồng, khi những chiếc xe tăng kéo tới thì bến bãi đều vắng lặng, bộ đội ta đã có mặt gần sông Đuống. 150 năm trước, sông Hồng ngày đó còn gọi là Nhị Hà, đã chứng kiến cuộc rút chạy của đạo quân Tôn Sĩ Nghị với hàng ngàn binh lính chết đuối, xác ngập đầy sông. Hôm nay sông Hồng một lần nữa chứng kiến một chiến công của dân tộc với cuộc rút lui thần kỳ của trung đoàn Thủ đô vượt qua vòng vây dày đặc của quân địch…”. Dòng chảy lịch sử là liên tục và cũng thật dữ dội!
Lịch sử không lặp lại như những bản sao, nhưng quả thật cuộc rút lui thần kỳ của trung đoàn Thủ đô, bảo toàn được lực lượng để tiến hành cuộc toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến theo chỉ thị của Bác Hồ chính là sự kế thừa sáng tạo tư duy chiến lược “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh” của ông cha ta bao đời.
Điều cần ghi nhớ là, trong những bối cảnh của những thời đoạn lịch sử giành lại độc lập sau hơn nghìn năm Bắc thuộc mở đầu bằng cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng để rồi sau đó là các cuộc kháng chiến giữ nước chống quân xâm lược phương Bắc từ nhà Tống với Lý Thương Kiệt, đến nhà Nguyên của Trần Hưng Đạo, nhà Minh của Lê Lợi, Nguyễn Trãi rồi nhà Thanh với Quang Trung Nguyễn Huệ, ông cha ta chưa thể nào tính tới chuyện “chi viện sự ủng hộ của thế giới, càng không có sự giúp đỡ “của các nước anh em” mà chỉ bằng bản lĩnh quật cường và trí tuệ của dân tộc để đánh giặc, giữ nước!
Hãy lấy chuyện thế kỷ XIII, Trần Hưng Đạo và các vua Trần bỏ ngõ Thăng Long lui về Thiên Trường, lại lui về Thanh Hóa trước hàng chục vạn quân tinh nhuệ của đế quốc Nguyên Mông với niềm tin sắt đá “Hoan Diễn do tồn thập vạn binh”!. Đó là một cuộc rút lui chiến lược để 3 tháng sau (tháng 5,1285), khi đã hội đủ binh lực thì tiến hành chiến lược phản công.
Ô Quan Chưởng (Ảnh: quehuongonline)
Sau các chiến thắng Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, quân ta tiến vào bao vây Thăng Long, đánh tan quân giặc, Thoát Hoan vượt sông Hồng chạy về Van Kiếp, phải chui vào ống đồng sai quân sĩ khiêng chạy về bên kia biên giới. Các vua Trần cùng tướng sĩ trở về Thăng Long. Không chỉ một lần, đến cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ ba của hơn 30 vạn quân Nguyên chia làm ba cánh sang đánh báo thù, bằng một tư duy chiến lược tuyệt vời, Trần Hưng Đạo lại bỏ ngỏ Thăng Long cho quân giặc kéo vào để rồi sau khi bị những đòn phản kích quyết liệt, một lần nữa Thoát Hoan lại phải tháo chạy!
Câu thơ của Trần Nhân Tông “Xã tắc hai phen chồn ngựa đá. Giang sơn mãi mãi vững âu vàng” cũng như lời Nguyễn Trãi trong “Bình Ngô đại cáo”: “Gươm mài đá, đá núi cũng mòn. Voi uông nước, nước sông phải cạn. Đánh một trận, sạch không kình ngạc, đánh hai trận tan tác chim muông…Gớm ghê thay! Sắc phong vân phải đổi; thảm đạm thay sang nhật nguyệt phải mờ. Binh Vân Nam nghẽn ở Lê Hoa sợ mà mất mật; quân Mộc Thạnh tan chưng Cần Trạm, chạy để thoát thân. Suối máu Lãnh Câu, nước sông rền rĩ; thành xương Đan Xá, cỏ nội đầm đìa. Hai mặt cứu binh, cắm đầu trốn chạy; các thành cùng khấu, cởi giáp xuống đầu. Bắt tướng giặc mang về nó đã vẫy đuôi phục tội; thể lòng trời bất sát, ta cũng mở đường hiếu sinh. Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến bể chưa thôi trống ngực, Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến Tàu còn đổ mồ hôi. Nó đã sợ chết cầu hòa ngỏ lòng thú phục, ta muốn toàn quân là cốt, cả nước nghỉ ngơi…!*” là sự biểu tỏ ý chí giữ nước và bản lĩnh của ông cha ta không một chút yếu hèn trước kẻ thù tàn bạo và nham hiểm.
Thăng Long của khí phách Đông A, Đông Đô với ý chí của Lê Lợi, Nguyễn Trãi, và Hà Nội của bản lĩnh và trí tuệ Hồ Chí Minh với Đảng và dân tộc của mình, luôn là nơi dồn góp tinh hoa của sức sống dân tộc, của truyền thống Việt Nam, xứng đáng là “chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước” như “Chiếu đời đô” của Lý Thái Tổ từng xác định cách đây 999 năm.
Xét đến cùng, đó là sự hội tụ của truyền thống dân tộc, sự hội tụ của văn hóa Việt Nam. Văn hóa? Đúng. Văn hóa!
Thì đây, đã lâu lắm mới được nghe một ý tưởng khẳng định về vai trò của văn hóa một cách dứt khoát và cụ thể trong sự nghiệp phát triển : “Với thủ đô, văn hóa quan trọng hơn”. Đó là sự khẳng định của người đang giữ vị trí lãnh đạo cao nhất của Hà Nội khi trả lời phỏng vấn của báo Tuổi trẻ : “ Với Hà Nội, có lẽ không nhất thiết phải phấn đấu dẫn đầu về mặt kinh tế mặc dù cũng rất cần chú trọng phát triển kinh tế. Cái Hà Nội cần có chính là phải mạnh, phải dẫn đầu về về văn hóa, mà văn hóa ở đây hiểu theo nghĩa rộng là cuộc sống, là lối sống, là trật tự kỷ cương, là văn minh, thanh lịch, hiện đại”.[Tuổi Trẻ 9.10.2009]. Đúng vậy!
Kỷ niệm 55 năm giải phóng Thủ đô, người ta có thể liệt kê những công trình hoành tráng đã hoàn thành hoặc còn ngổn ngang thi công cho một Hà Nội văn minh đang được xây dựng. Thì như ai đó có nói, “nền văn minh, đó là những con đường, những cảng và bến cảng” [Charle Seignobos] nghĩa là không phải chỉ có tinh thần.
Nhưng ai đã xây dựng nên những con đường, những cảng và bến cảng đó nếu không phải là con người? Vượt qua một chặng đường chín năm kháng chiến, từ cái ngày “Người ra đi đầu không ngoảnh lại, sau lưng thềm nắng lá rơi đầy” ấy cho đến khi “trùng trùng quân đi như sóng” người Hà Nội “say trong câu hát” trong sự hân hoan của “Năm cửa ô đón chào đoàn quân tiến về” [Văn Cao] ngày 10.10.1954, người Hà Nội “Trán cháy rực nghĩ trời đất mới. Lòng [ta] bát ngát ánh bình minh”.
Với tâm thế ấy, người Hà Nội lại trải qua “một thời đạn bom, một thời hòa bình”, với hành trình hơn một nửa thế kỷ, người Hà Nội đã làm nên một Thủ đô như hôm nay. Liệu những phấn đấu quyết liệt trong nửa thế kỷ vừa qua đã xây đắp nên được một Hà Nội thực sự xứng đáng là Thủ đô của một nước có truyền thống văn hiến, một thủ đô của “nghìn năm văn vật”?
Có quá nhiều chuyện phải nói, cần nói và nên nói, nhưng làm sao nói cho đủ những biến động trong lòng người Hà Nội qua những thăng trầm của lịch sử thủ đô. Chỉ có thể gợi lên đôi nét của những ngày “hòa bình”, cùng với những cảm hứng mạnh mẽ, bay bổng “bát ngát ánh bình minh”của công cuộc xây dựng cuộc sống mới với bao công trình hoành tráng làm say lòng người, thì cũng lại có những xáo động với phong trào “cải tạo tư sản, công tư hợp doanh”, với vụ án “Nhân văn Giai phẩm” chạm mạnh vào đội hình văn nghệ sĩ, trí thức mà dư chấn của nó lan ra rất rộng để lại những di lụy trầm tích vào đáy sâu lòng người. Những di chấn văn hóa!
Phố Khâm Thiên ngày Tết (Ảnh: photobucket)
Nhưng rồi những “di chấn”ấy là nặng nề, nhưng trái tim người Hà Nội vẫn biết dành cho những giá trị văn hóa tiêu biểu của Thủ đô mà “Phố Phái” là một biểu tượng. Xin hãy đọc lại những dòng thơ Văn Cao vuiết cho Búi Xuân Phái:
“………
Hà Nội
Một góc phố anh sống
Một góc phố tôi sống
Không người ở
Không số nhà
Không tên phố
Một mình
Phố trắng
Một góc phố tồn tại vĩnh viễn
Từ con mắt không ngủ
Từ bàn tay không nghỉ
Anh vẽ
Phố Phái
Đến lúc nào phố anh có người thêm?
1967***
Như vậy là “Phố Phái”, một danh xưng đã đi vào lịch sử được người Hà Nội trân trọng giữ gìn như báu vật của thủ đô. Vâng, của thủ đô, không trộn lẫn vào đâu được, mặc dầu những tác phẩm nghệ thuật độc đáo là tài sản vô giá của một quốc gia. Ngẫm cho kỹ, qua đôi mắt thiên tài và đường nét, sắc mầu của “Phố Phái”, cảm quan thẩm mỹ đậm đặc vẫn thức dậy trong người nhìn ngắm niềm xao xuyến giữa “phố” và “làng”.
Một thủ đô xinh xắn và tao nhã, với“ những phố dài xao xác hơi may” đã nhắc ở trên không là những “bin đinh” cao to và hãnh tiến, những “villa” diêm dúa khoe mẽ cái thị hiêu giàu tiền mà nghèo tri thức, đói thẩm mỹ. Với “Phố Phái” chỉ có mái nâu cũ kỹ chẳng khác mấy với những mái ngói làng quê, được thăng hoa bên những gam màu quen thuộc trong cảm thức dân dã.
Nét dáng “làng” và nét dáng “phố” quyện vào nhau, thức dậy những ý niệm sâu lắng về đất nước: nghèo, nhưng dám là mình, từ một nền văn minh lúa nước của miền nhiệt đới gió mùa mà chủ động và sáng tạo trong cách đi vào công nghiệp hóa , đô thị hóa, hiện đại hóa.
Và khi Hà Nội mở rộng gấp nhiều lần, liệu dấu ấn ấy có mờ phai đi trong nhịp độ tăng tốc của đô thị hóa, công nghiệp hóa nhân danh hiện đại hóa, hay lại sẽ đậm nét hơn lên với cả hai chiều kích tốt và xấu?
Cái thế đất “rồng cuộn hổ ngồi” mà đôi mắt xanh của Lý Thái Tổ đã nhìn thấu và đưa ra quyết định dời đô từ Hoa Lư về đây “tiện hướng nhìn sông tựa núi. Địa thế rộng mà bằng phẳng” đúng là “nơi thắng địa”2 bậc nhất, để nghìn năm Thăng Long sừng sững tồn tại, ghi đậm dấu ấn của tầm nhìn vĩ nhân. Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội qua những biến thiên của lịch sử, từng chiêm nghiệm bao cuộc bể dâu “tạo hóa gây chi cuộc hý trường” từng ghi lại những “dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo” (thơ Bà huyện Thanh Quan] hiên ngang thách thức và đánh bại mọi toan tính, mọi thủ đoạn của những thế lực ngoại xâm đến từ mọi hướng rồi đây sẽ được giữ gìn, tôn tạo thế nào đây.
Mặc cho những xáo động, những dư chấn không ai muốn, nhưng rồi Hà Nội vẫn người người lớp lớp lên đường trong cuộc trường chinh cứu nước mới. Những bàn tay người Hà Nội đã cùng cả dân tộc “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” cho đến ngày 30.4.1975, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, non sông quy vào một mối. Chưa được bao ngày, “một thời đạn bom” lặp lại, người Hà Nội lại cầm súng lên biên giới.
Để bảo vệ Hà Nội, bàn tay người thợ, người thanh niên, người sinh viên Hà Nội lại cùng nhau đào hào, lập phòng tuyến Sông Cầu, nơi xưa kia từng diễn ra những trận đánh quyết định số phận quân xâm lược đã đi vào lịch sử mà đoạn văn của Nguyễn Trãi trong “Bình Ngô đại cáo” vừa dẫn đã. Người Hà Nội là vậy, “bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa”, câu thơ có một thời bị phê là “tiểu tư sản” vẫn có sức giục giã.
Cho nên, trong cái hoành tráng của những con đường mới mở, những công thự mới xây, những cây cầu soi bóng hiện đại xuống sông Hồng đỏ nặng phù sa, cái mà người Hà Nội ra đi cũng như người Hà Nội trở về thấy lòng mình xao động nhất về Thủ đô là gì? Phải chăng vẫn là cái “giá trị cao quý nhất, đẹp đẽ nhất, cái mùi, cái vị, cái hương, cái thơ của đời sống, đó là giá trị văn hóa, giá trị tinh thần” [Phạm Văn Đồng].
Vậy thì cái giá trị cao quý nhất đó, Hà Nội đã giữ gìn, đã vun đắp, đã phát huy như thế nào? Liệu người Hà Nội hôm nay đã thấy thật rõ mà xót xa, mà day dứt về những giá trị đã phôi pha, những gì đã bị mất mát để dồn sức phấn đấu làm nên một thủ đô xứng đáng với một nghìn năm lịch sử của Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội ra sao?
Chặng đứng một suy thoái kinh tế, vực dậy một nền sản xuất đang đình trệ để tạo nên bước đột phá mà đi tới, chuyện ấy rất khó, nhưng chúng ta đã có những thành tựu rất nổi bật mà sự nghiệp Đổi Mới với Đại hội VI là một minh chứng. Chỉ với một thay đổi tư duy về quản lý kinh tế, trả lại cho gia đình nông nghiệp quyền tự chủ trên mảnh đất của họ, trả lại quuyền sản xuất và kinh doanh cho hộ kinh tế gia đình nông dân, đã tạo ra một đột phá trong sản xuất nông nghiệp.
Từ đột phá trong nông nghiệp và nông thôn mà tạo nên khởi sắc trong công nghiệp và đô thị, xoay chuyển hẳn cục diện đất nước. Từ thiếu đói, phải nhập khẩu gạo, rồi bo bo thay gạo, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhì thế giới! Những thành tựu về kinh tế tạo điều kiện cho sự bật dậy của nhiều lĩnh vực khác trong đời sống xã hội.
Ảnh minh họa: xomnhiepanh
Tuy nhiên, có một sự thật không thể lẩn tránh: tạo nên những khởi sắc cho một đời sống văn hóa đang có nhiều vấn đề đặt ra như những biểu hiện về thoái hóa đạo đức và lối sống, về kỷ cương, phép nước, về mối quan hệ giữa người và người, thì khó khăn còn trùng trùng, điệp điệp.
Và đây không chỉ là chuyện riêng của nước ta. Xin nhắc lại một khuyến cáo của M.Gorky đã có dịp giới thiệu trên Vietnamnet trong một bài viết trước đây: Trong “ Những ý tưởng không hợp thời ” đăng trên nhật báo Novaja Žizn (Đời Mới) vào những năm 1917-1918, Gorky phân tích rằng: “Cách mạng đã đánh đổ nền quân chủ, điều đó đúng! Nhưng điều đó có lẽ cũng có nghĩa rằng cuộc cách mạng đã mang chứng bệnh ngoài da vào bên trong nội tạng. [người trích nhấn mạnh.TL] Người ta không được phép tin rằng cách mạng đã chữa trị và làm phong phú cho nước Nga về mặt tinh thần.…
Vì vậy mà: “Dân tộc này phải còn nỗ lực rất nhiều đế đạt đến ý thức về bản sắc và nhân phẩm của nó. Dân tộc này còn phải được trui rèn trong ngọn lửa cháy không bao giờ dứt của văn hóa, tinh thần nô lệ đã hằn sâu trong nó phải bị tẩy sạch đi”. Cho nên, ông đã quyết liệt mà rằng: “Đối với tôi, lời kêu gọi Tổ quốc lâm nguy cũng không đáng sợ hơn lời kêu gọi “Hỡi các công dân! Văn hóa bị lâm nguy!”.
Lời khuyến cáo ấy của văn hào Xô Viết, mà một thời giữ vị trí trang trọng trong các giáo trình giảng dạy đại học trước đây cũng như trong những bài thuyết giảng về tình đảng trong văn học nghệ thuật, đáng để suy ngẫm về thực trạng văn hóa của chúng ta hiện nay. Đương nhiên, cũng như Nguyễn Đình Thi trong bài thơ “Cách mạng”đã gợi lên:
“…
Thưa bạn
Cách mạng là như vậy
Mở ra buổi sáng
Mới vỡ nghìn hang ổ
Của những gì cuộn nhau trong bóng đêm
Nhưng đó không phải là chuyện một lúc” ***
Đúng “không phải là chuyện một lúc”, văn hóa không là “mì ăn liền”. Văn hóa hình thành, được vun đắp và phát huy sức mạnh của nó theo quy luật thẩm thấu. Cho nên, cần phải nhớ đến lời nhắn nhủ của ông cha: “Tô sức bên ngoài thì bên trong tàn tạ. Vun đắp ở bên trong thì bên ngoài tốt tươi” vì vậy phải biết “thăm dò cái gốc của nó, lại phải tưới tắm cho cái ngọn của nó, mở rộng cái nguồn của nó, lại phải buông lơi cái dòng của nó” như Nguyễn Văn Siêu, danh sĩ đời Tự Đức [một cặp đôi “thần Siêu thánh Quát”, tức là Cao Bá Quát, như sự tôn vinh của dân gian một thời] đã viết khi bàn về văn chương.
Vậy thì với quy luật “thẩm thấu”, phải “thăm dò cái gốc của nó” như thế nào, “mở rộng cái nguồn của nó “ ra sao? Hãy chỉ đặt ra một câu hỏi: nét dáng thanh lịch của “người Tràng An” có còn là nét chủ đạo trong ứng xử của người Hà Nội hôm nay? Và rồi đây phải chấn hưng, phải gây dựng sao đây để Hà Nội xứng đáng là Thủ đô “nghìn năm văn vật”. Đây sẽ là chuyện khó hơn tăng GDP gấp nhiều lần mặc dù kinh tế không tăng trường thì cũng không thể xây dựng văn hóa!
Và rồi liệu diện mạo văn hóa cũng như lối sống Hà Nội có giữ được vai trò là “chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước”, như “Chiếu đời đô” của Lý Thái Tổ từng xác định không ? Đất Thăng Long vốn là nơi quy tụ hiền tài, dồn đắp trí tuệ của quốc gia, “những của quý không gì thay thế được của một nước, của dân tộc”, Hà Nội đã phát huy thế mạnh ấy ra sao, cái mà “Có nó thì sẽ có tất cả, thiếu nó, thì cái còn lại còn gì là đáng giá”[Phạm Văn Đồng].
Trong ý nghĩa ấy thì việc hứa hẹn về một Hà Nội “đẹp về văn hóa, cao về trí tuệ” được đưa ra trong lễ kỷ niệm 55 năm ngày giải phóng Thủ đô vừa diễn ra tại Hà Nội vừa rồi là một điều đáng khích lệ. Và cũng trong tinh thần ấy, lời tuyên bố “Với thủ đô, văn hóa quan trọng hơn” có một sức nặng của suy tư và có sức cổ vũ không chỉ riêng cho Hà Nội.
Nguồn :VNN